Giáo trình mô đun Sử dụng máy vô tuyến tầm phương - Mã số: MĐ 06 - Nghề: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá

Tóm tắt Giáo trình mô đun Sử dụng máy vô tuyến tầm phương - Mã số: MĐ 06 - Nghề: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá: ... quản Phao vô tuyến: ............................................................................. 21 5 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY VÔ TUYẾN TẦM PHƯƠNG Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động củ...i tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. -...- Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương DF-2701. Câu hỏi 2: Trình bày về Quy trình sử dụng của máy Vô tuyến tầm phương DF- 2701. - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh...

pdf27 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Sử dụng máy vô tuyến tầm phương - Mã số: MĐ 06 - Nghề: Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( KTR-18) ............................................ 18 
1. Giới thiệu chung: ............................................................................................. 18 
1.1. Các thông số kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR-17,KTR-18: ...................... 18 
1.2. Hình dáng của Phao vô tuyến: ..................................................................... 20 
2. Sử dụng Phao vô tuyến KTR-17(KTR-18): .................................................... 21 
2.1. Chuẩn bị ở trên bờ: ....................................................................................... 21 
2.2. Thả Phao vô tuyến: ....................................................................................... 21 
2.3. Xử lý sự cố trên Phao vô tuyến: ................................................................... 21 
2.4. Tắt máy: ........................................................................................................ 21 
2.5. Bảo quản Phao vô tuyến: ............................................................................. 21 
5 
MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY VÔ TUYẾN TẦM PHƯƠNG 
Mã mô đun: MĐ 06 
Giới thiệu mô đun: 
Học xong mô đun này người học có khả năng: 
- Kiến thức: 
 + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến 
tầm phương 
 + Trình bày được các ứng dụng của máy Vô tuyến tầm phương trong 
quá trình hàng hải và khai thác, đánh bắt hải sản 
- Kỹ năng : 
 + Kết nối được máy Vô tuyến tầm phương với nguồn và phụ kiện ; 
 + Sử dụng được máy Vô tuyến tầm phương trong quá trình hàng hải và 
khai thác, đánh bắt hải sản ; 
 + Xử lý được các sự cố thông thường của máy. 
-Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. 
Bài 1: Các bộ phận và nguyên lý hoạt động 
của máy Vô tuyến tầm phương 
Mã bài: MĐ 06-1 
Giới thiệu: 
 Ngày nay máy Vô tuyến tầm phương được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh 
vực của cuộc sống như ở trên biển phục vụ cho các đội tàu cá, tàu buôn, tàu du 
lịch, có thể dùng để hàng hải ở đại dương, ven bờ, trên sông, kênh đào. 
Mục tiêu: 
- Nhận biết được máy Vô tuyến tầm phương trên tàu cá; 
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương ; 
- Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập. 
A. Nội dung: 
1. Các bộ phận của máy Vô tuyến tầm phương: 
1.1. Hệ thống anten: 
Gồm có anten khung và anten thẳng đứng 
1.2. Máy thu: 
Giống như máy thu thông thường, dùng để thu các tín hiệu 
6 
1.3. Bộ phận chỉ thị: 
Có thể loa hoặc tai nghe 
2. Nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương: 
2.1. Sơ đồ: 
2.2. Nguyên lý hoạt động: 
Sóng vô tuyến được phát ra từ một Đài phát vô tuyến là những sóng điện từ, 
những sóng này tác động lên anten khung của máy Vô tuyến tầm phương sinh ra 
một sức điện động cảm ứng trên anten khung. Khi mặt phẳng của anten khung 
song song với hướng truyền lan của sóng vô tuyến thì sức điện động cảm ứng 
trên khung có giá trị cực đại, tín hiệu thu mạnh nhất. Ngược lại nếu hướng 
truyền lan của sóng vô tuyến vuông góc với mặt phẳng của anten khung thì sức 
điện động cảm ứng trên anten khung là nhỏ nhất. Ta có thể biểu diễn quan hệ 
trên theo sơ đồ sau: 
7 
Để xác định hướng đến đài phát vô tuyến người ta dùng thêm một anten thẳng 
đứng . Vì anten thẳng đứng không có tính phương hướng nên biểu đồ phương 
hướng tính của nó là một đường tròn 
Khi kết hợp giữa hai anten khung và anten thẳng đứng ta được một sức điện 
động tổng. Biểu đồ phương hướng tính của nó là một hình trái tim. Người ta quy 
ước lấy phía có tín hiệu âm thanh nhỏ nhất để xác định phía của đài phát. 
