Giáo trình Mô đun 27: Vận hành máy thi công xây dựng - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 27: Vận hành máy thi công xây dựng - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...n toàn (6) - Cần điều khiển ben (7) - Cần điều khiển nghiêng ben (8) Hình 3.2. Các tay cần điều khiển máy ủi 1.2. Giới thiệu bảng đồng hồ. - Đồng hồ báo nhiên liệu - Đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn động cơ - Đồng hồ báo nạp ắc qui 1.3. Giới thiệu các cần điều khiển ngoài buồng lái. - Khoá... - Nắm vững và sử dụng thành thạo các trang thiết bị trên máy thi công; - Kiểm tra máy trước khi khởi động; - Thực hiện đúng các bước thao tác, kiểm tra bổ sung nước làm mát, nhiên liệu, dầu diezel, mỡ; - Vận hành được các điều khiển cơ bản trên máy - Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và ...òi và xi nhan xin đường 1. Nút bấm còi; 2. Tay cần điều khiển xin đường: a- Nâng lên: đi thẳng: b- Sang trái: máy rẽ trái c – Sang phải: máy rẽ phải: - Trả về giữa máy đi thẳng 1.1.2. Thiết bị điều khiển tín hiệu Hình 4.6. Đèn và đồng hồ chỉ báo 1. Đèn báo máy rẽ trái 2. Đèn báo phanh tay -...

doc43 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 27: Vận hành máy thi công xây dựng - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần thứ 3 mà máy vẫn không nổ được thi phải tìm nguyên nhân hư hỏng để khắc phục. Hình 3 - 1. chìa khóa khởi động
- Kiểm tra sau khi khởi động máy
	- Nghe tiếng nổ của động cơ, tiếng kêu, tiến gõ của các bộ phận
	- Quan sát màu khói và mức độ xả khói của động cơ, 
	- Quan sát các đồng hồ báo và các số liệu trên bảng táp lô nếu không có bất thường gì xảy ra thi mới được phép cho máy đi làm việc.
3. Các thao tác điều khiển cơ bản
3.1. Vận hành máy lu chạy tiến, lùi 	
Người lái máy ngồi lưng dựa vào đệm với tư thế tự nhiên, thoải mái, nhưng ghế lái phải đủ gần để chân thừa tới bàn phanh và côn, vô lăng phải nằm gọn trong vòng xoay của hai cánh tay, tâm người trùng với tâm vành lái, lưng thẳng, đầu thẳng, hai mắt nhìn thẳng về phía trước, hai tay tạm đặt lên hai bên vành lái. Hai đầu gối mở tự nhiên, chân phải đặt dưới bàn đạp chân ga, chân trái hơi co vào và đặt dưới bàn đạp ly hợp. Người lái phải ngồi thật ổn định, loại trừ tất cả những vật làm cho người lái bị vướng víu, khó chịu, dễ mất tập trung, từ các kính xe và bảng điều khiển, đảm bảo khi xe xóc và lắc không ảnh hưởng tới các thao tác điều khiển xe.
3.1.1. Trình tự thực hiện:
a. Phối hợp côn ga số cài số 1
+ Đạp bàn đạp côn hết hành trình và giữ
+ Cần số từ vị trí số 0 gạt sang trái và đẩy về trước đến cửa số 1
+ Nhả bàn đạp côn từ từ và cảm nhận sự chuyển động
+ Khi xe bắt đầu chuyển động thì đạp bàn đạp nhẹ ga và bỏ hẳn chân côn. 
b. Phối hợp côn ga số cài số 2
+ Đạp bàn đạp côn hết hành trình và giữ
+ Cần số từ vị trí số 0 kéo về sau đến cửa số 2
+ Nhả bàn đạp côn từ từ và cảm nhận sự chuyển động
+ Đạp bàn đạp nhẹ ga và bỏ hẳn chân côn. 
