Giáo trình Mô đun 27: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Tóm tắt Giáo trình Mô đun 27: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...khỏi xe: - Tháo đòn dẫn động ra khỏi đòn mở Kìm - Tháo các đường khí vào, ra C lê 19-22 Không làm hỏng ren và đường ống - Tháo dẫn động ra khỏi xe Khẩu 14 -17 - Tháo bàn đạp phanh và đòn dấn động Kìm 2 Tháo cơ cấu phanh hơi * Tháo bộ phận hãm bánh xe - Nới êcu, bulông lốp Khẩu chuyên ... + Tang trống có bị nứt, bề mặt ma sát có bị trầy xước, các vết cháy, lồi lõm, loe miệng. Nếu tang trống bị nứt thì thay thế, lồi lõm, cào xước nhẹ thì dùng giấy ráp đánh bóng, còn mòn sâu 0,25mm thì phải tiện lại tang trống. - Dùng panme, đồng hồ so kiểm tra độ mòn, ôvan và độ đảo của tang trống...thế bộ trợ lực mới. Tên bài: BÀI 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN Mã bài: 27-4 MỤC TIÊU CỦA BÀI Học xong bài này người học có khả năng: - Nêu được các hiện tượng, Hư hỏng và giải thích được các nguyên nhân gây ra hiện tượng, Hư hỏng; - Trình bày được các phương pháp kiểm tra và sửa...
Kẻ sẵn trên nền đường vạch chuẩn tim đường, cắm mốc tiêu vị trí bắt đầu phanh. Cho xe chuyển động thẳng với vận tốc qui định và phanh ngặt, giữ chặt vành lái.Thông qua trạng thái dừng xe xác định độ lệch hướng chuyển động ô tô, đo chiều dài quãng đường phanh . Trị số lệch hướng này có thể lấy bằng giá trị trung bình của độ lệch ngang thân xe trên chiều dài quãng đường phanh, nó biểu thị sự không đồng đều của mômen phanh trên các cơ cấu phanh, do mòn hoặc do Hư hỏng trong các đường dẫn động (dòng dẫn động phanh). Điều kiện thử như vậy có ý nghĩa khi xem xét an toàn chuyển động mà không chỉ rõ sự không đồng đều cho các bánh xe. Theo TCVN TCVN 6919-2001 Việt Nam trong trường hợp lắp ráp, xuất xưởng ô tô.độ lệch quĩ đạo khi phanh ở vận tốc qui định(30m/h với ô tô tải, buýt, 40km/h với ô tô con) không quá 80 so với phương thẳng hay không bị lệch bên 3,5m, với lực bàn đạp khoảng (500 ÷700)N. * Đối với phanh tay: - Kiểm tra trên đường phẳng: Chọn mặt đường như đã trình bày khi thử phanh chân trên đường. Cho ô tô chạy thẳng với tốc độ 15km/h, kéo nhanh đều phanh tay. Quãng đường phanh không được lớn hơn 6m, gia tốc không nhỏ hơn 2m/s2, ô tô không lệch khỏi quỹ đạo thẳng. Với ô tô con có thể cho ô tô đứng yên tại nền đường phẳng, kéo phanh tay, dùng từ 4 đến 5 người đẩy xe về trước, xe không lăn bánh là được. - Kiểm tra trên dốc: Chọn mặt đường tốt có độ dốc 200. Cho ô tô dừng trên dốc bằng phanh chân, tắt máy, chuyển về số trung gian, kéo phanh tay, từ từ nhả phanh chân, xe không bị trôi là được. - Số lượng tiếng “tách” theo yêu cầu của nhà sản xuất. Lực kéo không quá 400 đên 600N. b) Đo lực phanh hoặc mômen phanh trên bệ thử: - Chế độ thử: Phương tiện không tải - Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện không tải G0đối với tất cả các loại xe. - Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) : không được lớn hơn 20%. - Phanh tay tổng lực phanh không nhỏ hơn 20% trọng tải phương đối với xe con và 30% trọng tải phương đối với xe tải . 