Giáo trình mô đun Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản - Mã đề: MĐ 02 - Nghề: Nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu bò
Tóm tắt Giáo trình mô đun Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản - Mã đề: MĐ 02 - Nghề: Nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu bò: ...ác định các kiểu chuồng nuôi vấn đáp, tự luận Xác định các dụng cụ chăn nuôi Trắc nghiệm C. Ghi nhớ: - Chuồng nuôi chăn nuôi trâu bò cái sinh sản rất đa dạng, tùy theo điều kiện hiện có, tùy theo quy mô, phương thức chăn nuôi mà chuẩn bị thiết kế xây dựng. - Chăn nuôi trâu, bò cái sinh s... lý, vitamin và khoáng chất cần thiết cho trâu bò. Thức ăn xanh là cỏ hòa thảo Sử dụng các loại thức ăn xanh phối hợp với nhau có tác dụng cân đối khẩu phần thức ăn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa,hấp thu và hiệu quả sử dụng thức ăn Thức ăn xanh còn được chế biến dưới dạng ủ xanh là thức ăn, nhằm...đẻ: Sau khi đẻ quá trình trao đổi chất của gia súc tăng lên nhiều, do đó thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, thức ăn dễ tiêu hoá. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Trình bày cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò cái sinh sản 2. Nêu nhu cầu năng lượng và nhu cầu chất đ...
5 ngày. * Giai đoạn sau khi đẻ: Sau khi đẻ quá trình trao đổi chất của gia súc tăng lên nhiều, do đó thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, thức ăn dễ tiêu hoá. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Trình bày cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò cái sinh sản 2. Nêu nhu cầu năng lượng và nhu cầu chất đạm cho trâu bò cái 3. Nhu cầu chất khoáng và khầu phần thức ăn cho trâu bò cái sinh sản 4. Trình bày kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cái theo phương thức chăn thả 5. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cái sinh sản theo phương thức nhốt chuồng * Bài tập thực hành Ủ rơm bằng đạm u rê Rơm là loại thức ăn thô rất nghèo dinh dưỡng ( 2 -3% protein) thành phần dinh dưỡng chủ yếu là xơ ( 31-33%) và tỷ lệ tiêu hóa thấp. Nhưng nếu được chế biến, thì lại trở thành thức ăn có giá trị cho trâu, bò đặc biệt khi mùa đông thiếu thức ăn xanh * Nguyên liệu để ủ: Rơm khô = 100kg Đạm ure = 2,5 kg 27 Vôi đã tôi = 0,5kg Muối ăn = 0,5kg Nước sạch = 70 – 80 lít * Chuẩn bị dụng cụ để ủ: Cân đồng hồ, Chậu to, Xô đựng nước, Ô doa Túi nilon hoặc bao tải dứa lành và dây buộc miệng túi Mảnh nilong để phủ kín rơm đã chế biến, nếu ủ rơm nhiều trên sân gạch, hoặc trên nền nhà kho, nền chuồng sạch không đọng nước đều được. * Kỹ thuật ủ: Bước 1 : Rải rơm lên bạt, hoặc lên sân gạch, sân betông dày khoảng 15 – 20cm Bước 2: Tưới nước đã hòa ure + vôi + muối đảo rơm thật đều cho rơm thấm đều, nếu không rơm vẫn còn khô. Bước 3: Lần lượt như vậy trải rơm lại tưới khi nào hết nguyên liệu thì cho vào bao tải buộc kín miệng lại cất vào chỗ khô ráo * Cách cho ăn: Sau khi ủ 10-15 ngày thì lấy ra cho trâu, bò ăn. Lấy ra xong, còn lại phải buộc hoặc đậy kín lại Rơm ủ đảm bảo chất lượng phải có màu vàng đậm, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Có thể trộn lẫn với cỏ xanh cho dễ ăn. cho vào máng ăn hoặc chỗ sạch Bảng đánh giá kết quả học tập của bài học Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu bò sinh sản vấn đáp, tự luận Xác định nhu cầu vitamin và khoáng cho trâu bò sinh sản Trắc nghiệm, vấn đáp Xác định khẩu phần duy trì và khẩu phần mang thai cho trâu bò sinh sản Trắc nghiệm, vấn đáp Cho ăn theo phương thức chăn thả và phương thức nhốt chuồng vấn đáp, tự luận C. Ghi nhớ Xác định nhu cầu về năng lượng, prôtrin, vitamin và chất khoáng cho trâu bò là khâu dinh dưỡng rất quan trọng, tùy theo phương thức chăn nuôi mà nuôi dưỡng trâu bò cái sinh sản đúng kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản. 28 Bài 5. Chăm sóc trâu, bò cái sinh sản Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được