Chú ý: 
Các số còn lại 3;4;5 thực hiện tương tự như khi đi số 2
3.2. Vận hành máy ủi rẽ phải, rẽ trái và quay đầu
- Thay đổi hướng và quay đầu:
- Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ. Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới; đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ Tay trái tiếp tục đẩy cành vô lăng lái xuống dưới (Vị trí 5-6 giờ); đồng thời rời tay trái nắm vào vị trí (9-10) giờ 
Phương pháp điều khiển vô lăng lái
- Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay trái xuống dưới (Vị trí 6-7 giờ), đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3)
giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7 giờ), rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ.
Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.
3.3. Vận hành máy lu lên dốc 
+ Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh máy, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát;
+ Nhả phanh tay: khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết;
+ Vào số “1”: vào số chính xác
+ Đạp ly hợp hết hành trình;
+ Kiểm tra an toàn xung quanh máy;
+ Tăng ga ở mức đủ để xuất phát;
+ Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho máy chạy.
- Di chuyển máy sát vào phía taluy dương của dốc với tốc độ vừa đủ. Kết hợp phanh để điều khiển tốc độ của máy
3.4. Vận hành máy lu xuống dốc 
+ Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh máy, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát;
+ Nhả phanh tay: khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết;
+ Vào số “1”: vào số chính xác
+ Đạp ly hợp hết hành trình;
+ Kiểm tra an toàn xung quanh máy;
+ Tăng ga ở mức đủ để xuất phát;
+ Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho máy chạy.
- Di chuyển máy sát vào phía taluy dương của dốc với tốc độ vừa đủ. Kết hợp phanh để điều khiển tốc độ của máy
4. Tắt máy
- Đưa tất cả các cần điều khiển về vị trí trung gian (vị trí không làm việc).
- Đưa cần số về vị trí ‘’N’’ tức là vị trí 0 (nếu có)
- Xoay chìa khoá từ vị trí ”STAR” về vị trí ”ON” để tắt máy
Bài 4: VẬN HÀNH MÁY SAN
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này sinh viên sẽ có khả năng: 
- Nắm vững và sử dụng thành thạo các trang thiết bị trên máy thi công;
- Kiểm tra máy trước khi khởi động; 
- Thực hiện đúng các bước thao tác, kiểm tra bổ sung nước làm mát, nhiên liệu, dầu diezel, mỡ;
- Vận hành được các điều khiển cơ bản trên máy 
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện.
1. Công tác chuẩn bị cho máy trước khi làm việc 
1.1. Cấu tạo chung của máy san
Hình 5.1. Cấu tạo máy san tự hành
Cấu tạo máy san gồm máy cơ sở với bộ di chuyển bánh lốp và bộ phận công tác lưỡi san được lắp trên giá đỡ và vòng xoay được bắt với khung kéo. Khung này nằm dưới khung chính và liên kết với nó ở phía trước bằng khớp vạn năng, còn phía sau treo khung chính bởi các xilanh thủy lực độc lập. Các xy lanh để nâng khung kéo lên cao, và làm nghiêng trong mặt thẳng đứng, còn một xy lanh đưa khung kéo lệch sang một bên (trái hoặc phải) theo đường trục dọc thân máy. Máy san còn được trang bị thêm lưỡi sới. 