3.2. Thực hành kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực. 3.2.1. Trình tự kiểm tra, sửa chữa dẫn động phanh dầu. [STT Nội dung công việc Dụng cụ Phương pháp sửa chữa Yêu cầu kỹ thuật 1 - Xylanh mòn bị cào xước nhỏ. - Xylanh mòn bị cào xước lớn. Quan sát và dụng cụ do - Giấy nhám Doa hạ cốt hoặc thay cái mới Nhẵn, bóng vết xước < 0,5, côn méo <0,05 2 Piston mòn xước Quan sát, dùng pan me Thay cái mới 3 Phớt cao su làm kín bị trương, rách, biến, cứng Quan sát Thay cái mới 4 Các van hỏng, mòn Quan sát Thay cái mới 5 Lò xo yếu gãy Quan sát Hỏng nhiều thay cái mới 6 Lỗ điều hoà tắc bẩn Thông rửa sạch sẽ 3.2.2. Trình tự kiểm tra cơ cấu phanh dầu: STT Nội dung công việc Dụng cụ Phương pháp sửa chữas Yêu cầu kỹ thuật 1 Guốc phanh: -Dính dầu, mỡ -Bề mặt má phanh cháy rỗ, chai cứng -Mòn, nứt, rỗ, chồi đinh tán - Guốc phanh bị biến dạng - Diện tích tiếp xúc bề mặt ≤80% Quan sát Thước cặp Quan sát Phấn mầu - Rửa bằng xăng - Dùng giấy ráp đánh sạch - Thay tấm ma sát mới - Nắn lại - Rà lại -Độ sâu đinh tán >2,5 ≥ 80% dải đều trên bề mặt 2 Tang trống: - Dính dầu, mỡ - Mòn, ôvan, xước Quan sát Quan sát thước cặp Dùng xăng rửa Mòn xước ít thì dùng đá mài đánh. Mòn nhiều, ô van lớn thì tiện, láng lại. quá tiêu chuẩn thì thay thế Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 3 Cơ cấu điều chỉnh mòn, cong Quan sát Nắn lại, hoặc hàn đắp gia công lại. 4 Lò xo hồi vị yếu gãy Quan sát Thay cái mới đúng chủng loại 5 Xylanh bánh xe. - Hư hỏng Tương tự dẫn động phanh. Quan sát, Thước cặp Hỏng nhiều thì thay thế 3.2.3. Trình tự kiểm tra, sửa chữa bộ trợ lực chân không: Khi xác định Hư hỏng của bộ trợ lực thì ta tiến hành tháo và thay thế bộ trợ lực mới. Tên bài: BÀI 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN Mã bài: 27-4 MỤC TIÊU CỦA BÀI Học xong bài này người học có khả năng: - Nêu được các hiện tượng, Hư hỏng và giải thích được các nguyên nhân gây ra hiện tượng, Hư hỏng; - Trình bày được các phương pháp kiểm tra và sửa chữa; - Kiểm tra , sửa chữa và đánh giá được hệ thống phanh dẫn động khí nén đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy thi công xây dựng; - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh B- NỘI DUNG 4.1. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén. 4.1.1. Dẫn động phanh: a) Hư hỏng và nguyên nhân . * Hư hỏng: + Các ổ đặt và van bị mòn, đóng không kín, các van cao su bị biến cứng, nứt, vỡ; + Phớt làm kín bị rách, nứt mòn; + Lò xo van bị yếu, gẫy; + Vỏ nứt, vỡ; + Ren bị chờn; + Chốt và con lăn mòn; + Bàn đạp, đòn dấn động bị cong. b) Nguyên nhân: Do làm việc lâu ngày, ma sát, va đập hoặc tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật. b) Phương pháp kiểm tra, sửa chữa. * Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra sơ bộ độ kín bằng cách bôi một lớp nước xà phòng vào các mặt lắp ghép rồi đạp bàn đạp phanh, nếu có bọt xà phòng chứng tỏ độ kín buồng cụm van kém. + Khi tháo rời các chi tiết, kiểm tra chủ yếu dùng mắt quan sát xác định