những kiến thức có liên quan tới chăm sóc trâu, bò cái sinh sản - Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Chăm sóc trâu, bò cái chờ phối 1.1.Vận động. 1.1.1. Vận động kết hợp chăn thả. Giai đoạn trước phối giống, thời kỳ cạn sữa vận động có tác dụng phát dục sớm, phục hồi cơ thể nhanh hơn. Giai đoạn có chửa vận động tự do khu vực chăn thả hoặc sân có tác dụng tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng, bào thai phát dục hoàn thiện hơn, thuận lợi cho lúc sinh đẻ Hình thức vận động kết hợp chăn thả, thời kỳ có chửa cần lưu ý không để trâu, bò đấm, húc nhau trong khi vận động, rất dễ hay bị xảy thai hoặc đẻ non. 1.1.2. Vận động kết hợp lao tác nhẹ Hình thức vận động kết hợp với lao tác nhẹ, hàng ngày có thể sử dụng trâu bò kéo xe vận chuyển thức ăn hoặc cầy bừa nhẹ bừa nhẹ, chửa ký 2 và khi sắp đẻ hạn chế, không vận động Vận động thích hợp là vào lúc thời tiết mát mẻ, thực hiện vận đông vào thời gian trước khi cho ăn. Thông qua vận động thiết lập một số phản xạ, tạo cho trâu bò cái sinh sản thuần hơn, thuận lợi cho chăm sóc khi có chửa, nuôi con 1.2. Tắm, chải. 1.2.1. Tắm cho trâu, bò cái Thực hiện chăm sóc thông qua các công việc tắm là công việc rất cần thiết với trâu, bò sinh sản. Thông qua tắm có tác dụng vệ sinh toàn bộ cơ thể, phòng và chống được các bệnh ngoài da. Cho trâu bò tắm nắng có tác dụng tăng cường tổng hợp vitamin D, điều hòa hấp thu canxi và phospho trong cơ thể, phòng chống các bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ Cho trâu bò sinh sản được tắm từ 1 - 2 lần trong ngày. Mùa đông tắm vào lúc nắng ấm, nên tắm cho trâu bò vào lúc sau khi vận động đã được nghỉ nghơi. 1.2.2. Chải cho trâu, bò cái. Muốn cho trâu bò cái có được các đặc điểm sinh lý sinh sản biểu hiện rõ rệt, cần thực hiện tốt khâu chăm sóc tắm chải, trong quá trình tắm nước dùng bản 29 chải và xà phòng chải cho trâu bò có tác dụng sạch sẽ thân thể, vệ sinh da, phòng và chống các bệnh ngoài da. Thông qua chải còn làm cho lông da trâu bò được mượt hơn, thể chất mạnh khỏe hơn, nâng cao sức đề kháng và nhanh nhẹn hơn đồng thời góp phần thiết lập mối lên hệ, phản xạ thuận lợi cho nuôi dưỡng và chăm sóc. Hàng ngày cho trâu bò sinh sản được tắm chải từ 1 - 2 lần. Nên chải vào buổi sáng sau khi vận động. 1.3. Vệ sinh chuồng trại 1.3.1.Vệ sinh chuồng nuôi Chuồng trại cho trâu bò cái sinh sản cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè. Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi đến khu vực xung quang, thu dọn phân, chất thải để xử lý 1.3.2. Vệ sinh môi trường Khu vực chuồng trại được quét vôi tường và khu vực xung, phun thuốc phòng các bệnh ký sinh trùng và hóa chất để tẩy uế khu vực chuồng trại. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi phân, nước tiểu để không bị ô nhiễm môi trường. 1.4. Phát hiện động dục Phát hiện động dục và xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai là công việc hết sức quan trọng của người chăn nuôi. * Nhận biết biểu hiện động dục Để phát hiện bò cái động dục: Thả bò ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để quan sát các dấu hiệu động dục. Tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối. Có thể quan sát thấy các dấu hiệu động dục sau đây: - Âm hộ sưng và ẩm ướt, niêm mạc đường sinh dục xung huyết - Từ cổ tử cung chảy ra dịch trong suốt, khó đứt, có thể thấy dịch 1-2 ngày trước khi động dục thực sự. Những biến đổi về hành vi của bò cái có thể thấy khi nó động dục: - Bồn chồn, mẫn cảm, hay chú ý đến sự xuất hiện của người hay của gia súc khác. - Nếu quan sát vào ban đêm thấy gia súc ở tư thế đứng trong khi những con khác nằm. - Nhảy lên những con khác nhưng chưa chịu đực. - Đứng yên khi có một gia súc khác nhảy lên (chịu đực). 