Giáo trình môn Vật liệu xây dựng

Tóm tắt Giáo trình môn Vật liệu xây dựng: ... dài 5 phút kể từ lúc đổ nước vào xi măng. Ngay sau khi trộn xong đặt khuôn lên tấm kính, dùng bay xúc hồ xi măng đổ đầy khuôn một lần rồi đập tấm kính lên mặt bàn 5 - 6 cái, dùng dao đã lau ẩm gạt cho hồ bằng miệng khuôn. Đặt khuôn vào dụng cụ vika, hạ đầu kim (có đường kính 10 ± 0,05 mm và...cho 10 kg xi măng tăng. Phụ gia sử dụng dạng bột cũng được tính như xi măng để điều chỉnh lượng nước. Khi sử dụng cốt liệu lớn là sỏi, lượng nước giảm đi 10 lít. Khi sử dụng xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ thì lượng nước cộng thêm 10 lít. Khi sử dụng xi măng pooclăng puzola...năm vào mùa xuân gỗ phát triển mạnh, lớp gỗ xuân dày, màu nhạt, chứa nhiều nước. Vào mùa hạ, thu, đông gỗ phát triển chậm, lớp gỗ mỏng, màu sẫm, ít nước và cứng. Hai lớp gỗ có màu sẫm nhạt nối tiếp nhau tạo ra một tuổi gỗ. Nhìn kỹ mặt cắt ngang còn có thể phát hiện được những tia nhỏ li ti h...

pdf201 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Vật liệu xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trí là loại vật liệu được sản xuất bằng cách ép nóng 
những tờ giấy đặt biệt có tẩm polime. Đối với lớp trong người ta dùng giấy 
xenlulo sunfat không tẩy trắng, tẩm bằng nhựa fenol fomandehit, đối với lớp 
ngoài dùng giấy xenlulo tẩy trắng và tẩm bằng nhựa cacbamit. 
Tấm giấy ép thuộc vật liệu dễ cháy, nhưng khi được tẩm chất chống cháy 
có thể trở thành vật liệu khó cháy. 
Tấm giấy ép được liên kết vào tường bằng đinh, vít, nẹp gỗ, nẹp chất dẻo 
hoặc bằng keo, mattit. 
Tấm bìa gỗ bao gồm những tờ bìa gỗ mỏng tẩm dung dịch polime (loại 
rezol) được gián lại với nhau bằng gia công nhiệt. Nó sử dụng trong nhà ở, nhà 
công cộng và nhà công nghiệp làm vật liệu trang trí và chịu lực trang trí. 
194 
Tấm bìa gỗ được đặc trưng bởi các chỉ tiêu tính chất sau: kích thước (70 -
560)3(90 -120)30,2cm, khối lượng thể tích 1330-1450 kg/m3; cường độ kéo dọc 
thớ 1400-3000 kG/cm2, nén 1250-1800 kG/cm2, uốn 1500-2800 kG/cm2; độ hút 
nước sau 24 giờ: 5-10%; độ ẩm không lớn hơn 7%, độ bền nhiệt khá cao và độ 
dẫn nhiệt thấp (0,14-0,24 kcal/m.oC.h); ổn định đối với tác dụng của dầu, dung 
môi hữu cơ và khí quyển; dễ gia công cơ học. 
Các sản phẩm dạng thanh bao gồm gờ chân tường, thanh nối, thanh ốp, 
thanh phủ khe, dây chằng, thanh góc, chữ T, v.v...là những chi tiết dài sản xuất 
hoàn toàn tại nhà máy không cần phải sửa chữa, sơn quét bổ sung. Chúng có 
hình dạng, màu sắc và công dụng rất khác nhau ( hình 10-8). 
