Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại - Mã số : MĐ 04 - Nghề: Trồng đậu lạc

Tóm tắt Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại - Mã số : MĐ 04 - Nghề: Trồng đậu lạc: ...h mức độ phổ biến của bệnh sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức 33 TLB (%) = Số cá thể bị bệnh × 100 Tổng số cá thể điều tra Phân cấp mức độ phổ biến theo thang phân cấp (bảng 1.4) Bảng 1.4: Thang phân cấp đánh giá mức độ phổ biến của bệnh hại Tỷ lệ b...VL) 18 3808.10 Cypetox 500EC Sâu cuốn lá Công ty CP Thanh Điền 19 3808.10 Decis 2.5EC Sâu đục thân/ngô, rệp muội/lạc, sâu xanh/đậu tương, bọ xít dài/lúa, sâu vẽ bùa/cam, rệp muội/dưa hấu, sâu khoang/nho, sâu ăn lá/điều, mọt đục quả/cà phê Bayer Vietnam Ltd (BVL) 20 38...t (đúng cách): Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm, cách ăn phácủa sâu bệnh hại để có kỹ thuật phòng trừ phù hợp, cho hiệu quả cao. * Sử dụng thuốc có chọn lọc: Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác ...

pdf158 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại - Mã số : MĐ 04 - Nghề: Trồng đậu lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rừ tận gốc trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Sau thời 
131
hạn trên có thể mối ở các vùng lân cận di chuyển đến, nên ta thường xuyên phải 
kiểm tra, phát hiện sớm và xử lý kịp thời. 
- Dò tìm tổ mối, dùng thuốc diệt mối tận gốc phun trực tiếp vào trong tổ 
để trừ mối chúa. 
- Trồng tăng mật độ, đến khi cây vượt qua giai đoạn hay bị mối hại ta tiến 
hành tỉa thưa đảm bảo mật độ như đã định. 
* Diệt kiến, mối theo phương pháp hoá sinh: 
Trình tự gồm 2 bước: + Nhử mối; + Phun thuốc; 
- Nhử kiến, mối: 
Đặt hộp nhử kiến, kiến, mối ở các vị trí yên tĩnh, cứ có đường kiến, mối ở 
đâu là có thể đặt hộp ở đó. 
- Phun thuốc: 
Thuốc diệt kiến, mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt kiến, 
mối ngay tại nơi phun thuốc mà kiến, mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ 
thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy 
được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót 
như: đặt hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của kiến, mối, hoặc 
không phun chặn trước, để kiến, mối rút chạy trước rồi mới phun v.v đều 
không đạt hiệu quả mong muốn. 
Kiến, mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên 
kiến, mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. 
Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh 
tổ, song chỉ một bộ phận kiến, mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn 
những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm 
chết la liệt trong tổ. 
* Diệt mối theo phương pháp lây truyền mới: 
Sử dụng một số chế phẩm tiên tiến nhất để diệt kiến, mối. Chế phẩm mới 
này có tác dụng lây nhiễm "Dính một con chết cả đàn" 
Chế phẩm mới có tác động khác với sản phẩm trừ kiến, mối khác. 
132
Khi sử dụng chế phẩm mới này không để lại mùi vị, những con kiến, mối 
đi kiếm thức ăn ít cảm nhận được khi chúng xâm nhập vào khu vực đã được xử 
lý, vô tình chúng đã hấp thu, dính một liều cực thấp hoat chất thuốc. 
Chúng không biết là ở liều cực thấp này không những đủ để đe dọa mạng 
sống riêng của chúng mà còn cả của rất nhiều những con mối trong toàn bộ tổ 
kiến, mối nữa. Khi sử dụng chế phẩm với liều lượng cho phép, những con kiến, 
mối đi kiếm ăn sẽ bị gây nhiễm, hoạt chất tác động qua đường tiếp xúc và đường 
tiêu hoá. Mối sẽ hấp thu hoạt chất trên cơ thể khi chúng tiếp xúc chế phẩm. Ở 
liều lượng đó mối chết chậm, trước khi chết chúng có thể truyền hoạt chất qua 
những con mối khác trong tổ kiến, mối. Việc truyền hoạt chất này rất hiệu quả 
và đưa đến kết quả tiêu diệt toàn bộ tổ mối. 
