Giáo trình môn Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật - Nguyễn Thị Ngọc Bích

Tóm tắt Giáo trình môn Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật - Nguyễn Thị Ngọc Bích: ...hực hành bài trang trí đường diềm Chủ đề của bài trang trí: Tự chọn Kích thước: Đường diềm kích thước: 15cm x 45cm Chất liệu: màu bột hoặc màu nước Thời gian: 4 tiết / bài ở trên lớp và hoàn thành bài thực hành ngoài giờ Yêu cầu của bài vẽ: - Bài vẽ có bố cục cân đối, có nhịp điệu. - H...đá, đồ gốm, đồ trang sức (bằng vỏ ốc biển mài thủng lỗ, hạt chuỗi bằng đất nung, bằng phiến đá có lỗ), thổ hoàng (đất màu vàng để vẽ lên người trong các buổi tế lễ, vẽ trên vỏ ốc, trên rìu đá, trên đồ gốm), hình khắc mặt người, các con thú, lá cây trên vách đá, vách hang, trên đá cuội, Nhữn..., Trên một số căn hộ của tòa nhà cao tầng có những bông hoa xinh xinh, Thành phố nơi Tùng Hương sinh sống, nơi em đi qua mỗi ngày để đến lớp thật nhộn nhịp và cũng thật vui, ai ai cũng tươi cười vui vẻ làm nhiệm vụ của mình. Em sử dụng những gam màu mạnh mẽ, gồm màu nguyên chất và màu đã có...

pdf208 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật - Nguyễn Thị Ngọc Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tích cực, tự giác, sáng tạo, những kinh nghiệm có sẵn của học sinh 
khi dạy phân môn tập nặn tạo dáng tự do. 
+ Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính. 
- Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu phương pháp dạy học phân môn thường thức mĩ 
thuật. 
+ Hoạt động cá nhân, đọc thông tin để tìm hiểu phương pháp dạy phân môn 
thường thức mĩ thuật. 
+ Thảo luận nhóm (5-6 SV) để tìm hiểu cách sử dụng đồ dùng dạy học, cách vận 
dụng phương pháp dạy-học, cách tổ chức các hoạt động dạy-học như thế nào để 
phát huy tính tích cực, tự giác, kinh nghiệm có sẵn của học sinh khi dạy phân môn 
thường thức mĩ thuật. 
+ Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính. 
- Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu những hiện tượng thường gặp trong bài vẽ của học sinh. 
+ Hoạt động nhóm (5-6 SV ), quan sát, nhận xét một số bài vẽ của học sinh in 
trong tài liệu để có biện pháp hướng dẫn các em vẽ bài tốt hơn. 
+ Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính. 
- Nhiệm vụ 8: Tìm hiểu tầm quan trọng và nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh 
+ Hoạt động cá nhân: đọc thông tin của hoạt động để tìm hiểu tầm quan trọng và 
nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh 
+ Hoạt động trên lớp: Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép 
những ý chính. 
 Đánh giá hoạt động 3 
1.Bạn hãy trả lời câu hỏi làm thế nào để học sinh hiểu cách vẽ và thể hiện tốt những bài 
tập trong chương trình mĩ thuật tiểu học? 
2. Tại sao cần nắm được nhược điểm thường gặp trong bài vẽ của học sinh tiểu học? 
3. Bạn hãy nêu: 
a. Tác dụng của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh? 
b. Tiêu chí đánh giá bài vẽ của học sinh? 
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 
 28
1. Phương pháp dạy các phân môn 
 (xem thông tin của hoạt động). 
Trong băng hình Các hoạt động dạy-học trong một giờ dạy vẽ theo mẫu, giáo viên 
đã vận dụng phương pháp dạy học như: trực quan, quan sát, đàm thoại, học tập trong 
nhóm nhỏ, luyện tập, gợi mở trong các hoạt động của giờ dạy vẽ theo mẫu. Khi giáo viên 
nhận xét hình vẽ trên bảng của học sinh trong hoạt động hướng dẫn học sinh cách vẽ, 
không nên nhận xét học sinh “vẽ chưa giống lắm” vì yêu cầu dựng hình của bài vẽ theo 
mẫu trong trường tiểu học là mô phỏng gần giống mẫu. 
2. Nhận xét những hiện tượng thường gặp trong bài vẽ của học sinh 
2.1. Bài vẽ theo mẫu 
+ Thường vẽ nhỏ so với trang giấy, do đó giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh 
vẽ cân đối trên trang giấy. 
