Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ

Tóm tắt Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ: ...ng. 17 Bảng 1.3. Thống kê số lượng các loại thức ăn cần mua phục vụ cho việc chăn nuôi Nhím, cầy hương, chim trĩ và giá cả của mỗi loại TT Loại thức ăn Đơn vị tính Số lượng Đơn vị cung cấp Giá cả 1 Thức ăn tinh (cám bột, cám viên) ...... ...... ...... ...... 2 Thức ăn thô...nh hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn. - Tiêu thụ sản phẩm giúp các cơ sở kinh doanh nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. - Hệ thống tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm thấp mức giá cả của hàng hóa, 30 tăng vòng quay của vố... giao nhận: Từ 7h30 ngày 5/12/2013. Trước khi đến nhận sản phẩm, bên B báo cho bên A trước 1 ngày. ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt. Bên B đặt cọc trước cho bên A là 5.000.000đ. (Năm triệu đồng chẵn) Bên B thanh toán cho bên A hết một lần giá trị ...

pdf60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu bên nhận hàng 
46 
ký và ghi rõ họ tên người nhận hàng. 
+ Trường hợp cơ sở chế biến thuê công ty vận chuyển, cơ sở cũng cần có 
hợp đồng chặt chẽ và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp mất 
mát hư hỏng khi vận chuyển và bốc xếp hàng hóa. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
 Bài tập 1: Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm chăn nuôi nhím, 
cầy hương, chim trĩ. 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc thiết 
kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ 
- Nguồn lực: Giấy A0, bút dạ 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người 
- Nhiệm vụ của nhóm: thiết kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm được giao 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
Chú ý: Ngoài thời gian trên, đây là thời gian dành cho học viên trung bình 
thực hiện xong nhiệm vụ được giao. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thiết kế 
sinh động bắt mắt đảm bảo nội dung 
Bài tập 2: Soạn một hợp đồng mua bán 50 kg cầy hương thịt và 100 kg 
nhím thịt và 500 con giống chim trĩ, trong đó: 
(Bên A) Cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại địa chỉ 
Km11 – Minh Thành – Quảng yên – Quảng Ninh 
Bên B: Công ty MH – Địa chỉ 266 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, thành phố 
Đà Nẵng. 
Đơn giá một kg Cầy hương = 1000.000 đồng (trọng lượng 1 con từ 3-5 
kg), 1kg nhím thịt có đơn giá: 200.000/kg và 1con chim trĩ giống (20 ngày tuổi) 
có đơn giá là 120.000/con 
Bài tập 3: Đóng kịch bán sản phẩm trong chăn nuôi nhím, cầy hương, 
chim trĩ. 
- Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ 
chức các nhóm lên diễn kịch bản 
C. Ghi nhớ 
- Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh 
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh. 
47 
 - Các hình thức bán sản phẩm. 
 - Ý nghĩa và các nội dung cơ bản cần thiết phải có khi triển khai soạn thảo 
một hợp đồng mua bán sản phẩm. 
 - Tìm hiểu các kênh phân phối: Bán lẻ, bán qua đầu mối thu gom, bán trực 
tiếp cho nhà chế biến. 
 - Cách thức bán hàng và thực hiện giao nhận sản phẩm hàng hóa. 
48 
Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế 
Mã bài: MĐ 05 – 03 
Mục tiêu 
- Xác định được các khoản thu chi phí cho sản phẩm chăn nuôi; 
- Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất; 
 - Tính toán được chi phí và phân tích được hiệu quả của hoạt động 
sản xuất kinh doanh. 
 A. Nội dung 
 1. Tính tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi. 
Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho thị 
trường yếu tố trước tiên mà người dân trồng chăn nuôi cần phải có đó là các 
khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành 
các dạng như sau: 
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản 
xuất chăn nuôi như các chi phí về: Xây dựng chuồng trại, giống, thức ăn; công 
lao động trực tiếp. 
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất 
hay doanh thu như: Chi phí quản lý, trả lãi vay, quảng cáo, tiếp thị, khấu hao 
máy móc.. 
- Tổng chi phí: Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một mức 
sản xuất chăn nuôi hữu cơ cụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức: 
Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 
1.1. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định: 
+ Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm khác 
nhau nhưng liên quan đến nhau. 
- Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh 
doanh để tạo ra thu nhập cho người trồng chăn nuôi. 
- Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suất thời gian 
sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản trong năm 
mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều năm mà phải lấy 
giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian sử dụng đó gọi là 
khấu hao. 
* Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: 
Tính theo công thức: 
49 
Khấu hao hàng năm = 
 Chi phí - Giá trị thu hồi 
Thời gian sử dụng 
 Ví dụ: Giá trị của một máy trộn thức ăn là 11.500.000đ, giá trị thu hồi ấn 
định là 3.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm? 
 Khấu hao hàng năm = (11.500.000 – 3000000)/10 = 850.000 đồng 
Bảng 3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định cho 1 chu kỳ sản xuất chăn 
nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ 
TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành 
tiền 
Thời gian 
sử dụng 
Khấu 
hao năm 
1 Chuồng trại 
2 Máy trộn thức 
ăn 
3 ... 
 1.2. Chí phí cho nguyên vật liệu: 
 Đó là các vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn nuôi 
Bảng 3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu cho 1 chu kỳ 
sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ 
TT Tên vật tư Số lượng 
(kg) 
Đơn giá (đồng) Thành tiền 
(đồng) 
1 Cám gạo 
2 Bột ngô 
3 Bột sắn 
4 Cám viên 
5 ... 
6 Khác 
 1.3. Chi phí nhân công 
 Chi phí công lao động cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhất định 
50 
Bảng 3.3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ sản 
xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ 
Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền 
Làm chuồng trại 
Phối trộn thức ăn 
Chăm sóc nuôi 
dưỡng. 
. 
 1.4. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm 
Bảng: 3.4 Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ 
sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ 
Các công việc phục 
vụ tiêu thụ sản 
phẩm 
Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung 
- Vận chuyển 
- Bốc xếp 
Quản bán sản phẩm 
. 
 1.5. Chi phí tiền vay 
 Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng chăn nuôi 
Bảng 3.5: Thanh toán tiền vay cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ 
Ngày/tháng/năm Tổng tiền 
vay 
Tiền lãi phải 
trả 
Tiền gốc 
phải trả 
Tổng số tiền 
phải trả 
- Vay ngắn hạn 
- Vay trung hạn 
- Vay dài han 
.. 
51 
Bảng 3.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, 
chim trĩ 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 Chi phí cho nguyên vật liệu 
2 Chi phí về nhân công 
3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 
4 Thanh toán tiền vay 
5 Khấu hao tài sản 
 Tổng 
 2. Tính tổng doanh thu cho một chu kỳ sản xuất chăn nuôi. 
 Trong trường hợp trang trại, cơ sở sản xuất chăn nuôi của doanh nghiệp 
hay hộ gia đình có chăn nuôi nhiều loại để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị 
trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại chăn nuôi 
 * Công thức tính doanh thu cho một loại chăn nuôi được tính theo công 
thức: 
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá 
 Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại chăn nuôi phải căn cứ vào 
rất nhiều thông tin 
 + Thời tiết 
 + Dịch bệnh 
 + Giá cả thị trường 
 + Nhu cầu người tiêu dùng 
 + Thời điểm tiêu thụ. 
 Bên cạnh đó, có thể dự đoán sản lượng của các loại chăn nuôi cho năm tới 
dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều 
kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. 
 Ví dụ: Thời gian nuôi 100 con Chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi cho đến khi 
trưởng thành là 6 tháng. Khi đó trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; 
chim trống là 1,8 kg/con. 
 Như vậy: Sản phẩm dự kiến Chim trĩ đạt: 180 kg/100 con Chim trống , với 
giá bán trên thị trường của chim trĩ là 700.000 đồng/kg 
 Doanh thu = 180kg x 700.000 = 126..000.000 đồng 
52 
 * Công thức tính doanh thu cho nhiều loại chăn nuôi được tính theo công 
thức: 
 Tổng doanh thu = Doanh thu chăn Nhím + Doanh thu chăn nuôi Cầy 
hương + Doanh thu chăn nuôi Chim trĩ 
 3. Lợi nhuận 
 - Là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ mang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. 
- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ trĩ bị thua lỗ. 
- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất chăn 
nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ có hiệu quả và đã bắt đầu có lời. 