30 - Thích gần những con khác, nhất là con đực - Ăn kém và sản lượng sữa có thể giảm. * Thông thường ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ biểu hiện động dục của trâu, bò cái cũng có sự khác nhau, có thể phân 3 giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1 (trước động dục): Niêm dịch chảy ra ngoài âm đạo trong suốt, loãng có thể kéo dài, gần điểm chịu đực dịch chảy ra càng nhiều tới 20-30 ml, độ keo dính cũng tăng lên, màu sắc thay đổi từ trắng sang đục và đục lờ đờ. Âm hộ dần dần có hiện tượng sưng, màu hồng nhạt. Thời gian kéo dài ở giai đoạn này đối với bò khoảng 6 – 10h, ở trâu giao động dài hơn, trung bình là 16-2 4h Giai đoạn 2 (động dục): Niêm dịch trắng đục, độ keo dính tăng lên, số lượng nhiều (40 – 50 ml), cuối giai đoạn niêm dịch vẩn đục, độ keo dính hơn nên thường đứt đoạn. Âm hộ, âm đạo màu hồng đỏ, cuối giai đoạn giảm dần, tử cung mở lúc đầu mở ít, sau đó mở rộng. ở bò giai đoạn này kéo dài 7 – 12h, trâu từ 6 – 35h Giai đoạn 3 (sau động dục): Kể từ khi kết thúc chịu đực đến khi trứng rụng, các biểu hiện động dục giảm, trâu bò trở lại trạng thái bình thường. Sau khi hết chịu đực 6 – 10h (bò) trứng có thể rụng, ở trâu biến động từ 3 đến 38h Các biểu hiện động dục ở trâu không mạnh bằng ở bò khoảng 80% trâu động dục thầm lặng khó phát hiện. *Xác định thời điểm phối giống thích hợp Để xác định chính xác thời điểm phối tinh thích hợp cần quan sát và theo dõi kỹ khi trâu, bò cái động dục. Thời điểm phối giống thích hợp là khi trâu bò có phản xạ chịu phối, phối tinh vào khoảng thời gian từ giữa giai đoạn chịu đực đến 6 giờ sau khi kết thúc chịu đực, để quá thời điểm này là muộn và không thu được tỷ lệ thụ thai cao. Trong thực tế sản xuất, việc theo dõi như trên không dễ dàng, vì vậy người ta thường áp dụng một quy tắc Sáng- Chiều: quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần trong một ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào chiều tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau. Có thể tiến hành phối tinh lặp lại 12 giờ sau lần phối thứ nhất. 2. Chăm sóc trâu, bò cái mang thai. 2.1. Vệ sinh chuồng trại. Chuồng trại cho trâu bò cái mạng thai cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè. Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi đến khu vực xung quang, thu dọn phân, 31 chất thải để xử lý, bổ sung chất độn chuồng lúc sắp đẻ và khi nuôi bê nghé, lưu ý không làm trâu bò sợ hãi. Khu vực chuồng trại được quét vôi và phun thuốc phòng các bệnh ký sinh trùng và hóa chất để tẩy uế khu vực chuồng trại. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi phân, nước tiểu để không bị ô nhiễm môi trường. Trước khi đẻ 7 ngày cần chuyển trâu, bò cái sang chuồng đẻ đã được tiêu độc (dùng nước vôi 20%). 2.2. Vệ sinh thân thể. Thực hiện chăm sóc thông qua các công việc tắm chải là công việc rất cần thiết với trâu, bò cái thời kỳ mang thai Thông qua tắm chải có tác dụng vệ sinh toàn bộ cơ thể, phòng và chống được các bệnh ngoài da, tắm nắng có tác dụng tăng cường tổng hợp vitamin D, điều hòa hấp thu canxi và phospho trong cơ thể, phòng chống các bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ Trâu bò sinh sản phải được chải thường xuyên, chải làm cho lông mượt, da sạch, loại trừ ve, rận, ký sinh, tăng cường hệ tuần hoàn của máu. Trước khi vào chuồng đẻ trâu, bò cần được tắm chải sạch sẽ. 2.3. Đỡ đẻ cho trâu, bò. * Nhận biết biểu hiện trước khi đẻ ở trâu, bò Khi gần đến ngày đẻ biểu hiện rõ nhất là bụng sệ xuống, kèm theo có biểu hiện sụt mông. Âm hộ sưng và có niêm dịch chảy ra. Bầu vú căng, con cao sản có thể có sữa đầu chảy ra, đuôi thường cong lên. Trâu,bò hay có hiện tượng tìm chỗ rộng rãi hay chỗ kín đáo để đứng nhằm tránh những con khác. Bò có hiện tượng đứng nằm không yên, kèm theo phạn xạ rặn đẻ, càng gần lúc đẻ thì tần số rặn càng tăng, con vật hay đi tiểu vặt, lưng luôn luôn cong ở tư thế rặn. Quá trình rặn đẻ có thể kéo dài 30 phút đến 1 giờ, thường sau khi vỡ ối thì thai được đẩy ra. *Thực hiện việc đỡ đẻ cho trâu, bò Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, buồng