1.1.1. Giới thiệu các cần điều khiển hệ thống công tác 
Hình 4.2. Cabin điều khiển của máy san
1. Giá đỡ các cần điều khiển phía trước; 2. Tay điều khiển bộ công tác; 3. Vô lăng lái; 4. Bàn đạp phanh; 5. Bàn đạp ga; 6. Bàn đạp ly hợp; 7. Khoá giá đỡ các can điều khiển phía trước; 8. Cần số; 9. Ga tay; 10. Bảng táp lô canh; 11. Đệm gối;
Hình 4.3. Các tay cần điều khiển
+ Phía bên trái trục vô lăng lái
1 – Cần điều khiên nâng hạ lưỡi xới
2 – Cần điều khiển khung kéo
3 – Cần điều khiển quay vòng lưỡi san
4 – Cần điều khiển nâng hạ góc lưỡi san bên trái
+ Phía bên trái trục vô lăng lái
5 – Cần điều khiển góc cắt đất của lưỡi san
6 - Cần điều khiển gập khung máy để đi vào đường vòng
7 – Cần điều khiển nghiêng bánh xe trước
8 – Cần điều khiển máy san chuyển sang trái hoặc sang phải
9 – Cần điều khiên nâng hạ góc lưỡi sang bên phải
Tay ga:
- Đẩy ra trước: giảm
- Kéo về sau: tăng cung cấp nhiên liệu
Hình 4.4. Cần số 
N: Không đi số
F: Đi số tiến có 6 số
R: đi số lùi có 6 số
1 Cần số, 2 khoá số
Khóa số
Đẩy về trước: Khoá số
Kéo về sau: Không khoá
Nút điều khiển phanh tay ( Phanh dừng)
ấn xuống: Phanh dừng máy
ấn tiếp nút bật lên: Không phanh
Hình 4.5. Điều khiển còi và xi nhan xin đường
1. Nút bấm còi; 2. Tay cần điều khiển xin đường: 
a- Nâng lên: đi thẳng: b- Sang trái: máy rẽ trái
c – Sang phải: máy rẽ phải: - Trả về giữa máy đi thẳng
1.1.2. Thiết bị điều khiển tín hiệu
Hình 4.6. Đèn và đồng hồ chỉ báo
1. Đèn báo máy rẽ trái
2. Đèn báo phanh tay
- Đang phanh thì đèn đỏ sáng
- Không phanh thì đèn đỏ tắt
3. Đèn báo đèn pha đang làm việc
4. Đèn báo máy rẽ phải
Hình 4.7. Đồng hồ chỉ báo nhiệt độ nước làm mát động cơ
5. Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát động cơ
a) Vị trí làm việc tốt
b) Vị trí mất an toàn (Nhiệt độ quá cao)
Hình 4.8. Đồng hồ chỉ báo áp suất hơi
6. Đồng hồ báo áp suất hơi
a) Khoảng cách chưa đủ trị số quy định
b) Khoảng cách đảm bảo trị số làm việc
c) Trị số đảm bảo trị số quá cao
Hình 4.9. Các đèn và tín hiệu chỉ báo
1. Đèn báo phanh tay; 2. Đèn báo máy đang gập khung sang trái, đi thẳng và sang phải; 3. Đèn báo pha đang sáng; 4. Đèn báo tín hiệu máy xin rẽ trái; 5. Thước đo áp suất khí; 6. Thước đo nhiên liệu; 7. Thiết bị đo nhiệt độ làm mát động cơ; 8. Đồng hồ đo thời gian máy hoạt động; 9. Đồng hồ đo tốc độ máy đang hoạt động; 10.Đồng hồ đo tốc độ vòng quay trục khuỷu; 11.Đèn báo tín hiệu máy xin rẽ trái
Hình 4.10
1. Đèn báo lọc không khí bẩn; 2. Đèn báo máy nạp ác quy tốt; 3. Nhiệt độ làm mát động cơ cao; 4. Đèn báo lõi lọc bôi trơn động cơ bẩn; 5. Công tắc kiểm tra hệ thống; 6. Đèn báo; 7. Công tắc khoá;8. Công tắc phun nước lau kính trước; 9. Đèn báo nhiệt độ động cơ khác; 10. Công tắc đèn báo rẽ;11. Công tắc đèn hệ thống chiếu sáng; 12. Công tắc chọn tốc độ
Cách khởi động dùng chìa khóa điện.