+ Thích trang trí thêm, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ được hình dáng chung của 
mẫu trước, sau đó vẽ màu theo ý thích (đối với lớp 1, 2, 3). 
+ Đôi khi các em vẽ cả những gì không thấy, giáo viên không nên can thiệp, hãy để 
các em vẽ theo cảm nhận riêng. 
2.2. Bài vẽ trang trí 
+ Chưa có ý thức vẽ mảng chính, phụ, to, nhỏ khác nhau. Các mảng hình thường 
nhỏ, đều nhau nên khoảng trống nền lớn, không cân đối giữa mảng hình và nền. 
+ Thường hay vẽ theo các hình minh hoạ của giáo viên mà chưa có sự sáng tạo 
trong bố cục, hoạ tiết do đó giáo viên cần có ĐDDH đẹp, rõ,  để học sinh quan 
sát, so sánh tự nhận ra cái đẹp và cái chưa đẹp, thấy được sự phong phú của bố cục. 
+ Vẽ màu thường chưa chú ý đến trọng tâm, chưa có hoà sắc nóng lạnh; chưa có 
thói quen pha, chồng màu, thường dùng màu nguyên nên dễ sặc sỡ, loè loẹt, chưa 
chú ý đến đậm nhạt của màu, vẽ chì thường thiếu đậm do vẽ nhẹ tay, vẽ màu sáp 
thường không gọn trong hình. 
2.3. Bài vẽ tranh 
+ Thường có bố cục rời rạc, hình nhỏ, mang tính liệt kê, dàn trải, ít rõ chính phụ. 
Dáng hình thường chung chung. Ví dụ: tóc, mặt, giày dép  cùng một kiểu. 
+ Màu sắc thường rực rỡ đôi lúc dẫn đến loè loẹt, đôi lúc vô lí, đậm nhạt thường 
chuyển đột ngột, phân bố chưa cân đối, giáo viên cần gợi ý cho học sinh sửa chữa 
thiếu sót trên nhưng nên tôn trọng cách vẽ màu sắc của các em. 
+ Có những bài có bố cục độc đáo, sáng tạo, có hoà sắc vui tươi, giáo viên cần lưu ý 
để động viên, khuyến khích. 
2. Cần nắm được nhược điểm thường gặp trong bài vẽ của học sinh tiểu 
học nhằm: 
- Giúp cho giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan, 
không lấy các tiêu chuẩn đánh giá bài dành cho học sinh cấp lớn để nhận xét bài 
của học sinh tiểu học. 
- Giúp cho giáo viên khi hướng dẫn cho học sinh vẽ bài khắc phục được những 
nhược điểm đã nêu. 
 29
3. a. Tác dụng của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh: 
- Động viên, khích lệ học sinh học tập là chính. Giúp các em tiếp cận với Mĩ thuật, 
với cái đẹp là chủ yếu – biết vận dụng những hiểu biết cái đẹp vào cuộc sống. 
- Nắm được tình hình học tập của học sinh. 
- Rút kinh nghiệm cho giảng dạy của GV để học tập của HS có hiệu quả hơn. 
3. b. Tiêu chí đánh giá bài vẽ của học sinh: (xem thông tin cho hoạt động). 
Chủ đề 2 
THỰC HÀNH SƯ PHẠM 
Thời gian: 15 tiết (5,10). 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuẩn bị đồ dùng dạy học 
và khai thác nội dung bài dạy 
Thời gian: 2 tiết 
³Thông tin cho hoạt động 2 
1. Đồ dùng dạy - học 
Đồ dùng dạy-học là những gì có thực: đồ vật, hoa quả, động vật, cỏ cây, tranh 
ảnh, hình vẽ trên bảng, biểu bảng, mô hình, bài vẽ của học sinh, giấy, màu, tẩy, chì,  
1.1. Tác dụng của ĐDDH 
- Mĩ thuật là môn học trực quan, kiến thức môn mĩ thuật vừa cụ thể, vừa trừu 
tượng nên dạy mĩ thuật không thể thiếu đồ dùng dạy-học, đồ dùng dạy-học ở 
môn mĩ thuật là nội dung, kiến thức của bài học. 
- Thông qua trực quan, học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, tự rút ra kết luận cho 
cách thể hiện bài. 
