Giáo trình mô đun Điện cơ bản - Nghề: Điện tử công nghiệp
Tóm tắt Giáo trình mô đun Điện cơ bản - Nghề: Điện tử công nghiệp: ...ớn. Tức là ta có thể dùng công tắc tơ để đóng cắt phụ tải ba pha thay cho cầu dao hoặc áp tô mát mà việc đóng cắt rất nhẹ nhàng, đơn giản. Đây chính là ưu điểm nổi bật của công tắc tơ. C. Các thông số kỹ thuật của công tắc tơ. Khi chọn công tắc tơ cần chú ý các thông số kỹ thuật sau: - Dòng diện ...ng phòng thí nghiệm hay ngay tại chỗ đặt rơ le. Việc thử, kiểm tra và kiểm nghiệm ở phòng thí nghiệm được thực hiện trước khi đưa vào vận hành và sau một thời gian vận hành nhất định. Kiểm nghiệm rơ le ở phòng thí nghiệm có ưu điểm cho phép xác định tất cả các đặc tính của nó nhờ sử dụng một số thiế...liệu không nhiễm từ nên không thể tạo ra dòng điện Foucault. Đáy nồi phải bằng, không dùng các loại nồi, chảo đáy nhọn. - Mặc dù khi nấu mặt bếp không nóng nhiều nhưng không để dao, dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Những đồ vật này sẽ nóng lên rất nhanh. - Chú ý không đ...
ụ cụ thể về đặc tính thời gian làm việc hình bậc thang có 3 cấp của bảo vệ khoảng cách (hình 5.17). Hình 5.17 Bảo vệ khoảng cách trong mạng hở có nguồn cung cấp từ 2 phía a) Sơ đồ mạng được được bảo vệ b) Đặc tính thời gian nhiều cấp Khi xảy ra ngắn mạch ở điểm N, các bảo vệ 3 và 4 của đường dây hư hỏng BC ở gần điểm ngắn mạch nhất (có khoảng cách l3 và l4) sẽ tác động với thời gian bé nhất tI. Các bảo vệ 1 và 6 cũng khởi động nhưng chúng ở xa điểm ngắn mạch hơn (l1 > l3 và l6 > l4) nên chúng chỉ có thể tác động như là một bảo vệ dự trữ trong trường hợp đoạn BC không được cắt ra bởi các bảo vệ 3 và 4. Các bảo vệ 2 và 5 cũng cách điểm ngắn mạch một khoảng l3 và l4 (giống như bảo vệ 3 và 4), muốn chúng không tác động thì các bảo vệ này cũng như tất cả các bảo vệ khác phải có tính định hướng, bảo vệ chỉ tác động khi hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp về phía đường dây được bảo vệ. Tính định hướng tác động của bảo vệ được đảm bảo nhờ bộ phận định hướng công suất riêng biệt hoặc là nhờ một bộ phận chung vừa xác định khoảng cách đến điểm ngắn mạch vừa xác định hướng của dòng công suất ngắn mạch. * Sơ đồ bảo vệ khoảng cách: Trong trường hợp chung, bảo vệ khoảng cách có các bộ phận chính như sau: - Bộ phận khởi động: có nhiệm vụ: Khởi động bảo vệ vào thời điểm phát sinh hư hỏng. Kết hợp với các bộ phận khác làm bậc bảo vệ cuối cùng. Bộ phận khởi động thường được thực hiện nhờ rơle dòng cực đại hoặc rơle tổng trở cực tiểu. - Bộ phận khoảng cách: đo khoảng cách từ chổ nối bảo vệ đến điểm hư hỏng, thực hiện bằng rơle tổng trở. - Bộ phận tạo thời gian: tạo thời gian làm việc tương ứng với khoảng cách đến điểm hư hỏng, được thực hiện bằng một số rơle thời gian khi bảo vệ có đặc tính thời gian nhiều cấp. - Bộ phận định hướng công suất: để ngăn ngừa bảo vệ tác động khi hướng công suất ngắn mạch từ đường dây được bảo vệ đi vào thanh góp của trạm, được thực hiện bằng rơle định hướng công suất riêng biệt