133
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Các bài tập thực hành nhóm 
Bài thực hành 7 
Nhận biết một số thuốc trừ cỏ dùng cho đậu tương, lạc 
* Mục tiêu thực hiện: 
 Bài thực hành trang bị cho học viên kỹ năng quan sát, nhận biết chính xác 
được một số loại thuốc trừ cỏ chủ yếu thường được sử dụng để bón cho đậu 
tương, lạc. 
* Địa điểm thực hành: Trên lớp học 
* Yêu cầu trang thiết bị và nguồn lực cho thực hành: 
+ Mẫu một số loại thuốc trừ cỏ chủ yếu không biết trước nhãn mác. 
+ Xô, chậu đựng nước để hoà tan thuốc 
+ Giấy bút, máy tính cầm tay. 
* Hình thức tổ chức: 
1. Học viên tập trung nghe giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các 
bước thực hiện của bài thực hành. Giáo viên làm mẫu lần đầu. 
2. Chia lớp thành nhóm nhỏ để học viên thực hiện và ghi kết quả vào 
phiếu (theo mẫu in sẵn). Giáo viên quan sát các thao tác thực hiện của học viên. 
3. Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học 
viên theo nhóm. 
* Các bước tiến hành: 
Bước 1: 
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập; 
chuẩn bị các mẫu thuốc trừ cỏ chủ yếu. 
- Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu 
134
Bước 2: 
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và tiến hành làm mẫu theo nội 
dung trình tự các bước thực hiện của bài thực hành. 
Học viên quan sát, ghi nhớ. 
Bước 3: 
 Chia nhóm học viên, phân địa bàn thực hiện 
Bước 4: 
Các nhóm học viên thực hiện nội dung bài thực hành; ghi chép và tính kết 
quả theo mẫu phiếu sau: 
KẾT QUẢ NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ 
Nhóm sinh viên thực hiện:...................................................................................... 
Lớp.......................................................................................................................... 
Ngày thực hiện:....................................................................................................... 
Kết quả xác định bằng phương pháp cảm quan: 
Mẫu 
quan sát 
Mầu sắc Mùi Loại thuốc
Tên thuốc 
(ghi tên thuốc cụ thể) 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
Bước 5: 
Giáo viên tập trung lớp củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành 
của học viên theo nhóm. 
135
Bài thực hành 8 
Thực hành phun thuốc trừ cỏ trên ruộng trước khi gieo trồng 
 đậu tương, lạc 
* Mục tiêu của bài: 
 Bài thực hành nhằm trang bị cho học viên kỹ năng: 
- Xác định đúng loại thuốc và pha chế đúng lượng thuốc, nồng độ thuốc 
cần dùng. 
- Thực hành phun đúng quy trình kỹ thuật, hiệu quả cao 
* Dụng cụ, trang thiết bị và nguồn lực cần thiết để thực hiện: 
- Ruộng đậu tương, lạc mỗi ruộng có diện tích tối thiểu 500 m2 
- Bình bơm thuốc bằng tay hoặc chạy bằng động cơ 
- Các loại thuốc trừ cỏ theo yêu cầu 
- Dụng cụ pha chế, chứa đựng nước thuốc 
- Nguồn nước sạch để pha thuốc 
- Bộ đồ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên 
* Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên tập trung học viên để giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự 
các bước thực hiện của bài thực hành. 
- Chia lớp thành nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) để học viên thực hiện 
trình tự theo các nội dung của bài thực hành. Giáo viên quan sát các thao tác 
thực hiện của học viên. 
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học 
viên theo nhóm. 
* Các bước tiến hành: 
Bước 1: 
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập 
- Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu 
Bước 2: 
136
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của 
bài thực hành. 
Bước 3: 
 Chia nhóm, phân địa bàn thực hiện 
Bước 4: 
Các nhóm học viên thực hiện tuần tự nội dung bài thực hành theo bản 
hướng hướng dẫn dưới đây: 
TT Tên công việc Cách thực hiện 
1 Xác định loại thuốc 
và nồng độ thuốc cần 
sử dụng 
- Lựa chọn loại thuốc dùng, nồng độ thuốc 
phun để cho hiệu quả cao nhất. 
2 Tính lượng thuốc và 
chuẩn bị thuốc cần 
dùng 
Dựa vào diện tích và quy trình kỹ thuật phun 
để tính lượng thuốc cần phải mua để sử dụng 
theo yêu cầu 
3 Chuẩn bị dụng cụ, 
trang bị 
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang bị cần 
thiết theo yêu cầu 
4 Pha chế thuốc Căn cứ kết quả tính toán ở bước 1, bước 2 
tiến hành pha chế thuốc đảm bảo đúng nồng 
độ, đúng liều lượng, chất lượng dung dịch 
nước thuốc phun. 
