Giáo trình môn Quản trị tài chính

Tóm tắt Giáo trình môn Quản trị tài chính: ...số nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Richard Roll và Stephen A. Ross nghiên cứu và cho rằng có 5 yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận cổ phiếu là: • Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng • Sự thay đổi bất ngờ của tỷ lệ lạm phát • Sự thay đổi bất ngờ của t...a chọn giữa các dự án lọai trừ nhau, chọn dự án có NPV cao nhất - Trong trường hợp có sự hạn chế của ngân sách sẽ chọn tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất 2. Suất sinh lời nội tại (IRR) Suất sinh lời nội tại là suất chiết khấu để NPV của dự án...èng đúng tiền tiết kiệm được từ lá chắn thuế (tax shield), tức là bằng 600 x 0,4 = 240$. Đây chính là lợi ích của lá chắn thuế mà chính phủ cung cấp cho công ty nào sử dụng nợ. Nếu nợ công ty sử dụng là nợ dài hạn thì hiện giá lợi ích lá chắn thuế đượ...

pdf149 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Quản trị tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân quan đến ngoại tệ khiến cho ngân lưu thu 
và chi phát sinh không cùng một loại tiền đều chứa đựng rủi ro tỷ giá. Rủi ro này nhiều hay ít, đáng kể 
hay không tuỳ thuộc vào (1) mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ, (2) trị giá hợp đồng hay trị giá các 
khoản thu chi lớn hay nhỏ. 
2. Các phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 
Như trên đã phân tích, rủi ro tỷ giá tùy theo mức độ nghiêm trọng hay không có thể dẫn đến sụt giảm lợi 
nhuận kỳ vọng hoặc làm đảo lộn kết quả kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của ban giám đốc, đặc biệt 
là giám đốc tài chính, là phải phân tích mức độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá và đề ra cách thức tự bảo 
hiểm rủi ro tỷ giá một cách phù hợp. Dù rằng rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác 
nhau, nhưng sự tác động và cách thức phòng ngừa có thể tương tự nhau. Do vậy, trong phạm vi bày này 
chúng ta lấy hoạt động xuất nhập khẩu làm điển hình trong việc thiết kế chiến lược phòng tránh rủi ro tỷ 
giá. 
Trong trường hợp công ty Sagonimex và công ty Colonimex như vừa phân tích trên đây rõ ràng khi 
thương lượng các hợp động xuất hoặc nhập khẩu công ty đối mặt với rủi ro tỷ giá. Vấn đề đặt ra với ban 
giám đốc công ty và giám đốc tài chính là: (1) Có quyết định ngừa rủi ro tỷ giá hay không? (2) Nếu có, 
ngừa bằng cách nào? 
Đối với quyết định thứ nhất, có ngừa rủi ro tỷ giá hay không, không phải là quyết định dễ dàng trả lời. 
Với Sagonimex, là công ty có hợp đồng xuất khẩu 6 tháng sau sẽ đến hạn thanh toán, nếu không ngừa 
thì 6 tháng sau nếu USD xuống giá công ty sẽ bị thiệt hại, còn nếu ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách bán USD 
theo hợp đồng kỳ hạn thì 6 tháng sau nếu USD lên giá công ty sẽ bị tổn thất. Chuyện 6 tháng sau USD 
sẽ lên giá hay xuống giá không ai biết trước được. Để có thể trả lời được câu hỏi thứ nhất, Sagonimex 
nên: 
• Thứ nhất, phân tích biến động tỷ giá USD/VND trong vòng sáu tháng tới sẽ như thế nào? Từ đó 
dự báo xác suất USD sẽ lên giá là bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu phần trăm khả năng USD sẽ 
không lên giá so với VND. 
• Thứ hai, xem xét mức độ ảnh hưởng và khả năng chịu đựng về tài chính của công ty nếu không 
ngừa rủi ro tỷ giá. 
• Cuối cùng, xem xét thái độ của ban giám đốc đối với rủi ro. 
Dựa trên cơ sở 3 sự phân tích này, ban giám đốc sẽ ra quyết định thứ nhất là có ngừa rủi ro hay không. 