hoặc kết hợp trong bộ phận khởi động và khoảng cách, nếu các bộ phận này thực hiện bằng rơle tổng trở có hướng. Trên hình 5.18 là sơ đồ nguyên lí một pha của bảo vệ khoảng cách có đặc tính thời gian nhiều cấp, có bộ phận khởi động dòng điện, không có các phần tử nào thực hiện chung nhiệm vụ của một số bộ phận. Bộ phận khởi động dùng rơle dòng 3RI, bộ phận định hướng công suất - 4RW, bộ phận khoảng cách - cấp I: 5RZ, cấp II: 6RZ, và bộ phận tạo thời gian - cấp I: 8RGT, cấp II: 10RT, cấp III: 7RT. Khi ngắn mạch trong vùng bảo vệ, 3RI và 4RW sẽ khởi động và khép tiếp điểm của chúng, cực (+) của nguồn thao tác được đưa đến tiếp điểm của 5RZ, 6RZ và đến cuộn dây của 7RT. Hình 5.18 Sơ đồ nguyên lí 1 pha của bảo vệ khoảng cách Nếu ngắn mạch xảy ra trong phạm vi vùng I, các rơle 5RZ, 8RGT sẽ khởi động và qua rơle 9Th sẽ đưa xung đi cắt 1MC với thời gian tI. Nếu xảy ra hư hỏng ở xa hơn trong vùng II, rơle 5RZ không khởi động, các rơle 6RZ và 10RT tạo thời gian tII của cấp thứ II sẽ khởi động và cho xung đi cắt 1MC qua rơle 11Th. Khi ngắn mạch xa hơn nữa trong vùng III, các rơle 5RZ và 6RZ sẽ không khởi động, 1MC bị cắt với thời gian tIII tạo nên bởi 7RT qua 12Th. Như vậy, trong sơ đồ đang xét bộ phận khoảng cách không kiểm soát vùng III và khi ngắn mạch trong vùng đó bảo vệ (theo hình 5.18) sẽ làm việc như là một bảo vệ dòng cực đại có hướng. 3.5 Bảo vệ so lệch * Nguyên tắc thực hiện Theo định luật Kirchoff, tổng vectơ của tất cả dòng điện đi ra và vào các nhánh của đối tượng bảo vệ bằng không, ngoại trừ có trường hợp ngắn mạch ở bên trong đối tượng bảo vệ. Do đó, nếu tất cả thứ cấp của máy biến dòng các nhánh của đối tượng bảo vệ được ghép song song với nhau với một rơle dòng điện thì sẽ không có dòng điện chạy trong rơle trừ khi có ngắn mạch bên trong đối tượng bảo vệ. Bảo vệ dòng so lệch là loại bảo vệ dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ. Hình 5.19 Sơ đồ nguyên lí 1 pha của bảo vệ dòng so lệch Các máy biến dòng BI được đặt ở hai đầu phần tử được bảo vệ và có tỷ số biến đổi nI như nhau (hình 5.19). Quy ước hướng dương của tất cả các dòng điện theo chiều mũi tên như trên sơ đồ hình 5.19 ta có : Dòng vào rơle bằng hiệu hình học dòng điện của hai BI, chính vì vậy bảo vệ có tên gọi là bảo vệ dòng so lệch. Trong tình trạng làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngoài (ở điểm N’): Trường hợp lí tưởng (các BI không có sai số, bỏ qua dòng dung và dòng rò của đường dây được bảo vệ) thì: và bảo vệ sẽ không tác động. Khi ngắn mạch trong (ở điểm N”): dòng IIS và IIIS khác nhau cả trị số và góc pha. Khi hướng dòng quy ước như trên thì dòng ở chỗ hư hỏng là: Nếu dòng IR vào rơle lớn hơn dòng khởi động IKĐR của rơle, thì rơle khởi động và cắt phần tử bị hư hỏng. Khi nguồn cung cấp là từ một phía (IIIS = 0), lúc đó chỉ có dòng IIT, dòng IR = IIT và bảo vệ cũng sẽ khởi động nếu IR > IKĐR. Như vậy theo nguyên tắc tác động thì bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối và để đảm bảo tính chọn