Giáo trình môn Kế toán quốc tế

Tóm tắt Giáo trình môn Kế toán quốc tế: ... đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn. GHI NHẬN THUÊ TÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN CHO THUÊ Thuê tài chính 20. Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là kh... Account Title: Account No: Balance Date Item Post Ref. Debit Credit Debit Credit (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Cách ghi vào Sổ Cái như sau: (1) Date: (tương tự như Sổ Nhật Ký Chung) (2) Item: dùng để phản ánh các bút toán điều chỉnh, bút toán đảo và bút toán khóa sổ (3) Post Reference...hay ít phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó, để cung cấp thông tin chính xác cho quản lý cần quy định cách ghi chép vào từng loại tài khoản, cụ thể bên Nợ của tài khoản ghi nội dung gì, bên Có ghi nội dung gì. Do nhu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin cho quản lý,...

pdf142 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Kế toán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một trong ba phương pháp sau: 
 Phương pháp 1: Tính giá bình quân căn cứ vào hàng tồn kho đầu kỳ và tất cả các lần 
nhập trong kỳ (tháng, quý, năm) (hay còn gọi là giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ). Phương 
pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư hàng hoá, số lần nhập, 
xuất nhiều. 
 Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để xác 
định đơn giá bình quân căn cứ vào đơn giá bình quân và số lượng hàng xuất trong kỳ và hàng tồn 
cuối kỳ để xác định giá trị hàng xuất trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ. Phương pháp này tương đối 
chính xác, nhưng công vịêc dồn vào cuối kỳ, nên việc cung cấp thông tin chậm trễ. 
 ∑ giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ 
= Đơn giá bình quân 
 ∑ số lượng hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ 
 128
Giá thực tế hàng 
xuất trong kỳ = 
Số lượng hàng xuất 
trong kỳ x 
Đơn giá 
bình quân 
Giá thực tế hàng 
tồn cuối kỳ = 
Số lượng hàng 
tồn cuối kỳ 
x 
Đơn giá 
bình quân 
Ví dụ 3.12: 
 Số lượng Đơn giá Thành tiền 
Tồn đầu kỳ 200 250 50.000 
Nhập lần 1: 600 240 144.000 
Nhập lần 2: 300 260 78.000 
Nhập lần 3: 400 230 92.000 
Nhập lần 4: 500 270 135.000 
Tổng cộng 2.000 499.000 
 - Số lượng hàng xuất trong kỳ: 1.200 
 - Số lượng hàng tồn cuối kỳ: 800 
Đơn giá 
bình quân 
= 
499.000 
2.000 = 249,5 
 - Giá thực tế hàng xuất trong kỳ: 1200 x 249,5 = 299.400 
 - Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ: 800 x 249,5 = 199.600 
 Phương pháp 2: Tính giá bình quân sau mỗi lần nhập 
 Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải tính lại đơn giá bình quân của 
từng chủng loại vật tư hàng hóa, để làm căn cứ lập chứng từ và ghi sổ kế toán ngay tại lúc 
xuất kho. Phương pháp này chính xác, nhưng phức tạp vì phải tính toán nhiều, nên chỉ áp 
dụng đối với doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư hàng hoá, số lần nhập hàng ít nhưng khối 
lượng nhập một lần nhiều hoặc các doanh nghiệp đã sử dụng máy vi tính. 
