Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - An toàn lao động (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - An toàn lao động (Phần 1): ... độ không khí bên ngoài. Biến đổi về cảm giác nhiệt của da trán như sau : 28ºC ÷ 29ºC Cảm giác lạnh 29ºC ÷ 30ºC Cảm giác mát 30ºC ÷ 31ºC Cảm giác dễ chịu 31.5ºC ÷ 32.5ºC Cảm giác nóng 32.5ºC ÷ 33.5ºC Cảm giác rất nóng 33.5ºC Cảm giác cực nóng 8 Thân nhiệt ( ở dưới lưỡi ) ...g gió tự nhiên và nhân tạo, rút bớt độ đậm đặc của bụi trong không khí bằng các hệ thống hút bụi, hút bụi cục bộ trực tiếp từ chỗ bụi được tạo ra. - Thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để giảm trọng lượng bụi dự trữ trong môi trường sản xuất. b. Biện pháp về tổ chức:... số cao (cao tần). Trường bên trong ống nguy hiểm trường bên ngoài ống dây cảm ứng. - Các thiết bị cao tần cần được rào chắn, bao bọc để tránh tiếp xúc phải những phần có điện thế, cần có các panen và các bảng điều khiển, khi cần phải điều khiển từ xa. - Nước làm nguội thiết bị cũng có...

pdf34 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - An toàn lao động (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cuộn cảm ứng là nguồn điện từ trường tần số cao (cao tần). Trường bên trong 
ống nguy hiểm trường bên ngoài ống dây cảm ứng. 
- Các thiết bị cao tần cần được rào chắn, bao bọc để tránh tiếp xúc phải những 
phần có điện thế, cần có các panen và các bảng điều khiển, khi cần phải điều khiển từ 
xa. 
- Nước làm nguội thiết bị cũng có điện áp cần phải tìm cách nối đất. 
- Để bao vây vùng có điện từ trường, người ta dùng các màn chắn bằng những 
kim loại có độ dẫn điện cao, vỏ máy cũng cần được nối đất. 
- Diện tích làm việc cho mỗi công nhân làm việc phải đủ rộng. 
- Trong phòng đặt các thiết bị cao tần không nên có những dụng cụ bằng kim 
loai nếu không cần thiết, vì sẽ tạo ra nguồn bức xạ điện từ thứ cấp. 
- Vấn đề thông gió cần được đặt ra theo yêu cầu về thông gió, chú ý là chụp hút 
đặt trên miệng lò không được làm bằng kim loại vì sẽ bị cảm ứng. 
- Với các lò nung cao tần ( dễ nung và tôi kim loại ), bài toán rào chắn điện từ 
trường chưa được giải quyết chọn vẹn. Kinh nghiệm cho thấy các lá chắn điện từ 
trường nên làm bằng Cu hoặc Al, không nên làm bằng Fe. Để công nhân tránh xa vùng 
nguy hiểm nên vận chyển từ xa các chi tiết để tôi, nung. 
5.2. Hóa chất độc. 
5.2.1. Đặc tính chung của hóa chất độc. 
- Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ 
thể dù chỉ mộ0 lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lí. Bệnh do chất độc gây ra 
trong sản xuất gọi là nhiễm độc nhiều nghề. Khi đặc tính của chất độc vượt quá giới 
hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu chất độc sẽ gây ra bệnh nhiễm độc nghề 
nghiệp. 
- Các hóa chất độc có trong môi trường làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể 
qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua việc tiếp xúc với da. Các loại hóa chất độc có thể 
gây độc hại : CO, C2H2, MnO, ZnO2, hơi sơn, hơi ô xít crôm khi mạ, 
- Tính độc hại của các hóa chất phụ thuộc vào các loại hóa chất, nồng độ, thời 
gian tồn tại trong môi trường mà người lao động tiếp xúc với nó. 
- Các chất độc càng dễ tan vào nuocs thì càng độc vì chúng dễ thấm vào các tổ 
chức thần kinh của người và gây tác hại. 
- Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn tại nhiều loại hóa chất độc hại. 
