Giáo trình môn Nấm học - Nguyễn Văn Bá (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình môn Nấm học - Nguyễn Văn Bá (Phần 1): ...rong tế bào chất là dạng hột và chứa những giọt dầu nhỏ và glycogen, những phần cũ hơn của hệ sợi chứa tế bào chất có hốc nhỏ, những khuẩn ty còn non là cộng bào nhưng những vách chéo phát triển trong khuẩn ty trưởng thành (Hawker; 1966; Webster, 1980). Ty thể, thể lưới, mạng lưới nội chất và ...ới thành phần đã nêu ở đặc tính chung của lớp này, tế bào chất có thêm túi chứa dịch (cisternae) có nhiệm vụ giống như bộ Golgi; Sinh sản hữu tính với tiếp hợp tử (zygotes)(giao tử đa nhân hay nhiều nhân nhị bội [diploid]). Theo Martin (1961) phân chia bộ này gồm có 9 họ nhưng Hesseltine và ... với nhân cái Εở đây nhưng không có sự hoà lẩn nhân Ωvà nhân Ε, sự bắt cặp hai nhân gọi là nhân kép (dikaryons)(hình 4.2A). ình 4.2. Sự phát triển gián tiếp với A: hình thành nhân kép (dikaryon) và noãn H 39 phòng (ascogium), B: phát triển của khuẩn nang (ascogenous hyphae), C: bao nang (asco...
tính ở nấm men thường gặp nhất là nẩy chồi (hình 4.5), theo Hartwell (197 mẹ 4) khi một chồi hoàn chỉnh sẽ phát triển ngay nơi ở đó chồi sẽ nối liền với tế bào (bud scar) và khi chồi rời ra tế bào mẹ gọi là điểm sinh sản (birth scar)(hình 4.6). Hình 4.5. Nẩy chồi ở nấm men (Sharma, 1998) 43 Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 44 Hình 4.6. Các giai đoạn phát triển chồi và chồi tách ra khỏi tế bào mẹ (Sharma, 1998) Sự phân đôi (fission) không nhận thấy ở Saccharomyces cerevisiae nhưng thường gặp ở Schizosaccharomyces. * Sinh sản hữu tính Nấm men không sinh ra các cơ quan sinh dục mà chúng sinh ra hai tế bào dinh dưỡng mà nhiệm vụ giống như các giao tử; Quá trình hợp tế bào chất (plasmogamy) và hợp nhân (karyogamy) xảy ra và thành lập tế bào nhị bội, nang và cuối cùng là bào tử nang thành lập trong nang (hình 4.7). Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 45 Hình 4.7. Giai đoạn sinh sản hữu tính ở nấm men Saccharomyces cerevisiae (Sharma, 1998) Số bào tử nang tùy thuộc vào số lần phân chia nhân nhưng thường là 8, bào tử nang được giải phóng, nẩy mầm để hình thành tế bào dinh dưỡng mới từ đây chúng sinh sản vô tính bằng sự nẩy chồi hay phân đôi. Tuy nhiên, sinh sản hữu tính không phải đơn giản như mô tả ở phần trên; theo Guilliermond (1949), nấm men có 3 loại chu kỳ sinh trưởng hay vòng đời khác nhau được mô tả ở 3 loại nấm men: Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces ludwigii và Schizosaccharomyces octosporus. 7.1.1. Saccharomyces cerevisiae Đây là loài dị tản với 4 bào tử nang hình thành trong 1 nang với 2 bào tử nang mang gen α và 2 bào tử nang mang gen a, cả hai loại gen phát triển độc lập. Khi tiến hành tiếp hợp , mỗi loài α hay a sẽ tạo ra một chồi mang tính giao tử rồi hai giao tử tế bào α và a sẽ tiếp hợp thành tiếp hợp tử (zygote), sau đó tế bào tiếp hợp nẩy chồi cho ra một tế bào giống hệt như tế bào tiếp hợp nhưng mang 2n NST, tế bào tiếp hợp phát triển thành nang (tế bào tiếp hợp to hơn tế bào dinh dưỡng và có hình bầu dục) và trong điều kiện môi trường bất lợi, tế bào tiếp hợp giảm phân để hình thành tế bào 4 tế bào đơn bội với 2 tế bào đơn bội mang gen α và 2 tế bào đơn bội mang gen a. 7.1.2. Saccharomyces ludwigii Nấm men này bắt đầu với 4 bào tử nang A1, A2, A1, và A2 trong một nang mỏng vỏ; 4 bào tử nang này sẽ hoạt động như các giao tử . Sự tiếp hợp với A1 và A2 và cuối cùng thành lập 2 