Giá thực tế hàng tồn 
trước lần nhập n 
+ 
Giá thực tế hàng 
nhập lần n 
Đơn giá 
bình quân lần 
nhập n 
= 
Số lượng hàng tồn 
trước lần nhập n + 
Số lượng hàng 
nhập lần n 
 129
- Giá thực tế hàng 
xuất kho = 
Số lượng hàng 
xuất kho 
x Đơn giá bình quân 
- Giá thực tế hàng 
tồn kho cuối kỳ = 
Số lượng hàng 
tồn kho cuối kỳ 
x Đơn giá bình quân của lần nhập cuối kỳ trong kỳ 
Ví dụ 3.13: 
Nghiệp vụ Số lượng Đơn giá Thành tiền 
Tồn đầu kỳ 200 250 50.000
Nhập lần 1 600 240 144.000
Xuất lần 1 400 
Nhập lần 2 300 260 78.000
Xuất lần 2 500 
Nhập lần 3 400 230 92.000
Nhập lần 4 500 270 135.000
Xuất lần 3 300 
 - Tính giá thực tế hàng xuất trong kỳ và hàng tồn cuối kỳ 
Đơn giá bình quân sau 
lần nhập 1 = 
50.000 + 144.000 
200 + 600 
= 194.000 
800 
=242,5 
 - Giá thực tế xuất lần 1: 400 x 242,5 = 97.000 
Đơn giá bình quân 
sau lần nhập 1 = 
(194.000 – 97.000) + 78.000 
(800 – 400) + 300 = 
175.000 
700 =250 
 - Giá thực tế xuất lần 2: 500 x 250 = 125.000 
Đơn giá bình quân 
sau lần nhập 4 = 
142.000 + 135.000 
600 + 500 = 
277.000 
1.100 =251,8181 
 - Giá thực tế xuất lần 3: 300 x 251,8181 = 75.545 
 - Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ: 800 x 251,8181 = 201.455 
 Phương pháp 3: Phương pháp giá nhập trước, xuất trước. 
 Theo phương pháp này, tính giá hàng xuất kho trên cơ sở giả định là hàng nào nhập 
kho trước, sẽ được xuất dùng trước. Xuất hết lô hàng nhập trước, mới đến lô hàng nhập sau. 
 Theo ví dụ trên: 
 130
 Xuất lần 1: 400, trong đó 200 tính theo đơn giá hàng tồn dầu kỳ, 200 tính theo giá đơn 
giá nhập lần 1. 
 Giá thực tế xuất lần 1: (200 x 250) + (200 x 240) = 98.000 
 Giá thực tế xuất lần 2: (400x 240) + (100x260) = 122.000 
 Giá thực tế xuất lần 3: (200x 260) + (100x230) = 75.000 
 Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ: (300x 230) + (500x270) = 204.000 
3.3.3.3 Phương pháp kế toán tăng giảm hàng tồn kho 
 Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho 
 - Phương pháp kiểm kê định kỳ 
 - Phương pháp kê khai thường xuyên 
a. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 
 Theo phương pháp này, trong năm khi mua vật tư, hàng hoá ta không ghi vào các TK 
hàng tồn kho (TK loại 3; TK 31 “Nguyên, vật liệu”, TK 32 “Các loại dự trữ sản xuất khác”, 
TK 37 “Tồn kho hàng hoá”) mà ghi vào các TK loại 6 (TK 60 “Mua hàng”, TK 601”Mua 
nguyên, vật liệu”, TK 602 “Mua các loại dự trữ sản xuất khác”, TK 607 “Mua hàng hoá”). 
Khi bán hàng, không ghi Có cá TK hàng tồn kho, mà căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối năm để 
xác định trị giá hàng xuất dùng, xuất bán trong năm theo công thức. 
Trị giá hàng xuất 
trong năm = 
Trị giá hàng 
tồn đầu năm + 
Trị giá hàng mua 
vào trong năm - 
Trị giá hàng tồn 
cuối năm 
a.1 Kế toán các nghiệp vụ mua hàng 
* Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ mua hàng 
 - Giá mua được hạch toán: Là giá mua thực tế, tức là bằng tổng số tiền ghi trên hoá 
đơn trừ các khoản được nhà cung cấp giảm giá, bớt giá. Giá mua không bao gồm thuế trị giá 
gia tăng, thuế này doanh nghiệp trả hộ Nhà nước và sẽ được khấu trừ sau này. 
 - Khoản chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận, mặc dù đã trừ vào số tiền 
trên hoá đơn, những vẫn được tính vào giá mua và được hạch toán như một khoản thu nhập 
tài chính. 
 - Các khoản phụ phí mua (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm) có thể ghi trực tiếp 
vào các TK mua hàng có liên quan hoặc tập hợp vào TK 608 “Phụ phí mua” 
 - Khi mua hàng, căn cứ vào hoá đơn báo đòi của người bán làm chứng từ ghi sổ. 
Trường hợp hàng mua không đúng quy cách phẩm chất trả lại người bán, cần lập hoá đơn báo 
Có. 