 Từ đó có thể xác định đươc phương hướng tới đài phát 
8 
B. Bài tập: 
Bài tập 1: Trình bày các bộ phận của máy Vô tuyến tầm phương. 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các bộ phận của máy Vô tuyến tầm 
phương 
Bài tập 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương. 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Vô 
tuyến tầm phương. 
C. Ghi nhớ: 
Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: 
- Các bộ phận của máy Vô tuyến tầm phương 
- Nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương 
9 
Bài 2. Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 
Mã bài: MĐ 06-2 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các tính năng kỹ thuật của máy Vô tuyến tầm phương 
- Sử dụng được máy Vô tuyến tầm phương 
- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. 
A. Nội dung: 
1. Giới thiệu chung: 
1.1. Các thông số kỹ thuật của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701: 
- Màn hình 5,5 inches tinh thể lỏng, độ phân giải 320 x 240 
- Màu nền gồm 3 màu: màu đen, xanh da trời và xanh nước biển 
- Màu chỉ thị: nhiều hoặc một màu 
- Tần số thu, phát từ 6 KHz – 24 KHz 
- Công suất nguồn: 3 w 
- Tầm hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701: 10 hải lý 
- Nguồn cung cấp từ 20 – 28 VDC 
1.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím, núm trên bảng điều khiển: 
1.2.1. Sơ đồ mặt máy 
 M áy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 
10 
1.2.2. Tên và chức năng các phím, núm 
Tên phím Chức năng 
- Phím [PWR] Mở, tắt nguồn 
- Phím [ADF] 
 Lự động dò tìm đài phát 
- Phím [FREQ] 
Lựa chọn tần số 
- Phím [MODE] 
Chọn chế độ của máy 
- Phím [CH] 
Hiển thị bộ nhớ của máy 
11 
- Phím [MEM] 
- Phím [MENU] 
Thực đơn chính 
- Phím [DIM] 
Điều chỉnh độ sáng màn hình 
- Phím [SCAN] 
Dò tìm tín hiệu 
- Phím [ENT] 
Chấp nhận số liệu 
- Phím Mở chức năng suy giảm tín hiệu thu 
Dịch chuyển con trỏ 
- Núm [ FINE] 
Chỉnh rõ tín hiệu của đài phát 
- Núm [RF] 
Điều chỉnh độ nhạy thu 
- Núm [AF] 
Điều chỉnh tín hiệu ra loa 
- Các phím số từ [0] – [9] 
Nhập kênh hoặc tần số 
+ / − 
▼ ▲ ► ◄ 
12 
2. Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương DF-2701: 
2.1. Chuẩn bị máy: 
- Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là 
nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng 
- Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC 
xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. 
- Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây 
nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). 
- Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay 
cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. 
Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn 
- Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo 
thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. 
- Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Vô tuyến tầm phương 
DF-2701. 
- Trước khi mở máy phải chắc chắn: 
+ Nguồn 24 VDC phải được nối vào thiết bị 
+ Anten phải được kết nối với máy 
+ Loa kết nối với máy 
+ Vỏ máy đã được nối đất 
2.2. Mở máy: 
 Ấn phím [PWR] để mở máy. 
2.3. Điều chỉnh độ nhạy thu: 
- Dùng núm [RF] để chỉnh độ nhạy thu bằng cách xoay thuận chiều kim đồng hồ 
để tăng độ nhạy và xoay ngược chiều kim đồng hồ để giảm độ nhạy. Ngoài ra 
máy còn có chức năng tự động điều chỉnh độ nhạy thu AGC ở trong MENU. 