Nói chung, với những người ngại rủi ro khi đứng trước những hợp đồng như vậy họ sẽ ra quyết định 
phòng ngừa rủi ro dù biết rằng quyết định như thế có thể bị thiệt hai nếu như USD lên giá. Trong tình 
huống như vậy, họ xem sự thiệt hai (nếu có) như là chi phi bảo hiểm cần chi ra để mua lấy một sự yên 
tâm bởi vì lợi nhuận mà họ kỳ vọng là lợi nhuận sinh ra từ hoạt động xuất khẩu chứ không phải lợi 
nhuận sinh ra từ sự biến động tỷ giá. 
Đối với quyết định thứ hai, ngừa bằng cách nào, tùy theo điều kiện và khả năng thực hiện công ty có thể 
lựa chọn một trong những phương pháp sẽ trình bày chi triết dưới đây. 
  142
2.1 Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành 
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả 
hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD 
lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp 
phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì 
công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động 
tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung 
hoà. 
Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá 
cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng 
một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không. 
2.2 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá 
Nếu công ty không thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có thời hạn và 
giá trị tương đương nhau, công ty có thể sử dụng quỹ dự phòng để tránh rủi ro tỷ giá. Theo phương pháp 
này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi công ty sẽ trích phần lợi 
nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị tổn 
thất, công ty sử dụng quỹ này để bù đắp. 
Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện. Vấn đề là thủ tục kế toán và công 
tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác. 
2.3 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn 
Hợp đồng kỳ hạn, như đã trình bày trong bài 16, là một công cụ có thể giúp công ty tránh được rủi ro tỷ 
giá nhờ tỷ giá mua hoặc bán trong hợp đồng này được xác định trước và cố định. Để minh hoạ việc sử 
dụng hợp đồng kỳ hạn tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, chúng ta lần lượt xem xét hai hợp đồng xuất khẩu và 
nhập khẩu riêng biệt. 
Đối với hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau một thời hạn nhất định rủi ro tỷ giá phát sinh nếu 
như ngoại tệ (USD) xuống giá so với nội tệ (VND). Nhằm tránh rủi ro, công ty sẽ liên hệ với ngân hàng 
thương mại thoả thuận bán ngoại tệ kỳ hạn với thời hạn tương đương thời hạn của hợp đồng xuất khẩu. 
Bằng cách này, ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận với công ty tỷ giá mua kỳ hạn cố định biết trước. 
Với tỷ giá cố định biết trước, công ty chắc chắn doanh thu xuất khẩu quy ra VND là bao nhiêu khi đến 
hạn, bất chấp sự biến động tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó là bao nhiêu. 
Ví dụ ngày 18/11/2002 công ty Sagonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 
200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/05/2003 tức là sáu tháng sau kể từ ngày ký 
hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.381 – 83 trong khi tỷ giá ở thời 
điểm thanh toán (18/05/2003) chưa biết. Để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty liên hệ với ngân hàng 
Eximbank để bán 200.000USD kỳ hạn 6 tháng. Sau khi tham khảo tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại 
và lãi suất kỳ hạn 6 tháng1 của USD là 3 – 3,5 và VND là 0,60 – 0,75 trên thị trường tiền tệ TP.HCM, 
Eximbank chào tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng cho Sagonimex như sau: 
1 Lãi suất tiền gửi USD là 3 trong khi lãi suất cho vay USD là 3,5%/năm. Lãi suất tiền gửi VND là 0,60 trong khi 
lãi suất cho vay VND là 0,75%/tháng. 
[ ]
15666 
36000
180]5,3)12)(6,0[(1538115381
36000
)()(
=
−+=−+= nNTLSCVVNDLSTGSSF mmm
  143
Với tỷ giá này Sagonimex biết chắc sau sáu tháng doanh thu xuất khẩu mình sẽ thu về là 200.000 x 
15666 = 3.133.200.000VND bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đến hạn thanh toán là bao 
nhiêu đi nữa. 
Đối với hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau một thời hạn nhất định rủi ro tỷ giá phát sinh nếu 
như ngoại tệ (USD) lên giá so với nội tệ (VND). Nhằm tránh rủi ro, công ty sẽ liên hệ với ngân hàng 
thương mại thoả thuận mua ngoại tệ kỳ hạn với thời hạn tương đương thời hạn của hợp đồng nhập khẩu. 