tế bào tiếp hợp nhị bội (hình 5.8) trong 1 nang, mỗi tế bào tiếp hợp nẩy mầm với một ống mầm (germ tube) thò ra ngoài, ống mầm là một loại tế bào đa nhân và hoạt động như một sợi khuẩn ty nhị bội và cuối cùng phát triển thành 1 tế bào nhị bội và được xem như một nang. Nhân của tế bào nhị bội với hai là A1 và hai là A2; Như vậy, Saccharomyces ludwigii có vòng đời hoàn toàn là nhị bội và tế bào đơn bội chỉ ở giai đoạn bào tử nang để hình thành một nang và tiếp hợp để tạo tế bào tiếp hợp. 7.1.3. Schizosaccharomyces octosporus Đây là loài nấm đồng tán, tế bào dinh dưỡng là đơn bội và phân đôi thành 2 tế bào con (hình 4.8), mỗi tế bào đơn bội là tế bào giao tử và sinh sản hữu tính xảy ra với hai tế bào tiến gần lại nhau và mọc ra một chối (producrance) và tiếp xúc với nhau tạo thành một đường hay một ống thông với nhau gọi là ống tiếp hợp (conjugation tube) hay kênh tiếp hợp (conjugation canal), nhân của hai tế bào giao tử di chuyển vào trong ống này và tiến hành tiếp hợp tại đây rồi hình thành nhân nhị bội, tế bào chất của hai giao tử này hợp nhau thành tế bào tiếp hợp sau đó tạo thành một nang. Nhân tế bào Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 46 hợp tử phân chia lần đầu là giảm phân để thành 4 nhân đơn bội rồi tiếp đến là phân chia thành 8 nhân và 8 nhân này thành 8 bào tử nang và chu kỳ sinh trưởng hoàn tất. Như vây, nấm men Schizosaccharomyces octosporus có chu kỳ sinh trưởng đối xứng với Saccharomyces ludwigii chủ yếu là giai đoạn đơn bội. Tầm quan trọng kinh tế của nấm men Nấm men giử vai trò quan trọng trong đời sống con người và đặc biệt trong những lãnh vực sau: Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 47 Hình 4.8. Chu kỳ sinh trưởng của Saccharomyces ludwigii (A - E), chu kỳ sinh trưởng của Schizosaacharomyces octosporus (F - O) (Sharma, 1998) Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 48 1. Nấm men có khả năng lên men rượu trong điều kiện kỵ khí để tạo thành rượu và khí carbonic nhờ có một hệ thống các enzim. Ngoài ra, chúng còn làm men bánh nổi, rượu nho, bia. 2. Chúng còn tạo ra những sản phẩm phụ như glycerol, acit béo, acit hữu cơ... 3. Nấm men trộn với tinh bột để tạo thành bánh men và được sử dụng rộng rãi trên thế giới 4. Nấm men có thành phần vitamin cao và protein tương đương với thịt 5. Một số loài nấm men được dùng để sản xuất xirô và những sản phẩm tương tự. 6. Một số loài nấm men như Ashbya, Nematospora, Spermophthora, Eramothecium ký sinh trên da người, gia súc và những hoa màu khác. 7.2 Lớp Plectomycetes 7.2.1 Đặc tính tổng quát 1. Nấm trong lớp này có khuẩn ty phát triển, phân nhánh và có vách ngăn ngang 2. Khuẩn ty phát triển cọng bào tử (conidiophore) và tạo đính bào tử (conidia) 3. Nhiều loài trong lớp này có cơ quan sinh dục phát triển nhất là cơ quan sinh dục Γ 4. Khuẩn ty tạo nên quả thể hay bào nang 5. Nang phát triển từ khuẩn ty với 8 bào tử nang 6. Bào tử nang tạo thành túi hay bọng 7. Bào nang chủ yếu là Tử nang cầu (thể quả dạng cầu) 7.2.2 Phân loại Alexopoulos và Mim (1979) chia lớp này thành 4 lớp phụ trong đó lớp phụ Plectomycetidae có 5 bộ trong đó 2 bộ Eurotiales và bộ Erysiphales Bộ Eurotiales 1. Chủ yếu gồm các họ sống hoại sinh, nhiều khi ký sinh trên động vật, thực vật và gây ra bệnh trên da, lông, tóc, cây trồng... 