 * TK sử dụng hạch toán các nghiệp vụ mua hàng 
 - TK 60: Mua hàng (trừ TK 603: Chênh lệch tồn kho) 
 + TK 601: Mua tồn trữ - Nguyên, vật liệu (và vật tư) 
 + TK 602: Mua tồn trữ - Các loại dự trữ sản xuất khác. 
 + TK 604: Mua công trình nghiên cứu và cung cấp dịch vụ. 
 + TK 605: Mua máy móc, trang thiết bị và công tác 
 + TK 606: Mua vật liệu và vật tư sử dụng ngay. 
 + TK 607: Mua hàng hoá 
 + TK 608: Phụ phí mua 
 + TK 609: Giảm giá, bớt giá và hồi khấu nhận được trên giá mua 
 131
 - TL 40: Nhà cung cấp và các TK có liên hệ 
 + TK 401: Nhà cung cấp 
 + TK 403: Nhà cung cấp – Thương phiếu sẽ trả 
 + TK 404: Nhà cung cấp – Bất động sản 
 + TK 405: Nhà cung cấp – Bất động sản – Thương phiếu sẽ trả 
 + TK 408: Nhà cung cấp – Hoá đơn chưa gửi đến 
 + TK 409: Nhà cung cấp có số dư Nợ 
 + TK 4456: Thuế TGGT - Trả hộ Nhà nước 
 + TK 765: Chiết khấu nhận được 
 * Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 
 - Mua hàng, hàng về đã có hoá đơn 
 Nợ TK 60 (601 -> 607) : Giá chưa có thuế TGGT 
 Nợ TK 4456 : Thuế TGGT - Trả hộ NN 
 Có TK 530, 512, 401: ∑ giá thanh toán 
 - Hàng không đúng quy cách phẩm chất trả lại nhà cung cấp. 
 Nợ TK 530, 512, 401: Giá có thuế của hàng trả lại 
 Có TK 60 (601 -> 607): Giá chưa có thuế TGGT của hàng trả lại 
 Có TK 4456: TVA của hàng trả lại 
 - Mua hàng được nhà cung cấp chiết khấu 
 Chiết khấu thanh toán: Là số tiền giảm trừ cho người mua, do người mua đã thanh 
toán tiền hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng hoặc quy định trong cam kết thanh 
toán tiền hàng mua. 
 + Trường hợp chiết khấu được thực hiện ngay trên hoá đơn. 
 Nợ TK 60 (601 -> 607): Giá chưa có thuế TGGT 
 Nợ TK 4456 : TVA - Trả hộ NN 
 Có TK 765: Chiết khấu nhận được 
 Có TK 530, 512, 401: Số tiền còn phải thanh toán. 
 Ví dụ 3.14: 
HOÁ ĐƠN 
Số 102 (10/2/N) 
• Hàng hoá giá chưa có thuế: 15.000 
• Giảm giá 10%: 1.500 
Nét thương mại: 13.500 
• Chiết khấu 1%: 135 
(do thanh toán ngay bằng tiền ngân hàng) 
Nét tài chính: 13.365 
• Thuế suất TGGT: 18,6% 2.485,89 
Tổng số tiền phải thanh toán: 15.850,89 
 132
Nhật ký 
Số hiệu TK 
Nợ Có 
Giải trình Số tiền ghi Nợ Số tiền ghi Có 
 10/2 
607 Mua hàng hoá của hoá đơn số 102 13.500 
4456 Thuế TGGT - Trả hộ Nhà nước 2.485,89 
 765 Chiết khấu được hưởng 1% 135
 512 Thanh toán tiền mua hàng hoá 15.850,89
+ Trường hợp chiết khấu thực hiện sau hoá đơn 
 Nợ TK 401 “Nhà cung cấp”; ∑ giá có thuế TGGT 
 Có TK 765 “Chiết khấu nhận được”: Giá không có thuế 
 Có TK 4456 “TVA - Trả hộ NN”: Thuế của phần chiết khấu 
• Mua hàng, được nhà cung cấp giảm giá, bớt giá, hồi khấu 
 Giảm giá: Là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã 
thoả thuận, vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp 
đồng. 