Ống chất dẻo (hình 10-9) được sử dụng rộng rãi để lắp ghép đường ống dẫn 
trong công nghiệp, làm các công trình dẫn nước, đường ống dẫn dầu, các hệ 
thống tưới tiêu v.v... phổ biến nhất hiện nay là ống polietylen, polivinylclorit, 
ống chất dẻo thuỷ tinh và ống thuỷ tinh hữu cơ, còn ống polip ropylen và ống 
fenolitrit phổ biến hơn. Ống chất dẻo bền hơn ống kim loại, không bị ăn mòn 
điện hoá, có khối lượng thể tích và tính dẫn nhiệt nhỏ, bền nước và bền hoá học 
cao, giá thành lắp đặt rẻ hơn ống kim loại. 
Nhược điểm của ống chất dẻo là kém ổn định nhiệt. 
 Hình 10-8: Các sản phẩm dài Hình 10-9: Các sản phẩm từ chất dẻo: a. Chất dẻo dạng góc cứng; a. Ống; b. Phụ tùng kỹ thuật vệ sinh; c. Nắp bệ xí; b. Chất dẻo dạng dây mềm; d. Ổ khóa, tay nắm cửa; e. Công tắc điện; g. Chậu rửa; c. Chất dẻo dạng gờ chân tường; 
Ống polietilen có tính cách nhiệt cao; bền đối với tác động của nước, muối 
axit, kiềm và các loại dầu; độ hút nước không lớn hơn ( sau 24 giờ - 0,1%); kém 
bắt lửa và cháy chậm. Ống được sử dụng trong khoảng nhiệt từ – 80 đến +600C, 
dẻo nên dễ cuộn và vận chuyển, dễ gia công cơ học. Không nên gián ống (keo 
không bám được vào mặt ống) mà nên hàn bằng không khí nóng. lắp ráp ống 
bằng các chi tiết nối từ kim loại nhẹ và chất dẻo vinyl. 
195 
Ống polivinyl clorit có thể dùng để chuyên chở chất lỏng có nhiệt độ đến 
400C dưới áp lực, còn ở nhiệt độ 500-600C với chế độ tự chảy. Ống dẫn nhiệt 
kém hơn ống kim loại 400 lần. Ống có thể dán bằng các loại keo, có thể hàn 
hoặc nối nhờ mặt bích và đai ốc liên kết và có thể gia công trên máy cắt kim 
loại. 
Ống chất dẻo polivinyl clo rit được sử dụng để dẫn nước, tiêu nước và lắp 
đặt để thông gió, chuyên chở chất lỏng và khí xâm thực hoá học. Không nên sử 
dụng ống chất dẻo vinyl trong môi trường chứa cacbua hiđrô thơm và a xit đậm 
đặc. 
0Ống nên bảo quản trong kho kín, khô ráo ở nhiệt độ 10-20 C. Khi vận 
chuyển tránh va chạm. 
Các chi tiết nối ống (hình 10-9) là những đầu nối dùng khi lắp đặt các 
đường ống dẫn. Những chi tiết này gồm có ống lồng, khuỷu ống, khuỷu nối chữ 
T, chữ thập, nắp chụp, v.v... 
 Sản phẩm kĩ thuật vệ sinh ( hình 10-9) bằng chất dẻo có màu sắc đẹp, bền 
nước, bền cơ học, nhẹ, chống tác dụng của axit và kiềm tốt. Các sản phẩm gồm 
có: chậu rửa, bồn tắm, bồn rửa, vòi tắm hoa sen, lưới chắn gió, v.v... 
Sản phẩm kĩ thuật vệ sinh bằng chất dẻo có nhiều ưu điểm so với sản phẩm 
kim loại: cường độ cao mà khối lượng không lớn, không cần phải nhuộm màu, 
không bị ăn mòn vệ sinh và có hình dạng bên ngoài đẹp. 
Keo và mattit 
Keo và mattit trên cơ sở polime được dùng để gắn vật liệu tấm, vẩy và chi 
tiết và kết cấu từ những vật liệu xây dựng khác, kim, loại, bê tông v.v...). Trong 
công nghiệp sản xuất gỗ kết cấu gỗ gián keo tổng hợp có ý nghĩa rất lớn. Keo và 
mattit để liên kết vật liệu và sản phẩm trang trí là loại bột nhão dính, gồm có 
polime, dung môi, chất hoá dẻo, chất độn pha loãng, và trong một số trường hợp 
có cả chất hoá rắn. 