- Khi có nguồn phát ở gần tàu thì dùng chức năng suy giảm tín hiệu bằng 
cách ấn phím và dùng phím để tăng ( từ 6 dB đến 30 dB), dùng 
phím để giảm tần số ( từ 30 dB xuống 6 dB). 
2.4. Điều chỉnh tín hiệu ra loa: 
Vặn núm [AF] thuận và ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh tín hiệu ra loa vừa 
đủ nghe để phát hiện phao. 
2.5. Tinh chỉnh tần số: 
a. Dùng núm [FINE] để tinh chỉnh tần số, mỗi một nấc chỉnh được ± 100Hz, 
xoay núm cho đến khi tín hiệu rõ nét nhất thì thôi 
►
◄ 
+ /− 
13 
b. Dùng bàn phím: dùng các phím ▲ hoặc▼ để tăng giảm, mỗi một lần ấn phím 
thì chỉnh được ± 100Hz. 
2.6. Chọn tần số thu: 
- Bước 1: Ấn phím [FREQ] 
- Bước 2: Nhập tần số bằng phím số rồi ấn phím [ENTER] 
2.7. Chọn các chế độ thu nhận tín hiệu: 
Ấn phím [MODE] có thể chọn được các chế độ sau: 
Thông thường chỉ sử dụng hai chế độ: SSB(U) và SSB(L) 
2.8. Cách cài tần số vào kênh nhớ: 
- Bước 1: Ấn phím [MEM] màn hình menu xuất hiện 
- Bước 2: Dùng phím ▲ hoặc▼ để dịch chuyển ô đen đến dòng ta muốn 
- Bước 3: Ấn phím [ENT] 
- Bước 4: Dùng phím ▲ hoặc▼ để chọn kênh. 
- Bước 5: Ấn phím [MODE] và dùng các phím số để nhập tần số. 
Ví dụ: nhập tần số 2915 KHz, chế độ SSB(L), kênh 003: 
+ Chọn kênh 003: 
003 ♣ 0000.0 SSB(U) 
+ Ấn các phím số: 
SSB(U) SSB(L) FAX CW CAL 
MEMORY MENU 
CALL SHIP CH 
CALL COAST CH 
EXIT 
0 2 5 6 0 8 
14 
 10 MHz 1MHz 100 kHz 10 kHz 1 kHz 100 Hz 
+ Ấn phím [MODE] để chọn chế độ SSB(L) 
003 ♣ 0000.0 SSB(L) 
+ Ấn phím [ENT] để chấp nhận số liệu 
Cách nhập tần số vào các kênh khác cũng làm tương tự như trên. 
2.9. Cách đọc dữ liệu trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701; 
1 2 3 4 5
9876
15 
Giải thích: 
- : vị trí của Phao vô tuyến 
- : phương vị của Phao vô tuyến 
- : chế độ thu nhận gồm các chế độ sau: 
+ SSB: Chế độ băng tần thấp ( U: cao hơn; L: thấp hơn) 
+ FAX: Chế độ gửi số liệu 
+ CW: Chế độ tín hiệu đồ thị 
+ AM: Chế độ tín hiệu điều biên 
+ CAL: chế độ điều chỉnh tần số 
- :Chế độ hướng đi 
- : Chế độ phương vị 
- : Tần số đài phát 
- : Thanh tín hiệu dùng để chỉ thị tín hiệu thu mạnh hay yếu 
- : Chức năng suy giảm tín hiệu thu ( 0 dB, 6 dB, 15 dB; 30 dB) 
- : Chỉ thị AGC ( tự động khuếch đại tín hiệu thu) 
2.10. Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương để xác định vị trí của đài phát (phao 
vô tuyến): 
- Bước 1: Chọn kênh đài phát bằng cách ấn phím [CH] và dùng các phím ▲ 
hoặc▼ để dịch chuyển ô đen về kênh cần thiết 
- Bước 2: Ấn phím [ENT]. 
