Giáo trình mô đun Thu hái và bảo quản chè - Mã số : MĐ 05 - Nghề: Trồng chè

Tóm tắt Giáo trình mô đun Thu hái và bảo quản chè - Mã số : MĐ 05 - Nghề: Trồng chè: ...ển thành những búp chè làm tăng số đợt sinh trưởng/năm. 2 - Hái chè là hái những búp và lá non cành chè. Nhưng đồng thời búp và lá non lại giữ vai trò rất quan trọng trong việc quang hợp để cung cấp các vật chất dinh dưỡng cho cây, hái mất nhiều lá non sẽ mất cơ sở quang hợp của cây chè, làm...i về sử dụng phân bón cho chè và sử dụng thuốc BVTV cho chè (loại phân bón, thời gian bón, thời gian cách ly của hóa chất với sản phẩm): Thời gian cách ly: là thời gian tính từ ngày sử dụng hóa chất lần cuối cùng đến ngày thu hái sản phẩm. 5.2. Thiết bị, dụng cụ thu hoạch búp chè tươi sạch...ệt Nam đã có TCVN 1457 – 83. - Chè đen, chè xanh được bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. - Tiêu chuẩn này áp dụng cho chè xuất khuẩn. - Còn trong phạm vi sử dụng ở gia đình, thông thường chè được bao kín bởi túi nilon sạch hoặc trong lọ màu tối, hộp có nắp đậy kín, để nơi thoáng, khô...

pdf26 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Thu hái và bảo quản chè - Mã số : MĐ 05 - Nghề: Trồng chè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định trong thu hái chè. 
Muốn vậy người trồng chè phải có sổ ghi chép, theo dõi về sử dụng phân bón 
cho chè và sử dụng thuốc BVTV cho chè (loại phân bón, thời gian bón, thời gian 
cách ly của hóa chất với sản phẩm): 
Thời gian cách ly: là thời gian tính từ ngày sử dụng hóa chất lần cuối cùng 
đến ngày thu hái sản phẩm. 
5.2. Thiết bị, dụng cụ thu hoạch búp chè tươi sạch sẽ, an toàn, phù hợp. 
Trước khi thu hái, dụng cụ thu hoạch búp chè tươi phải được kiểm tra, vệ 
sinh thường xuyên sạch sẽ để đảm bảo sản phẩm chè sạch sẽ, an toàn và phù hợp 
trong quá trình thu hái sản phẩm. 
5.3. Sản phẩm thu hái không được để tiếp xúc với đất: 
 8
 Muốn có sản phẩm chè sạch, an toàn thì người thu hái chè cần phải tuân thủ 
yêu cầu quy định này. Vì đất có thể có rất nhiều tạp chất: bụi bẩn, hay các chất độc 
hại, sinh vật gây hại đến sức khỏe của con người, nếu để chè tươi tiếp xúc với đất 
sản phẩm không đảm bảo sạch, an toàn cho người sử dụng sau này, cần phải có 
bẳng kiểm tra đánh giá như sau: 
Bảng kiểm tra đánh giá: 
Tên công việc 
Mức độ 
bắt buộc 
phải thực 
hiện 
Đã 
thực 
hiện 
Chưa 
thực hiện Ghi chú
Việc thu hoạch sản phẩm có tuân 
thủ đầy đủ thời gian cách ly sau sử 
dụng hóa chất không 
Dụng cụ thu hoạch và bảo quản búp 
chè tươi có dảm bảo sạch sẽ, an toàn 
và phù hợp không. 
Có tuân thủ việc không để sản phẩm 
tiếp xúc trực tiếp với đất không
Khu vực bảo quản chè búp tươi có 
được cách ly với các kho, bãi chứa 
hóa chất không 
Có nghiêm chỉnh tuân thủ điều kiện 
an toàn về sinh, bảo vệ bóng đèn nơi 
khu vực sơ chế chưa 
Khu vực bảo quản chè có cách xa 
bãi rác, kho chứa xăng dầu, hóa 
chất, thuốc bảo vệ thực bật 
Thiết bị, dụng cụ thu hoạch bảo 
quản và vận chuyển có được thường 
xuyên về sinh không 
Gia xúc và gia cầm có được cách ly 
khỏi khu vực bảo quản 
Đã có biện ngăn ngừa các loài sinh 
vật lây nhiễm trong và ngoài khu 
vực bảo quản chưa 
B. Bài tập thực hành: 
1. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được hái chè đúng cách, đảm bảo an toàn cho sản phẩm, an toàn 
lao động. 