2. Nhiều loài chịu được nhiệt độ cao hay kháng nhiệt 3. Sinh sản chủ yếu là đồng tán, chỉ có một ít là dị tán 4. Nang không có lổ (pore) hay cửa miệng 5. Bào tử nang thường là dạng đơn bào Họ Eurotiaceae Điểm chính trong họ này là Tử nang cầu của bào nang và bào tử đính là một tế bào đặc biệt gọi là thể bình (phialide) * Giống [Chi] Aspergillus Chi này có khoảng 200 loài và phát tán khắp mọi nơi trong tự nhiên; giống này có nhiều tạo ra độc tố aflatoxin (Aspergillus flavus), gây bệnh trên da, lông, cây trồng nhưng cũng nhiều loài tổng hợp acit citric, acit gluconic, enzim, kháng sinh.... Khuẩn ty phân nhánh, có vách ngăn ngang hoàn chỉnh (hình 4.9), nhiều khuẩn ty phát triển trên bề mặt cơ chất để hấp thu chất dinh dưỡng; đặc biệt ở vách ngăn Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 49 ngang có một lổ nhỏ để cho tế bào chất thông thương qua lại giữa hai tế bào; Khuẩn ty đứt thành khúc và mỗi khúc hay đoạn có thể phát triển cho ra một khuẩn ty mới. Hình 4.9. Nấm Aspergillus với khuẩn ty, cọng bào tử, túi và thể bình (Sharma, 1998) ** Sinh sản vô tính Khuẩn ty hình thành một cọng mang túi bào tử (conidiophore) và bào tử đính (conidia)(hình 4.10) với cọng mang túi bào tử không vách ngăn và không xuất phát từ tế bào chân (foot cell). Túi hay bọng (vesicle) là tế bào đa nhân và phát triển bề mặt gắn liền với thể bình (phialide hay sterigmata). Thể bình với bậc 1 hay bậc 2, mỗi thể bình là cấu trúc đa nhân và trên đầu thể bình tạo thành một chuổi bào tử đính, những bào tử non ở trong và càng xa càng già; bào tử trưởng thành sẽ phóng thích vào không khí và nẩy mầm. ** Sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính chỉ được phát hiện ở một vài loài, chúng thành lập những bộ phận sinh dục là túi đực (hùng khí)(antheridia) và túi noãn (ascogonia). a. Noãn phòng: Phát triển từ khuẩn ty (hình 4.11) ở thể có vách ngăn đồng thời tách ra một bộ phận Ε gọi là cuống túi noãn (archicarp), ống noãn bào (trichogyne) kéo dài và tạo thành noãn phòng để kết hợp với giao tử , tất cả tế bào của cuống túi noãn là đa nhân và cuống lại giống như đồng tiền hay vòng xoắn. b. Hùng cơ: Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 50 Hùng cơ phát triển trong nhánh chung với túi noãn, sau đó nhánh này phát triển thành giao tử Γ (pollinodium), nhánh này tiến tới ống noãn bào và cắt phần ra gọi là hùng cơ, phần còn lại gọi là cuống hay thân (stalk), hùng cơ cũng là những tế bào đa nhân. Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 51 Hình 4.10. Nấm Aspergillus với tế bào chân tạo cọng bào tử, túi và bào tử đính (Sharma, 1998) Hình 4.11. Chu kỳ sinh sản hữu tính ở nấm Aspergillus (Sharma, 1998) Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 52 c. Phối hợp tế bào chất (plasmogamy) Đầu của hùng cơ tiếp xúc với ống noãn bào và vách tế bào của hai đầu này tan ra để hai tế bào chất này trộn với nhau d. Phát triển bao nang : Khi bắt đầu hợp nhân, nhân đơn bào trong túi noãn sẽ nhân đôi, mỗi tế bào nhị bội tạo ra sợi noãn (ascogenous hyphae), hai nhân của mỗi sợi noãn tiếp tục phân chia và tạo thành sợi noãn đa nhân, có vách ngăn ngang, cuối cùng tế bào cuống lại thành tế bào đơn nhân, như vậy trong mỗi tế bào có vách ngăn của sợi noãn có hai nhân và sẽ phát triển thành tế bào nang sau này (gồm một Γ và một Ε). Hai nhân trong nang sẽ tạo thành nhân tiếp hợp nhị bội; Nhân nhị bội trong nang giảm phân thành 4 nhân đơn bội và mỗi nhân đơn bội sẽ đẳng phân để cho 8 nhân đơn bội, mỗi nhân sẽ hình thành màng bao và phát triển thành một nang bào tử. Như vậy nang và bào tử nang phát triển từ sợi noãn và nhiều sợi noãn