1. Đèn báo sấy nóng động cơ trước khi khởi động
- Đưa chìa khoá về HEAT 3 - 5s đèn báo sáng là được
2. Công tắc điện
- Quay chìa khoá về ON là nối điện
- Vị trí HEAT sấy nóng động cơ khi khởi động
- Vị trí START khởi động động cơ để nổ
- Vị trí OFF là tắt động cơ
3. Đồng hồ báo mưc nhiên liệu “E” và không có , “ F” là đầy
4. Đồng hồ đếm giờ máy hoạt động
5. Đèn báo rẽ
Hình 5.11
1. Đèn báo tình trạng nạp điện cho ác quy
2. Công tắc hãm (Khoá), Vòng tròn điều khiển lưỡi san để bạt mái taluy 
3. Công tắc đèn giữa( Cạnh phía trước buồng lái)
4. Công tắc đèn làm việc trước và sau máy
5. Công tắc điện bơm nước rửa kính (khi cần)
6. Gạt nước ở kính trước và sau
2. Khởi động máy
Sau khi đã làm xong công việc bảo dưỡng ca và chuẩn bị tốt một điều kiện để máy làm việc an toàn ta tiến hành khởi động máy
Đưa cần số về 0
Đưa bàn đạp ga về vị trí trung bình
Bật nút khoá đề khởi động về vị trí mở (on)
Bật nút khởi động sang (start) khởi động
Khi động cơ nổ nhấc tay ra khỏi nút khởi động ngay
Tăng thêm nhiên liệu
Kiểm tra các loại động cơ nghe tiếng nổ của động cơ để kịp thời phát hiện các sự cố của máy
* Khởi động khi trời lạnh
Sấy nóng động cơ trước khi khởi động
- Bật nút khởi động ở vị trí sấy ngang (preheat) đến sấy nóng sau 20 giây từ lúc báo giai đoạn sấy nóng đã xong.
- Khi thời tiết lạnh để ga thấp cho động cơ làm việc 1- 2 phút để dầu được phủ lớp mỏng lên bề mặt các chi tiết máy.
 - Khi máy làm việc ở vòng quay thấp cần kiểm tra máy mọi đèn báo nếu chúng cũng lên rồi tắt là các bộ phận an toàn , nếu bóng nào không sáng phải thay ngay
 - Khi đã khởi động động cơ xoay rồi để máy làm việc 5 – 10 phút đến khi nhiệt độ nước chỉ 50 độ C ta tiến hành cho máy di chuyển hoặc làm việc.
* Kiểm tra sau khi khởi động máy
Cho động cơ làm việc ở chế độ thấp, không quá từ 3 – 5 phút sau khi khởi động
Kiểm tra sự làm việc của các đồng hồ
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống điện, các phụ tải
Kiểm tra sự làm việc của các hệ thống công tắc
Thông qua các cần điều khiển
Kiểm tra hệ thống phanh hãm
Nếu qua kiểm tra các hệ thống bình thường và đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát chỉ lớn hơn 40 độ cho phép máy di chuyển đi làm việc.
3. Các thao tác điều khiển cơ bản
3.1. Nâng lưỡi san
- Sau khi đã hạ lưỡi san chúng ta cầm cần điều khiển kéo về phía sau.
- Mắt quan sát lưỡi san
- Khi lưỡi san nâng lên ở độ cao cho phép thì dừng lại trả cần về vị trí trung gian.
3.2. Hạ lưỡi san
- Đẩy cần về phía trước
- Mắt quan sát lưỡi san
- Lưỡi san được hạ xuống sau đó dừng lưỡi san lại trước khi đã định trước và thả cần điều khiển về vị trí trung gian.
3.3. Quay lưỡi san
- Đẩy cần về phía trước.
- Mắt quan sát ta thấy lưỡi san quay sang bên phải, sau đó dừng lại ở vị trí đã định, và trả cần về vị trí trung gian.
- Kéo cần về phía sau.
- Mắt quan sát ta thấy lưới san sẽ quay về phía trái, sau đó ta dừng lại ở vị trí đã định và trả cần về vị trí trung gian.
3.4. Nghiêng lưỡi san.
- Đẩy cần về phía trước.
- Mắt quan sát lưỡi san.
- Ta thấy lưỡi san được nghiêng xuống sau đó dừng lại ở vị trí 30 độ hoặc 45 độ tuỳ những phương án thi công để đạt hiệu quả cao sau trả tay cần về vị trí trung gian.
3.5. Di chuyển lưỡi san sang phải sang trái
- Đẩy cần điều khiển vể phía trước
- Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên phải và dừng lại ở vị trí xác định
- Di chuyển cần về phía sau
- Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên trái và dừng lại ở vị trí đã xác định sau đó trả cần về vị trí trung gian
4. Điều khiển thiết bị công tác không tải.