- Thành thạo các khâu công việc hái chè bằng tay. 
- Biết sử dụng máy hái chè. 
2. Điều kiện thực hiện: 
 - Địa điểm: Nương chè 
 9
 - Thiết bị, dụng cụ: 
 + Giỏ, quang gánh, sọt ... 
 + Máy hái chè 
+ Xăng, dầu 
3. Trình tự các bước thực hiện công việc: 
Yêu cầu kỹ thuật và hướng dần chi tiết 
cách hái. Chú ý khắc phục 
- Sử dụng nhiều ngón tay như vậy đỡ bị 
đau 1 ngón, đỡ phải chuyền búp và nắm 
được to. 
- Hai tay để thấp sát mặt tán, cố gắng hái 2 
tay và đều nhau. 
- Hái ngửa hoặc úp tay. 
- Hái chừa đủ số lá để đảm bảo cho cây 
sinh trưởng. 
- Hái ngửa tay khi tán nhiều búp và hái ở 
giữa tán. 
- Hái úp tay khi tán ít búp và hái ở rìa tán. 
- Hái úp tay kết hợp với ngửa tay 
-Vận chuyển chè đảm bảo thời gian quy 
định không quá 10 tiếng và cân khối lượng 
chè đưa vào nơi bảo quản. 
Phối hợp nhịp nhàng giữa mắt, tay, 
chân và tập trung tư tưởng. 
 Hái đúng lứa, không hái quá già 
hoặc quá non để đảm bảo chất lượng 
chè. 
 Khi hái không ấn chặt búp xuống 
giỏ đựng búp, để đảm bảo chè 
nguyên vẹn không dập nát. 
 Hái chè xong phải đảm bảo mặt tán 
bằng, hạn chế lá rời, gãy đứt lá, 
không hái quá non, hái sát, hái cả lá 
cá, hái cả cọng già. 
Búp chè không bị dập nát. 
Tránh hiện tượng chè bị dập nát 
trong quá trình vận chuyển và cân 
chè. 
 Thời gian vận chuyển chè đúng quy 
định đảm bảo chè đạt tiêu chuẩn. 
 10
H 8- 05: Hái chè thủ công 
H9 - 05: Hái chè bằng máy 
4. Hình thức tổ chức 
- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 – 5 người 
- Giáo viên hướng dẫn lý thuyết 
- Giáo viên thực hiện mẫu để học sinh quan sát. 
5. Đánh giá kết quả 
Giáo viên quan sát học viên hái để đánh giá kết quả theo tiêu chí: 
Tiêu chí Điểm 
Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ 1 
Yêu cầu kỹ thuật đúng 8 
Ý thức 1 
Cộng 10 
 11
Kết quả thực hành được giáo viên đánh giá điểm theo thang điểm 10 
Loại xuất sắc: từ 9 – 10 điểm 
Loại giỏi đạt 8 điểm 
Loại khá đạt 7 điểm 
Loại trung bình từ 5 – 6 điểm 
Loại yếu dưới 5 điểm 
C. Câu hỏi và bài tập 
1. Nêu các cơ sở khoa học của biện pháp hái chè. 
2. Trình bày kỹ thuật hái chè kiến thiết cơ bản. 
3. Trình bày kỹ thuật hái chè kinh doanh thu búp. 
4. Trình bày kỹ thuật thu hái chè theo tiêu chuẩn VietGAP. 
D. Ghi nhớ : 
 Thu hái chè phải đảm bảo thời gian cách ly đúng với từng loại thuốc BVTV 
và phân bón. 
 Dụng cụ thu hái phải đảm bảo sạch sẽ. 
 Thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách hái, và quy trình kỹ thuật. 
háichè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh. 
Thu hái chè KTCB: Hái búp có chiều cao trên 60cm để nuôi tạo tán. 
 Thu hái chè kinh doanh: Khi tán chè có khoảng 30 – 40 % búp đủ tiêu chuẩn 
thì hái, tiêu chuẩn ký thuật hái tuỳ theo từng mùa vụ. 
 Thao tác hái: chè thấp hái ngửa tay, chè cao hái ngửa tay. 
 Kết hợp giữa hái ngửa tay và úp tay để đạt năng suất. 
 12
Bài 2: Bảo quản chè tươi 
Mục tiêu bài dạy: 
Học xong bài này học viên có khả năng: 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật bảo quản chè tươi. 
- Thực hiện bảo quản chè tươi đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đảm 
bảo chè đạt tiêu chuẩn VietGAP. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn, vệ sinh. 