lọc không cần phối hợp về thời gian. Vùng tác động của bảo vệ được giới hạn giữa hai BI đặt ở 2 đầu phần tử được bảo vệ. * Bảo vệ so lệch ngang có hướng: Nguyên tắc tác động bảo vệ so lệch ngang dựa vào việc so sánh dòng trên 2 đường dây song song, trong chế độ làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngoài các dòng này có trị số bằng nhau và cùng hướng, còn khi phát sinh hư hỏng trên một đường dây thì chúng sẽ khác nhau. Bảo vệ được dùng cho 2 đường dây song song nối vào thanh góp qua máy cắt riêng. Khi hư hỏng trên một đường dây, bảo vệ cần phải cắt chỉ đường dây đó và giữ nguyên đường dây không hư hỏng lại làm việc. Muốn vậy bảo vệ phải được đặt ở cả 2 đầu đường dây và có thêm bộ phận định hướng công suất để xác định đường dây bị hư hỏng. Hình 5.20 Bảo vệ so lệch ngang có hướng dùng cho 2 đường dây song song Sơ đồ nguyên lí 1 pha của bảo vệ trên hình 5.20. Các máy biến dòng đặt trên 2 đường dây có tỷ số biến đổi nI như nhau, cuộn thứ của chúng nối với nhau thế nào để nhận được hiệu các dòng pha cùng tên. Rơle dòng 5RI làm nhiệm vụ của bộ phận khởi động, rơle 6RW tác động 2 phía là bộ phận định hướng công suất. Khi chiều dòng điện quy ước như trên hình 5.20, ta có dòng đưa vào các rơle này là IR = IIT - IIIT . Áp đưa vào 6RW được lấy từ BU nối vào thanh góp trạm. Rơle 6RW sẽ tác động đi cắt đường dây có công suất ngắn mạch hướng từ thanh góp vào đường dây và khi ở cả 2 đường dây đều có công suất ngắn mạch hướng từ thanh góp vào đường dây thì 6RW sẽ tác động về phía đường dây có công suất lớn hơn. Trong chế độ làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngoài, dòng IIT , IIIT bằng nhau và trùng pha. Dòng vào rơle IR = IIT - IIIT gần bằng 0 (IR = IKCB), nhỏ hơn dòng khởi động IKĐR của bộ phận khởi động 5RI và bảo vệ sẽ không tác động. Khi ngắn mạch trên đường dây I ở điểm N’ (hình 5.20), dòng II > III . Về phía trạm A có IR = IIT - IIIT ; còn phía trạm B có IR = 2IIIT. Rơle 5RI ở cả 2 phía đều khởi động. Công suất ngắn mạch trên đường dây I phía A lớn hơn trên đường dây II; do vậy 6’RW khởi động về phía đường dây I và bảo vệ cắt máy cắt 1’MC. Về phía trạm B, công suất ngắn mạch trên đường dây I có dấu dương (hướng từ thanh góp vào đường dây), còn trên đường dây II - âm. Do đó 6”RW cũng khởi động về phía đường dây I và cắt máy cắt 1”MC. Như vậy bảo vệ đảm bảo cắt 2 phía của đường dây hư hỏng I. Khi ngắn mạch trên đường dây ở gần thanh góp (điểm N”), dòng vào rơle phía trạm B là IR ≈ 0 và lúc đầu nó không khởi động. Tuy nhiên bảo vệ phía trạm A tác động do dòng vào rơle khá lớn. Sau khi cắt máy cắt 2’MC, phân bố dòng trên đường dây có thay đổi và chỉ đến lúc này bảo vệ phía trạm B mới tác động cắt 2”MC. Hiện tượng khởi động không đồng thời vừa nêu là không mong muốn vì làm tăng thời gian loại trừ hư hỏng ra khỏi mạng điện. Nguồn thao tác được đưa vào bảo vệ qua các tiếp điểm phụ của 1MC và 2MC. Khi cắt một máy cắt thì tiếp điểm phụ của nó mở và tách bảo vệ ra. Cần thực hiện như vậy vì 2 lí do