- Cho học sinh thấy ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể và hiểu nhanh, nhớ lâu 
kiến thức đã học, do đó phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
1.2. Các loại đồ dùng dạy học 
- Đồ dùng dạy-học để làm mẫu vẽ. 
- Đồ dùng dạy-học để quan sát nhận xét, để hướng dẫn cách vẽ. 
- Đồ dùng dạy-học để gợi ý suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. 
- Đồ dùng dạy-học để so sánh, đối chiếu giữa cái đẹp, đúng với cái chưa đẹp, chưa 
đúng. 
1.3. Chuẩn bị ĐDDH 
- Nắm vững nội dung bài dạy 
- các hoạt động trên lớp để chuẩn bị đồ dùng dạy-học phù hợp. 
 30
2. Khai thác nội dung bài dạy 
Khai thác nội dung bài dạy là cách trình bày nội dung bài học cho học sinh nhằm 
đạt những mục tiêu đã đề ra. 
Muốn khai thác tốt nội dung bài dạy, giáo viên cần: 
- Theo sát trình tự, nội dung sách giáo khoa của học sinh (lớp 4, 5), dựa vào sách 
giáo viên (lớp 1, 2, 3, 4, 5), dựa vào đặc điểm của mỗi bài. 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học làm sáng tỏ nội dung bài học, để tổ chức các hoạt 
động cho học sinh chủ động tìm và nắm vững kiến thức. 
- Dựa vào những kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của học sinh để khai thác nội dung 
bài học. 
- Giờ dạy - học mĩ thuật có những hoạt động chính sau: 
1. Hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu, hoặc chọn nội 
dung đề tài (đối với bài vẽ tranh). (Khoảng 3-5 phút). 
2. Hoạt động hướng dẫn học sinh cách vẽ. (Khoảng 5-7 phút). 
3. Hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành. (Khoảng 20-25 phút). 
4. Hoạt động hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh kết quả học tập. (Khoảng 3-
5 phút). 
Trong đó hoạt động 1 và 2 là hai hoạt động chính để khai thác nội dung bài dạy, 
giáo viên cũng cần lưu ý mĩ thuật là môn học thực hành, nội dung môn mĩ thuật có cấu 
trúc đồng tâm, kiến thức chung đều được vận dụng vào mỗi bài nên phần khai thác nội 
dung chỉ cần cung cấp kiến thức mới, cần thiết; nên dành nhiều thời gian cho học sinh vẽ 
bài. 
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau: 
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp dạy 
học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. 
- Sách giáo viên mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục. 
- Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 4, 5, NXB Giáo dục. 
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - phần Mĩ thuật, NXB Giáo dục. 
" Nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đồ dùng dạy học 
+ Hoạt động cá nhân: đọc tài liệu tìm hiểu khái niệm, tầm quan trọng của ĐDDH, 
cách chuẩn bị và sử dụng ĐDDH. 
+ Thảo luận nhóm (5-6 SV) cách khai thác ĐDDH như thế nào để làm rõ nội 
dung bài học. 
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách khai thác nội dung bài học 
+ Hoạt động cá nhân, đọc thông tin của hoạt động để nắm được cách khai thác nội 
dung bài học 
+ Hoạt động trên lớp, giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép 
những ý chính. 
 Đánh giá hoạt động 1 
 31
Bạn hãy nêu tầm quan trọng của ĐDDH trong dạy học môn mĩ thuật? Trình bày cách 
khai thác nội dung bài dạy môn mĩ thuật? 
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 
Tầm quan trọng của ĐDDH trong dạy học môn mĩ thuật (xem thông tin của hoạt động). 
Cách khai thác nội dung bài dạy môn mĩ thuật thuật (xem thông tin của hoạt động) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách soạn Kế hoạch bài dạy mĩ thuật ở trường tiểu học 
Thời gian: 2 tiết 
³Thông tin cho hoạt động 2 
1. Kế hoạch bài dạy: là bài soạn gồm mục tiêu, nội dung học tập, các kế hoạch chuẩn 
bị cho hoạt động dạy và học trên lớp của giáo viên và học sinh nhằm giúp cho giáo viên 
chủ động trong một giờ dạy học. 