A. Quy trình bảo quản chè búp tươi và khô. 
1. Bảo quản chè búp tươi. 
1.1. Yêu cầu bảo quản chè theo Viet GAP 
- Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng 
thường xuyên. 
- Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất. 
- Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải được xây dựng cách xa kho chứa 
xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. 
- Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải cách ly khu chăn thả gia súc, gia 
cầm. 
- Có biện pháp ngăn chặn các loại sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực 
bảo quản. 
1.2. Các hiện tượng làm ảnh hưởng đến chất lượng chè tươi. 
1.2.1. Hiện tượng ôi ố của chè 
Sau khi thu hoạch nếu bảo quản chè nguyên liệu không tốt hoặc vận 
chuyển không kịp thời búp chè thường ôi ố làm giảm chất lượng chè nguyên 
liệu cũng như chè thành phẩm. 
 Hiện tượng ôi ố là quá trình biến đổi những chất hoá học có trong búp 
chè và lá chè làm lá chè bị chuyển màu. Quá trình biến đổi này có thể diễn ra 
từng phần hoặc toàn phần. Cuối cùng búp chè bị thối nhũn hoàn toàn. 
 Trong quá trình ôi ố, chất khô trong búp chè bị phân giải do hô hấp, 
chất tanin bị ôxy hoá, các chất thơm bị phân giải làm cho phẩm chất chè 
nguyên liệu và chè thành phẩm giảm xuống nghiêm trọng. 
 Quá trình hô hấp xảy ra trong thời gian bảo quản nguyên liệu diễn ra 
như sau: 
C6H12O6 + 6 O2 -> 6CO2 + 6 H2O + 674 calo 
Nếu thiếu oxy thì phản ứng xảy ra theo hướng 
C6H12O6 -> 2CO2 + 2C2 H5OH + 26 calo 
 Nếu chè nguyên liệu bảo quản không tốt hoặc bị dập nát nhiều thì quá 
trình lên men sẽ diễn ra sớm. 
1.2.2. Hiện tượng ôi ngốt của chè 
Ôi ngốt là hiện tượng tự nhiên trong quá trình vận chuyển nguyên liệu 
từ cơ sở về nhà máy chế biến. 
Hiện tượng ôi ngốt diễn ra do: 
+ Thu hoạch chè trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. 
+ Chè bị dập nát trong quá trình thu hái, vận chuyển, bảo quản 
+ Do để chè quá lâu, bảo quản không đúng kỹ thuật. 
 13
Bảng: Ảnh hưởng của quá trình ôi ngốt đến thành phần sinh hoá và chất 
khô trong búp chè (%) 
Thời kỳ 
phân tích 
Chất 
khô 
Chất 
hoà tan Tanin 
Đường 
tổng số Cafein Pectin 
Sau khi hái 
Khi ôi ngốt 2% 
Khi ôi ngốt 5% 
Khi ôi ngốt 10% 
Khi ôi ngốt 20% 
221,5 
20,6 
17,8 
16,6 
14,5 
48,2 
47,5 
45,2 
43,4 
35,2 
31,55 
29,75 
28,4 
26,1 
22,0 
2,8 
2,5 
2,1 
1,4 
0,7 
4,3 
4,2 
4,0 
3,7 
3,5 
2,7 
2,4 
2,0 
1,5 
1,1 
Khi hiện tượng ôi ngốt xảy ra, thành phần sinh hoá và chất khô trong 
chè nguyên liệu giảm xuống rất nhanh. 
2. Đặc điểm, tiêu chuẩn khi bảo quản chè khô. 
- Chè là loại sản phẩm hút ẩm và mùi lạ rất nhanh và mạnh, dẫn đến mốc 
meo, mùi lạ, giảm phẩm chất nhanh chóng, nếu không được bảo quản tốt. 
- Các nước sản xuất – kinh doanh chè đã có rất nhiều cải tiến kỹ thuật trong 
bảo quản, vận chuyển chè, quy định thành tiêu chuẩn phải tuân thủ. 
- Việt Nam đã có TCVN 1457 – 83. 
- Chè đen, chè xanh được bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. 
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho chè xuất khuẩn. 
- Còn trong phạm vi sử dụng ở gia đình, thông thường chè được bao kín bởi 
túi nilon sạch hoặc trong lọ màu tối, hộp có nắp đậy kín, để nơi thoáng, không có 
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. 
- Tốt nhất bao gói chè bằng giấy thiếc. Không nên gói chè bằng giấy báo 
hoặc đựng trong lọ màu trắng. 