đẻ và cũi bê nghé. Dùng cỏ khô sạch lót nền dày 3-5 cm. Để trâu bò ở ngoài, dùng nước sạch pha thuốc tím 0,1% rửa sạch toàn bộ phần thân sau của trâu, bò. Sau đó lau khô và sát trùng bằng dung dịch crezin 1%. Dùng bông cồn sát trùng bộ phận sinh dục bên ngoài. Sau đó cho trâu, bò vào buồng đẻ đã có chuẩn bị sẵn, có cỏ và nước uống đây đủ. Khi trâu, bò đẻ cần để bò yên tĩnh, tránh người và bò khác qua lại. Khi trâu, bò cái bắt đầu rặn đẻ người đỡ đẻ có thể cho tay vào đường sinh dục kiểm tra chiều hướng tư thế của thai. 32 Thai trong tư thế bình thường thì để cho gia súc mẹ tự đẻ. Nếu thai trong tư thế không bình thường thì nên sửa sớm như đẩy thai, xoay thai về tư thế chiều hướng bình thường để cho gia súc mẹ sinh đẻ được dễ dàng hơn. Khi môi đầu thai đã lọt ra ngoài mép âm môn mà còn bị phủ màng ối thì phải xé rách màng ối và lau sạch nước nhờn dính ở mũi thai để cho thai dễ thở. Ngay sau khi bê, nghé vừa đẻ ra, nhanh chóng dùng tay móc sạch nhớt ở miệng và hai lỗ mũi để tránh cho bê ngạt thở. Dùng rơm hay bao tải sạch lau qua nhớt bẩn. Bóc móng cho bê, nghé. Nếu thấy bê có triệu chứng bị ngạt thở thì phải làm hô hấp nhân tạo cho bê, nghé. Để cho con mẹ liếm sạch bê con. Trường hợp trâu, bò mẹ liếm chưa sạch hoặc không liếm thì dùng khăn lau sạch. Cho bê, nghé bú trực tiếp sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt, chậm nhất là 1 giờ sau khi đẻ. Nếu bê không tự bú được mới vắt sữa đầu cho bú bằng bình có núm vú cao su. Trường hợp trâu, bò mẹ không cho sữa đầu thì cho bê sơ sinh uống sữa đầu nhân tạo hay uống sữa đầu của con mẹ khác mới đẻ gần đó nhất. Trước khi cắt dây rốn, phải vuốt sạch máu ở dây rốn cho về phía bụng bê con. Sát trùng dây rốn cẩn thận bằng dung dịch cồn i-ốt 5%. Dùng kéo đã sát trùng cắt rốn cách thành bụng chừng 8-10cm và sát trùng chỗ cắt rốn bằng cồn i- ốt 5%. Trâu, bò mẹ sau khi đẻ do mất nhiều nước nên phải cho uống nước muối hay chính nước ối của nó. Hai ba giờ sau cho ăn cháo loãng. Rửa sạch phần thân sau của bò mẹ bằng nước sạch có pha thuốc tím 0,1% hay dùng crezin 1%. Kiểm tra sữa đầu, nếu sữa tốt thì cho bê bú. Thường sau khi đẻ 4-6 giờ thì nhau thai ra hết. Nếu quá 12 giờ mà nhau không ra thì phải can thiệp. Trong vòng 2 - 5 ngày sau khi đẻ cần theo dõi tình hình sức khoẻ để phát hiện các tai biến và các biện pháp can thiệp kịp thời. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Trình bày kỹ thuật chăm sóc trâu bò cái giai đoạn chờ phối 2. Nêu kỹ thuật và tác dụng của vận động và tắm chải cho trâu bò sinh sản 3. Trình bày nội dung công việc vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường trong công tác chăm sóc trâu bò cái sinh sản 33 4. Trình bày kỹ thuật phát hiện động dục và cách xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp cho trâu bò cái 5. Trình bày biểu hiện sắp đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ cho trâu bò * Bài tập thực hành Chăm sóc trâu bò cái sinh sản Mục tiêu: Giới thiệu cho học viên nắm bắt được kỹ thuật cơ bản các khâu chăm sóc trâu bò cái sinh sản Nội dung thực hành Thời gian Phương pháp và cách thức tổ chức Mở đầu 30 phút Giới thiệu chung Mục tiêu, yêu cầu bài thực hành Giới thiệu nội dung bài giảng 30 phút Phổ biến nội dung ngắn gọn Vận động cho trâu bò cái sinh sản 120 phút - Xem băng hình - Thực hiện tại trại chăn nuôi Tắm và chải cho trâu bò cái sinh sản 120 phút - Xem băng hình - Thực hiện tại trại chăn nuôi Phát hiện động dục ở trâu bò cái sinh sản 180 phút - Chia lớp thành từng nhóm 5-7 người - Các nhóm triển khai nội dung thực hành và báo cáo kết quả Đỡ đẻ cho trâu bò 180 phút - Xem băng hình - Chia lớp thành từng nhóm 5-7 người - Các nhóm triển khai nội dung thực tập và báo cáo kết quả Tổng kết bài thực hành 60 phút - Các nhóm trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét bổ sung và tổng kết bài thực hành - Đánh giá cho điểm bài thực hành