Để liên kết vải sơn polivinyl clorit với nền bê tông, giằng ximăng, gỗ, tấm 
dăm bào và tấm sợi gỗ người ta dùng matttit cumaron cao su. Còn để gắn vật 
liệu trang trí dạng cuộn, lá, tấm vào trần, tường và đồ gỗ, người ta dùng các loại 
keo ure focmanldehyt, keo fenolrezon. Các keo này có tính dính bám tốt, ổn 
định với tác dụng các nhiệt độ 50-60oC, dễ thi công và dễ rải thành lớp dày 0,3-
0,5mm, có khả năng ổn định sinh vật, đồng nhất, không mùi. 
Kết cấu bê tông polime 
Bê tông polime gồm có chất kết dính polime và cốt liệu vô cơ hoặc axit 
hữu cơ, chất kết dính phổ biến nhất cho bê tông polime là nhựa cứng nóng 
(epoxy, polyeste, furan), nhựa cacbonic. Bê tông polime được gia cường bằng 
cốt thép hoặc chất dẻo sợi thủy tinh hoặc các sợi thép, sợi thủy tinh, sợi polime. 
So với bê tông xi măng, bê tông polime có độ bền axit và bền trong dung 
dịch kiềm đậm đặc cao hơn; các chỉ tiêu cường độ, độ chống thấm nước cao 
hơn, tính dính bám với nhiều loại vật liệu tốt hơn. 
Lĩnh vực sử dụng hợp lý nhất của bê tông polime là các kết cấu chịu lực 
bền hóa của nhà công nghiệp. Từ bê tông polime có thể chế tạo các kết cấu sau 
đây: móng cột, móng của thiết bị công nghệ, cột, dầm trần, tấm lót, tấm tường, 
196 
đường ống đối với các công trình dưới đất, từ bê tông polime người ta chế tạo 
vòng thu (góp), giếng, blốc tường hầm có khả năng chịu lực lâu dài trong môi 
trường xâm thực. 
Panen 3 lớp: 
Pa nen 3 lớp là kết cấu phẳng hoặc không gian được chế tạo từ vật liệu nhẹ 
cách nhiệt, cách âm, chống ồn, cả 2 mặt có dán tấm ốp cường độ cao, cứng bền 
đối với mọi tác động. Công dụng chủ yếu của panen 3 lớp là làm trần theo kết 
cấu chịu lực, trần treo, tấm bao che đứng. 
Lớp vật liệu ốp để bảo vệ thép khỏi bị ăn mòn có thể dùng lá nhôm mỏng, 
chất dẻo sợi thủy tinh, gỗ dán, tấm sợi gỗ, tấm xi măng amiăng. 
Vật liệu dùng cho lớp giữa phổ biến nhất là polystion bọt có giá thành hạ 
và các tính chất cơ lý cao. Panen có lớp giữa từ chất độn dạng tổ ong chế tạo từ 
lá kim loại, giấy và chất dẻo được giới thiệu trên hình 10-10. 
Hình 10-11: 
a. Sơ đồ kết cấu panen có lớp giữa tổ ong; b. Liên kết thành tổ ong với tấm ốp; 
1. Tấm ốp; 2. Thành tổ ong; 3. Lớp keo phết trên tấm ốp; 4. Keo gắn thành tổ ong 
Để tăng cường tính chống cháy của kết cấu dạng tổ ong người ta thường 
tẩm chất chống cháy. Panen 3 lớp amiăng xi măng, cạnh được bọc bằng các chi 
tiết gỗ, gỗ dán hoặc thép hình và liên kết với tấm ốp nhờ các vít nhựa (hình 10-
11). 