B. Các bước tiến hành 
Bước 1: Bảo quản chè tươi sau thu hái 
 Để giảm bớt ôi ngốt chè nguyên liệu người ta thường áp dụng các biện 
pháp kỹ thuật sau: 
 - Thu hái chè không được lèn chặt vào giỏ. 
- Chè hái xong để nơi râm mát. 
 - Thường xuyên kiểm tra, đảo nguyên liệu 2 – 3 giờ/lần. 
Bước 2: Vận chuyển chè tươi về nơi quy định theo yêu cầu 
*Yêu cầu: 
- Hái xong phải vận chuyển ngay về trạm thu mua hoặc nơi quy định 
và thực hiện bảo quản chè. 
Đảm bảo chè vận chuyển đúng thời gian quy định. 
- Chè được bảo đảm vệ sinh an toàn. 
- Sản phẩm tránh hiện tượng ôi ngốt. 
- Khi vận chuyển chè lên xe không làm giập nát sản phẩm. 
* Phương tiện vận chuyển: 
- Sử dụng các phương tiện xe 
- Quang gánh để vận chuyển. 
* Thời gian vận chuyển 
Vận chuyển chè phải đảm bảo thời gian, đưa về chế biến ngay, không 
để quá 10 giờ. 
 14
Bước 3: Bảo quản sản phẩm chè búp tươi trước sơ chế. 
- Nhà bảo quản chè nguyên liệu phải rộng rãi, thoáng mát, có mái che 
ánh nắng mặt trời. 
- Khi bảo quản phải rải 1 lớp chè dày khoảng 20 – 30cm, sau đó cứ 
khoảng 2 – 3h đảo 1 lần (tuỳ theo từng cách bảo quản: trên nền nhà, giá 
nhiều tầng, trên hộc). 
H5 - 10: Bảo quản, chế biến chè 
C. Bài tập thực hành 
Bài thực hành nhóm 
1. Mục tiêu: 
 Nhận biết được dụng cụ, nơi cần và đủ để bảo quản chè tươi đảm báo 
chất lượng. 
 Thực hiện được bảo quản chè búp tươi trên nền nhà, giá gỗ nhiều táng 
và trên hộc 
2. Điều kiện thực hiện: 
 - Nơi bảo quản: nền nhà, giá gỗ nhiều táng và trên hộc. 
 - Dụng cụ: Giỏ, hộc, giá gỗ 
- Thời gian thực hiện: 10 giờ 
3. Trình tự thực hiện công việc: 
STT Tên các bước thực hiện Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 
1 Chuẩn bị dụng cụ, nơi bảo 
quản 
Giỏ, hộc, giá gỗ. 
Nhà bảo quản 
Đầu đủ các dụng 
cụ 
Nhà bảo quản và 
dụng vụ được vệ 
sinh sạch sẽ 
2 Bảo quản chè tươi trên nền 
nhà 
Nhà bảo quản, nền 
nhà. 
Không dột nát, 
nền được vệ sinh 
sạch sẽ, có trát 
xi măng, không 
 15
để chè trực tếp 
xuống đất. 
3 Bảo quản chè tươi trên giá gỗ 
nhiều tầng 
Giá gỗ nhiều tầng, 
rổ đựng chè, chè 
búp tươi 
Giá bền chắc đủ 
tầng đựng chè 
búp tươi 
4 Bảo quản chè tươi trên hộc Hộc bảo quản chè 
tươi 
Hệ thống quạt gió 
Đảm bảo kích 
thước hộc theo 
quy định 
Hệ thống quạt 
gió đảm bảo lưu 
lượng gió theo 
tiêu chuẩn quy 
định 
4. Hướng dẫn thực hiện chi tiết các bước của phương pháp bảo quản chè: 
Tên bước 
công việc Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật bảo quản 
Chuẩn bị 
dụng cụ, nơi 
bảo quản 
Giỏ đựng chè, hộc, giá gỗ, ...được rửa sạch, phơi khô 
Nhà bảo quản: nền nhà rửa sạch để khô 
Bảo quản chè 
tươi trên nền 
nhà 
Chè tươi được rải trên nền nhà 1 lớp dày không quá 
20cm, trung bình 20kg chè tươi/m2. 
Nền nhà có thể tráng bằng xi măng hoặc lát gạch men 
là tốt nhất. 
Nơi để chè bảo quản chè tươi phải thoáng mát. 