2. Những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy 
- Khi soạn Kế hoạch bài dạy cần dựa vào đặc trưng môn học, đề ra mục tiêu dạy-học, đặc 
điểm của trường, lớp, đặc điểm học sinh để vận dụng những phương pháp dạy-học và 
hình thức tổ chức phù hợp. 
- Khi đề ra mục tiêu bài học, giáo viên phải hình dung rõ là sau khi học xong bài, học 
sinh phải có được những kiến thức (hiểu, biết, mô tả.) kĩ năng (làm được..), thái độ 
(xử sự.), ở mức độ như thế nào chứ không phải tập trung vào những điều giáo viên 
phải đạt được sau khi dạy bài đó. Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện. 
- Cần dựa vào yêu cầu nội dung của tiết học, dạy cái gì, dạy lúc nào, dạy như thế nào; học 
sinh cần học cái gì, học như thế nào? 
- Việc soạn nội dung bài dạy cần tuân thủ theo sách giáo khoa học sinh (lớp 4, 5), tham 
khảo trong SGV (lớp 1, 2, 3, 4, 5) và các tài liệu có liên quan. 
- Soạn Kế hoạch bài dạy cho từng năm học mới để phù hợp với đối tượng mỗi năm. 
- Cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. 
3. Phương pháp soạn Kế hoạch bài dạy 
- Nghiên cứu nội dung bài học, đề ra mục tiêu bài học. 
- Xác định những thông tin cần thiết: thông tin về học sinh, về bài dạy  : 
- Những đặc điểm cơ bản của đối tượng học sinh lớp mình: trình độ chung (sự tiếp thu 
bài), đặc điểm vùng, miền, những hiểu biết và kinh nghiệm có sẵn . 
- Bài thứ mấy trong chương trình? Kiến thức của những bài đã học có thể vận dụng vào 
bài học mới? Kiến thức bổ sung, mở rộng? Các điều kiện dành cho việc dạy và học; 
phương tiện, đồ dùng dạy-học của giáo viên và học sinh. 
- Đọc sách giáo viên để tìm hiểu nội dung bài. nắm được yêu cầu về mức độ kiến thức 
của bài học. 
 - Xác định phương pháp dạy - học: phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu, nội 
dung bài học, với trang thiết bị, đồ dùng dạy học 
- Đề ra những hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh nhằm giúp các em chủ động 
xây dựng nội dung bài học như cách quan sát nhận xét, cách vẽ bài. Cốt lõi của Kế hoạch 
 32
bài dạy là nêu lên các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài, có những 
hình thức hoạt động như: vẽ bảng, thảo luận nhóm, vẽ tập thể, vẽ cá nhân, trò chơi học 
tập, xem băng,  
4. Cấu trúc Kế hoạch bài dạy 
Kế hoạch bài dạy cần theo trình tự sau: 
- Bài số 
- Tên phân môn 
- Tên bài 
- Lớp 
- Ngày dạy 
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức 
2. Kĩ năng 
 3. Thái độ 
II. CHUẨN BỊ 
 1. Tài liệu tham khảo (nếu có) 
2. Đồ dùng dạy - học 
- Giáo viên 
- Học sinh 
 2. Phương pháp dạy học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định tổ chức lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ( Hai phần trên không nhất thiết phải thực hiện trong các tiết dạy học) 
3. Các hoạt động dạy học 
Nội dung 
Cơ bản 
( Dạy học cái gì) 
Hoạt động của giáo viên 
(Dạy như thế nào, dạy bằng 
 cách nào) 
Hoạt động của học sinh 
(Học như thế nào, học bằng 
cách nào) 
Ghi rõ nội dung 
kiến thức. 
- Hình thức giới thiệu bài. 
- Ghi các công việc của giáo viên 
để hoàn thành mục tiêu, nội dung 
của từng hoạt động dạy và học. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả học 
tập. 
- Dặn dò. 
Ghi rõ các hình thức hoạt động 
củahọc sinh. 
- Hình thức trình bày Kế hoạch bài dạy (mấy cột, mấy bước) có thể thay đổi theo trình 
độ, kinh nghiệm, thói quen của giáo viên, tuỳ theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa 
phương. 
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau 
 33
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy 
học Mĩ thuật tiểu học-tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. 
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - phần Mĩ thuật - NXB Giáo dục. 
" Nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thế nào là Kế hoạch bài dạy? Những yêu cầu cơ 
bản của việc lập Kế hoạch bài dạy? Cấu trúc Kế hoạch bài dạy? 