Hình 10-10: Panen ba lớp: 
a. Không bọc cạnh; b. Có bọc cạnh; c. Lớp giữa lượn sóng; 
d. Tạo thành tư các phân tố hình hộp; 
10.5. Vật liệu cách nhiệt 
10.5.1.Khái niệm 
Vật liệu cách nhiệt (VLCN) là vật liệu có hệ số dẫn nhiệt không lớn hơn 
0,157 W/m.0C và được dùng để bảo vệ cho nhà, các thiết bị công nghệ, ống dẫn 
và máy lạnh công nghiệp. Việc sử dụng VLCN có ý nghĩa kinh tế kĩ thuật lớn, 
thí dụ nếu bảo vệ nhiệt cho 1m2 tường nhà cần 0,64m3 3 gạch hoặc 0,32m bê tông 
keramzit, thì đối với fibrolit chỉ cần 0,14m3, bê tông khoáng 0,1m3 và chất dẻo 
xốp 0,04m3. 
197 
VLCN được phân loại theo nhiều dạng khác nhau: theo dạng nguyên liệu sử 
dụng, theo cấu trúc, theo hàm lượng chất kết dính, theo độ cháy, theo khả năng 
chịu nén. 
10.5.2.Tính chất của VLCN 
Tính dẫn nhiệt của vật liệu phụ thuộc độ ẩm của môi trường khí và của hơi 
nước nằm trong lỗ rỗng. Độ ẩm của vật liệu có ý nghĩa lớn đối với độ dẫn nhiệt 
nói chung vì hệ số của nước rất lớn (bằng 0,5kcal/m.oC.h), gấp 25 lần độ dẫn 
nhiệt của không khí nằm trong lỗ rỗng kín, nhỏ. 
Cường độ chịu nén của VNCN không lớn 0,2 - 2,5 Mpa. Cường độ chịu 
uốn là cường độ chủ yếu của vật liệu dạng sợi (đối với vật liệu vô cơ 0,15-0,5 
Mpa, đối với tấm sợi gỗ: 0,4 - 2 MPa). Vật liệu cách nhiệt phải có cường độ sao 
cho không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, sắp kho, xây cất và cả trong 
điều kiện sử dụng. 
Độ hút nước không những làm giảm tính cách nhiệt của vật liệu xốp mà 
còn làm giảm cường độ và tuổi thọ của nó. Vật liệu có lỗ rỗng kín, thí dụ thuỷ 
tinh bọt, có độ hút nước nhỏ. Để giảm độ hút nước người ta thường sử dụng phụ 
gia kị nước. 
Tính thấm hơi và thấm khí của VLCN phải được tính đến khi sử dụng 
chúng trong kết cấu bao che. Việc cách nhiệt không hạn chế sự trao đổi khí của 
nhà ở với môi trường xung quanh, qua tường ngoài của nhà. 
Tính chịu lửa liên quan đến độ chống cháy của vật liệu có nghĩa là khả 
năng bắt lửa và cháy. Vật liệu dễ cháy chỉ có thể sử dụng khi dùng các biện pháp 
bảo vệ cháy. Tính chất cháy của vật liệu được xác định dưới sự tác dụng của 
nhiệt độ 800-850oC và giữ trong thời gian 20 phút. 
Tính bền hoá và bền sinh vật: Vật liệu cách nhiệt xốp dễ bị khí và hơi xâm 
thực trong môi trường xung quanh thấm vào. Vì vậy chất kết dính (keo, tinh bột) 
và VLCN hữu cơ cần phải có độ bền sinh vật, có nghĩa là có khả năng chống sự 
tác dụng của nấm mốc và các côn trùng. 