Trong thời gian bảo quản cứ 2 – 3h phải đảo rũ 1 lần 
để tránh hiện tượng bốc nóng trong khối chè để hạn 
chế quá trình hô hấp của chè. 
Nếu bảo quản ở những nơi không thoáng gió thì phải 
dùng quạt để thổi qua bề mặt lớp chè. 
Thời gian bảo quản chè tươi càng ngắn càng tốt, thời 
gian bảo quản không nên vượt quá 10h. 
Nguyên liệu càng non thì thời gian bảo quản càng cần 
rút ngắn so với nguyên liệu già hơn. 
Cầu rải chè trùng võng là không tốt cho làm héo, cầu 
rải chè bao giờ cũng phải căng ra không được chùng. 
Khi có những túi lõm, tốc độ héo sẽ bị giảm đáng kể.
Bảo quản chè 
tươi trên giá 
gỗ nhiều tầng 
Để giảm bớt diện tích bảo quản, có thể bảo quản chè 
tươi trên các giá bằng gỗ: 
Kích thước giá: 0,8 x 4 x 1,5m, 
Mỗi giá có từ 5 – 6 tầng. 
Mỗi tầng cách nhau từ 25 – 30cm 
Diện tích mỗi tầng khoảng 3- 3,2m2. 
 16
Mỗi một giá đỡ có thể bảo quản được 350kg chè tươi. 
Thời gian bảo quản có thể kéo dài tới 24 – 25h 
Cứ 2 -3 h đảo rũ 1 lần 
Bảo quản chè 
tươi trên hộc 
(máng héo) 
Hộc bảo quản được xây bằng gạch xung quanh, mặt 
trên lá dưới. 
Kích thước của hộc 1,5m x ( 20 – 25m) 
Có hệ thống quạt gió, lưu lượng gió khoảng 700 
m3/m2/giờ 
Chiều dày lớp chè 30 cm tương ứng 32kg/m2. 
 Nhiệt độ không khí từ 28 – 300C 
 Thời gian bảo quản từ 20 – 24h chè vẫn đảm bảo có 
chất lượng tốt. 
 Tuỳ theo khối lượng chè bảo quản ta sẽ xây 
tăng số hộc và chọn quạt để có lưu lượng gió phù hợp. 
Nếu rải chè có chiều dày từ 25 – 50cm thì lưu 
lượng gió bằng 1258 m3/m2/giờ. 
 Trong qúa trình bảo quản cứ sau 2h cần đảo rũ 1 
lần cho chè tơi xốp, thoát khí dễ dàng, luồng không 
khí thổi xuyên qua lớp chè làm giảm nhiệt độ, không 
bị ôi ngốt hư hỏng. 
5. Tổ chức thực hiện: 
Chia nhóm sinh viên tiến hành công việc bảo quản chè bằng các cách: 
trên nền nhà, trên sàn gỗ nhiều tầng. Giáo viên quan sát, kiểm tra các thao 
tác, kỹ thuật bảo quản chè. 
6. Kiểm tra đánh giá: 
Giáo viên quan sát, kiểm tra các bước thực hiện, kỹ thuật bảo quản 
chè, nhận xét, đánh giá. 
TT Tiêu chí đánh giá Điểm 
1 
2 
3 
- Chuẩn bị dụng cụ 
- Lựa chọn phương pháp bảo quản chè tươi phù hợp 
- Thực hiện bảo quản chè tươi 
1 
3 
4 
 Ý thức thực hiện công việc 2 
 Tổng 10 
Kết quả thực hành được giáo viên đánh giá điểm theo thang điểm 10 
Loại xuất sắc: từ 9 – 10 điểm 
Loại giỏi đạt 8 điểm 
Loại khá đạt 7 điểm 
Loại trung bình từ 5 – 6 điểm 
Loại yếu dưới 5 điểm 
C. Câu hỏi bài tập 
1. Trình bày quy trình bảo quản chè búp tươi. 
2. Trình bày các bước thực hiện công việc bảo quản chè. 
3. Trình bày đặc điểm và tiêu chuẩn bảo quản chè khô. 
 17
D. Ghi nhớ 
- Các hiện tượng làm giảm chất lượng chè: Hiện tượng chuyển màu của 
lá chè, thiếu ô xy, hiện tượng giập nát. 
- Bảo quản chè: không lèn chặt, không làm dập nát, rũ tơi tãi mỏng, 
vận chuyển ngay về nơi quy định (nơi chế biến). Không để chè quá 10 giờ 
sau thu hái mà chưa đưa vào chế biến. 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: 
+ Mô đun thu hái và bảo quản chè là một mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chè. 