Nồng độ của từng chất có thể không đáng kể, chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng 
nồng độ tổng cộng của các chất độc cùng tồn tại có thể vươt quá giới hạn cho phép và 
có thể gây trúng độc cấp tính hay mãn tính. 
5.2.2. Các dạng nhiễm độc trong sản xuất cơ khí và biện pháp phòng tránh. 
a. Các dạng nhiễm độc trong sản xuất cơ khí. 
- Chì và hợp chất chì : 
 22 
+ Tác hại của chì ( Pb) là làm rối loạn việc tạo máu, làm rối loạn tiêu hóa và 
làm suy giam hệ thần kinh, đau bụng, thể trạng suy sụp. 
+ Nhiễm độc chì mãn tính có thể gây mệt mỏi, ít ngủ, ăn kém, nhức đầu, đau cơ 
xương, táo bón ở thể nặng, có thể liệt các chi, gây tai biến mạch máu não, thiếu máu 
phá tủy xương. Nhiễm độc chì có thể gây ra khi in ấn, khi làm ác quy. 
+ Chì còn có thể xuất hiện dưới dạng Pb(C2H5)4, Pb(CH3)4. Những chất này pha 
vào xăng để chống kích nổ, xong chì có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đường 
da (rất dễ thấm qua lớp mỡ dưới da ). Với nồng độ các chất này lớn hơn hoặc bằng 
0,182ml/lít không khí thì có thể làm cho súc vật thí nghiệm chết sau 18h. 
- Thủy ngân và hợp chất thủy ngân. 
+ Thủy ngân ( Hg) dùng trong công nghiệp chỉ tạo muối thủy ngân, làm thuốc 
giun Calomen, thuốc trừ sâu. 
+ Thủy ngân và hợp chất của nó thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, 
đường tiêu hóa và đường da. 
+ Thủy ngân và hợp chất của nó gây ra nhiễm độc mãn tính, rối loạn chức năng 
gan, gây bệnh Parkinson, buồn ngủ, kém nhớ, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh thực 
vậtVới nữ giới còn gây rối loạn kinh nguyệt và gây quái thai, sẩy thai. 
- Asen và hợp chất của Asen : 
+ Các chất Asen nhu As2O3 dùng làm thuốc diệt chuột, AsCl3 để sản xuất đồ 
gốm, As2O5 dùng trong sản xuất thủy tinh, bảo quản gỗ, diệt cỏ, nấm. 
+ Asen và hợp chất của nó có thể gây ra các loại nhiễm độc sau : 
. Nhiễm độc cấp tính : đau bụng, nôn, viêm thận, viêm thần kinh ngoại biên, suy 
tủy, cơ tim bị tổn thương và có thể gây chết người. 
 Nhiễm độc mãn tính : gây viêm da mặt, viêm màng kết hợp, viêm mũi kích 
thích, thủng vách ngăn mũi, viêm da thể chàm, vẩy sừng và xạm da, gây bệnh động 
mạch, thiếu máu, .. 
- Cacbon oxit (CO) : 
+ Cacbon oxit là khí không màu, không mùi, không kích thích, tỉ trọng 0.967, 
được tạo ra do cháy không hoàn ( có trong lò cao, các phân xưởng đúc, rèn, nhiệt luyện 
và cả trong động cơ đốt trong ). 
+ CO gây ngạt thở hóa học khi hít phải nó, hoặc làm cho người bị ù tai, đau đầu 
ở dạng nhẹ sẽ gây ra đau đầu, ù tai dai dẳng, sút cân, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, 
khi bị trúng độc nặng có thể bị ngất xỉu ngay, có thể gây tử vong. 
- Crôm và hợp chất của Crôm : 
+ Gây ra loét da, loét mạc mũi, thủng vách ngăn mũi, kích thích hô hấp gây ho, 
co thắt khí quản và ung thư phổi 
- Mangan và hợp chất của Mangan : 
+ Gây rối loạn tâm thần và vận động, nói khó và dáng đi thất thường, thao 
cuồng và chứng Parkinson, rối loạn tâm thần thực vật, gây bệnh viêm phổi, viêm thận. 