10.5.3 Một số loại sản phẩm cách nhiệt 
Vật liệu và sản phẩm cách nhiệt vô cơ 
Việc sản xuất và nâng cao chất lượng VLCN có liên quan chặt chẽ với quá 
trình phát triển của công nghiệp hiện đại. Hiện nay người ta đã sản xuất được 
hơn 25 loại sản phẩm cách nhiệt. Trong đó vật liệu và sản phẩm trên cơ sở 
nguyên liệu khoáng, xỉ và thủy tinh đóng vai trò quan trọng. Vật liệu và sản 
phẩm cách nhiệt vô cơ bao gồm: 
Bông khoáng và sản phẩm từ bông khoáng. 
Bông khoáng là loại vật liệu cách nhiệt bao gồm khối sợi dạng thuỷ tinh, 
các mảnh vụn silicat và những sợi ngắn cực mảnh được sản xuất từ hỗn hợp 
nóng chảy của các khoáng vật tạo đá hoặc xỉ luyện kim. 
Tùy thuộc vào phương pháp sản xuất, sợi bông khoáng thường có chiều dài 
từ 2 đến 30mm và đường kính từ 5 đến 15μm. Trong thành phần của bông 
khoáng chứa đến 80-90% sợi mảnh có đường kính 7μm. Bông khoáng được sản 
198 
xuất với 3 mác 75 100 và 125(theo khối lượng thể tích, kg/m3). Hệ số dẫn nhiệt 
ở nhiệt độ trung bình 25±5oC tương ứng bằng 0,036; 0,038 và 0,041 2 
kcal/m.oC.h; ở 100oC tương ứng bằng 0,05; 0,051 và 0,052 kcal/m.oC.h với độ 
ẩm không lớn hơn 2%. Bông khoáng được thổi hoặc li tâm. 
 Hiện nay bông khoáng đang chiếm vị trí hàng đầu trong số những VLCN 
vô cơ vì nó được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu dồi dào, sản xuất đơn giản, 
độ hút ẩm nhỏ và giá thành tương đối thấp. Nhưng việc sử dụng bông khoáng tơi 
để cũng có những khó khăn do các nhược điểm của vật liệu này là khi chuyên 
chở và bảo quản bông dễ bị lèn chặt và vón cục, một số bị gãy và biến thành bụi; 
trong kết cấu phải có phương tiện bảo vệ để tránh sự lèn ép cơ học; chi phí lao 
động lớn khi lắp đặt. Để khắc phục nhược điểm bông khoáng rời, người ta đã 
chế tạo các sản phẩm như nỉ tấm cứng và bán cứng, vỏ, hình quạt, ống trụ và các 
sản phẩm khác. 
Nỉ cách nhiệt là loại sản phẩm cách nhiệt được sản xuất trên cơ sở bông 
khoáng. Nỉ cách nhiệt gồm có một số loại sau đây: 
Nỉ khâu dùng để bảo vệ nhiệt cho các kết cấu bao che của nhà, các thiết bị 
công nghiệp và đường ống dẫn có nhiệt độ nhỏ hơn 400oC. Loại nỉ này được sản 
xuất bằng cách dùng dây kim loại và chỉ đặc biệt để khâu các tấm bông khoáng 
đã được ép có chiều dày thích hợp, sau đó cắt thành từng tấm có kích thước định 
trước. Kích thước của nỉ thường dài 2000, rộng 900-1300 và dày 60 mm. Mác 
của nỉ tính theo khối lượng thể tích (kg/m3) là 150, λ = 0,04 kcal/m.oC.h 
Nỉ khâu trên lưới kim loại được sản xuất từ nỉ bông khoáng và khâu trên 
lưói kim loại. Nỉ có kích thước 3000 × 500 × 50 và 5000 × 1000 × 1000 mm, 
khối lượng thể tích 100 kg/m3 o, ở 100 C hệ số dẫn nhiệt λ = 0,043 kcal/m.oC.h. 