phát triển tạo ra một bao nang vách dầy chứa nhiều nang bên trong và nhiều bao nang nằm trong một túi lớn có vách gồm nhiều lớp tế bào gọi là túi bào tử (peridium) trông giống như một trái banh tiêu quả cho thể quả của bao nang gọi là Tử nang thể (Cleistothecium). Nang chứa 8 bào tử nang và khi bào tử nang trưởng thành thì vỏ nang vở ra và bào tử nang nằm trong Tử nang thể và khi nào Tử nang thể vở ra thì bào tử phóng thích ra bên ngoài. e. Bào tử nang: Mỗi bào tử có đường kính khoảng 5 µm, vỏ bào tử có một đai mỏng bên ngoài và mỗi bào tử nang nẩy mầm cho một khuẩn ty mới. ** Giống [Chi] Penicillium Có hơn 100 loài được mô tả trong giống này, Penicillium có những đặc điểm chung với Aspergillus nhưng chúng có những đặc thù đã khiến cho nhiều nhà phân loại xếp chúng riêng hay đặt tên khác như Talaromyces, Carpenteles. Penicillium đặc trưng cho giống mốc xanh, chúng thường ở trên vỏ cây có múi, phô mai và nhiều loại trái cây khác, da và nhiều loại thức ăn khác. Penicillium notatum là loài tổng hợp penicillin giúp ích cho con nguời, Penicillium griseofulvum tổng hợp griseofulvin là một loại thuốc trị nấm; nhiều loại phô-mai lên men từ Penicillium camenberi và Penicillium requeforti nhưng cũng có những loài làm hư hỏng trái cây như Penicillium digitatum, P. italicum và P. expansum. Trái cây có múi và phô-mai là 2 sản phẩm rất thu hút bào tử Penicillium trong không khí. Khuẩn ty của Penicillium phân nhánh, nhiều khuẩn ty có vách ngăn ngang và ngay chính khuẩn ty này có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng để tạo ra cọng bào tử và đính bào tử; Mỗi tế bào thường có một nhân nhưng nhiều khi có những tế bào có nhiều nhân, mỗi đoạn khuẩn ty có thể phát triển thành sợi khuẩn ty mới (hình 4.12). Sinh sản vô tính Penicillium sinh sản vô tính với cọng bào tử và đính bào tử, cọng bào tử có thể không phân nhánh, phân nhánh bậc 1, 2 hay 3.... và tận cùng của cọng bào tử là các thể bình, nếu cọng bào tử không phân nhánh thì tận cùng là các thể bình và các chuổi đính bào tử giống như cây cọ vẽ của các hoạ sĩ nên còn gọi là thể bình vẽ (metulae), cán (ramus) và cọ vẽ (penicillus). Đính bào tử có dạng tròn có vách láng hay xần xùi Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 53 nhưng chỉ có đơn nhân nhưng cũng có khi chúng có đa nhân. Penicillium có đính bào tử mang màu xanh đặc trưng và phát tán dể dàng bởi gió và không khí. Hình 4. 12. Nấm Penicillium với cọng bào tử, đính bào tử, cán, thể bình vẽ, thể bình (Sharma, 1998) Sinh sản hữu tính Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 54 Chỉ có một vài loài trong giống này có sinh sản hữu tính như Penicillium vermiculatum, Penicillium stipitatum Khuẩn ty chứa những tế bào đơn nhân phát triển thành túi noãn đơn nhân, túi noãn kéo dài và phân chia nhiều lần để cho ra khoảng 64 nhân, đồng thời, một túi đực cũng phát triển và quấn lấy túi noãn đa nhân đó (hình 4.13). Hình 4.13. Sinh sản hữu tính ở nấm Penicillium vermiculatus (Sharma, 1998) Đầu của hùng cơ đâm xuyên vào noãn phòng, cùng lúc noãn phòng thành lập vách ngăn để chia ra từng tế bào chứa hai nhân, nhân của noãn phòng sinh sản nhiều trong hùng cơ (điều này cho thấy hùng cơ phát triển nhiều nhưng vẩn không có tác dụng); Từ những tế bào nhị bội của noãn phòng phát triển thành sợi noãn, nhân trong sợi noãn phân cắt và hình thành nhiều nang bên trong. Nhiều tác giả không quan sát quá trình thực sự hợp nhân và giảm phân nhưng hai nhân