5 Tiến hành phun 
thuốc 
Phun đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng liều lượng; 
đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, cây 
trồng, các sinh vật khác. Không gây ô nhiễm 
môi trường. 
137
6 Thu dọn, vệ sinh sau 
phun 
Thu dọn vệ sinh dụng cụ, trang bị; vệ sinh 
đồng ruộng, thu gom bao bì rác thải, nước 
thuốc dư thừa để xử lý theo quy định an toàn. 
* Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 
1 Xác định loại thuốc, 
nồng độ thuốc dùng 
không phù hợp, hiệu 
quả thấp 
- Chưa nắm chắc tác 
dụng của các loại 
thuốc 
- Nghiên cứu, tìm hiểu 
kỹ đặc trị của các loại 
thuốc 
2 Tính sai lượng thuốc 
cần dùng 
Do nhầm lẫn, thiếu 
thận trọng 
Tính toán lại 
3 Chuẩn bị dụng cụ, 
trang bị thiếu, kém 
chất lượng hoặc 
không sử dụng được 
Do nhầm lẫn, thiếu 
thận trọng 
Loại bỏ, thay thế dụng 
cụ, trang bị kém chất 
lượng 
Chuẩn bị bổ sung thêm
4 Pha chế thuốc không 
đúng nồng độ, hiệu 
quả phòng trừ thấp 
- Do tính toán nhầm 
lẫn 
- Không cẩn thận, pha 
chế sai quy trình 
Tính toán và pha chế 
lại cho đạt yêu cầu 
5 Phun thuốc không 
đúng yêu cầu quy 
trình kỹ thuật 
Chưa nắm rõ hoặc 
không tự giác thực 
hiện đúng quy trình 
 Thực hiện lại cho 
đúng 
6 Bao bì đựng thuốc, 
thuốc dư thừa không 
thu gom xử lý triệt 
để theo quy định, gây 
ô nhiễm môi trường 
Không coi trọng việc 
bảo vệ môi trường sinh 
thái 
Làm lại cho đạt. Khắc 
phục hậu quả, hạn chế 
tác hại sấu 
138
Bài thực hành 9 
Tiến hành làm một số bẫy, bã đơn giản và tiến hành đặt bẫy bã phòng trừ 
chuột gây hại trên ruộng đậu tương, lạc. 
* Mục tiêu thực hiện: 
 Bài thực hành trang bị cho học viên kỹ năng quan sát, nhận biết chính xác 
được một số loại thuốc trừ cỏ chủ yếu thường được sử dụng để bón cho đậu 
tương, lạc. 
* Địa điểm thực hành: Trên ruộng đậu tương, lạc 
* Yêu cầu trang thiết bị và nguồn lực cho thực hành: 
+ Mẫu một số loại bẫy, bã chủ yếu 
* Hình thức tổ chức: 
1. Học viên tập trung nghe giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các 
bước thực hiện của bài thực hành. Giáo viên làm mẫu lần đầu. 
2. Chia lớp thành nhóm nhỏ để học viên thực hiện và ghi kết quả vào 
phiếu (theo mẫu in sẵn). Giáo viên quan sát các thao tác thực hiện của học viên. 
3. Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học 
viên theo nhóm. 
* Các bước tiến hành: 
Bước 1: 
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập; 
chuẩn bị các mẫu thuốc trừ cỏ chủ yếu. 
- Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu 
Bước 2: 
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và tiến hành làm mẫu theo nội 
dung trình tự các bước thực hiện của bài thực hành. 
Học viên quan sát, ghi nhớ. 
Bước 3: 
 Chia nhóm học viên, phân địa bàn thực hiện 
139
Bước 4: 
Các nhóm học viên thực hiện nội dung bài thực hành 
2. Câu hỏi lý thuyết 
Câu 1: 
 Nêu những tác hại của cỏ dại đối với cây đậu, lạc trên đồng ruộng. 
Câu 2: 
 Chuột có gây hại gì đối với cây đậu tương, cây lạc trên đồng ruộng? 
Câu 3: 
 Ngoài cỏ dại, chuột, trên đồng ruộng cây đậu tương, lạc còn bị những 
loài dịch hại nào gây hại? Kể tên các loài dịch hại đó. 