mức độ Hư hỏng của các chi tiết. * Phương pháp sửa chữa: + Phớt hỏng, mòn thay mới. + Các van bằng cao su khi Hư hỏng thay van mới. + Lò xo yếu gẫy thay mới. + Ren hỏng ta rô lại ; + Vỏ nứt, vỡ thay mới ; + Chốt và con lăn mòn thì hàn đáp và gia công lại ; + Bàn đạp, thanh kéo cong nắn lại. 4.1.2. Hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra và sửa chữa cơ cấu phanh hơi. a) Hư hỏngvà nguyên nhân . - Buồng hơi hãm: Bát cao su bị rách, lò xo bị yếu, gẫy, do mỏi, làm việc lâu ngày. - Trục quả đào mòn phần then hoa lắp với bánh vít và phần tiếp xúc với bạc lắp trên guốc phanh do ma sát và làm việc lâu ngày. - Cơ cấu trục vít, bánh vít mòn do ma sát, làm việc lâu ngày và do điều chỉnh khe hở phía trên của má phanh không chính xác. - Má phanh, tang trống và lò xo kéo má phanh Hư hỏng tương tự như cơ cấu phanh dầu. b) Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa. * Phương pháp kiểm tra: - Buồng hơi hãm: Có thể kiểm tra sơ bộ bằng cách đạp phanh, thông qua hơi xì ra ở buồng hơi hãm chứng tỏ bầu phanh bị thủng. - Các chi tiết khác kiểm tra chủ yếu bằng quan sát và đo bằng dụng cụ đo kích thước các bề mặt bị mài mòn và so sánh với tiêu chuẩn. * Phương pháp sửa chữa: - Bầu phanh thủng, rạn, nứt, lò xo yếu, gẫy thay mới. - Bạc và trục quả đào mòn hàn đắp gai công lại kích thước ban đầu hoặc thay mới, (chủ yếu thay bạc) - Cơ cấu trục vít, bánh vít mòn hoặc răng gẫy thay mới. - Chốt lệch tâm mòn quá thay mới, ít gia công lại. - Các chi tiết còn lại sửa chữa như ở cơ cấu hãm phanh dầu. * Phương pháp điều chỉnh: (Hình 4.1) - Điều chỉnh khe hở má phanh. Hình 4.1: Điều chỉnh khe hở má phanh + Đối với khe hở phía trên: Xoay trục vít thông qua bánh vít làm xoay trục quả đào guốc phanh, ty đẩy đẩy ra hoặc cụp vào cho đến khi khe hở nằm trong phạm vi giới hạn cho phép. Dùng căn lá đưa qua khe hở kiểm tra ở mâm phanh hoặc ở tang trống khe hở tiêu chuẩn là 0,4mm. + Đối với khe hở bên dưới: Điều chỉnh bằng cách xoay chốt lệch tâm khe hở tiêu chuẩn là 0,25mm. - Điều chỉnh chiều dài ty đẩy bầu phanh.( Hình 4.2) Trước khi ta điều chỉnh chiều dài ty đẩy, ta phải điều chỉnh khe hở má phanh và áp suất khí nén phải đúng yêu cầu. + Kiểm tra khoảng dịch chuyển của ty đẩy Đạp phanh rồi dùng thước lá đo khoảng cách dịch chuyển của ty đẩy khi phanh hãm bánh sau. Thường khoảng dịch chuyển ty đẩy bánh trước là 15 ¸ 25 mm, của bánh sau là 20 ¸ 40 mm. Hình 4.2: Điều chỉnh chiều dài ty đẩy bầu phanh + Điều chỉnh: - Tháo chốt nối ty đẩy với vỏ cơ cấu trục vít, bánh vít - Xoay càng chữ U để thay đổi chiều dài của thanh đẩy ở ty đẩy, nếu khoảng dịch chuyển lớn tăng chiều dài thanh đẩy và khoảng dịch chuyển nhỏ thì giảm chiều dài thanh đẩy. - Yêu cầu: Khoảng dịch chuyển của thanh đẩy ở bánh trước và bánh sau bằng nhau từng đôi một. Sau khi điều chỉnh lắp càng chữ U với cơ cấu trục vít, bánh vít bằng chốt. 4.1.3. - Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm hơi, bình hơi và đường ống dẫn hơi. a) Máy nén hơi. * Hư hỏng và nguyên nhân. - Hư hỏng: Các chi