Bằng cách này, ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận với công ty tỷ giá bán kỳ hạn cố định biết trước. 
Với tỷ giá cố định biết trước, công ty chắc chắn chi phí nhập khẩu quy ra VND là bao nhiêu khi đến hạn, 
bất chấp sự biến động tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó là bao nhiêu. 
Ví dụ ngày 18/11/2002 công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 
200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/05/2003 tức là sáu tháng sau kể từ ngày ký 
hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.381 – 83 trong khi tỷ giá ở thời 
điểm thanh toán (18/05/2003) chưa biết. Để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty liên hệ với ngân hàng 
Eximbank để mua 200.000USD kỳ hạn 6 tháng. Sau khi tham khảo tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại 
và lãi suất kỳ hạn 6 tháng2 của USD là 3 – 3,5 và VND là 0,60 – 0,75 trên thị trường tiền tệ TP.HCM, 
Eximbank chào tỷ giá bán kỳ hạn 6 tháng cho Cholonimex như sau: 
Với tỷ giá này Cholonimex biết chắc sáu tháng sau chi phí nhập khẩu sẽ chi ra là 200.000 x 15844 = 
3.168.800.000VND bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đến hạn thanh toán là bao nhiêu đi nữa. 
2.4 Sử dụng hợp đồng hoán đổi 
Hợp đồng hoán đổi như đã trình bày trong bài 16 là dạng hợp đồng kết hợp giữa hợp đồng giao ngay và 
hợp đồng kỳ hạn giữa hai thời điểm thoả thuận và đáo hạn. Do vậy, nếu hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng 
như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá thì hợp đồng hoán đổi cũng có thể sử dụng được như là một công cụ 
ngừa rủi ro tỷ giá. Cách thức vận dụng và thực hiện cũng tương tự như trong trường hợp sử dụng hợp 
đồng kỳ hạn vừa trình bày. 
2.5 Sử dụng hợp đồng tương lai 
Hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử dụng như một công cụ 
ngừa rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn trong trường hợp của công ty Sagonimex vừa phân tích trên đây, công ty 
có thể tránh rủi ro bằng cách bán hợp đồng giao sau sẽ đến hạn thanh toán sau 6 tháng nữa. Do tỷ giá 
trên thị trường giao sau và tỷ giá trên thị trường giao ngay có mối tương quan cùng chiều chặt chẽ với 
nhau nên nếu sau 6 tháng giá USD giảm so với VND thì Sagonimex sẽ có lợi từ việc bán hợp đồng giao 
sau trong khi thiệt hại từ khoản phải thu của hợp đồng xuất khẩu và ngược lại. Bằng cách lấy lợi từ hợp 
đồng này bù đắp cho thiệt hại của hợp đồng kia, Sagonimex có thể tự bảo hiểm được rủi ro tỷ giá. 
Ngược lại với Sagonimex, Cholonimex có thể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách mua hợp đồng giao 
sau. Do tỷ giá trên thị trường giao sau và tỷ giá trên thị trường giao ngay có mối tương quan cùng chiều 
chặt chẽ với nhau nên nếu sau 6 tháng USD lên giá so với VND thì Cholonimex sẽ có lợi từ việc mua 
hợp đồng giao sau trong khi thiệt hại từ khoản phải trả của hợp đồng nhập khẩu và ngược lại. Bằng cách 
2 Lãi suất tiền gửi USD là 3 trong khi lãi suất cho vay USD là 3,5%/năm. Lãi suất tiền gửi VND là 0,60 trong khi 
lãi suất cho vay VND là 0,75%/tháng. 
[ ]
15844 
36000
180)]3)12)(75,0[(1538315383
36000
)()(
=
−+=−+= nNTLSTGVNDLSCVSSF bbb
  144
lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt hại của hợp đồng kia, Cholonimex cũng có thể tự bảo hiểm 
được rủi ro tỷ giá. 