C. GHI NHỚ 
 - Đặc điểm sinh sống, lây lan, tác hại của cỏ dại trên ruộng đậu tương, lạc 
 - Các phương pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng đậu tương, ruộng lạc 
 - Tập quán và đặc điểm gây hại của chuột với cây đậu tương, cây lạc 
 - Một số phương pháp phòng trừ loài chuột gây hại. 
140
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 
- Vị trí: 
Mô đun phòng trừ dịch hại cho đậu tương, lạc là một mô đun chuyên môn 
nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng đậu tương, lạc; 
được giảng dạy sau mô đun gieo trồng và trước mô đun thu hoạch đậu tương, 
lạc. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: 
Là mô đun chuyên môn, trọng tâm, thuộc mô đun học bắt buộc của nghề 
trồng đậu tương, lạc. Quá trình dạy và học mô đun chủ yếu là thực hành, được 
diễn ra trên thực tế đồng ruộng, gắn liền và phù hợp với các thời vụ, thời kỳ sinh 
trưởng phát triển của cây trồng. 
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 
 - Về kiến thức: 
+ Giải thích được các khái niệm về dịch hại, thành phần dịch hại, dịch hại chính 
+ Mô tả được phương pháp điều tra thành phần dịch hại và điều tra các 
đối tượng dịch hại chính trên cây đậu tương, lạc. 
+ Trình bày được đặc điểm cơ bản về phương thức gây hại, triệu chứng, 
tác hại, đặc tính sinh sống, quy luật phát sinh phát triển của các đối tượng sâu, 
bệnh hại, cỏ dại và một số dịch hại khác trên cây đậu tương, lạc. 
- Về kỹ năng: 
 + Thực hiện được việc chọn ruộng, chọn điểm điều tra theo đúng quy 
định và tiến hành các thao tác điều tra thành phần dịch hại và diễn biến của các 
đối tượng dịch hại chính. 
+ Xác định và tính toán được một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình 
diễn biến dịch hại. 
141
+ Nhận biết và phân biệt được triệu chứng gây hại của sâu, bệnh hại chính 
trên đậu tương, lạc; thông qua triệu chứng xác định được đối tượng gây hại. 
+ Nhận biết được các pha phát dục, tuổi sâu trên đồng ruộng. Nhận biết 
được một số dạng điển hình về các giai đoạn phát triển của sinh vật gây bệnh 
trong điều kiện đồng ruộng. 
+ Nhận biết được các loại cỏ dại chính trên ruộng đậu tương, lạc 
+ Lựa chọn biện pháp và thực hiện phòng trừ có hiệu quả đối với các đối 
tượng dịch hại trên cây đậu tương, cây lạc. 
- Về thái độ: 
+ Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, chịu khó 
+ Hình thành và củng cố ý thức bảo vệ môi trường môi sinh trong việc tiến 
hành các biện pháp phòng trừ dịch hại. 
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng (giờ học) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 04-01 Điều tra dịch hại 
đậu tương, lạc Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng 
44 12 29 1 
MĐ 04-02 Phòng trừ sâu hại 
đậu tương, lạc Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng 
40 8 29 1 
MĐ 04-03 Phòng trừ bệnh hại 
đậu tương, lạc Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng 
32 8 23 1 
MĐ 04-04 Phòng trừ một số 
dịch hại khác Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng
24 4 19 1 
 Kiểm tra hết mô đun 6 6 
Tổng số 146 32 104 10 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
142
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH 
* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian 
(số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương 
trình mô đun. 
* Đối với các bài thực hành kỹ năng: 
- Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng trồng đậu tương, lạc; trong lớp học. 
- Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. 
- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết 
của chương trình mô đun. 
- Các nguồn lực chính để thực hiện: 
 Số lượng cần có tính cho một nhóm học viên 
TT Tên nguồn lực ĐVT SL cần 
1 Hạt giống đậu tương, lạc kg 01 
2 Ruộng đậu tương, lạc m2 ≥ 1000 
3 Các loại thuốc hóa học phòng trừ dịch hại kg 0,1/loại 
4 Các hóa chất để xử lý hạt giống kg 0,1/loại 
5 Các loại thuốc trừ cỏ kg 0,1/loại 
6 Bình phun thuốc Chiếc 01 
7 Mẫu các loại bẫy chuột Chiếc 01/loại 
8 Dụng cụ chứa đựng, pha chế thuốc Bộ 01 
9 Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học 
viên khi thực hành. 
Bộ 01/người 
10 Công cụ lao động phổ thông: cuốc, xẻng, 
quang gánh.. 
Bộ 02 
- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo 
viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn như 
ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). 