Người lái máy phải nắm vững các tháo tác của từng cần điều khiển cần máy hạ lưỡi san cần quay lưỡi san, cần nghiêng lưỡi san, cần di chuyển lưỡi san sang phải sang trái.
Qua các thao tác độc lập từ đó người lái máy phải phối kết hợp từng thao tác lại với nhau cho thuần thuộc để thực hiện được một chu kỳ không tải.
4.1. Nâng, hạ lưỡi san 
4.1.1. Nâng lưỡi san
- Sau khi đã hạ lưỡi san chúng ta cầm cần điều khiển kéo về phía sau.
- Mắt quan sát lưỡi san
- Khi lưỡi san nâng lên ở độ cao cho phép thì dừng lại trả cần về vị trí trung gian.
4.1.2. Hạ lưỡi san
- Đẩy cần về phía trước
- Mắt quan sát lưỡi san
- Lưỡi san được hạ xuống sau đó dừng lưỡi san lại trước khi đã định trước và thả cần điều khiển về vị trí trung gian.
4.1.3. Quay lưỡi san
- Đẩy cần về phía trước.
- Mắt quan sát ta thấy lưỡi san quay sang bên phải, sau đó dừng lại ở vị trí đã định, và trả cần về vị trí trung gian.
- Kéo cần về phía sau.
- Mắt quan sát ta thấy lưới san sẽ quay về phía trái, sau đó ta dừng lại ở vị trí đã định và trả cần về vị trí trung gian.
4.1.4. Nghiêng lưỡi san.
- Đẩy cần về phía trước.
- Mắt quan sát lưỡi san.
- Ta thấy lưỡi san được nghiêng xuống sau đó dừng lại ở vị trí 30 độ hoặc 45 độ tuỳ những phương án thi công để đạt hiệu quả cao sau trả tay cần về vị trí trung gian.
4.1.5. Di chuyển lưỡi san sang phải sang trái
- Đẩy cần điều khiển vể phía trước
- Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên phải và dừng lại ở vị trí xác định
- Di chuyển cần về phía sau
- Mắt quan sát ta thấy lưỡi san được đi sang bên trái và dừng lại ở vị trí đã xác định sau đó trả cần về vị trí trung gian
5. Vận hành thiết bị công tác của máy khi có tải
5.1. Hạ lưỡi san
Đẩy cần về phía trước
Mắt nhìn lưỡi san
Khối đất được tính ứng với góc quay và trong mặt phẳng ngang 
Khối lăn của đất tao nên bởi góc cắt Y với chiều sâu đào của H
5.2. Quay lưỡi san
Đẩy cần về phía trước
Mắt nhìn lưỡi san.
Quang lưỡi san có góc cắt mặt phẳng (a)
Tạo lưỡi san có góc Y để cắt được sâu (b)
5.3. Nghiêng lưỡi san.
Đẩy cần về phía trước
Mắt quan sát lưỡi san 
Tạo lưỡi san một góc B nghiêng bám đống vật liệu (d) để đào rãnh hoặc vừa đào vừa đắp đường, dày để bạt mái taluy
5.4. Di chuyển lưỡi san sang trái sang phải
Đẩy cần về phía trước
Mắt quan sát lưỡi san 
Lưỡi san se được đi sang bên phải
- Dùng để san các lề đường đất, đường nhựa, đường bê tông song song, vì vậy cần điều chỉnh về vị trí bạt lề tay tuỳ từng tuyến đường
5.5. Nâng lưỡi san
Sau khi đã thực hiện xong các thao tác để thực hiện một chu kỳ làm việc san vật liệu. Chúng ta dừng lại nâng lưỡi san, và lùi lại để thực hiện một chu kỳ làm việc lần 2 xuống phía trên lưỡi san sẽ chuyển động vệ phía sau góc cắt sẽ nhỏ đi. Điều chỉnh xong vặn chặt e cu hãm lại.