- Benzen (C6H6) : 
+ Benzen có trong các dung moiohoaf tan dầu, mỡ, sơn, keo dán, trong kỹ nghệ 
nhuộm, dược phẩm, nước hoa, trong xăng ô tô 
 23 
+ Benzen vào cơ thể chủ yếu bằng đuongè hô hấp và gây ra chứng thiếu máu 
nặng, chảy máu răng lợi, khi bị nhiễm nặng có thể bị suy tủy, nhiễm trùng huyết, giảm 
hồng cầu và bạch cầu, nhiễm độc cấp có thể gây cho hệ thần kinh trung uongr bị kích 
thích quá mức 
- Xianua (CN) : 
+ Xianua ( gốc CN) xuất hiện dưới dạng hợp chất như NaCN, KCN, khi thấm 
cacsbon và nitơ. Đây là chất rất độc. Nếu hít phải hơi NaCN ở liều lượng 0.06g có thể 
bị chết ngạt. Nếu ngộ độc CN thì xuất hiện các triệu chứng rát cổ, chảy nước bọt, đau 
đầu, tức ngực, đái 
- Axit cromic ( H2CrO4) : 
+ Loại này thường dùng khi mạ crôm cho các đồ trang sức, mạ bảo vệ các chi 
tiết máy. Hơi axit crômic làm rát niêm mạc, gây viêm phế quản, viêm da,.. 
- Hơi oxit nitơ ( NO2 ) : 
+ Chúng có nhiều trong các ống khói các lò phản xạ, trong khâu nhiệt luyện 
thấm than, trong khí xả của động cơ diezel và trong khi hâm điện. Hơi NO2 làm đỏ 
mặt, rát mặt, gây viêm phế quản, tê liệt thần kinh, hôn mê,.. 
+ Khi hàn điện có thể các hơi độc và bụi độc như FeO, Fe2O3, SiO2, MnO, 
CrO3, ZnO, CuO. 
b. Các biện pháp phòng tránh. 
- Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật : 
+ Hạn chế và thay thế các hóa chất độc hại. 
+ Tự động hóa quá trình sản xuất hóa chất. 
+ Các hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng. 
+ Chú ý công tác phóng cháy chữa cháy. 
+ Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất. 
+ Tổ chức hợp lí hóa quá trình sản xuất : bố trí riêng các bộ phận tỏa ra hơi độc 
ở cuối chiều gió.Phải thiết kế hệ thống gió hút hơi khí độc tại chỗ. 
- Biện pháp phòng hộ cá nhân : 
+ Phải trang bị đủ dụng cụ bảo hộ lao động để bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ 
mặt, bảo vệ thân thể, chân tay như mặt lạ phòng độc gang tay, ủng, khẩu trang 
- Biện pháp vệ sinh – y tế : 
+ Xử lí chất thải trước khi đổ ra ngoài. 
+ Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ, phải có chế độ bồi dưỡng bằng hiện 
vật. 
+ Vệ sinh cá nhân bằng cách giữ cho cơ thể sạch sẽ. 
- Biện pháp sơ cấp cứu : 
 Khi có nhiễm độc cần tiến hành các bước sau : 
+ Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo bị nhiễm độc. Chú ý 
giữ yên tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân. 
+ Cho uống ngay thuốc trợ tim hay hô hấp nhân tạo sau khi bảo đảm khí quản 
thông suất. Nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng. 
 24 
+ Rửa sạch da bằng xà phòng. Nơi bị thấm chất độc kiềm, axít phải rửa ngay 
bằng nước sạch. 
+ Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách ( gây nôn 
song cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước rồi uống 
với đường gluco hoặc nước mía, hoặc rửa dạ dày) 
+ Nếu bệnh nhân bị nhiễm chất độc nặng thì đưa di bệnh viện cấp cứu. 
6. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió. 
6.1. Ánh sáng. 
- Ánh sáng thấy được là những bức xạ photon có bước sóng trong khoảng từ 
380 µm đến 760 µm ứng với các dải màu tím, lam, xanh, lục, vàng, da cam, hồng đỏ 
6.1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng. 