+ Mô đun này được bố trí sau mô đun nhân giống chè, trồng mới, chăm sóc 
chè, trước mô đun phòng trừ dịch hại hoặc cũng có thể bố trí giảng dạy độc lập theo 
yêu cầu của người học. 
- Tính chất: 
 + Mô đun thu hái và bảo quản chè là mô đun chuyên môn nghề quan trọng, 
trực tiếp rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên. 
+ Mô đun thu hái và bảo quản chè mang tính nghiêm ngặt trong nghề trồng 
chè . 
+ Mô đun thu hái và bảo quản chè được thực hiện tại cơ sở sản xuất chè, trên 
nương đồi chè. 
+ Thời gian thích hợp để giảng dạy mô đun này là khi chè đến thời kỳ cho 
thu hoạch. 
+ Nắm vững kiến thức, kỹ năng của mô đun này sẽ giúp cho học viên vững 
vàng trong việc bảo vệ cho cây chè và sản phẩm chè sau khi thu hái để hành nghề 
trồng chè đạt chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 
II. Mục tiêu: 
+ Về kiến thức: 
- Nêu được các tiêu chuẩn, quy cách hái, bảo quản chè đảm bảo 
chất lượng chè đạt tiêu chuẩn VietGAP. 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật thu hái, bảo quản chè tươi . 
+ Về kỹ năng: 
- Thực hiện được các bước trong quy trình kỹ thuật thu hái, bảo quản 
chè tươi đúng yêu cầu kỹ thuật. 
+ Về thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận cho học viên để họ có ý thức bảo vệ cây chè và an 
toàn cho người trong lao động và an toàn cho sản phẩm chè . 
- Giữ gìn, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị. 
 18
III. Nội dung chính của mô đun: 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian 
Mã bài Tên bài Loại bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ05 - 01 Thu hái chè Tích hợp Thực địa 
48 
12 
34 
2 
MĐ05 - 01 Bảo quản Tích hợp 
Xưởng 
chế 
biến 
24 
4 
18 
2 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 72 16 48 8 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học, thời 
gian thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình 
mô đun 05. 
* Tổ chức thực hiện đối với các bài thực hành kỹ năng: 
- Địa điểm thực tập: Trên đồi chè, tại vườn thực hành ở cơ sở đào tạo. 
- Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. 
- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi 
tiết của chương trình mô đun. 
- Cách đánh giá dựa vào sản phẩm thực hành, đánh giá theo thang điểm 10. 
* Các nguồn lực chính để thực hiện: 
+ Vườn chè kiến thiết cơ bản, vườn chè kinh doanh (sản xuất đại trà). 
+ Dụng cụ, thiết bị dùng để thu hái chè. 
+ Dụng cụ, thiết bị dùng để bảo quản chè. 
+ Bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. 
+ Máy tính cầm tay. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: 
Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được 
về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Bài 1: Thu hái chè 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nêu các cơ sở khoa học của biện 
pháp hái chè 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày kỹ thuật hái chè kiến thiết 
cơ bản. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày kỹ thuật hái chè kinh 
doanh thu búp. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
 19
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bày kỹ thuật thu hái chè theo 
tiêu chuẩn VietGAP 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công 
việc. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
 Bài 2: Bảo quản chè 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Trình bày quy trình bảo quản chè 
búp tươi. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Trình bày các bước thực hiện công 
việc bảo quản chè. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
 Trình bày đặc điểm và tiêu chuẩn 
bảo quản chè khô. 
Bài tự luận. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
Kỹ năng thực hành Tiêu chí đánh giá của bước thực hiện công 
việc. 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
VI.Tài liệu tham khảo 
[1]. Giáo trình khuyến nông kỹ thuật nông nghiệp chè, năm 2005 NXB NN . 
[2]. Ts. Lê Tất Khương, Giáo trình cây chè , NXB Nông nghiệp 
 [3]. Sổ tay hướng dẫn quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VIETGAP) 
cho chè búp tươi, 2009, Bộ NN và PTNT, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư 
quốc gia. 
 20
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thư ký: Bà Hoàng Thị Chấp - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Thế Hanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Bà Phạm Thị Hậu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Lê Văn Ngân, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuiyến ngư 
Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Bà Đặng Thị Hồng - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế 
Bảo Lộc 
 - Ông Nguyễn Hùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hai_va_bao_quan_che_ma_so_md_05_nghe_t.pdf
Ebook liên quan