 Bớt giá: Là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường, vì lý do mua với khối lượng 
lớn, tính theo một tỷ lệ nào đó trên giá bán. 
 Hồi khấu: Là khoản giảm trừ tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện với một 
khách hàng, trong một thời gian nhất định. 
• Nếu số giảm giá, bớt giá đã được ghi trên hoá đơn mua hàng và đã được trừ vào tổng 
số tiền phải trả nhà cung cấp, thì phần giảm giá, bớt giá không cần phản ánh vào tài khoản. 
• Nếu giảm giá, bớt giá được thực hiện sau hoá đơn mua hàng, được hạch toán như sau: 
Nợ TK 401, 530, 512: ∑ số tiền giảm giá, bớt giá có thuế 
 Có TK 609: Giảm giá, bớt giá nhận được trên giá mua 
 Có TK 4456: TVA của phần giảm giá, bớt giá 
 Ví dụ 3.15: Nhà cung cấp S gửi hoá đơn báo Có đến Công ty, về việc công ty được 
nhận giảm giá 5% tính trên doanh số mua ngày 15/2: 10.000, thuế suất TVA: 18,6% số tiền 
này trừ vào nợ phải trả nhà cung cấp S. 
 133
 TK 609 (Giảm giá, bớt giá 
nhận được trên giá mua) 
TK 401 
Nhà cung cấp 
x x x 
TK 4456 (TVA - Trả hộ 
Nhà nước) 
x x 93 
500 
593 
• Nếu được nhà cung cấp thưởng (giảm giá, bớt giá) trên doanh số mua, nhưng cuối 
năm vẫn chưa nhận. 
 Nợ TK 4098: Bớt giá, giảm giá, hồi khấu và các khoản tiền khác chưa nhận. 
 Có TK 609: Giảm giá, bớt giá nhận được trên giá mua 
 - Khi thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp 
 Nợ TK 401 “Nhà cung cấp”: Số tiền đã trả 
 Có TK 530, 512: Đã trả bằng tiền 
 Có TK 403 “Nhà cung cấp – Thương phiếu sẽ trả”: Trả bằng thương phiếu. 
a.2 Kế toán chênh lệch tồn kho 
* Kế toán chênh lệch tồn kho nguyên, vật liệu 
 Số tiền mua nguyên, vật liệu trong năm đã đựơc ghi vào chi phí trong năm (TK 601). 
Do đó, cuối năm cần kiểm kê nguyên, vật liệu tồn kho, để xác định số chênh lệch giữa tồn đầu 
năm với tồn cuối năm. Trên cơ sở đó, điều chỉnh số tiền mua nguyên, vật liệu trong năm về 
giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trong năm. 
Trị giá nguyên 
vật liệu xuất 
dùng trong năm 
= 
Trị giá nguyên, 
vật liệu mua vào 
trong năm 
+ 
Trị giá nguyên, 
vật liệu tồn 
đầu năm 
- 
Trị giá nguyên, 
vật liệu tồn 
cuối năm 
 - Nếu trị giá nguyên, vật liệu tồn đầu năm lớn hơn tồn cuối năm thì cần điều chỉnh 
tăng chi phí trong năm số chênh lệch. Vì điều đó có nghĩa là nguyên, vật liệu mua vào trong 
năm không những được sử dụng hết, mà còn sử dụng thêm một lượng nguyên, vật liệu dự trữ 
trong kho, do đó làm cho tồn cuối năm giảm đi so với tồn đầu năm và số giảm này làm tăng 
tổng chi phí trong năm. 
 - Ngược lại, nếu trị giá nguyên, vật liệu tồn đầu năm nhỏ hơn tồn cuối năm thì cần 
điều chỉnh giảm chi phí trong năm số chênh lệch. Vì điều đó có nghĩa là nguyên, vật liệu mua 
 134
vào trong năm không sử dụng hết, còn thừa nhập lại kho, do đó mà tồn cuối năm tăng hơn so 
với tồn đầu năm và số tăng này làm giảm tổng chi phí trong năm. 
 TK sử dụng hạch toán 
 TK 603 chênh lệch tồn kho (dự trữ sản xuất và hàng hoá): Được xếp vào chi phí thuộc 
TK loại 6, như là 1 TK điều chỉnh chi phí cuối niên độ. 