cho từng học viên Bảng đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận động cho trâu bò cái sinh sản Vấn đáp, tự luận Tắm và chải cho trâu bò cái sinh sản Tự luận 34 Phát hiện động dục ở trâu bò cái sinh sản Vấn đáp Đỡ đẻ cho trâu bò Vấn đáp, tự luận C. Ghi nhớ Thực hiện đồng bộ các khâu chăm sóc như công tác vệ sinh, vận động, tắm chải, phát hiện động dục và đỡ đẻ đúng kỹ thuật có tác dụng nâng cao năng suất sinh sản và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi trâu bò cái sinh sản HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I - VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN Nuôi trâu bò cái sinh sản là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu, bò. Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về xác định điều kiện chăn nuôi, công tác giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò sinh sản II - MỤC TIÊU Học xong mô đun này người học có khả năng: Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản Thực hiện được việc xác định điều kiện, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, an toàn và vệ sinh môi trường III - NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Đia điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 02-01 Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản Tích hợp Phòng học /Cơ sở chăn nuôi 16 4 12 MĐ 02-02 Xác định giống trâu, bò cái sinh sản Tích hợp Phòng học /Cơ sở chăn nuôi 18 4 13 1 MĐ 02-03 Xác định thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản Tích hợp Phòng học /Cơ sở chăn nuôi 18 4 13 1 MĐ 02-04 Nuôi dưỡng trâu, bò Tích Phòng học 16 4 11 1 35 cái sinh sản hợp /Cơ sở chăn nuôi MĐ 02-04 Chăn sóc trâu, bò cái sinh sản Tích hợp Phòng học /Cơ sở chăn nuôi 24 8 15 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 96 24 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Vật liệu:Tiêu bản các giống trâu, bò cái sinh sản, chuồng nuôi, thức ăn - Dụng cụ, phương tiện dạy học: máy vi tính, đèn chiếu qua đầu - Giáo trình, bài giảng, giáo án - Băng hình về tiêu bản các giống trâu, bò cái, chuồng nuôi, thức ăn - Trang thiết bị bảo hộ lao động - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận hoặc vấn đáp khi hết mô đun - Bài thu hoạch thực tập, thực hành - Thi hết mô đun: viết hoặc vấn đáp 2. Nội dung đánh giá - Trình bày nội dung về các giống trâu, bò cái, chuồng nuôi, thức ăn - Thực hiện được việc chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề - Ứng dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tế khi thực hiện nuôi trâu, bò cái sinh sản 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học - Giảng lý thuyết trên lớp 36 - Hướng dẫn thực hành về xác định các giống, thức ăn, chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản - Chiếu video về các giống trâu, bò và nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản - Tổ chức cho người học thảo luận nhóm về nội dung đã được học 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý Nội dung về nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản. 4. Tài liệu cần tham khảo - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò - Đại học Nông lâm Huế - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Giáo trình giải phẫu - sinh lý gia súc - Trường Cao đẳng Nông Lâm - Giáo trình chăn nuôi trâu bò-Trường Trung học kỹ thuật nông nghiệp TW - Giáo trình thức ăn chăn nuôi – ĐHNN - Hà Nội - Cẩm nang chăn nuôi trâu, bò sinh sản – Nhà xuất bản Nông Nghiệp - Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu – NXB lao động - năm 2009 37 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thư ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng khoa Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Danh Phương - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Phùng Quốc Quảng - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_chan_nuoi_trau_bo_cai_sinh_san_ma_de_md_02.pdf