tiết của máy nén khí Hư hỏng tương tự như động cơ chính. Ngoài ra các van bị mòn, cháy rỗ, đóng muội than. lò xo yếu gãy... - Nguyên nhân: Chủ yếu bị mài mòn tự nhiên do ma sát, va đập và làm việc lâu ngày, do bôi trơn kém, dầu lẫn nhiều tạp chất. * Phương pháp kiểm tra và sửa chữa. - Phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm tra ta dùng panme đồng hồ so để kiểm tra độ mòn, mòn côn, mòn ô van và dùng căn lá , kẹp chì để kiểm tra khe hở lắp ghép. Các thông số kỹ thuật như sau: + Độ côn, ô van xylanh cho phép: = 0,05 mm + Khe hở giữa piston và xylanh: = 0,15 mm +Khe hở miệng vòng găng: 0,25 ¸ 0,5 mm + Khe hở cành vòng găng: 0,035 ¸ 0,1 mm + Khe hở bạc biên: 0.02 ¸ 0, 07 mm + Khe hở bạc đầu nhỏ với chốt piston: 0,004 ¸ 0,01 mm - Phương pháp sửa chữa: + Van hút, van đẩy mòn ít rà bàng bột rà mịn trên kính phẳng hoặc lật 1800 thay đổi mặt làm việc. + Lò xo yếu thay mới + Các chi tiết khác sửa chữa như các chi tiết ở động cơ chính. + Lực siết nắp máy là 1,2 ¸ 1,7 N.m, siết đều và đối xứng. + Vòng bi đỡ mòn hỏng thay mới. - Điều chỉnh sức căng dây đai máy nén hơi. Dùng ngón tay ấn một lực khoảng 35 kg thì độ võng của dây đai là 10 12 mm. Nếu căng quá thì phải điều chỉnh lại. Tuỳ theo từng loại xe điều chỉnh bằng cách xê dịch máy nén khí (CA-10), Zin-130 hoặc điều chỉnh puly b) Van điều chỉnh áp suất. * Hư hỏng và nguyên nhân. - Hư hỏng: + Các viên bi và đế van bị mòn, lò xo bị yếu, gẫy làm van đóng không kín và áp suất bình khí nén nhỏ hơn quy định + Các viên bi bị kẹt hoặc lưới lọc khí bị tắc làm áp suất bình khí nén cao hơn quy định. - Nguyên nhân: Do làm việc lâu ngày, trong hệ thống khí có nước lã * Phương pháp kiểm tra, sửa chữa: - Các viên bi và lò so yếu gẫy cần thay mới. - Tháo kiểm tra và rửa sạch lưới lọc của van điều chỉnh, kiểm tra sự tắc kẹt các viên bi. - Kiểm tra và điều chỉnh lại áp suất định mức khi thay thế các chi tiết của van. * Điều chỉnh van điều chỉnh áp suất.( Hình 4.3.a) - Yêu cầu đối với van điều chỉnh áp suất là khi áp suất đạt tới giá trị từ 7 ¸ 7,4 kgf.cm2 thì van bi khống chế phải mở để không khí qua van đến cơ cấu giảm tải của máy nén khí để máy nén khí làm việc ở chế độ không tải. Nếu áp suất trong bình chứa giảm xuống 5,6 ¸ 6 kgf.cm2 thì van này phải đóng lại và máy nén khí tiếp tục cung cấp khí cho hệ thống. - Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết của van như viên bi, lò xo, lưới lọc cần phải điều chỉnh lại van bằng cách vặn nắp chụp lò xo hoặc thay đổi chiều dầy tấm đệm để thay đổi sức nén của lò xo lên các viên bi. Nếu tăng lực lò xo thì áp suất được điều chỉnh tăng lên và ngược lại. c) Van an toàn, bình chứa. * Hư hỏng, nguyên nhân và kiểm tra, sửa chữa. Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa của van an toàn tương tự như van điều chỉnh áp suất. Ngoài ra bình chứa khí bị thủng, rỉ móp thì đem nắm lại hoặc hàn. * Điều chỉnh van an toàn.