- Bước 3: Ấn phím [ADF] để cho máy tự động dò tìm đài phát 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
16 
 Sau khi dò tìm được đài phát trên màn hình có dạng: 
2.11. Xử lý sự cố trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701: 
a. Máy không bật được nguồn 
- Nguyên nhân: 
 + Đứt dây cáp nguồn 
 + Đứt cầu chì 
- Xử lý: 
 + Kiểm tra dây cáp nguồn, nếu dây đứt thì phải nối hoặc thay dây mới 
 + Kiểm tra cầu chì, nếu đứt phải thay cầu chì khác đúng trị số như cầu chì cũ. 
b. Âm thanh từ loa quá lớn 
- Nguyên nhân: 
 Do núm [AF] vặn ngược chiều kim đồng hồ quá nhiều 
- Xử lý: 
 Vặn núm [AF] thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi không nghe được âm 
thanh từ loa. 
c. Tín hiệu yếu trên tất cả các kênh 
Vị trí của đài phát 
17 
- Nguyên nhân: Núm [RF] vặn ngược chiều kim đồng hồ quá nhiều 
- Xử lý: vặn núm [RF] thuận chiều kim đồng hồ đến khi nhận được tín hiệu 
d. Phương vị của đài phát không thể hiện trên màn hình 
- Nguyên nhân: do chưa mở chế độ tự động dò tìm đài phát 
- Xử lý: ấn phím [ADF] để mở chế độ tự động dò tìm đài phát 
e. Phương vị thật không thể hiện trên màn hình 
- Nguyên nhân: chưa kết nối được với máy Định vị vệ tinh 
- Xử lý: kiểm tra và kết nối lại giữa máy Vô tuyến tầm phương với máy Định vị 
vệ tinh 
2.12. Tắt máy: 
Ấn phím [PWR] để tắt máy. 
2.13. Bảo quản máy Vô tuyến tầm phương DF-2701: 
- Hàng ngày hoăc đầu các chuyến đi biển phải tiến hành : 
 + Kiểm tra bộ đổi nguồn để đảm bảo nguồn hoạt động ổn định và đủ dòng 
điện, điện áp cung cấp cho máy Vô tuyến tầm phương. 
 + Nếu dùng ác quy phải kiểm tra bình ác quy xem có đủ dòng điện, điện áp, 
kiểm tra các chỗ tiếp xúc, dây nối phải đảm bảo kẹp bình phải chắc chắn, tiếp 
xúc tốt tuyệt đối không vừa sạc ác quy vừa sử dụng máy. 
 + Thường xuyên lau chùi máy sạch sẽ, để máy ở nơi thoáng. 
- Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi máy và che đậy cẩn thận. 
B. Bài tập thực hành: 
Câu hỏi 1: Trình bày về nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương 
DF-2701. 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý hoạt động của máy Vô 
tuyến tầm phương DF-2701. 
Câu hỏi 2: Trình bày về Quy trình sử dụng của máy Vô tuyến tầm phương DF-
2701. 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được quy trình sử dụng của của máy Vô 
tuyến tầm phương DF-2701.
18 
Bài 3. Sử dụng Phao vô tuyến KTR 17 ( KTR-18) 
Mã bài: MĐ 06-3 
Giới thiệu: 
 Ngày nay máy Vô tuyến tầm phương được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh 
vực của cuộc sống như ở trên biển phục vụ cho các đội tàu cá, tàu buôn, tàu du 
lịch, có thể dùng để hàng hải ở đại dương, ven bờ, trên sông, kênh đào. 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các tính năng kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR 17 
- Sử dụng được Phao vô tuyến KTR 17 
- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. 
