Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số : MĐ 06 - Nghề: Nuôi ông mật
Tóm tắt Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số : MĐ 06 - Nghề: Nuôi ông mật: ... 2: THU HOẠCH SÁP ONG Mã bài: MĐ 06 – 02 Mục tiêu: - Trình bày được các dụng cụ dùng trong quá trình Thu hoạch sáp ong; - Nêu được các bước trong quy trình Thu hoạch sáp ong, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện thành thạo các bước trong quy trình Thu hoạch sáp ong; - Đảm bảo vệ s...àn nào, nói chung vì Thu hoạch sữa cần nhiều ấu trùng nên cần chọn cầu có nhiều ấu trùng ở độ tuổi một ngày. Hình: 3.2. Dùng kim di trùng chuyển ấu trùng vào mũ chúa giả trên khung cầu Bước 3: Cho khung cầu có mũ chúa giả vào trong đàn ong - Sau khi di trùng đặt cầu Thu hoạch ...ền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá. - Đối với người sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ ong mật có thể lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Hiện nay, có rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau: - Thanh toán bằn...
- Tuy nhiên, những hiện tượng và quá trình tâm lý con người cũng tuân theo những quy luật nhất định. Mỗi một khách hàng dù họ là ai, cũng đều là con người. Do vậy khi tiếp xúc với chúng ta thì hành vi của họ, ý nghĩ tình cảm của họ đều chịu sự chi phối của những quy luật tâm lý chung. - Để hiểu và tác động tích cực tới quá trình mua hàng của họ, chúng ta cần hiểu những quy luật tâm lý phổ biến nhất chi phối tâm lý của họ. Hiểu biết về khách hàng là hiểu động cơ nhu cầu, thói quen, sở thích, khả năng thanh toán của khách hàng. 3.1.1.Đặc điểm tâm lý chung của khách hàng: 45 - Bao giờ cũng thích mua hàng có giá trị sử dụng cao, chất lượng đảm bảo, có tính chất thẩm mỹ. - Thích mua rẻ hơn người khác, nơi nào bán rẻ hơn sẽ đông người mua - Thích được tôn trọng khi mua hàng, thích được khen - Thích được hướng dẫn chu đáo về hàng hoá - Muốn được thuận tiện trong việc mua bán - Mua hàng theo thói quen và theo mối quan hệ tốt với người bán - Chịu ảnh hưởng của phương thức bán (bán trả chậm, trả góp mua hàng, dự thưởng,..) - Chịu ảnh hưởng của người bán (dễ thương, chân tình, tận tình hướng dẫn, tạo nên sự tin cậy ) 3.1.2 Mục đích mua của khách hàng: - Hiểu biết về khách hàng nói chung là hiểu mục đích, nhu cầu thị hiếu, sở thích của khách hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu biết về chiến lược kinh doanh của họ, hiểu khách hàng của họ để có thể đề ra các giải pháp giúp cho họ thực hiện được các chiến lược đó một cách hiệu quả. Đối với khách hàng quen, khách hàng lớn chúng ta cần hiểu cả những việc đời thường của họ. - Mục đích mua của khách hàng tức là động cơ mua của khách hàng, động cơ là động lực thúc đẩy con người hành động đạt được mục tiêu mong muốn: thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn nào đó về vật chất cũng như tinh thần. - Nói chung, mỗi khách hàng khác nhau về tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tính cáchnên mục đích mua hàng của họ cũng khác nhau. Do vậy với cùng một sản phẩm nhưng mục đích mua sẽ khác nhau. - Đối với người này mua sữa, phấn, mật ong là để phục vụ cuộc sống của bản thân người đó. Nhưng đối với người khác thì mua là để thể hiện cao vị thế của mình. - Khi nhu cầu chưa cấp bách thì mục đích mua chưa thôi thúc, khách hàng có thể chần chừ, trì hoãn v.v 3.2. Kỹ năng bán hàng - Marketing là phương thức kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của các doanh nghiệp thông qua việc cung ứng vượt mức về các yêu cầu của khách hàng và thự hiện tốt việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hơn là chạy theo các phương thức cạnh tranh. Chức năng của marketing trong kinh doanh: 46 - Cung cấp, hấp dẫn, thu hút và thỏa mãn tốt mọi nhu cầu của khách hàng tiêu dùng sản phẩm ong mật ở mọi thị trường trong và ngoài nước. - Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng cuối cùng về các loại sản phẩm. - Theo chức năng trên thì các dòng chảy trên kênh phân phối gồm có các dòng chủ yếu sau: dòng vận động sản phẩm và dịch vụ, dòng chuyển quyền sở hữu, dòng thanh toán, dòng thông tin và dòng xúc tiến. Các bước trong marketing sản phẩm sản phẩm ong mật: - Xác định mục tiêu kinh doanh: Các mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm ong mật phải cụ thể, có thể đo lường được và phải thống nhất theo định hướng chiến lược. Mục tiêu trong sản xuất kinh doanh hoa có thể là: + Tồn tại lâu dài + Tối đa sản phẩm ong mật lợi