+ Hoạt động cá nhân: đọc thông tin của hoạt động, tìm hiểu thế nào là Kế hoạch 
bài dạy? Những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy? Cấu trúc Kế 
hoạch bài dạy? 
+ Hoạt động trên lớp, giáo viên trình bày cách soạn Kế hoạch bài dạy (có ví dụ 
cách soạn Kế hoạch bài dạy một bài cụ thể) sinh viên ghi chép những ý chính. 
- Nhiệm vụ 2: Thực hành soạn Kế hoạch bài dạy. 
+ Hoạt động theo nhóm (5-6 SV) có hướng dẫn của giáo viên, các nhóm có sách 
giáo khoa, sách giáo viên, mỗi nhóm tự chọn một bài trong chương trình mĩ thuật để soạn 
Kế hoạch bài dạy. Mỗi cá nhân đưa ý kiến về nội dung của bài dạy, về các hoạt động của 
giáo viên và học sinh, nhóm chọn một ý kiến hay nhất (phát huy được tính tích cực học 
tập của học sinh, đảm bảo thời gian  ) để thư kí ghi lại trong bài soạn của nhóm. Nhóm 
làm ĐDDH cho bài dạy. 
 Đánh giá hoạt động 2 
1. Bạn hãy nêu những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy? 
2. Các bạn trong nhóm hãy soạn Kế hoạch bài dạy và làm đồ dùng dạy học cho một bài 
trong chương trình mĩ thuật tiểu học. 
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 
1. Nêu những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy: (xem thông tin cho hoạt 
động). 
2. Nhóm soạn Kế hoạch bài dạy và làm đồ dùng dạy học: 
 Yêu cầu: 
- Kế hoạch bài dạy của nhóm trình bày rõ ràng, đúng cấu trúc, nội dung theo sách 
giáo khoa và sách giáo viên, tập trung vào tổ chức các hoạt động của học sinh để phát 
huy tính tích cực học tập. 
- ĐDDH đẹp, sáng tạo, phù hợp với nội dung bài dạy, với các hoạt động trên lớp. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá mĩ thuật 
ở trường tiểu học. 
Thời gian: 1 tiết 
³Thông tin cho hoạt động 3 
 34
1. Các hình thứùc hoạt động ngoại khoá 
a) Câu lạc bộ mĩ thuật 
Là tổ chức những học sinh ham thích mĩ thuật, có khả năng vẽ, nặn,  sinh hoạt 
thường kì theo lịch dưới sự hướng dẫn của giáo viên mĩ thuật. 
b) Hoạt động theo hình thức trò chơi 
Tổ chức những trò chơi như xé dán, nặn, vẽ tranh trên sân trường,  tạo các sản 
phẩm nghệ thuật dưới hình thức thi đua  
c) Tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh 
Tổ chức tập thể học sinh theo đơn vị lớp hay trường  đến những nơi danh lam 
thắng cảnh, di tích lịch sử  để hiểu biết thêm về di tích lịch sử, về danh lam thắng 
cảnh của địa phương  
d) Thảo luận, toạ đàm 
Tổ chức các hoạt động nói chuyện hay thảo luận về một chuyên đề mĩ thuật như giới 
thiệu tác giả, tác phẩm, giai đoạn lịch sử mĩ thuật, các trường phái nghệ thuật tạo hình 
e) Sưu tầm tranh vẽ 
Tổ chức các hoạt động theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp . sưu tầm tranh theo chuyên đề. 
2. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá ngoài trường học 
a) Chuẩn bị 
Lên kế hoạch: thời gian đi tiền trạm, thời gian tổ chức, địa điểm, cách tổ chức 
..trình ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm duyệt, phổ biến cho học sinh những yêu cầu 
cần thực hiện như: mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa, chuẩn bị đồ dùng cá nhân 
nếu đi vẽ ngoài trời, đi tham quan,  
b) Hoạt động 
Quản lí tốt học sinh để đợt hoạt động ngoại khóa đạt kết quả tốt, không xảy ra điều gì 
đáng tiếc. 
c) Đánh giá 
Đánh giá kết quả hoạt động như viết báo cáo, trưng bày tranh vẽ, tranh sưu tầm  
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau: 
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy 
học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. 
" Nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các hình thứùc hoạt động ngoại khoá. 
Hoạt động cá nhân: Tìm hiểu nội dung trong tài liệu. 