Hiện nay có một số máy san dùng cần điều khiển có trong buồng lái để điều chỉnh góc cắt, tất cả các loại máy san đều sử dụng cần điều khiển trong buồng lái để điều khiển chỉnh góc nghiêng và góc
- Góc độ lắp lưỡi san hợp lý 
- Ta có góc cắt lưỡi san của từng loại công việc 
Loại CV
Góc lắp lưỡi san
Góc ôm ( β)
Góc cắt (γ)
Góc nghiêng(α)
Cắt đất góc trung bình
Cắt đất góc trung bình đã xới
Di chuyển đất
San phẳng mặt đất
San bằng móng lòng đất
Bạt mái taluy
Di chuyển vật liệu
300 - 400 
350 - 400
350 - 500 
600 - 700 
500 - 600 
600 - 650 
350 - 400 
400 
450 
400 - 450 
600 
400- 450 
350
450
100 - 150
80- 150 
30 - 50 
0
00 - 50 
600- 700 
20 - 30

5.5.1. Rải đều vật liệu
Nguyên lý rải đều vật liệu
- San vật liệu có thể là đá đất, cát, sỏi, sạn vì mậy sau khi san phải biết đo độ xốp của từng loại vật liệu để khi san xong lu lên chặt không bị sai với yêu cầu kỹ thuật.
- Để đảm bảo năng suất, chất lượng và đúng kỹ thuật trước khi san cần nắm vững: 
- Địa hình san 
- Chiều dài của lớp vật liệu cần rải
- Đường một mái hay hai mái và độ dốc ngang là bao nhiêu
- Thường vật liệu được để một bên rất ít khi đổ giữa đường khoảng cách các đống vật liệu đã được tính toán trước
5.5.2. Rải vật liệu
- Quan sát địa hình chọn điểm đặt máy
- Quay lưỡi san một góc 60 0
- Điều chỉnh lưỡi san để lưới san nằm ở mép ngoài lốp trước (phải hoặc trái) đuôi lưỡi san nằm ở phía ngoài hai hàng lốp sau
- Điều chỉnh cao để san vật liệu đầu trước lại thấp xuống và được đẩy sang phía có vật liệu.
- Khi máy di chuyển vật liệu sẽ được lưới san cắt một phần được rải lên mặt đường, số còn lại trào ra phía trước của lưới san.
- Cứ tiếp tục dồn vật liệu và rải đều lên mặt đường 
- Sau đó quay lưỡi san vuông góc với khung máy điều chỉnh đồ cao san nhẹ để vật liệu được rải đều trên địa hình cần thi công.
- Cuối cùng tuỳ theo địa hình thi công, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật và điều khiển lưỡi san để hoàn thiện toàn bộ mặt bằng của công trình
6. Di chuyển máy tiến, lùi, chuyển hướng
6.1. Quan sát hiện trường trước khi di chuyển máy
Để máy san đạt hiệu quả cao trước khi thi công 
Quan sát hiện trường thi công để định hướng cắt đất, đắp đất và vận chuyển đất
- Địa hình thi công
- Cao độ tự nhiên, cao độ thiết kế
- Nếu là nền đường, nắn đường bề rộng mặt đường, tìm đường, độ dốc mái đường
- Sau khi khảo sát hiện trường, nắm vùng được yếu tố kỹ thuật ta tiến hành chọn chỗ bằng phẳng đặt máy cho phù hợp để di chuyển máy an toàn và đạt hiệu suất cao.
6.2. Điều khiểm máy san di chuyển tiến thẳng
- Chọn bãi tập cho chiều dài 50 đến 100 m ta tiến hành 2 vạch có chiều ngang 1 chiều ngang thân máy.
- Quan sát các loại đồng hồ có trong buồng lái.
- Mang các thiết bị làm đất lên khỏi mặt đất (lưỡi san, lưỡi xới) điều khiển chúng nằm trong giới hạn an toàn.
- Tay trái cầm vô lăng lái đúng vị trí chân trái bàn đạp ly hợp xuống sát sàn ca bin để ngắt động lực tự động cơ vô hộp số .
- Tay phải gạt cần số phụ vào đúng vị trí cần gài sau đó đưa cần số chính vào số 1.
- Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh.
- Mắt quan sát hướng di chuyển thẳng trong vạch.