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
5.1. Bài 1: 
143
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đầy đủ các câu hỏi 
lý thuyết trong bài mà giáo viên 
đưa ra 
Kiểm tra viết bài tự luận. Đánh giá 
bằng điểm số theo thang điểm 10 
- Kỹ năng thực hiện các bước 
trong bài thực hành điều tra sâu 
bệnh hại trên ruộng đậu tương, lạc 
- Đánh giá kỹ năng thực hiện các bước 
và phương pháp tính toán kết quả của 
từng học viên 
Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đầy đủ các câu hỏi 
lý thuyết trong bài mà giáo viên 
đưa ra 
- Đánh giá qua kết quả trả lời đúng các 
câu hỏi qua bài tự luận. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành thu 
thập, nhận biết, phân biệt được các 
triệu trứng gây hại của sâu hại trên 
cây đậu tương, lạc ngoài đồng 
ruộng 
- Đánh giá thông qua kỹ năng thực 
hiện các thao tác thu thập mẫu; kết 
quả nhận biết, phân biệt các triệu 
trứng gây hại của sâu hại trên cây đậu 
tương, lạc ngoài đồng ruộng 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10 cho từng học viên. 
- Kiểm tra kỹ năng chuẩn bị công 
cụ; kỹ năng lựa chọn, pha chế 
đúng nồng độ thuốc; kỹ năng thực 
hành phun tuốc 
- Kiểm tra việc thực hiện quy định 
về an toàn và vệ sinh môi trường 
- Kiểm tra thực tế trên đồng ruộng 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10 cho từng nhóm học viên. 
5.3. Bài 3: 
144
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đầy đủ các câu hỏi 
lý thuyết trong bài mà giáo viên 
đưa ra 
- Đánh giá qua kết quả trả lời đúng các 
câu hỏi qua bài tự luận. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành thu 
thập, nhận biết, phân biệt được các 
triệu trứng gây hại của bệnh hại 
trên cây đậu tương, lạc ngoài đồng 
ruộng 
- Đánh giá thông qua kỹ năng thực 
hiện các thao tác thu thập mẫu; kết 
quả nhận biết, phân biệt các triệu 
trứng gây hại của bệnh hại trên cây 
đậu tương, lạc ngoài đồng ruộng 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10 cho từng học viên. 
- Kiểm tra kỹ năng chuẩn bị công 
cụ; kỹ năng lựa chọn, pha chế 
đúng nồng độ thuốc; kỹ năng thực 
hành phun tuốc 
- Kiểm tra việc thực hiện quy định 
về an toàn và vệ sinh môi trường 
- Kiểm tra thực tế trên đồng ruộng 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10 cho từng nhóm học viên. 
5.3. Bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đầy đủ các câu hỏi 
lý thuyết trong bài mà giáo viên 
đưa ra 
- Đánh giá qua kết quả trả lời đúng các 
câu hỏi qua bài tự luận. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá bài thực hành kỹ năng 
thực hiện quy trình phòng trừ cỏ 
dại cho đậu tương, lạc: 
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp 
- Đánh giá cụ thể trên đồng ruộng 
- Đánh giá kết quả thực hiện của từng 
học viên bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
145
+ Lựa chọn thời điểm thực hiện 
phù hợp 
- Đánh giá kỹ năng tự tạo các loại 
bẫy bã và kỹ năng sử dụng bẫy bã 
phòng trừ chuột hại đậu tương, lạc 
trên đồng ruộng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Giáo trình cây công nghiệp, 
ĐHNNI Hà Nội, 1996 
2. Tập thể tác giả, Bài giảng Cây công nghiệp, Hệ cao đẳng, ĐH Nông 
lâm Bắc Giang, 2011 
3. Cục khuyến nông và khuyến lâm, sổ tay khuyến nông, Kỹ thuật trồng 
đậu tương, trồng lạc, nxb Nông nghiệp, 2005 
4. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình Côn trùng chuyên 
khoa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2008 
5. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình Bệnh cây, NXB Nông 
nghiệp Hà Nội, 2008 
6. Viện Bảo vệ thực vật, Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng, 
NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004 
 6. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về 
Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. 
7. Viện Bảo vệ thực vật, Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng, 
NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2004 
146
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
4. Các ủy viên: 
 - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến - Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công 
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Bà Nguyễn Thị Tiến - Phó trưởng phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Hiệp Hoà, Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Hoàng Văn Niên, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lương Sơn./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_tru_dich_hai_ma_so_md_04_nghe_trong.pdf
Ebook liên quan