Nỉ này dùng để cách nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn 600o. Nỉ khâu bằng sợi thủy tinh 
thường dùng để bảo vệ những bề mặt có nhiệt độ 400 Co.Thành phần của nỉ loại 
này là bông khoáng tẩm dầu rồi khâu bằng sợi thủy tinh đã được xử lí trong 
dung dịch xà phòng. Nỉ khâu bằng sợi thủy tinh thường được sản xuất các loại 
có khối lượng thể tích ρv = 125-175 kg/m3, kích thước 2000 × 500 × 40 , ở 
25±5oC hệ số dẫn nhiệt λ = 0,038 kcal/m.oC.h. 
Tấm cứng và sản phẩm cách nhiệt ở dạng tấm, vỏ, bán trụ được chế tạo 
trên cơ sở bông khoáng và các chất kết dính hũu cơ(tổng hợp và bi tum). Chất 
kết dính tổng hợp thường dùng là fenolfomanđêhit và cacbamit fomaldêhit. Tấm 
ở dạng bán cứng có khối lương thể tích 75 kg/m3 và kích thước 1000 × 
(500;900;1000;1500) × (30;40;50;60;70;80)mm.Ở 25±5oC hệ số dẫn nhiệt λ 
không được lớn hơn 0,039 kcal/m.oC.h. 
Bông sợi thủy tinh siêu mảnh cũng như các sản phẩm của chúng là vật liệu 
cách nhiệt, cách âm tốt, khối lượng thể tích 25kg/m3, hệ số dấn nhiệt λ = 0,026 
kcal/m.oC.h. 
Thủy tinh bọt là VLCN tốt có cấu trúc rỗng tổ ong. Độ rỗng của thủy tinh 
bọt rất cao (80-90%); lỗ rỗng có kích thước 0,25-0,5 mm, thành mỏng. Tùy 
thuộc vào khối lượng thể tích (150-250 kg/m3) mà hệ số dẫn nhiệt là 0,05-
0,1kcal/m.oC.h. Ngoài ra còn một số ưu điểm khác như bền nước, bền nhiệt, bền 
199 
băng giá và cường độ cao( 20-50 kG/cm2). Thủy tinh bọt dùng để cách nhiệt cho 
các kết cấu bao che của nhà như tường và trần ngăn giữ nhiệt, sàn và mái. 
Bê tông tổ ong cách nhiệt là loại vật liệu có khối lượng thể tích không lớn 
hơn 500kg/m3 dùng để cách nhiệt cho các kết cấu bao nhẹ của nhà, bề mặt của 
các thiết bị công nghiệp, đường ống dẫn nhiệt có nhiệt độ đến 400oC. Sản phẩm 
bê tông tổ ong cách nhiệt ở dạng tấm có kích thước 1000 × 500 × (80-20)mm, hệ 
số dẫn nhiệt ở trạng thái khô 0,069 -0,095 kcal/m.0C.h, độ ẩm không vượt quá 
15%. Theo khối lượng thể tích (kg/m3) người ta chia tấm ra các loại mác 300 - 
500 với cường độ nén không nhỏ hơn 9 - 120 kG/cm2. 
Vật liệu và sản phẩm cách nhiệt hữu cơ (VLVHC) 
Vật liệu cách nhiệt hữu cơ rất đa dạng, đó là tấm sợi gỗ, tấm lau sậy, tấm 
pibrôlit, tấm than bùn và các loại chất dẻo xốp cách nhiệt được sản xuất từ 
nguyên liệu thực vật và động vật khác nhau như phế liệu gỗ (dăm bào, mùn cưa, 
đầu thừa gỗ...), cói, lau, sậy, than bùn, bông rời, lanh gai, lông thú, cũng như các 
nguyên liệu trên cơ sở polime. 
Vì một số loại VLCHC dễ bị thối rữa, bị biến chất nhanh, dễ bị cháy, nên 
chúng thường được xử lí trước khi dùng. Việc sử dụng vật liệu này ở dạng rời để 
chèn cách nhiệt thường bị phân lớp và thối rữa, hiệu quả rất kém. Vì vậy người 
ta hay chế tạo sản phẩm ở dạng tấm và có bảo vệ tránh ẩm ướt. Để tăng cao độ 
bền lâu các loại tấm được xử lí bằng các chất chống cháy, chống côn trùng. Vật 
liệu và sản phẩm cách nhiệt hữu cơ bao gồm: 
Tấm sợi gỗ 
Tấm sợi gỗ được dùng để cách nhiệt và cách âm cho các kết cấu bao che. 