( Hình 4.3.b) - Kiểm tra van an toàn: + Không cho van điều chỉnh áp suất làm việc. Cho máy nén khí cung cấp khí nén cho bình chứa. Nếu áp suất đạt 9 Pa mà van an toàn mở thì đạt yêu cầu. + Để kiểm tra thử xem van có làm việc không thì dùng kìm kẹp vào đầu ty đẩy của van và kéo ra nếu có khí xả ra theo và khi bỏ kìm ra thì hết khí xả theo thì chứng tỏ van làm việc (đóng kín). - Điều chỉnh: Trường hợp van mở ở trị số không đúng quy định thì phải điều chỉnh lại bằng cách vặn đai ốc điều chỉnh vào hoặc ra để thay đổi lực lò xo nhằm đạt được áp suất cần điều chỉnh. (tăng lực lò xo làm áp suất tăng và ngược lại) a) b) Hình 4.3: Điều chỉnh van an toàn và van điều chỉnh áp suất 4.1.4. Chẩn đoán và đánh giá hệ thống phanh dẫn động khí nén, * Chẩn đoán và đánh giá theo hiện tượng: a. Khi phanh xe có tiêng kêu ồn khác thường. * Hiện tượng: Có tiếng kêu ồn khác thường khi phanh * Nguyên nhân: - Bàn đạp phanh và các chốt xoay bị mòn, các bu lông xiết không chặt. - Má phanh, tang trống , bị biến dang, nứt vỡ, lỏng đinh tán, long má phanh, lò xo và chốt dẫn hướng mòn , má phanh quá mòn hay các chi tiết long ra... b. Phanh kém hiệu lực hoặc không ăn. * Hiện tượng: Khi phanh xe không dừng theo yêu cầu của người lái và bàn đạp phanh chạm sàn, phanh không có hiệu lực. * Nguyên nhân: - Bàn đạp cong, kẹt; - Hành trình tự do quá lớn; - Máy nén khí hỏng hoặc không đủ áp suất khí nén; - Đường ống dẫn tắc, vỡ, rò rỉ trong bình chứa khí có nhiều nước; - Kẹt van, màng cao su rách, nát độ mở của van quá nhỏ; - Lực tác dụng lên cơ cấu phanh lớn; - Bát cao su thủng, trùng, chiều dài ty đẩy quá nhỏ; - Khe hở má phanh và tang trống lớn và dính dầu mỡ; - Má phanh, tang trống mòn, trơ cháy, chai cứng và diện tích tiếp xúc nhỏ; c. Khi phanh xe bi kéo lệch về một bên. * Hiện tượng: Khi đạp phanh xe bị lệch về một bên hay bi lêch đuôi xe. * Nguyên nhân: - Áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải trái không đều nhau. - Bầu phanh hỏng hoặc trục quả đào bị kẹt một bên hoặc bát phanh thủng, điều chỉnh chiều dài ty đảy không đều nhau; - Cơ cấu phanh bị dính dầu, mỡ hoặc điều chỉnh khe hở má phanh không đều nhau. d. Bó phanh (phanh bó cứng). * Hiện tượng: Khi xe vận hành không tác dung lên bàn đạp và cần phanh tay nhưng cảm thấy có sự cản lớn (xe ì, sờ tang trống bị nóng). * Nguyên nhân: - Bàn đạp cong, kẹt; - Hành trình tự do không có; - Đường ống dẫn tắc; - Trục quả đào kẹt; - Khe hở má phanh và tang trống không có hoặc không đều; - Chưa nhả phanh tay. e. Phanh bị dật: - Lò xo kéo các guốc phanh bị gãy, má phanh bị gãy, khe hở má phanh và trống phanh không đúng qui định nhỏ quá, gối đỡ má phanh mòn, trục quả đào bị rơ, tang trống bị đảo, ổ bi moay ơ bị rơ. - Bàn đạp không có hành trình tự do: Không có khe hở giữa má phanh và tang trống, trục quả đào bị kẹt. .. 