Lợi nhuận được tính theo công thức 
 Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí 
 + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển 
của hầu hết các doanh nghiệp. 
+ Để cung ứng các loại sản phẩm chăn nuôi cho thị trường, các nhà sản 
xuất kinh doanh chăn nuôi phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong 
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất 
và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. 
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi 
nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu 
tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi cho 3 loại chăn 
nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 
Bài tập 2: Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 
 C. Ghi nhớ 
 Để có được số liệu tính hiệu quả kinh tế chính xác, người sản xuất cần phải 
có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi 
trong suốt chu kỳ sản xuất chăn nuôi. 
53 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
1. Vị trí 
Mô đun "Tiêu thụ sản phẩm" là mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề 
trình độ sơ cấp nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Mô đun này được thiết kế 
cuối cùng trong chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Nội 
dung mô đun được dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để sau khi học xong 
học viên có những kiến thức và kỹ năng về tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi. 
2. Tính chất 
Đây là một trong những mô đun có nội dung kiến thức cơ bản về tiêu thụ 
sản phẩm của nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Yêu cầu học viên cần phải 
đảm bảo đủ số giờ lý thuyết, thực hành và kiểm tra. 
 II. Mục tiêu của Mô đun 
1. Kiến thức 
- Nêu được các công việc cần thiết để tiêu thụ các sản phẩm từ nhím, cầy 
hương, chim trĩ cho hộ gia đình, trang trại, công ty. 
- Trình bày được phương pháp tính toán các dụng cụ, vật tư cần thiết. 
2. Kỹ năng 
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhím, cầy 
hương, chim trĩ. 
- Tính toán được các chi phí cần thiết trong chăn nuôi và hiệu quả kinh tế 
mang lại từ nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 
3. Thái độ 
Có thái độ thận trọng, khách quan trong việc tính toán, chuẩn bị các điều 
kiện cần thiết cho quá trình sản xuất. 
 III. Nội dung chính của Mô đun 
Mã bài 
Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 
05 - 01 
Tính giá 
thành sản 
phẩm 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/hiện 
trường 12 2 9 1 
MĐ 
05- 02 
Tìm nơi tiêu 
thụ sản 
phẩm và tổ 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/hiện 
14 2 12 
54 
chức bán 
hàng 
trường 
MĐ 
05 - 03 
Tính hiệu 
quả kinh tế 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/hiện 
trường 20 4 15 1 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
 Cộng 50 8 36 6 
 * Ghi chú: 
 - Tổng số thời gian kiểm tra (6 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô 
đun: 2 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. 
 - Tổng thời gian thực hiện mô đun (50 giờ) gồm thời gian lý thuyết (8 giờ), 
thời gian thực hành (36+2=38 giờ) và thời gian kiểm tra kết thúc mô đun (4 giờ). 
 - Cách viết mã bài: MĐ05-01 (MĐ - số thứ tự mô đun – thứ tự bài). 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
 Bài 1: Tính giá thành sản phẩm 
 Bài tập 1: Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường của các sản 
phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo mẫu cho trước: 
 - Công việc của nhóm: Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường 
 - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết 
 - Địa điểm: Lớp học 
 - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
 - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá cho nhau. 
 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được bảng kế hoạch tìm hiểu 
giá cả thị trường. 
Bài tập 2: Xác định các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn 
nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 
- Công việc của nhóm: Điền đầy đủ các thông tin về đối thủ cạnh tranh 
theo mẫu phiếu. 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ 
55 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá cho nhau. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được Bảng thông tin về các 
đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 
Bài tập 3: Hãy thống kê chi tiết và ước lượng các chi phí cần thiết phục vụ 
cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất mà các anh 
chị biết: 
- Công việc của nhóm: Xác định được giá thành của các loại chi phí cần 
thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản 
xuất. 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, máy tính 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá cho nhau. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được Bảng tổng hợp số liệu 
thống kê giá thành của các loại chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi 
nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất. 
Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng. 
Bài tập 1: Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm chăn nuôi Nhím, 
Cầy hương, Chim trĩ. 
- Công việc của nhóm: Thiết kế tờ quản cáo. 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, bàn ghế. 