2.6 Sử dụng hợp đồng quyền chọn 
Về cơ bản có hai loại hợp đồng quyền chọn (options) trên thị trường ngoại hối: quyền chọn mua (call 
option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). 
Quyền chọn mua là một tài sản tài chính cho phép ngừời mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được 
mua một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời hạn nhất định. Quyền chọn bán 
là một tài sản tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng 
ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời hạn nhất định. 
Tỷ giá cố định biết trước gọi là tỷ giá thực hiện, tức là tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền 
chọn thực hiện quyền của họ. Thời hạn nhất định tính từ lúc mua quyền chọn cho đến khi quyền chọn 
hết hạn gọi là thời hạn của quyền chọn. Để có quyền chọn người ta phải mua. Số tiền người mua phải bỏ 
ra để có được quyền chọn gọi là chi phí mua quyền chọn. 
Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử dụng như một công cụ ngừa rùi ro tỷ giá. 
Trong trường hợp của công ty Sagonimex, đang thương lượng hợp đồng xuất khẩu trả chậm, để tránh rủi 
ro tỷ giá công ty có thể mua quyền chọn bán trị giá 200.000USD với thời hạn 6 tháng. Người bán quyền 
chọn sẽ chào cho công ty tỷ giá thực hiện, ví dụ USD/VND = 15420. Trong suốt thời hạn của quyền chọn 
công ty có quyền bán 200.000USD cho người bán quyền chọn ở tỷ giá cố định biết trước là USD/VND = 
15420. Khi hợp đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán, Sagonimex thu về được 200.000USD, số ngoại tệ 
này công ty có quyền bán theo tỷ giá USD/VND = 15420 bất chấp tỷ giá trên thị trường là bao nhiêu. 
Trong trường hợp công ty Cholonimex, để tránh rủi ro công ty có thể mua quyền chọn mua trị giá 
200.000USD với thời hạn 6 tháng. Người bán quyền sẽ chào cho công ty tỷ giá, ví dụ USD/VND = 
15420. Trong suốt thời hạn của quyền chọn công ty có quyền mua 200.000USD từ người bán quyền chọn 
ở tỷ giá cố định biết trước là USD/VND = 15420. Khi hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán, 
Cholonimex được mua 200.000USD theo tỷ giá biết trước là USD/VND = 15420. Số ngoại tệ này công ty 
có dùng để thanh toán hợp đồng nhập khẩu và cố định chi phí nhập khẩu quy ra VND bất chấp tỷ giá 
giao ngay trên thị trường lúc hợp đồng nhập khẩu đến hạn là bao nhiêu. 
2.7 Sử dụng thị trường tiền tệ 
Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua 
bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố 
định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá. Để minh họa 
cách thức sử dụng thị trường tiền tệ như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá, chúng ta lần lượt xem xét trường 
hợp của Sagonimex và Cholonimex. 
Ngày 18/11/2002 công ty Sagonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000USD. 
Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/05/2003 tức là sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở 
thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.381 - 83 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán 
(18/05/2003) chưa biết, do đó, hợp đồng xuất khẩu này chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Để tránh rủi ro 
tỷ giá Sagonimex quyết định sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Muốn vậy Sagonimex 
tìm hiểu thêm lãi suất trên thị trường và được biết lãi suất kỳ hạn 6 tháng3 của USD là 3 – 3,5 và VND 
3 Lãi suất tiền gửi USD là 3 trong khi lãi suất cho vay USD là 3,5%/năm. Lãi suất tiền gửi VND là 0,60 trong khi 
lãi suất cho vay VND là 0,75%/tháng. 
  145
là 0,60 – 0,75 trên thị trường tiền tệ TP.HCM. Sagonimex sợ rằng sáu thang sau USD xuống giá nên 
quyết định bán USD ngay bây giờ. Nhưng bây giờ hợp đồng xuất khẩu chưa đến hạn thanh toán nên 
chưa có USD để bán, do đó, Sagonimex tiến hành vay USD rồi đem bán ra thị trường. Các giao dịch có 
thểm tóm tắt như sau: 
Ngày 18/11/2002: 
• Vay USD trong thời hạn 6 tháng: Số tiền vay bằng PV(200.000) = 200.000/(1+ 0,035 x 6/12) = 
196.560USD 
• Bán 196.560USD vừa vay được 196.560 x 15381 = 3.023.289.360VND 
• Đây chính là doanh thu xuất khẩu quy ra VND của công ty. Công ty có thể sử dụng cho mục đích 
kinh doanh sinh lợi hoặc ít nhất gửi ngân hàng lấy lãi suất tối thiểu 0,60%/tháng. 