4.2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén: 4.2.1. Trình tự kiểm tra, sửa chữa dẫn động phanh. STT Những Hư hỏng Phương pháp kiểm tra Phương pháp sửa chữa Yêu cầu kỹ thuật 1 Màng, phớt làm kín bị thủng, rão hỏng Quan sát Thay cái mới Đúng loại 2 Các van xả, nạp bị mòn Quan sát nếu rà lại với đề, nhiều thay mới Kín 3 Lò xo yếu gẫy Quan sát Thay mới Đúng loại 4 Các ống nối (zắc co bị chờn ren) Quan sát Nếu chờn ren thì ta rô lại hoặc thay cái mới 5 Bàn đạp, đòn dẫn động cong Quan sát Nắn lại 6 Chốt, con lăn mòn Quan sát Hàn đắp gia công lại 7 Vỏ nứt, rạn Quan sat Thay mới 8 Hỏng ren Quan sát Ta rô ren kích thước lớn hơn rồi thay bu lông mới 4.2.1. Trình tự kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phanh. STT Nội dung công việc Dụng cụ Phương pháp sửa chữas Yêu cầu kỹ thuật * Bộ phận hãm bánh xe 1 Guốc phanh: -Dính dầu, mỡ -Bề mặt má phanh cháy rỗ, chai cứng -Mòn, nứt, rỗ, chồi đinh tán - Guốc phanh bị biến dạng - Diện tích tiếp xúc bề mặt ≤80% Quan sát Thước cặp Quan sát Phấn mầu - Rửa bằng xăng - Dùng giấy ráp đánh sạch - Thay tấm ma sát mới - Nắn lại - Rà lại -Độ sâu đinh tán >2,5 ≥ 80% dải đều trên bề mặt 2 Tang trống: - Dính dầu, mỡ - Mòn, ôvan, xước Quan sát Quan sát thước cặp Dùng xăng rửa Mòn xước ít thì dùng đá mài đánh. Mòn nhiều, ô van lớn thì tiện, láng lại. quá tiêu chuẩn thì thay thế Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 3 Trục quả đào: - Mòn - Cong - Then hoa mòn, sứt mẻ - Thước cặp - Đồng hồ so - Quan sát, Dưỡng - Hàn đắp ra công lại - Nắn lại - Hàn đắp ra công lại 4 Lò xo hồi vị yếu gãy Quan sát Thay cái mới đúng chủng loại 5 Cần nối: - Trục vít , bánh vít hỏng Quan sát, - Thay mới 6 Chốt mòn Quan sát Hàn đắp gia công lại * Cơ cấu dẫn động bằng hơi 1 Màng cao su bị thủng, rào, Quan sát Thay mới 3 Lò xo yếu, gẫy Quan sát Thay mới 4 Ty đẩy cong Quan sát Nắn lại 5 Ren hỏng Quan sát ta rô mới 4.2.3. Trình tự kiểm tra, sửa chữa bơm hơi, bình hơi và đường ống dẫn. Xem phần bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền. Các van đem rà lại, lò xo gẫy thay mới. Các đường ống hỏng đem hàn rồi gia công lại, ren hỏng làm lại. Tên bài: BÀI 5: SỬA CHỮA CƠ CẤU PHANH TAY Mã bài: 27-5 MỤC TIÊU CỦA BÀI Học xong bài này người học có khả năng: - Nêu được các hiện tượng, hư hỏng và giải thích được các nguyên nhân gây ra hiện tượng, hư hỏng; - Trình bày được các phương pháp kiểm tra và sửa chữa; - Kiểm tra , sửa chữa và đánh giá được cơ cấu phanh tay đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy thi công xây dựng; - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh B- NỘI DUNG 5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phanh tay. 5.1.1- Hư hỏng và nguyên nhân: a) Cơ cấu điều khiển. - Hư hỏng: +Vành răng và cá hãm mòn, sứt mẻ; +Thanh kéo, cần kéo cong, mòn; + Lò xo thanh kéo yếu, gẫy, các chốt nối mòn; + Dây cáp đứt; + Cá hãm mòn; - Nguyên nhân: Do ma sát, làm việc lâu ngày và va đập giữa cá hãm và răng rẻ quạt. b) Cơ cấu hãm phanh. + Phanh tay kiểu đĩa chủ yếu mòn hỏng má phanh và đĩa phanh + Phanh kiểu guốc: Các viên bi, chốt banh hoặc quả đào bị mòn do ma sát, làm việc lâu ngày. Các chi tiết khác như: lò xo, má phanh, tang trống Hư hỏng tương tự như ở cơ cấu phanh dầu. 5.1.