Chúng được sản xuất từ gỗ đã được xé tơi hoặc tận dụng các loại gỗ thứ phẩm, 
phế liệu của công nghiệp gia công gỗ, vụn lanh, vụn đay-gai, thân cây lau sậy, 
rơm rạ, bông. Trong đó tấm sợi gỗ sản xuất từ phế liệu gỗ là phổ biến nhất. 
Quá trình sản xuất tấm sợi gỗ cách nhiệt bao gồm các công đoạn chính sau: 
đập, nghiền nguyên liệu gỗ; tẩm nhựa; tạo hình và gia công nhiệt. Để tăng khả 
năng chống cháy, sợi gỗ còn được tẩm thêm chất chống cháy và để tăng cường 
tính ổn định nước thì cho thêm parafin, nhựa, dầu và các chất ở dạng nhũ tương. 
Tấm sợi gỗ cách nhiệt có khối lượng thể tích 250 kg/m3 cường độ chịu uốn 12 
kG/cm2, hệ số dẫn nhiệt không lớn hơn 0,06kcal/m.oC.h, kích thước dài 1200-
1300, rộng 1200-1600 và dày 8-25mm. 
Sản phẩm than bùn cách nhiệt 
Sản phẩm sản xuất ở dạng tấm, vỏ hình quạt và sử dụng kết cấu bao che 
nhà cấp III, bề mặt các thiết bị công nghiệp, đường ống dẫn khi dẫn nhiệt từ -
60oC đến 100oC. Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm loại này là loại than bùn 
tầng trên, ít bị phân rã và có cấu tạo sợi thuận tiện cho việc chế tạo sản phẩm ép 
có chất lượng cao. Tấm có kích thước 100 × 500 × 30mm được sản xuất bằng 
cách ép than bùn trong khuôn kép có hoặc không có phụ gia và sau đó được sấy 
ở nhiệt độ 120-150oC. 
Theo khối lượng thể tích, tấm than bùn chia ra 2 loại mác 170 và 220 với 
cường độ uốn 3 kG/cm2, hệ số dẫn nhiệt ở trạng thái khô là 0,052 kcal/m.oC.h, 
độ ẩm không lớn hơn 15%. 
200 
Tấm fibrôlit 
Đó là loại vật liệu cách nhiệt và chịu lực cách nhiệt được chế tạo từ hỗn 
hợp ximăng pooclăng, nước và dăm gỗ. Dăm gỗ đóng vai trò bộ khung chịu lực 
được sản xuất từ phế liệu gỗ lá kim có chiều dài đến 500, rộng 4-7 và dày 0,25-
0,5mm. 
Dăm được sấy trước, sau đó được tẩm chất khoáng hóa (cloruacanxi, thủy 
tinh lỏng) rồi trộn với hồ xi măng (theo phương pháp ướt) hoặc với xi măng 
(theo phương pháp khô). Trên máy ép băng chuyền, tấm fibrolít được tạo thành 
ở dạng dải dài liên tục, sau đó được cắt thành từng tấm. Sau khi tạo hình tấm ép 
được chưng hơi ở nhiệt độ 30-35oC. Theo khối lượng thể tích tấm fibrôlit được 
chia ra 4 mác: 300;350;400 và 500 với cường độ tương ứng là 4;5;7 và 12 
kG/cm2, hệ số dẫn nhiệt 0,078-0,13 kcal/m.oC.h, độ hút nước không lớn hơn 
20% và kích thước: dài 2000-2400, rộng 500-500 và dày 50;75;100mm. 
Tấm fibrôlit được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt, chịu lực-cách nhiệt và 
cách âm cho tường, sàn và trần ngăn. 