nhuận + Thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường mục tiêu + Dẫn dắt về chất lượng sản phẩm + Thu hồi vốn nhanh - Đưa ra được chiến lược thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần làm rõ các vấn đề: + Loại sản phẩm nào sẽ được bán để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. + Phương thức thỏa mãn đó là gì + Quy mô tiềm năng của thị trường + Khả năng tiêu thụ và lợi nhuận + Mức độ phù hợp giữa yêu cầu khách hàng và khả năng thỏa mãn nhu cầu đó. - Đưa ra chiến lược về các loại sản phẩm. - Đưa ra chiến lược về giá cả các loại sản phẩm. - Lựa chọn hình thức giao dịch: 3.2.1. Bán lẻ: - Nuôi ở quy mô nông hộ là sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, nếu sản lượng ít hoặc trang trại, doanh nghiệp có đủ các điều kiện và nguồn lực để phân phối trực tiếp tới tận người tiêu dùng để không phải tốn các chi phí qua các khâu trung gian và tăng thêm thu nhập thì nên tiến hành theo hình thức này. Tuy nhiên, chi phí cho vận chuyển hầu như rất ít nhưng chi phí cho bán hàng lại cao. Vì vậy trong việc bán lẻ cần phải cân nhắc kỹ về lợi nhuận do bán lẻ tăng lên có đủ bù đắp cho chi phí tự vận chuyển và bán hàng hay không. Kỹ năng bán hàng phù hợp với bán lẻ: 47 + Kỹ năng giao tiếp + Thuyết phục bán các lợi ích của sản phẩm + Hướng dẫn dùng sản phẩm + Xử lý những lời phàn nàn của khách hàng + Kỹ năng giải quyết vấn đề. 3.2.2. Bán buôn: - Đối với các hộ sản xuất lớn, các trang trại,... sản lượng Thu hoạch lớn, không đủ nguồn nhân lực để phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng thì nên áp dụng hình thức Bán buôn và ký hợp đồng, có thể là hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn dưới nhiều hình thức như: hợp đồng bao tiêu sản phẩm không có sự ứng trước về vật tư sản xuất, hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm 3.3. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng - Các chương trình chăm sóc khách hàng: - Dịch vụ bảo hành, chăm sóc. - Dịch vụ kỹ thuật: cung cấp giống, phương pháp chăm sóc cây, phân bón, giá thể, chậu,. - Xử lý khiếu nại của khách hàng. - Đo lường thoả mãn của khách hàng. - Các dịch vụ tư vấn hướng dẫn chăm sóc và sử dụng sản phẩm. - Tổ chức hội nghị khách hàng. - Chương trình gởi quà, thiệp chúc mừng (duy trì quan hệ). - Tham gia vào các công tác từ thiện để tạo thiện cảm. 3.3.1.Ý nghĩa của việc chăm sóc khách hàng: - Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đến khách hàng - Thể hiện trách nhiệm với sản phẩm đã cung cấp - Mong muốn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa. - Mong muốn thoả mãn khách hàng hơn nữa thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm - Nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng - Tạo niềm tin nơi khách hàng - Giúp khách hàng chăm sóc và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất - Duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại/tiềm năng. - Mong muốn có sự thừa nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 48 3.3.2. Nguyên tắc của chăm sóc khách hàng: 1. Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sản phẩm. 2. Hướng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh vào khách hàng 3. Thường xuyên đo lường sự thỏa mãn của khách hàng 4. Cải tiến liên tục sản phẩm 5. Xây dựng các chiến lược thỏa mãn khách hàng 3.3.3. Các mong muốn và kỳ vọng của khách hàng: - Khách hàng muốn được báo mau lẹ - Khách hàng muốn tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết - Khách hàng muốn chắc chắn về sự lành nghề của nhân viên trong xử lý khiếu nại - Khiếu nại phải được xử lý một cách nhã nhặn - Nhân viên phải dễ gần và luôn sẵn sàng giúp đỡ - Khách hàng muốn biết về khoảng thời gian trung bình để giải quyết khiếu nại. - Khách hàng muốn được quan tâm, được lắng nghe. 3.3.4. Các lý do cần phải đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: - Để biết về sự tiếp nhận của khách hàng - Để xác định nhu cầu, mong muốn, yêu cầu và mong đợi của khách hàng - Để khắc phục sự khác biệt - Để biết được tổ chức mong chờ điều gì khi nâng cao chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách hàng - Để biết công việc diễn ra như thế nào và sẽ đi theo hướng nào - Để nắm bắt cơ hội trên thị trường kinh doanh, nhanh chóng tập hợp công nghệ tốt nhất để đưa ra được giải pháp thực tiễn - Bởi vì nâng cao hiệu quả công việc sẽ tăng lợi nhuận Những lợi ích khi đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: - Tạo cảm giác lập thành tích và hoàn thành công việc, do đó sẽ phục vụ tốt hơn - Đưa ra tiêu chuẩn thực hiện cơ bản và tiêu chuẩn hoàn hảo để mọi người phải phấn đấu - Phản hồi ngay lại cho người thực hiện 49 - Chỉ ra việc cần làm để nâng cao chất lượng và sự thoả mãn của khách hàng cũng như cách thức phải thực hiện - Huy động mọi người thực hiện 4. Hoạch toán hiệu quả kinh tế - Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh hoa mang lại. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu kết quả này âm (-) nghĩa là hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ, ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lãi. Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các cơ sở nuôi ong mật. Để cung ứng các loại sản phẩm cho thị trường, các nhà sản xuất phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ sản xuất mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. Như vậy, việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận = ∑ thu - ∑chi ∑ thu là tiền thu được từ bán các sản phẩm như phấn hoa, mật ong, sữa ong chúa, sáp ong, bán ong giống... ∑ chi là toàn bộ chi phí như mua ong giống, thùng nuôi ong, dụng cụ nguyên vật liệu, công di chuyển, công chăm sóc... B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 1: Anh (chị) hãy nêu ý tưởng của mình trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm như phấn hoa, mật ong, sữa ong chúa? Bài 2: Thực hiện tổ chức bán hàng tại địa phương? 50 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi ong mật; được giảng dạy cuối cùng của nghề nuôi ong mật. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun học bắt buộc của nghề nuôi ong mật. Địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo và ngoài thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy theo mùa vụ Thu hoạch. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung của các bước Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của nghề nuôi ong. - Về kỹ năng: + Xác định được thời điểm Thu hoạch sản phẩm nghề nuôi ong; + Thực hiện được các bước Thu hoạch sản phẩm nghề nuôi ong; + Thực hiện việc tiêu thụ, quản bá sản phẩm và hạch toán hiệu quả kinh tế. - Về thái độ + Nghiêm túc, trung thực, thật thà + Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ thương hiệu hàng hóa, phát triển nghề nuôi ong mật theo hướng vệ sinh an toàn và bền vững. III. Nội dung chính của mô đun: Số TT Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng Số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * MĐ 06-01 Thu hoạch mật ong Tích hợp Lớp học + Điểm nuôi 16 2 14 MĐ 06-02 Thu hoạch sáp Tích hợp Lớp học + Điểm nuôi 8 2 6 MĐ 06-03 Thu hoạch và chế biến các sản phẩm khác Tích hợp Lớp + địa điểm nuôi ong 24 4 18 2 51 MĐ 06-04 Tiêu thụ sản phấm Lớp + địa điểm bán hàng 16 4 10 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng cộng 68 12 48 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1: Thu hoạch mật ong Bài tập 1: Chuẩn bị dung cụ, nguyên vật liệu cho việc Thu hoạch mật ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ để tiến hành Thu hoạch mật. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim về quy trình kỹ thuật Thu hoạch mật ong. - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Chuẩn bị đúng và đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quá trình Thu hoạch mật ong. Bài tập 2: Thực hiện quy trình kỹ thuật thu mật ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị một tổ ong đủ tiêu chuẩn Thu hoạch mật và tiến hành Thu hoạch mật. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim về quy trình kỹ thuật Thu hoạch mật ong. - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 52 + Thực hiện được thao tác Thu hoạch mật đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn đối với đàn ong và môi trường. Bài 2: Thu hoạch sáp ong Bài tập 1: Chuẩn bị dung cụ, nguyên vật liệu cho việc Thu hoạch sáp ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ để tiến hành Thu hoạch sáp ong. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim về quy trình kỹ thuật Thu hoạch sáp ong. - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Chuẩn bị đúng và đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quá trình Thu hoạch sáp ong. Bài tập 2: Thực hiện quy trình kỹ thuật thu sáp ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị một tổ ong đủ tiêu chuẩn Thu hoạch sáp và tiến hành Thu hoạch sáp. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim về quy trình kỹ thuật Thu hoạch sáp ong. - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện được thao tác Thu hoạch sáp đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn đối với đàn ong và môi trường. + Thực hiện kỹ thuật nấu sáp ong đúng yêu cầu kỹ thuật. Bài 3: Thu hoạch và chế biến các sản phẩm khác Bài tập 1: Chuẩn bị dung cụ, nguyên vật liệu cho việc Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa 53 - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị một bộ dụng cụ để tiến hành Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim về quy trình kỹ thuật Thu hoạch phấn hoa và sữa ong. - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Chuẩn bị đúng và đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quá trình Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa. Bài tập 2: Thực hiện quy trình kỹ thuật Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị một tổ ong đủ tiêu chuẩn Thu hoạch sáp và tiến hành Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim về quy trình kỹ thuật Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa. - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện được thao tác Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn đối với đàn ong và môi trường. + Thực hiện kỹ thuật bảo quản phấn hoa và sữa ong chúa đúng yêu cầu kỹ thuật. Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm Bài tập: Thực hiện quảng cáo và giới thiệu sản phẩm - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị các sản phẩm như mật ong, phấn hóa, sữa ong chúa để tiến hành quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim tác dụng của từng loại sản phẩm từ con ong mật - Địa điểm: Phòng thực hành 54 - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện tốt khâu chuẩn bị sản phẩm và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của nhóm. + Thực hiện bán hàng. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Thu hoạch mật ong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu được các dụng cụ cần thiết cho quá trình thu mật. - Thực hiện thành thạo thao tác Thu hoạch mật. - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn cho đàn ong - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách thực hiện của người học viên. - Quan sát cách thực hiện của người học viên. 5.2. Bài 2: Thu hoạch sáp ong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu được các dụng cụ cần thiết cho quá trình thu sáp ong. - Thực hiện thành thạo thao tác Thu hoạch sáp ong. - Biết cách nấu sáp ong theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách thực hiện của người học viên. - Quan sát cách thực hiện của người học viên. 5.3. Bài 3: Thu hoạch các sản phẩm khác Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu được các dụng cụ cần thiết cho quá trình thu phấn hoa và sữa ong chúa. - Thực hiện thành thạo thao tác Thu hoạch phấn hoa và sữa ong chúa. - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách thực hiện của người học viên. - Quan sát cách thực hiện của người học viên. 55 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Biết cách bảo quản phấn hoa và sữa ong chúa theo đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm. 5.4. Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đầy đủ các sản phẩm để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. - Thực hiện bán hàng ngoài thực địa. - Chăm sóc khách hàng. - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách thực hiện của người học viên. - Quan sát cách thực hiện của người học viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Phùng Hữu Chính; Cẩm nang nuôi ong . NXB Hà nội 2008 [2]. TS. Phùng Hữu Chính. Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người mới bắt đầu nuôi.NXB Lao động xã hội 2004 [3]. Ngô Đắc Thắng. Sổ tay kinh tế kỹ thuật nuôi ong. NXB Thanh hóa. [4]. Bùi Quý Huy. Kỹ thuật mới nuôi ong mật. NXB Nông nghiệp 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Phùng Trung Hiếu - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Trường, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Bùi Thị Điểm, Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Phùng Hữu Chính, Trung tâm Nghiên cứu Ong Trung ương./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Võ Thị Hồng Xuyến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Đinh Xuân Năm, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lương Sơn, Hoà Bình./.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_thu_hoach_so_che_bao_quan_va_tieu_thu_san.pdf