 - TK 603: Được chi tiết 
 + TK 6031: Chênh lệch tồn kho nguyên liệu (và vật tư) 
 + TK 6032: Chênh lệch tồn kho các loại dự trữ sản xuất khác. 
 + TK 6037: Chênh lệch tồn kho hàng hoá 
 Phương pháp kế toán chênh lệch tồn kho nguyên, vật liệu. 
TK 31: Nguyên liệu (và vật tư) TK 6031: Chênh lệch tồn kho nguyên liệu (và vật tư) 
Kết chuyển trị giá nguyên, 
vật liệu tồn đầu năm
Kết chuyển trị giá nguyên, vật liệu tồn cuối năm 
Ví dụ 3.16: 
1. Trong năm N, công ty mua 100.000 Fr nguyên, vật liệu (giá chưa có thuế TGGT), 
thuế suất TVA: 18,6%. Trong đó, thanh toán bằng tiền mặt 20.000Fr, bằng chuyển khoản qua 
ngân hàng 60.000Fr, số còn lại chưa trả nhà cung cấp. 
2. Kết quả kiểm kê 
a. Nguyên, vật liệu tồn đầu năm: 15.000 Fr (kiểm kê cuối năm trước) 
b. Nguyên, vật liệu tồn cuối năm: 10.000Fr 
 135
NHẬT KÝ NĂM N 
601 Mua nguyên, vật liệu 100.000 
4456 TVA - trả hộ Nhà nước 18.600 
 530 Thanh toán tiền mua NVL bằng tiền mặt 20.000
 512 Thanh toán bằng tiền Ngân hàng 60.000
 401 Số còn phải trả nhà cung cấp 38.600
 31/12/N 
6031 Kết chuyển nguyên, vật liệu tồn đầu năm 15.000 
 31 15.000
 31/12/N 
31 Kết chuyển nguyên, vật liệu tồn cuối năm 10.000 
 6031 10.000
Trên tài khoản xác định kết quả niên độ thể hiện như sau: 
TK 601 TK 12 “Kết quả niên độ” TK 12 “Kết quả niên độ” 
K/c thu nhập 
(1) 100.000 
(2a) 15.000 
100.000 100.000 
TK 6031 
10.000 
5.000 5.000 
x x 
(2b) 
 136
* Kế toán chênh lệch tồn kho các loại dự trữ sản xuất khác 
 (Tương tự như nguyên, vật liệu) 
 - Phương pháp kế toán chênh lệch tồn kho các loại dự trữ sản xuất khác. 
 TK 32: Các loại dự trữ 
sản xuất khác 
TK 6032: Chênh lệch tồn 
kho các loại dự trữ SX khác 
Kết chuyển tồn đầu năm 
Kết chuyển tồn cuối năm
SD ĐK: x x 
Kế toán chênh lệch tồn kho hàng hoá 
 Đối với các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá mua vào trong năm cũng được ghi 
ngay vào chi phí, do đó, cuối năm cần kiểm kê hàng hoá tồn kho và xác định số chênh lệch 
giữa tồn đầu năm với tồn cuối năm của hàng hoá, để điều chỉnh số tiền mua hàng hoá về trả 
giá vốn hàng hoá xuất bán trong năm. 
Trị giá hàng hoá 
xuất bán trong 
năm 
= 
Trị giá hàng hoá 
mua vào trong 
năm (đã ghi vào 
chi phí) 
+ 
Trị giá hàng 
hoá tồn đầu 
năm - 
Trị giá hàng hoá 
tồn cuối năm 
• Nếu trị giá hàng hoá tồn kho đầu năm lớn hơn tồn cuối năm, điều đó có nghĩa là hàng 
hoá mua vào trong năm không những được bán hết, mà còn bán thêm hàng hoá dự trữ trong 
kho, do đó cần ghi tăng chi phí số chênh lệch giữa tồn đầu năm và tồn cuối năm. 