Ngoài dăm gỗ người ta còn dùng các nguyên liệu dạng sợi ngắn khác như 
vỏ bào, rơm rạ, cói băm, mùn cưa để chế tạo tấm fibrôlit. 
Chất dẻo xốp : Việc tạo rỗng cho polime nhờ sử dụng các chất đặc biệt có 
khả năng tách khí mạnh và làm trương nở khối polime khi polime bị nung chảy 
mềm. Các chất đó có thể ở dạng rắn, lỏmg và khí. Các chất tạo xốp ở dạng rắn 
có ý nghĩa thực tế lớn là các chất cacbonat, bicacbonatnatri và amoniac (tách ra 
CO2 và NH3 khi phân giải) ). Các chất tạo bọt lỏng là benzen, rượu v v..., còn 
các chất tạo bọt dạng khí là không khí , nitơ, khi cacbonic, amoniac. 
Theo cấu tạo chất dẻo xốp được chia làm 3 nhóm : xốp bọt, xốp khí và xốp 
tổ ong. Loại chất dẻo xốp bọt và xốp tổ ong không những là VLCN mà còn là 
vật liệu chịu lực. 
Chất dẻo xốp khí và xốp tổ ong có thể chế tạo bằng hai phương pháp: ép và 
không ép. Trong phương pháp ép thì hỗn hợp bột polime nghiền mịn, chất tạo 
khí và các phụ gia khác được ép dưới áp lực 150 -160 kG/cm2. Sau đó lấy 
mẫu (thường là 2-2,5 kg) để cho trương bọt. Trong phương pháp không ép thì 
hỗn hợp polime, chất tạo khí, chất đóng rắn và các cấu tử khác được nung nóng 
ở trong khuôn đến nhiệt độ phù hợp. Do bị nung nóng, polime bị chảy ra, chất 
tạo khí bị phân giải, khí tách ra, polime bị sủi bọt. Kết quả, người ta nhận được 
lọai vật liệu có cấu tạo rỗng tổ ong với những lỗ rỗng phân bố đều. 
Loại vật liệu dẻo cách nhiệt phổ biến nhất là chất dẻo xốp khí polistiron, 
mipo. Chất dẻo xốp polistiron là vật liệu giữ nhiệt rất tốt trong các panen phân 
lớp; phối hợp tốt với nhôm, xi măng amiăng và chất dẻo thủy tinh. Nó được sử 
dụng rộng rãi để làm VLCN trong công nghiệp lạnh; đóng tàu biển, đóng tàu 
hỏa; cách nhiệt cho tường, trần và mái nhà. Chất dẻo khí polistiron sản xuất ở 
dạng tấm hoặc các sản phẩm định hình khác có khối lượng thể tích đến 60 
kg/m3, hệ số dẫn nhiệt 0,026 - 0,034 kcal/m.oC.h, kích thước phổ biến là 900 × 
650 ×100mm. 
Mipo là chất dẻo xốp khí dùng để cách nhiệt cho kết cấu xây dựng, các thiết 
bị công nghiệp, đường ống dẫn có nhiệt độ đến +70oC. 
201 
Nguyên liệu để sản xuất mipo là urefomaldêhit và chất tạo bọt, các thành 
phần này được cho vào thiết bị khuấy để tạo bọt, sau đó rót khối bọt vào khuôn 
kim loại rồi chuyển vào giữ ở buồng có nhiệt độ 18o - 22oC trong 3 - 4 giờ để 
hỗn hợp cứng rắn lại thành blôc. Đem blôc đi sấy trong 60 - 80 giờ tại buồng sấy 
có nhiệt độ 30 - 50oC. Blôc (thể tích không nhỏ hơn 0,05m3) có cường độ nén 5 
- 7 kG/cm2, độ hút nước sau 24 giờ là 0,11%, hệ số dẫn nhiệt 0,027 kcal/m.oC.h. 
202 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_vat_lieu_xay_dung.pdf