- Địa điểm: Lớp học. 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá cho nhau. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Mẫu mã đẹp 
+ Nội dung dễ hiểu 
Bài tập 2: Soạn một hợp đồng mua bán 50 kg cầy hương thịt và 100 kg 
nhím thịt và 500 con giống chim trĩ: 
56 
- Công việc của nhóm: Biên soạn hợp đồng mua bán sản phẩm chăn nuôi 
Nhím, Cầy hương, Chim trĩ theo số liệu cho trước. 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá cho nhau. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được một hợp đồng mua bán 
các sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo đúng định dạng văn bản 
của Bộ tài chính ban hành. 
Bài tập 3: Đóng kịch bán sản phẩm trong chăn nuôi nhím, cầy hương, 
chim trĩ. 
- Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ 
chức các nhóm lên diễn kịch bản 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Các cá nhân hoàn thành tốt vai diễn 
của mình (như người mua hàng, người bán hàng, lãnh đạo quản lý các cơ sở sản 
xuất chăn nuôi, các nhà doanh nghiệp, các thương lái thu mua sản phẩm nhím, 
cầy hương, chim trĩ. 
Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế 
Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi cho 3 loại chăn 
nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 
- Công việc của nhóm: Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định, 
nguyên vật liệu, nhân công, tiêu thụ, tiền vay và lập dự toán tổng chi phí. 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo. 
57 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định 
+ Chi phí nguyên vật liệu 
+ Chi phí nhân công 
+ Chi phí tiền vay 
+ Lập dự toán tổng chi phí 
Bài tập.2: Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh 
- Công việc của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc:8 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Lập dự toán tổng chi phí 
+ Tổng doanh thu 
+ Tổng lợi nhuận 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Bài 1: Tính giá thành sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả 
thị trường của các sản phẩm chăn 
nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 
- Xác định các thông tin về đối thủ 
cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi 
nhím, cầy hương, chim trĩ. 
- Xác định giá thành của các loại 
chi phí cần thiết phục vụ cho quá 
trình chăn nuôi đề từ đó xác định 
giá bán sản phẩm chăn nuôi nhím, 
cầy hương, chim trĩ cho phù hợp 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện 
của người học 
58 
 5.2. Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo 
cho sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ 
 - Soạn được hợp đồng kinh tế về 
mua bán sản phẩm chăn nuôi nhím, 
cầy hương, chim trĩ. 
- Bán sản phẩm chăn nuôi nhím, 
cầy hương, chim trĩ (thịt và giống) 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
 - Quan sát cách xác định và thực hiện 
của người học 
 5.3. Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Lên bảng dự toán chi phí sản xuất 
cho chăn nuôi nhím, cầy hương, 
chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất 
kinh doanh 
- Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở 
sản xuất chăn nuôi nhím, cầy 
hương, chim trĩ trong một chu kỳ 
sản xuất kinh doanh 
- Quan sát và đánh giá kết quả 
- Quan sát cách xác định và thực hiện 
của người học 
 VI. Tài liệu tham khảo 
 [1]. Nguyễn Ngọ Nhã Thư, 2005. Những Kỹ năng bán hàng thành công 
trong thương trường. Nhà xuất bản Thời Đại. 
 [2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà 
xuất bàn Lao động xã hội. 
 [3]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị 
trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
 [4]. Vương Liêm, 2009. Thuật bán hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thời Đại. 
 [5]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo 
khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXBTổng hợp TP 
HCM 2010. 
 [6]. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB Thanh niên. 
59 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông Phan Thanh Lâm Chủ nhiệm 
 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 
 3. Ông Mai Anh Tùng Thư ký 
 4. Ông Vũ Việt Hà Ủy viên 
 5. Bà Mai Thanh Nga Ủy viên 
 6. Ông Phùng Thanh Sơn Ủy viên 
 7. Bà Nguyễn Thúy Toan Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông Đoàn Văn Soạn Chủ tịch 
 2. Ông Nguyễn Văn Lân Thư ký 
 3. Bà Đỗ Huyền Trang Ủy viên 
 4. Ông Nguyễn Cảnh Dũng Ủy viên 
 5. Ông Phạm Văn Kiên Ủy viên. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham_ma_so_md_05_nuoi_nhim_ca.pdf