sau: - Sau khi cắt 1 đường dây bảo vệ trở thành bảo vệ dòng cực đại không thời gian. Nếu không tách bảo vệ ra, nó có thể cắt không đúng đường dây còn lại khi xảy ra ngắn mạch ngoài. - Bảo vệ có thể cắt đường dây bị hư hỏng không đồng thời. Khi ngắn mạch tại điểm N”, máy cắt 2’MC cắt trước, sau đó toàn bộ dòng hư hỏng sẽ đi đến chỗ ngắn mạch qua đường dây I. Nếu không tách bảo vệ phía trạm A ra, nó có thể cắt không đúng 1’MC của đường dây I không hư hỏng. 3.6 Giới thiệu Rơle số SEL 311L 3.6.1. Giới thiệu tổng quát - Chức năng Relay SEL 311L là loại Relay bảo vệ có các chức năng sau : Bảo vệ so lệch (87L). Bảo vệ khoảng cách (21). Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất tức thời (50/50N). Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có thời gian (51/51N). Bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng (67/67N). Bảo vệ sa thải phụ tải theo tần số (81). Hòa đồng bộ (25). Tự động đóng lại (79). Quá điện áp (59). Kém áp (27). Chức năng giám sát mạch Trip (74). Chức năng bậc vượt cấp 50BF. - Đặc điểm : Bao gồm 5 relay so lệch như: so lệch pha A, B, C, thứ tự nghịch và chạm đất. Bảo vệ thứ tự nghịch và chạm đất dùng để bảo vệ không cân bằng. Bảo vệ khoảng cách với 3 vùng (Zone). Bảo vệ quá dòng 3 pha với đặc tuyến thời gian xác định hoặc phụ thuộc. Bảo vệ quá dòng 3 pha với chức năng tức thời hoặc có thời gian xác định. Bảo vệ quá dòng chạm đất với đặc tuyến thời gian xác định hoặc phụ thuộc. Bảo vệ quá dòng chạm 3 pha với chức năng tức thời hoặc có thời gian xác định. Chức năng bảo vệ vượt cấp 50BF. Có thể đọc được trên màn hình các thông số vận hành, thông số cài đặt, các thông số sự cố. Bộ nhớ lưu được 23 sự cố. Dễ dàng lực chọn các sơ đồ bảo vệ cho các ứng dụng khác nhau của Relay. Có thể kiểm tra các lỗi bên trong Relay như: nguồn 5V, 12V, bộ nhớ ROM, RAM Có thể đọc và sữa các giá trị cài đặt trong Relay bằng các nút nhấn ở phía trước mặt relay hoặc bằng máy vi tính (tại cổng PORT trên Relay hoặc trong phòng điều khiển thông qua máy ENGINEERS ). Có thể cài đặt 6 mức tần số cho chức năng 81. Bao gồm có 6 Gourp tùy theo người sử dụng. - Cấu tạo: Hình 5.21 Mặt trước của Rơle số SEL 311L Mặt trước của Relay bao gồm các nút nhấn dùng để RESET tín hiệu cũng như xem các thông số vận hành, xem các giá trị cài đặt, các giá trị sự cố Các đèn LED dùng để hiển thị các chức năng của sự cố. Mặt sau của Relay bao gồm các hàng kẹp đấu dây và các PORT giao tiếp với máy vi tính. - Thông số kỹ thuật : Dòng định mức đặt vào Relay: In = 1A. (hoặc In = 5A) Điện áp cấp cho Relay: U = 85 – 350 Vdc 85 – 264 Vac Công suất: < 25W Tần số : 50/60Hz Nhiệt độ làm việc cho phép : -40oF ¸ 185oF -40oC ¸ 85oC Hình 5.22 Mặt sau của Rơle số SEL 311L Bảng 5.1. Bảng ký hiệu các chân đấu nối của Rơle số SEL 311L Ký hiệu Hàng kẹp Diễn giải OUT 101 – 107 A01 – A14 Các tín hiệu ngõ ra của Relay IN 101 – 106 A17 – A28 Các tín hiệu ngõ vào của Relay OUT 201 – 206 B01 – B16 Các tín hiệu ngõ ra của Relay ALARM A15 – A16 Tín hiệu báo