• Ngược lại, nếu giá trị hàng hoá tồn đầu năm ít hơn tồn cuối năm, điều đó có nghĩa là 
hàng hoá mua vào trong năm không bán hết, còn thừa nhập vào kho, do đó cần ghi giảm chi 
phí số chênh lệch giữa tồn đầu năm và tồn cuối năm 
 137
Phương pháp kế toán chênh lệch tồn kho hàng hoá: 
TK 37: Tồn kho hàng hoá TK 6037: Chênh lệch tồn kho hàng hoá 
Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn đầu năm
Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn cuối năm
SD ĐK: x x 
* Kế toán chênh lệch tồn kho sản phẩm (hay dịch vụ) dở dang và thành phẩm. 
 Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản cơ bản: TK 33 “Sản phẩm dở 
dang”, TK 34 “Dịch vụ dở dang”, TK 35 “Tồn kho sản phẩm” chỉ được sử dụng để theo dõi 
số tiền đầu năm và số tiền cuối năm. Số chênh lệch giữa tồn đầu năm với tồn cuối năm không 
được thể hiện ở tài khoản 603 như nguyên, vật liệu, các loại dự trữ sản xuất khác hay hàng 
hoá, mà thể hiện ở tài khoản 713 “Chênh lệch tồn kho (sản phẩm dở dang và thành phẩm)”. 
TK 713 được xếp vào thu nhập thuộc loại 7, như là 1 tài khoản điều chỉnh thu nhập cuối niên 
độ. 
 Phương pháp kế toán 
 TK 33, 34, 35 TK 7137: Chênh lệch tồn kho(7133, 7134, 7135) 
Kết chuyển tồn đầu năm 
Kết chuyển tồn cuối năm 
SD ĐK: x x 
b. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 
Về nguyên tắc, phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích. 
Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán phân tích để tính 
giá phí, giá thành của các loại nguyên, vật liệu, vật tư, hàng hoá, thành phẩm: Ghi Nợ các tài 
khoản hàng tồn kho. 
 - Khi xuất kho để sử dụng hoặc để bán: Ghi Có các tài khoản hàng tồn kho (giá vốn) 
 - Số dư Nợ trên các tài khoản hàng tồn kho là số tiền tồn đầu kỳ hoặc tồn cuối kỳ 
 Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp muốn theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình 
hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán, thì hệ thống kế toán tồng quát năm 
1982 của Pháp cũng cho phép các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, 
để kế toán hàng tồn kho. 
 Theo phương pháp này, kế toán các nghiệp vụ hàng tồn kho như sau: 
 138
 - Khi mua hàng: Ghi tương tự phương pháp kiểm kê định kỳ 
 Nợ TK 60 (601 -> 607): giá mua chưa có thuế TGGT 
 Nợ TK 4456: TVA - trả hộ Nhà nước 
 Có TK 530, 512, 401: ∑ giá thanh toán 
 - Khi nhập hàng vào kho, kế toán ghi: 
 Nợ TK 31: Nhập nguyên, vật liệu 
 Nợ TK 32: Nhập các loại dự trữ sản xuất khác. 
 Nợ TK 37: Nhập hàng hoá. 
 Có TK 6031: Chênh lệch tồn kho nguyên, vật liệu. 
 Có TK 6032: Chênh lệch tồn kho các loại dự trữ sản xuất khác. 
 Có TK 6037: Chênh lệch tồn kho hàng hoá. 
 - Khi xuất kho để sử dụng hoặc để bán (giá vốn) 
 Nợ TK 6031: Chênh lệch tồn kho nguyên, vật liệu 
 Nợ TK 6032: Chênh lệch tồn kho các loại dự trữ sản xuất khác. 
 Nợ TK 6037: Chênh lệch tồn kho hàng hoá. 
 Có TK 31: Xuất nguyên, vật liệu 
 Có TK 32: Xuất các loại dự trữ sản xuất khác. 
 Có TK 37: Xuất hàng hoá. 
 - Giá bán: Ghi như phương pháp kiểm kê định kỳ (xem chương kế toán bán hàng). 
 Cuối kỳ, các TK loại 6, loại 7 được kết chuyển sang TK 12 để tính lãi, lỗ. 