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa: Chủ yếu là quan sát xác định độ mòn hỏng của các chi tiết. + Lò xo yếu, gẫy, dây cáp đứt thì thay thế; + Vành răng rẻ quạt quá mòn, hoặc sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại theo đúng hình dáng kích thước ban đầu hoặc thay thế; + Cá hãm hỏng thì hàn đắp, gia công lại hoặc thay thế; + Các chốt mòn thay thế chốt mới phù hợp với lỗ; + thanh kéo, cần kéo cong thì nắn lại. 5.1.3. Kiểm tra và điều chỉnh. * Phanh kiểu guốc độc lập. - Điều chỉnh khe hở má phanh và tang tống phanh phía dưới bằng cách vặn vít côn điều chỉnh. Vặn tiến vào sẽ giảm khe hở và ngược lại. (Hình 5.1.a) - Điều chỉnh khe hở phía trên bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo nối với càng ép. Khi điều chỉnh trước tiên đẩy cần điều khiển trước rồi vừa điều chỉnh vừa kéo thử tay phanh, khi nào cá hãm ở nấc thứ 3 hoặc thứ 4 (3 hoặc 4 tiếng tách) má phanh đã ép chặt vào tang trống là được. (Hình 5.1.b) a) b) Hình 5.1: Điều chỉnh phanh tay kiểu guốc * Phanh tay kiểu phụ thuộc. Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang tang trống bằng cách thay đổi chiều dài đòn kéo nhờ đai ốc điều chỉnh (9). Nếu rút ngắn đòn kéo (2) thì giảm khe hở và ngược lại (Hình 5.2). Hình 5.2: Điều chỉnh phanh tay kiểu phụ thuộc 5.2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa cơ cấu phanh tay. 5.2.1. Trình tự kiểm tra và sửa chữa: Tương tự như phần kiểm tra và sửa chữa cơ cấu phanh dầu. 5.2.2. Thình tự kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu phanh tay a. Kiểm tra. - Đối với phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số, vận hành động cơ và đi số, kéo cần kiều khiển phanh tay từ vị trí gần sàn máy (không phanh) đến vị trí từ (75 – 90)0 so với sàn máy thì phanh tay có tác dụng (truyền động các đăng ngừng quay), nếu không đạt tiêu chuẩn cần tiến hành điều chỉnh lại; - Đối với phanh tay bố trí ở bánh xe phía sau, kéo chậm cần phanh tay đến vị trí phanh hoàn toàn và đếm số kêu tách (6-9 tiếng kêu tách, lực kéo cần phanh tay 200N). Hình 5.3. Vị trí điều chỉnh phanh tay b. Điều chỉnh phanh tay * Đối vớhanh tay bố trí ở bánh xe phía sau: - Vặn đai ốc điều chỉnh cho đến khi cần phanh tay được điều chỉnh nằm trong vùng tiêu chuẩn. Hành trình cần phanh tay: (6 - 9) tiếng kêu tách tại 200 N; - Kéo và nhả cần phanh tay (2 - 4) lần, và kiểm tra hành trình cần phanh - Kiểm tra xem phanh có bị bó không; - Kéo cần phanh tay, kiểm tra cần phanh tay sáng lên ở tiếng kêu tách đầu tiên. * Đối với phanh tay bố trí trên trục ra của hộp số Nới đai ốc đầu đòn dẫn động để tăng hoặc giảm chiều dài đòn dẫn động, đảm bảo kéo phanh tay đạt các yêu cầu kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Shop mannual KOMATSU PC-300 Printed U.S.A 11- 01 - Shop mannual KOMATSU PC 200 LC -5 Printed Japan 02- 92 - Shop mannual KOMATSU D85 EX Printed Japan 07-05 - Máy xúc 1 gầu vạn năng - Nhà xuất bản Mis Maxcova - Máy ủi T - 130, máy ủi Đ355, FIAT - Shop mannual KOMATSU D85 EX Printed Japan 07-05 - Cần trục KH125, KRUPP 12 - Máy san KOMATSU
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_27_bao_duong_sua_chua_he_thong_phanh_truon.doc