 35
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa 
Hoạt động trên lớp: Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những 
ý chính. 
 Đánh giá hoạt động 3 
Bạn hãy trả lời câu hỏi sau: 
- Trình bày các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa? Theo bạn, làm 
thế nào để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá cho học sinh? 
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 
( xem thông tin của hoạt động) 
Hoạt động 4: Thực hành sư phạm 
Thời gian: 10 tiết 
³Thông tin cho hoạt động 4 
- Soạn Kế hoạch bài dạy các phân môn. 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học theo Kế hoạch bài dạy. 
- Tập dạy. 
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau: 
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy 
học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999. 
" Nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ 1: Soạn Kế hoạch bài dạy, làm đồ dùng dạy học, tập giảng theo 
nhóm (ngoài giờ lên lớp). 
+ Mỗi sinh viên soạn một Kế hoạch bài dạy, làm ĐDDH, sưu tầm bài vẽ học sinh, tập 
dạy theo nhóm các hoạt động: hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét (hoặc khai thác 
nội dung đề tài), hướng dẫn học sinh cách vẽ, hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá 
bài vẽ. 
+ Hoạt động nhóm (7-8 SV ), các nhóm chọn một bài dạy tốt của nhóm. 
- Nhiệm vụ 2: Tập giảng trên lớp 
+ Hoạt động trên lớp: Các nhóm chọn một bài dạy tốt, tập giảng trước lớp có sự theo 
dõi của giáo viên. Sinh viên góp ý, giáo viên nhận xét, bổ sung. 
 Đánh giá hoạt động 
Đánh giá các tiết tập dạy của các nhóm học tập theo thang điểm 
BẢNG ĐÁNH GIÁ TIẾT TẬP DẠY 
Các 
mặt III. Các yêu cầu cần đạt 
Điểm chuẩn 
 36
N
ội
 d
un
g 
1. Chính xác, khoa học (khoa học bộ môn và 
quan điểm lập trường chính trị). 
2. Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ 
trọng tâm, thể hiện được giáo dục thẩm mĩ, giáo 
dục tình cảm, đạo đức. 
3. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 
1đ 
1đ 
0,5đ 
Ph
ươ
ng
 p
há
p 4. Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung loại bài dạy. 
 5. Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt 
động dạy và học. 
6. Có biện pháp tạo hứng thú học tập cho học 
sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
0,5đ 
1đ 
0,5đ 
Ph
ươ
ng
 ti
ện
 7. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học phù 
hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp, Kế hoạch 
bài dạy trình bày đúng qui định, rõ ràng, khoa 
học. 
8 Trình bày bảng, trình bày ĐDDH có hệ thống, 
khoa học, thẩm mĩ. 
1đ 
0,5đ 
Tổ
 c
hứ
c 
9. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân 
phối thời gian hợp lý. 
10. Bao quát lớp, xử lý tình huống linh hoạt. Tác 
phong sư phạm đúng mực. 
1đ 
1đ 
K
ết
 q
uả
 11. Học sinh tích cực hoạt động . 
12. Đạt được mục tịêu của bài dạy. Đa số học 
sinh tiếp thu được kiến thức và thực hiện được 
các kĩ năng để hoàn thành bài học. 
1đ 
1đ 
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 
 Những yêu cầu khi tập dạy trước lớp (tham khảo bảng đánh giá tiết tập dạy). 
 Ngoài ra cần: 
- Nghiêm túc, khẩn trương. 
- Dự giờ có ghi chép đầy đủ nội dung, diễn tiến tiết dạy, nhận xét từng hoạt động. 
- Có thể chỉ thực hiện các bước 
+ Giới thiệu bài. 
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét hoặc khai thác nội dung đề tài. 
 + Hướng dẫn học sinh cách vẽ. 
 + Hướng dẫn học sinh nhận xét, đáng giá kết quả học tập. 
 Đối với bài thường thức mĩ thuật, cần tập giảng đủ thời gian cho 1 tiết. 
 37
V . ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG TIỂU MÔ ĐUN 
1. Bạn hãy nêu những hiểu biết của mình về nền mĩ thuật Việt Nam và thế giới? Nêu 
những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của Việt Nam và thế giới mà bạn biết? 
2. Bạn hãy nêu làm thế nào để học sinh có hứng thú học môn mĩ thuật? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_my_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_my_thuat_nguy.pdf