Sơ đồ hạch toán 
TK 530, 512, 401 
TK 60: Mua 
(TK 601 -> 607) 
TK5 4456: TVA - trả hộ NN 
Giá chưa có thuế 
Thuế GTGT trả 
hộ NN 
Mua hàng 
(∑ giá thanh toán) 
TK loại 3: Các TK hàng tồn kho 
(TK 31,32,37) 
TK 603: Chênh lệch tồn kho 
(6031, 6032, 6037) 
SD ĐK: x x Nhập 
Xuất 
 139
Ví dụ 3.17: Công ty mua hàng hoá giá chưa có thuế: 10.000, thuế suất TVA: 18,6%, 
chưa thanh toán và xuất kho hàng hoá để bán giá vốn 8.000. Thể hiện trên tài khoản như sau: 
TK 401: Nhà cung cấp 
TK 607: 
Mua hàng hoá 
TK5 4456: TVA - trả hộ NN 
10.000 
11.860 
(Mua) 
TK 37: Tồn kho hàng hoá 
TK 6037: Chênh lệch tồn kho 
hàng hoá 
8.000 
Nhập 
Xuất 
1.860 
10.000 10.000 8.000 
 Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 12 “Kết quả niên độ” 
TK 12 
607 10.000
 6037 (2.000)
∑ Chi phí: 8.000 
3.3.3.4 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 
 - Vào thời điểm kiểm kê cuối năm (trước khi lập báo cáo kế toán của năm), nếu hàng 
tồn kho bị giảm giá (giá thực tế trên thị trường thấp hơn giá đang ghi sổ kế toán) hoặc hàng bị 
lỗi thời (không hợp với kiểu mẫu hiện tại) mà doanh nghiệp có thể phải bán với giá thấp hơn 
giá vốn, thì cần căn cứ vào giá bán hiện hành, đối chiếu với giá vốn của từng mặt hàng để lập 
dự phòng. 
 - Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi: 
 Nợ TK 681: “Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh” 
 Có TK 39: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang” 
 Chi tiết: 
 TK 391: “Dự phòng giảm giá nguyên, vật liệu”: Mức giảm giá dự kiến 
 140
 TK 392: “Dự phòng giảm giá các loại dự trữ sản xuất khác”. 
 TK 393: “Dự phòng giảm giá sản phẩm dở dang” 
 TK 394: “Dự phòng giảm giá dịch vụ dở dang” 
 TK 395: “Dự phòng giảm giá sản phẩm tồn kho” 
 TK 397: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” 
 - Cuối niên độ kế toán sau, căn cứ vào giá cả thị trường, đối chiếu với giá ghi sổ kế 
toán của từng mặt hàng để dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh mức giá dự 
phòng đã lập năm trước về mức dự phòng phải lập năm nay. 
 + Nếu mức dự phòng mới lớn hơn mức dự phòng đã lập năm trước, thì cần lập bổ 
sung số chênh lệch (hay còn gọi là điều chỉnh tăng dự phòng). 
 Nợ TK 681: Số chênh lệch 
 Có TK 39 (391 -> 397): Số chênh lệch 
 + Nếu mức dự phòng mới ít hơn mức dự phòng đã lập trước, thì cần hoàn nhập dự 
phòng số chênh lệch (hay điều chỉnh giảm giá dự phòng). 
 Nợ TK 39 (391 -> 397): Số chênh lệch 
 Có TK 781: “Hoàn nhập khấu hao và dự phòng – thu nhập kinh doanh”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PTS. Nguyễn Văn Thơm, PTS.Trần Văn Thảo, Th.S Lê Tuấn, Th.S Nguyễn Thế Lộc, 
“Kế toán Mỹ”. Nhà xuất bản tài chính. 1999. 
2. Nhóm biên dịch Lý Thị Minh Châu, Nguyễn Trọng Nam, “Lý thuyết và thực hành kế 
toán Mỹ”. Tập 1 và 2. Trường đại học kinh tế TP. HCM. 1993 
3. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Minh Phương – TS. Nguyễn Thị Đông, “Giáo trình kế 
toán quốc tế”. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2002 
4. TS.Nguyễn Thị Minh Tâm, “Giáo trình kế toán quốc tế”. Nhà xuất bản đại học quốc 
gia Hà Nội. 2004 
 141

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_ke_toan_quoc_te.pdf