của mỗi noãn phòng phải hợp lại thành tế bào nhị bội trong các nang và nhân tiếp hợp này phải trải qua giai đoạn giảm phân Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 55 để tạo thành 8 nang bào tử trong mỗi nang; Nang có hình gần tròn và vách nang sẽ vở để phóng bào tử nang nằm trong Tử nang cầu, mỗi bào tử nang nẩy mầm cho ra một khuẩn ty mới. Bảng 4.1. Sự điểm khác biệt chính giữa nấm Aspergillus và Penicillium TT Giống Aspergillus Giống Penicillium 1 Cọng bào tử không phân chia và không có vách ngăn ngang Cọng bào tử phân chia và có vách ngăn ngang 2 Cọng bào tử phát triển từ một tế bào gọi là tế bào chân Cọng bào tử phát triển từ một vài tế bào của khuẩn ty, không có tế bào chân 3 Mỗi cọng bào tử mở rộng trong một túi tận đầu Túi không hình thành ở đầu cọng bào tử và phát triển thành cọ vẽ 4 Cán không hiện diện bên dưới thể bình Cán hiện diện bên dưới thể bình 5 Đính bào tử trưởng thành có màu vàng, nâu, đen Đính bào tử có màu xanh lục 6 Vách của Tử nang cầu dầy Vách của tử nang cầu mỏng hơn 7.3. Lớp Pyrenomycetes Lớp này có 4 bộ Erysiphales, Meliocales, Coronophorales và Sphaeriales, trong đó 2 bộ Erysiphales và Sphaeriales quan trọng sẽ được mô tả dưới đây: Bộ Erysiphales Họ Erysiphaceae * Giống [chi] Erysiphe Giống này gây ra bệnh đốm phần (powdery mildews) trên nhiều loại cây trồng đặc biệt là lúa mì (Erysiphe graminis), đậu pea (Erysiphe polygoni) và dưa (Erysiphe cichoracearum); giống này có khuẩn ty phát triển trên tế bào biểu bì của cây chủ, khuẩn ty gồm những đoạn ngắn, đơn nhân (hình 4.14), từ đây chúng ăn sâu, phân nhánh vào trong nhu mô để lấy chất dinh dưỡng. Từ đây, nhiều cọng bào tử phát triển trong 2 - 3 ngày để hình thành các đính bào tử nên trông giống một lớp bụi phấn dể phát tán theo gió. Đính bào tử là sự phân đoạn khuẩn ty và đơn nhân, có hình dạng gần tròn và chứa đến > 70% lượng nước nhưng khi gặp ký chủ thích hợp thì chúng nẩy mầm dể dàng ngay trong điều kiện ẩm độ rất thấp (hình 4.15). @. Sinh sản hữu tính Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 56 Hình thức sinh sản hữu tính của nấm này thường xảy ra vào cuối mùa lủ; hầu hết các loài là đồng tản, chỉ có vài loài là dị tản. Khuẩn ty phát triển thành nhánh đặc biệt và cơ quan sinh dục (hình 4.16); Cơ quan sinh dục Γ và Ε gần như phát triển song song hay trước sau một chút nhưng luôn luôn đi đôi với nhau; hai phần đầu của cơ quan sinh dục Γ và Ε tiếp xúc với nhau thông qua một lổ, nhân và một số tế bào chất của túi đực chuyển sang túi noãn và sự tiếp hợp 2 bộ phận này xảy ra. Hình 4. 14. Sự phát triển của nấm Erysiphe trên tế bào biểu bì lá (Sharma, 1998) Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp Hình 4.15. Sự sinh sản vô tính của nấm Erysiphe tạo ra đính bào tử như bụi phấn (Sharma, 1998) Ascogon Hình 4. Erysiphe 57 ium = noãn phòng, peridium = vỏ túi bào tử, letstothecium = tử nang thể 16. Sinh sản hữu tính ở nấm Erysiphe aggregata (A - F); Tử nang cầu của polygoni (Sharma, 1998) Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 58 Sau đó các nang gia tăng kích thuớc và sự hoà hợp nhân để hình thành nhân hợp tử (2n NST)(synkaryon), nhân hợp tử giảm phân rồi đẳng phân để cuối cùng cho ra 8 nang bào tử chứa n NST. Số lượng bào tử thay đổi từ 2 đến 8 tùy mỗi loài; Các thể sinh dục phát triển lớn dần thành một túi, bọng dầy gọi là Tử nang cầu với 6 đến 10 lớp tế bào có màu nâu xậm đặc thú như Erysiphe graminis, nhờ đó lớp vỏ dầy Tử nang cầu