động IA Z01 – Z02 Dòng điện nhị thứ đặt vào pha A IB Z03 – Z04 Dòng điện nhị thứ đặt vào pha B IC Z05 – Z06 Dòng điện nhị thứ đặt vào pha C IP Z07 – Z08 Dòng điện trung tính đặt vào Relay VA Z09 Điện áp nhị thứ đặt vào pha A VB Z10 Điện áp nhị thứ đặt vào pha B VC Z11 Điện áp nhị thứ đặt vào pha C VN Z12 Điện áp trung tính đặt vào Relay VS Z13 Điện áp nhị thứ phía đường dây đặt vào Relay ( pha B ) NS Z14 Điện áp nhị thứ trung tính phía đường dây đặt vào Relay POWER Z25 – Z26 Nguồn DC cấp cho Relay TX Kênh truyền cáp quang ( truyền tín hiệu ) RX Kênh truyền cáp quang ( nhận tín hiệu ) IRIG-B Đồng bộ thời gian PORT 1,2,3 Các cổng giao tiếp 3.6.2. Hướng dẫn sử dụng - Ý nghĩa các LED phía trước mặt Relay Bảng 5.2 Ý nghĩa các LED phía trước mặt Relay Số LED Nhãn LED Giải thích 1 EN Relay sẵn sàng làm việc 2 TRIP Tín hiệu MC đã bật 3 TIME Thời gian ( chức năng 51 ) 4 COMM Thông tin 5 87 Bảo vệ so lệch tác động 6 50/51 Chức năng bảo vệ quá dòng tức thời / có thời gian 7 RS Tự đóng lại ( 79 ) sẵn sàng làm việc 8 LO Khóa chức năng tự đóng lại ( 79 ) 9 A Sự cố pha A 10 B Sự cố pha B 11 C Sự cố pha C 12 G Sự cố chạm đất ( IG = IA + IB + IC ) 13 Zone 1 Khoảng cách vùng 1 14 Zone 2 Khoảng cách vùng 2 15 Zone 3 Khoảng cách vùng 3 16 74-1 Mạch Trip bị hỏng 17 87CH Lỗi kênh truyền Khi cấp nguồn cho Relay thì đèn xanh EN sẽ sáng liên tục dùng để báo là Relay đã sẵng sàn làm việc. Khi Relay tác động: Đèn LED TRIP sẽ sáng và tùy theo sự cố mà các đèn LED sẽ sáng lên để chỉ chức năng bảo vệ nào đó tác động cũng như báo pha sự cố. - Ý nghĩa của các nút nhấn trên mặt trước Relay: Bảng 5.3 Ý nghĩa của các nút nhấn trên mặt trước Relay Nút nhấn Chức năng TARGET RESET/LAMP TEST Reset tín hiệu và thử đèn METER Đo lường EVENTS Xem giá trị sự cố STATUS Xem các trạng thái và thông số kỹ thuật của Relay OTHER Xem hoặc Reset dữ liệu màn hình Xem hoặc thay đổi ngày – giờ Xem các giá trị Logic của Relay Xem số lần hoạt động của tự đóng lại (79) Xem và Reset dòng Trip và độ hao mòn tiếp điểm SET Cài đặt các giá trị CNTRL Điều khiển đóng/mở MC tại Relay GROUP Xem hoặc thay đổi Group hoạt động Mỗi nút nhấn bao gồm có 2 chức năng: chức năng chính (hiển thị ở phía trên) và chức năng phụ (hiển thị ở phía dưới) TARGET RESET LAMP TEST METER CANCEL EVENTS SELECT STATUS OTHER SET CNTRL GROUP EXIT Chức năng phụ Chức năng chính Hình 5.23 Các phím chức năng của Rơ le số SEL311L Chức năng chính có tác dụng khi nhấn nút đó lần đầu tiên, sau đó các nút nhấn này sẽ được trở về chức năng phụ. (Vd : khi ta nhấn nút METER lần đầu tiên thì chức năng đo lường sẽ được chọn, sau đó ta nhấn các nút / (left/right) và / (up/down) để di chuyển để chọn thông số cần xem). Chức năng chính sẽ được hoạt động trở lại khi chức năng chính này thoát ra khỏi Menu METER bằng cách nhấn nút EXIT/CANCEL. - Ý nghĩa của các thông số : Thông số Ý nghĩa IAL Dòng điện line pha A IBL Dòng điện line pha B ICL Dòng điện line pha C 3I0L Dòng điện thứ tự không line 3I2L Dòng điện thứ tự ngược line