A. Nội dung: 
1. Giới thiệu chung: 
1.1. Các thông số kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR-17,KTR-18: 
a. Kích thước 
- Phao vô tuyến KTR-17 
19 
- Kích thước Phao vô tuyến KTR 18: 
b. Tần số phát 
Có 2 tần số phát trong là 1600 KHz và 2850 KHz 
c. Công suất phát 
Công suất phát của Phao vô tuyến KTR-17 là 4 w 
Công suất phát của Phao vô tuyến KTR-18 là 10 w 
d. Tầm hoạt động của Phao vô tuyến KTR-17,KTR-18 
Tầm hoạt động của Phao vô tuyến là 60 hải lý 
e. Nguồn cung cấp 
Dùng pin UM-1 hoặc pin UM-1D ( pin UM-1 hoạt động liên tục 200 giờ mới 
phải sạc lại; pin UM-11D hoạt động liên tục 500 giờ mới phải sạc lại). 
- KTR- 17: dùng 32 cục, điện áp tổng cộng là 18 VDC. 
- KTR-18: dùng 36 cục, điện áp tổng cộng là 22,5 VDC 
f. Trọng lương Phao vô tuyến 
20 
- KTR-17: 22 kg 
- KTR-18: 23,5 kg 
1.2. Hình dáng của Phao vô tuyến: 
Phao vô tuyến KTR-17 Phao vô tuyến KTR-18 
Anten 
Phao 
Ống kim loại 
đựng pin 
21 
2. Sử dụng Phao vô tuyến KTR-17(KTR-18): 
2.1. Chuẩn bị ở trên bờ: 
- Trước khi sử dụng cần tiến hành kiểm tra pin bằng cách tháo hộp pin và dùng 
đồng hồ đo dòng điện, điện áp, nếu chưa đảm bảo phải tiến hành sạc pin theo 
đúng quy trình sử dụng. 
- Kiểm tra anten và cáp nối giữa anten và Phao vô tuyến xem đã đảm bảo chưa. 
2.2. Thả Phao vô tuyến: 
- Khi tàu ra đến nơi sản xuất, sau khi đã thả lưới( lưới vây, vàng câu v.v) bật 
công tắc chọn tần số phát 1600 KHz hoặc 2850 KHz trên Phao vô tuyến, bật 
công tắc nguồn , rồi tiến hành cố định Phao vô tuyến vào một đầu lưới. 
- Trong quá trình khai thác cá, tiến hành mở máy Vô tuyến tầm phương sẽ biết 
được phương hướng của Phao vô tuyến. 
2.3. Xử lý sự cố trên Phao vô tuyến: 
a. Phao không hoạt động khi bật công tắc nguồn: 
- Nguyên nhân: pin không đảm bảo 
- Xử lý: kiểm tra hộp pin, nếu pin yếu tiến hành sạc ngay, nếu hỏng phải thay 
mới. 
b. Phao không phát được sóng: 
- Nguyên nhân: kết nối anten với Phao vô tuyến không đảm bảo 
- Xử lý: kiểm tra và kết nối lại anten với Phao vô tuyến. 
2.4. Tắt máy: 
Tắt công tắc nguồn 
2.5. Bảo quản Phao vô tuyến: 
- Hàng ngày hoăc đầu các chuyến đi biển phải tiến hành : 
+ Kiểm tra pin xem có đủ dòng điện, điện áp 
+ Kiểm tra việc kết nối giữa anten và Phao vô tuyến 
+ Khi không sản xuất phải tiến hành lau chùi Phao vô tuyến sạch sẽ, để ở nơi 
thoáng mát. 
- Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải tháo pin và che đậy Phao vô tuyến 
cẩn thận. 
22 
B. Bài tập thực hành: 
 Câu hỏi 1: Trình bày về nguyên lý hoạt động của Phao vô tuyến . 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được nguyên lý hoạt động của Phao vô 
tuyến DF-2701. 
Câu hỏi 2: Trình bày về Quy trình sử dụng của Phao vô tuyến DF-2701. 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được quy trình sử dụng của Phao vô 
tuyến DF-2701. 
Câu hỏi 3: Trình bày về Quy trình sử dụng của Phao vô tuyến KTR-17,KTR-18. 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được quy trình sử dụng của Phao vô 
tuyến KTR-17,KTR-18. 