Ngày đáo hạn 18/05/2003: 
Mặc dù ngày đáo hạn bây giờ chưa xảy ra nhưng công ty có thể biết chắc trước được vào ngày này công 
ty sẽ: 
• Thu nợ từ hợp đồng xuất khẩu 200.000USD (người nhập mở L/C qua ngân hàng có uy tín). 
• Sử dụng số USD này thanh toán nợ vay cả gốc và lãi lúc đáo hạn: 196.560(1+ 0,035 x 6/12) = 
200.000USD 
• Thu nợ số VND từ hoạt động đầu tư hoặc gửi ngân hàng cả gốc và lãi là 3.023.289.360(1 + 0,006 
x 6) = 3.132.127.777VND. 
Như vậy bằng các giao dịch vay muợn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, 
Sagonimex biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được 
rủi ro sự biến động của tỷ giá. 
Đối với công ty Cholonimex, ngày 18/11/2002 công ty đang thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị 
giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/05/2003 tức là sáu tháng sau kể từ ngày 
ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.381 - 83 trong khi tỷ giá ở thời 
điểm thanh toán (18/05/2003) chưa biết, do đó, hợp đồng nhập khẩu này chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ 
giá. Để tránh rủi ro tỷ giá Cholonimex quyết định sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ. 
Muốn vậy Cholonimex tìm hiểu thêm lãi suất trên thị trường và được biết lãi suất kỳ hạn 6 tháng4 của 
USD là 3 – 3,5 và VND là 0,60 – 0,75 trên thị trường tiền tệ TP.HCM. Cholonimex sợ rằng sáu tháng 
sau USD lên giá nên quyết định mua USD ngay bây giờ. Nhưng bây giờ giả sử công ty chưa có VND để 
mua USD, do đó, Cholonimex tiến hành vay VND rồi sử dụng tiền vay được để mua USD. Các giao dịch 
có thểm tóm tắt như sau: 
Ngày 18/11/2002: 
• Vay VND trong thời hạn 6 tháng: Số tiền vay bằng PV(200.000) x 15383 = [200.000/ (1 + 0,03 x 
6/12)]x 15383 = 197.044 x 15383 = 3.031.127.852VND 
• Sử dụng số VND vừa vay mua được 3.031.127.852/15383 = 197.044USD. 
• Số USD này dùng để chuẩn bị thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Do việc thanh toán chưa đến hạn 
nên công ty có thể đầu tư trên thị trường tiền tệ trong vòng 6 tháng với lãi suất 3%/năm. 
Ngày đáo hạn 18/05/2003: 
4 Lãi suất tiền gửi USD là 3 trong khi lãi suất cho vay USD là 3,5%/năm. Lãi suất tiền gửi VND là 0,60 trong khi 
lãi suất cho vay VND là 0,75%/tháng. 
  146
Mặc dù ngày đáo hạn bây giờ chưa xảy ra nhưng công ty có thể biết chắc trước được vào ngày này công 
ty sẽ: 
• Thu nợ từ số USD đầu tư cả gốc và lãi bây giờ là 197.044(1 + 0,03x6/12) = 200.000USD. 
• Sử dụng số USD này thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn trị giá 200.000USD. 
• Trả nợ vay VND cả gốc và lãi 3.031.127.852(1 + 0,0075 x 6) = 3.167.528.605VND. Đây chính là 
chi phí VND mà công ty phải bỏ ra để nhập khẩu hàng hoá. 
Như vậy bằng các giao dịch vay muợn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, 
Cholonimex biết chắc được mình sẽ chi ra bao nhiêu VND cho hợp đồng nhập khẩu, do đó, tránh được 
rủi ro sự biến động của tỷ giá. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_quan_tri_tai_chinh.pdf