I1L Dòng điện thứ tự thuận line IAX Dòng điện pha A kênh truyền tín hiệu X IBX Dòng điện pha B kênh truyền tín hiệu X ICX Dòng điện pha C kênh truyền tín hiệu X 3I0X Dòng điện thứ tự không kênh truyền tín hiệu X 3I2X Dòng điện thứ tự ngược kênh truyền tín hiệu X I1X Dòng điện thứ tự thuận kênh truyền tín hiệu X SIA Tổng dòng điện pha A SIB Tổng dòng điện pha B SIC Tổng dòng điện pha C S3I0 Tổng dòng điện thứ tự không S3I2 Tổng dòng điện thứ tự ngược SI1 Tổng dòng điện thứ tự thuận aIA Góc pha dòng điện pha A aIB Góc pha dòng điện pha B aIC Góc pha dòng điện pha C a3I0 Góc pha dòng điện thứ tự không a3I2 Góc pha dòng điện thứ tự ngược aI1 Góc pha dòng điện thứ tự thuận IA Dòng điện pha A IB Dòng điện pha B IC Dòng điện pha C IP Dòng điện trung tính IG Dòng điện trung tính ( IG = IA + IB + IC ) I1 Dòng điện thứ tự thuận 3I2 Dòng điện thứ tự nghịch 3I0 Dòng điện thứ tự không VA Điện áp pha A VB Điện áp pha B VC Điện áp pha C V1 Điện áp thứ tự thuận V2 Điện áp thứ tự nghịch 3V0 Điện áp thứ tự không MW A Công suất tác dụng pha A MW B Công suất tác dụng pha B MW C Công suất tác dụng pha C MW 3P Tổng công suất tác dụng 3 pha MVAR A Công suất phản kháng pha A MVAR B Công suất phản kháng pha B MVAR C Công suất phản kháng pha C MVAR 3P Tổng công suất phản kháng 3 pha PF A Hệ số công suất pha A PF B Hệ số công suất pha B PF C Hệ số công suất pha C PF 3P Hệ số công suất 3 pha 3.6.3 Hướng dẫn truy suất Relay : 1 . Truy suất các thông số đo lường : Bước 1 : Nhấn nút METER trên mặt trước Relay. TARGET RESET LAMP TEST METER CANCEL EVENTS SELECT STATUS OTHER SET CNTRL GROUP EXIT Nhấn nút METER Þ Trên màn hình Relay sẽ xuất hiện : INST ENERGY MAX/MIN DEMAND Bước 2 : Di chuyển điểm nháy đến thông số cần xem bằng các phím mũi tên / hoặc /. Bước 3 : Nhấn nút chọn SELECT. Bước 4 : Nhấn các phím mũi tên / hoặc / để xem. Bước 5 : Nếu muốn thoát ra khỏi thì ta nhấn nút CANCEL hoặc EXIT. 2 . Truy suất các sự cố : Bước 1 : Nhấn nút EVENTS trên mặt trước Relay. Þ Trên màn hình Relay sẽ xuất hiện : Ngày xảy ra sự cố Số lần sự cố Giờ xảy ra sự cố DATE : mm/dd/yy 1 TIME : hh/mm/ss Bước 2 : Nhấn nút / để chọn sự cố muốn xem. Bước 3 : Nhấn nút / để xem các giá trị sự cố. Bước 4 : Nếu muốn thoát ra khỏi thì ta nhấn nút CANCEL hoặc EXIT. - Ý nghĩa các thông số sự cố : Tín hiệu Ý nghĩa EVENT Chỉ pha sự cố ( Nếu không có chữ T phía sau thì chỉ là giá trị khởi động ) Vd: AGT ( Sự cố pha A chạm đất ) LOCATION Khoảng cách sự cố A Giá trị dòng sự cố pha A B Giá trị dòng sự cố pha B C Giá trị dòng sự cố pha C N Giá trị dòng sự cố trung tính G Giá trị dòng sự cố trung tính ( IG = IA + IB + IC ) 3I2 Giá trị dòng thứ tự nghịch FREQ Giá trị tần số GROUP Nhóm tác động SHOT Chức năng F79 làm việc TARGETS Chức năng bảo vệ tác động 3. Xem các trạng thái của Relay: Bước 1 : Nhấn nút STATUS trên mặt trước Relay. Bước 2 : Nhấn các phím mũi tên / hoặc / để xem. Bước 3 : Nếu muốn thoát ra khỏi thì ta nhấn nút CANCEL hoặc EXIT. 4 . Xem hoặc cài đặt các giá trị : Bước 1 : Nhấn nút SET trên mặt trước Relay. Þ Trên màn hình Relay sẽ xuất hiện : GROUP GLOBAL PORT PASS Bước 2 : Di chuyển điểm nháy đến GROUP bằng các phím mũi tên / hoặc /. Bước 3 : Nhấn nút chọn SELECT. Þ Trên màn hình Relay sẽ xuất hiện : GROUP 1 2 3 4 5 6 Bước 4 : Di chuyển điểm nháy đến nhóm muốn xem/cài đặt bằng các phím mũi tên / Bước 5 : Nhấn nút chọn SELECT. Þ Trên màn hình Relay sẽ xuất hiện : GROUP 1 SET SHOW Bước 6 : Di chuyển điểm nháy đến SET ( cài đặt ) hoặc SHOW ( xem ) bằng các phím mũi tên /. Bước 7 : Nhấn nút chọn SELECT. Bước 8 : Nhấn các phím mũi tên / hoặc / để xem/cài đặt các giá trị. Bước 9 : Nếu muốn thoát ra khỏi thì ta nhấn nút CANCEL hoặc EXIT. Lưu ý : Nếu muốn thay đổi giá trị cài đặt thì ta phải nhập Password. 5 . Xem hoặc thay đổi nhóm vận hành: Bước 1 : Nhấn nút GROUP trên mặt trước Relay. Active Group 1 CHANGE EXIT Þ Trên màn hình Relay sẽ xuất hiện : Bước 2 : Di chuyển điểm nháy đến CHANGE (thay đổi) hoặc EXIT (thoát ra ngoài mà không thay đổi) bằng các phím mũi tên /. Bước 3 : Nhấn nút chọn SELECT. Lưu ý: Nếu muốn thay đổi nhóm vận hành thì ta phải nhập Password. Câu hỏi bài 5: 1. Nêu cấu trúc của Rơ le số? 2. Hãy nêu các chức năng bảo vệ của Rơ le số? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Nội dung + Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơ le số. + Kỹ năng: - Lắp đặt được mạch bảo vệ dùng rơ le số. - Sử dụng thành thạo các loại máy đo thông dụng để đo kiểm, xác định lỗi và sửa chữa các loại rơ le số + Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn cho người và thiết bị Phương pháp đánh giá + Kiến thức: Đánh giá bằng bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm + Kỹ năng: - Lắp đặt mạch điện dùng rơ le số SEL311L: bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ dòng điện có hướng, bảo vệ dòng điện chống chạm đất, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ khoảng cách. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Xuân Phú – Tô Đằng Khí cụ điện - Lý thuyết - Kết cấu - Tính toán, lựa chọn, sử dụng. NXB. Khoa học và kỹ thuật – 2001 Nguyễn Xuân Phú – Tô Đằng Khí cụ điện - Kết cấu - Sử dụng - Sửa chữa. NXB. Khoa học và kỹ thuật – 2007 PGS. TS. Đào Hoa Việt (chủ biên) – ThS. Vũ Hữu Thích – ThS. Vũ Đức Thoan – KS. Đỗ Duy Hợp Giáo trình điện công nghiệp. NXB. Bộ Xây dựng Giáo trình thực hành điện công nghiệp. NXB. Bộ Xây dựng Bảo vệ Rơ le và tự động hóa trong hệ thống điện – PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt. Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh- 2007 Sử dụng và sửa chữa điện gia dụng – Nguyễn Bá Đông. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội Giáo trình vật liêu điện – TS. Nguyễn Đình Thắng. Nhà xuất bản giáo dục- 2004 Lắp đặt điện công nghiệp- Trần Duy Phụng. Nhà xuất bản Đà Nẵng- 2007 10. Giáo trình vật liệu điện – ThS. Vũ Hữu Thích – ThS. Ninh Văn Nam. Nhà xuất bản giáo dục - 2009
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_dien_co_ban_nghe_dien_tu_cong_nghiep.doc