có thể chịu đụng qua suốt mùa đông và khi gặp ký chủ thích hợp thì mỗi bào tử nang phóng thích từ nang cầu sẽ tạo ra một ống mầm và nhanh chóng phát triển thành một khuẩn ty non, theo Moseman và Powers (1957) bào tử nang của Erysiphe graminis có thể sống sót đến 13 năm. Bộ Sphaeriales Đặc điểm của bộ là thành lập nang bào có lổ nhỏ (ostiolate) Họ Sordariaceae Bào nang dạng chai có màu nâu sậm, lổ nhỏ ở bào nang được nối liền bởi một sợi (periphyse), bào tử nang có màu nâu xậm khi chín, có chất nhày, trong họ này có giống Neurospora là điển hình cho họ. * Giống [Chi] Neurospora Giống này không lạ gì với các nhà Nấm học, di truyền học và sinh hoá học, và nó được dùng để nghiên cứu về các qui luật di truyền rất phổ biến nay còn gọi là “Drosophila” của Thực vật, nhờ có nó mà các di truyền học tìm ra một nhánh gọi là KHOA HỌC ĐƠN BỘI (Haploid Science); Từ Neurospora mà người ta đề ra thuyết “One gene - one enzyme”. Giáo trình Nấm học - Biên soạn: PGs. Ts. Cao Ngọc Điệp 59 Hình 4.17. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở nấm Neurospora crassa (Sharma, 1998) Neurospora là loài nấm hoại sinh, chúng có mặt khắp mọi nơi (rễ, lá, da , lông, đất), đặc biệt là trên bánh mì như Neurospora crassa tạo ra loại mốc xám, đỏ (N. sitophila), khuẩn ty phân nhánh, đa bào (hình 4.17), chúng tạo ra cọng bào tử phân nhánh với một số lớn đính bào tử có màu xám, hình bầu dục, đa nhân có kích thuớc lớn nên gọi là đại bào tử đính (macroconidia); Loại đính bào tử tiểu (microconidia) còn gọi là giao tử Γ (spermatia), cả hai đại và tiểu đính bào tử nẩy mầm dể dàng trên cơ chất để cho ra một số khuẩn ty mới. @. Sinh sản vô tính Nấm này sinh sản vô tính với những đoạn khuẩn ty và đính bào tử (hình 4.17) #. Sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính với giao tử Γ còn có cơ quan sinh dục Ε tiêu biểu với tiền bào nang (protoperithecium) hay hành (bulbil); Trong tiền bào nang, các khuẩn ty liên kết với một túi noãn đa nhân (multinucleate ascogium) tạo ra một cọng dài gọi là ống noãn bào (trichogyne), các giao tử Γ bám dính vào ống noãn bào và chỉ một giao tử Γ vào ống noãn bào ngay lập tức vách tế bào giữa giao tử Γ và ống noãn bào tan ra và nhân của giao tử Γ di chuyển vào ống noãn bào, sau đó thành lập noãn bào nhị bội và từ đây phát triển thành nang. Trong trường hợp của Neurospora crassa không hình thành thể dị nhân (heterokaryon) bởi vì hiện tượng hợp nhân giữa một ống noãn bào của một dòng này với một thể vô sinh (dính bào tử không mang gen) của dòng thứ 2, nên gọi là hiện tượng dị nhân giới hạn (restricted heterokaryosis), ngược lại ở Neurospora tetrasperma, thể dị nhân hình thành giữa hai đính bào tử và ống noãn bào của hai dòng mang gen đối xứng gọi là hiện tượng dị nhân vô hạn (unrestricted heterokaryosis). Túi noãn chứa những noãn bào và hình thành một nang dạng chai non, to dần, đổi sang màu xậm với một bào nang như dạng chai có một lổ nhỏ ở trên, bên trong chứa những nang và mỗi nang chứa 8 bào tử nang với 4 bào tử nang tiêu biểu cho 1 gen của 1 dòng và những nang bào tử dể dàng bung ra khỏi nang nhưng chúng còn tập trung bên trong bào nang và khi nào lổ miệng chai mở ra sẽ phóng thích nang bào tử này ra ngoài không khí, rồi nẩy mầm nhanh chóng trong cơ chất. Tất cả hình ảnh trong chương này đều được trích từ cuốn sách “Textbook of Fungi” do O. P. Sharma, 1989 biên soạn
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_nam_hoc_nguyen_van_ba.pdf