- Hai tay nắm vành lái đúng vị trí, chân trái từ từ nhả ly hợp để động lực đó nối từ động cơ về hộp số, đồng thời chân phải đạp bàn ga từ từ để lấy nhiên liệu và máy phải di chuyển thẳng theo vạch đã kẻ.
6.3. Điều khiển máy san di chuyển lùi thẳng 
- Chọn loại (như trên) cài số lùi
- Điều khiển máy san rẽ vòng trái, phải.
- Khi chúng ta đang đi trên đường đều điểm ngã ba, ngã tư của rẽ phải .
- Giảm tốc độ về số chậm phát tìn hiệu quay đầu máy .
- Cho máy đi sát phần đường bên phải qua lối rẽ 1 hoặc 2 thân máy dường lại gài số lùi.
- Quan sát người và xe qua lại trên đường.
- Từ từ lấy lái cho máy lùi vào đường rẽ 
- Khi máy vào heat trong đường rẽ trả lái và dừng máy lại gài số tiến khởi hành ra đường chính
6.4. Điều khiển máy san rẽ vòng trái, phải
- Cho máy bám sát phần đường bên phải bật đèn xi nhan rẽ trái từ từ tiến hành vào đường rẽ 1, 2 phần thân máy. Dừng lại gài số lùi, bật đèn xin đường rẽ phải bóp còi quan sát đường, cây lái phải trả cho máy lùi lại, khi máy đõ đi thẳng trên đường dừng lại vào số cho máy tiền thẳng.
- Phát tìn hiệu xin quay đầu máy cho máy chạy chậm, mượn đường bên trái, bấm còi quan sát mặt đường cho máy lùi vào lối rẽ. Khi vào đường 1 rẽ 2 phần thân máy dừng lại gài số tiến bật đèn xin rẽ phải từ từ cho máy tiến lấy hết lái phải cho máy ra đường.
6.5. Điều khiển máy san di chuyển lên dốc, xuống dốc
- Sau khi bảo dưỡng xong công việc ca, đủ điều kiện cho máy hoạt động, kiểm tra xung quanh chỗ dừng máy lần cuối, sau đó lên ca bin chuẩn bị cho máy di chuyển quan sát các loại đồng hồ trong buồng máy.
- Nâng các thiết bị làm đất lên khỏi mặt đất (như san lưỡi xới) điều khiển chúng nằm trong giới hạn an toàn.
- Tay trái cầm vành lái đúng vị trí.
- Chân đạp bàn đạp ly hợp xuống sát sàn ca bin để gắt động lực từ động cơ về hộp số.
- Tay phải gài cần số phụ về vị trí cần gài sau đó đừa cần số chình về số 1.
- Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh tay.
- Mắt quan sát hướng máy di chuyển lên dốc hai tay nắm vành lái đúng vị trí, chân trái từ từ nhả ly hợp để động lực được nối với động cơ về hộp số đồng thời chân phải đạp ga từ từ để tăng nhiên liệu phù hợp để di chuyển máy lên dốc an toàn.
6.6. Điều khiển máy san di chuyển có tải 
- Sau khi thực hiện xong công việc bảo dưỡng ca, ta tiến hành cho máy vào bãi tập 
- Hạ lưỡi san xuống sát mặt đất.
- Chân đạp li hợp.
- Tay phải gạt cần số chính về số 1.
- Sau đó tay phải đưa xuống nhả phanh tay.
- Mắt quan sát lưỡi san và hướng di chuyển .
- Chân trá từ từ nhả ly hợp.
- Chân phải đạp ga tăng nhiên liệu
- Trong quá trình theo dõi, nghe tiếng máy nổ nhất là khi lưỡi san chạm vào được dưới lòng đất thì tiếng máy nổ sẽ khác (máy thấy có tải nhẹ khác với có tải nặng)
- Thực hiện lưỡi san thứ 2 cũng như lưới san thứ nhất.
- Kết hợp các thao tác ly hợp, số, ga và phanh tay điều khiển nhịp nhàng và cán đích.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_27_van_hanh_may_thi_cong_xay_dung_truong_c.doc
Ebook liên quan