23 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất mô đun: 
- Vị trí: Mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương là mô đun độc lập, mô đun 
này được thực sau mô đun 05 trong chương trình dạy nghề : « Sử dụng thiết bị 
điện tử phổ biến trên tàu cá ». 
- Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình 
độ sơ cấp. Mô đun này mang tinh tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. 
II. Mục tiêu mô đun: 
Học xong mô đun này, người học có khả năng: 
- Kiến thức: 
 + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Thông tin liên 
lạc; 
 + Trình bày được các tần số sử dụng trong cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn. 
- Kỹ năng: 
 + Kết nối được máy Thông tin liên lạc với nguồn và các phụ kiện; 
 + Sử dụng được máy Thông tin liên lạc trong quá trình hành trình và 
khai thác, đánh bắt hải sản. 
 + Xử lý được các sự cố thông thường của máy. 
- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài Loại bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ06-1 Bài 1: Các bộ 
phận và nguyên 
lý hoạt động của 
máy Vô tuyến 
tầm phương 
Tích hợp
Xưởng 
thực 
hành 
3 2 0 1 
MĐ06-2 Bài 2: Sử dụng 
máy Vô tuyến 
tầm phương DF 
- 2701 
Tích hợp
Xưởng 
thực 
hành 
28 2 23 3 
MĐ06-3 Bài 3: Sử dụng 
Phao vô tuyến 
KTR-17,KTR-18
Tích hợp
Xưởng 
thực 
hành 
9 1 7 1 
24 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Phải có xưởng thực hành và có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho bài 
tập. 
- Cách tổ chức thực hiện: chia học viên thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học 
viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một Ra đa hàng hải 
- Thời gian thực hành: 3giờ/1 nhóm 
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ 
- Tiêu chuẩn thực hiện: làm được các yêu cầu của bài tập 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình bày được Hệ thống thông 
tin liên lạc 
- Trình bày được nguyên lý hoạt 
động của hệ thống thông tin liên 
lạc 
Lắng nghe và đối chiếu với nội dung 
đã giảng 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Đọc được màn hình của máy 
Thông tin liên lạc IC- M-3161 
- Liên lạc được trên máy Thông tin 
liên lạc IC- M-3161 
Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước 
thao tác của học viên trên máy IC- 
M3161 để đánh giá mức độ đạt được của 
học viên. 
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Đọc được màn hình của máy 
Thông tin liên lạc IC- M59 
- Liên lạc được trên máy Thông tin 
liên lạc IC- M59 
Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước 
thao tác của học viên trên máy IC- 
M59để đánh giá mức độ đạt được của 
học viên. 
25 
5.4. Bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Đọc được màn hình của máy 
Thông tin liên lạc IC - M700 Pro 
- Liên lạc được trên máy Thông tin 
liên lạc IC - M700 Pro 
Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước 
thao tác của học viên trên máy IC - 
M700 Pro để đánh giá mức độ đạt được 
của học viên. 
26 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 2774 /BNN-TCCB- , ngày15 tháng10 năm 2010 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông: Phạm Văn Khoát Chủ nhiệm 
2. Ông: Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 
3. Ông: Trần Thế Phiệt Thư ký 
4. Ông: Hồ Đình Hải Uỷ viên 
5. Ông: Đỗ Ngọc Thắng Uỷ viên 
6. Ông: Nguyễn Quý Thạc Uỷ viên 
7. Ông: Lê Trung Kiên Uỷ viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB- , ngày 29 tháng12 năm2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông: Huỳnh Hữu Lịnh Chủ tịch 
2. Ông: Nguyễn Ngọc Thuỵ Thư ký 
3. Ông: Trần Ngọc Sơn Uỷ viên 
4. Ông: Hàn Nam Bộ Uỷ viên 
5. Ông: Nguyễn Văn Lung Uỷ viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_su_dung_may_vo_tuyen_tam_phuong_ma_so_md_0.pdf