- Ánh sáng có ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động. Ánh sáng chính là nhân 
tố ngoại cảnh rất quan trọng đối với sức khỏe và khả năng làm việc của công nhân. 
Trong sinh hoạt và lao động con mắt đòi hỏi phải được chiếu sáng thích hợp. Ánh sáng 
thich hợp sẽ tránh mỏi mệt thị giác, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 
- Chiếu sáng hợp lý trong các phòng sản xuất và nơi làm việc trên các công 
trường và trong xí nghiệp công nghiệp xây dựng là vấn đề quan trọng để cải thiện điều 
kiện vệ sinh, nâng cao được hiếu suất làm việc và chất lượng sản phẩm. 
- Thị lực mắt của người lao động phụ thuộc vào độ chiếu sáng và thành phần 
quang phổ của nguồn sáng: 
+ Độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến thị lực. Độ chiếu sáng đạt tới mức quy 
định của mắt phát huy được năng lực làm việc cao nhất và độ ổn định thị lực mắt càng 
bền. 
+ Thành phần quang phổ của nguồn sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt, ánh 
sáng màu vàng, da cam giúp mắt làm việc tốt hơn. 
- Trong thực tế sản xuất, nếu ánh sáng được bố trí đầy đủ, màu sắc của ánh sáng 
thích hợp thì năng suất lao động tăng 20-30%. Nếu không đảm bảo làm cho mắt chóng 
mỏi mệt, dẫn tới cận thị, khả năng làm việc giảm và có thể gây tai nạn lao động. 
- Việc tổ chức chiếu sáng hợp lý để phục vụ sản xuất trên công trường, trong xí 
nghiệp, kho tàng, nhà cửa phải thoả mãn những yêu cầu sau: 
+ Đảm bảo độ sáng đầy đủ cho thi công ở từng môi trường sản xuất, không chói 
quá hoặc không tối quá so với tiêu chuẩn quy định. 
+ Không có bóng đen và sự tương phản lớn. 
+ Ánh sáng được phân bố đều trong phạm vi làm việc cũng như trong toàn bộ 
trường nhìn. ánh sáng phải chiếu đúng xuống công cụ hoặc vật phẩm đang sản xuất 
bằng các loại chao đèn khác nhau. 
+ Hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế. 
6.1.2. Các biện pháp chiếu sáng. 
- Trong sản xuất thường lợi dụng 3 loại ánh sáng: tự nhiên, nhân tạo và hỗn 
hợp. Thường ở 1 nơi làm việc, tuỳ thời gian khác nhau mà sử dụng 1 trong 3 loại ánh 
sáng trên. Trong tất cả trường hợp đều nên lợi dụng ánh sáng tự nhiên vì rẻ tiền nhất và 
có ảnh hưởng tốt đối với con người. 
 25 
a. Chiếu sáng tự nhiên. 
- Có thể có các cách: 
+ Chiếu sáng qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao. 
+ Chiếu sáng qua cửa sổ tường ngăn. 
+ Chiếu sáng kết hợp 2 hình thức trên. 
- Đặc điểm ánh sáng tự nhiên là nó thay đổi trong phạm vi rất lớn, phụ thuộc 
thời gian trong ngày, mùa trong năm và thời tiết. Trong một thời gian ngắn độ chiếu 
sáng tự nhiên có thể thay đổi khác nhau 1 vài lần cho nên độ chiếu sáng trong phòng 
không nên đặc trưng và quy định bởi đại lượng tuyệt đối như đối với chiếu sáng nhân 
tạo. 
- Chiếu sáng tự nhiên trong các phòng có thể đặc trưng bằng đại lượng tương 
đối, tức là cho biệt độ chiếu sáng bên trong phòng tối hơn hay sáng hơn độ chiếu sáng 
bên ngoài thông qua hệ số gọi là hệ số chiếu sáng tự nhiên e: 
 %100
n
t
E
E
e (6.1.2.a) 
 Trong đó: 
 +Et: độ rọi bên trong phòng (lx). 
 +En: độ rọi bên ngoài phòng (lx). 
b. Chiếu sáng nhân tạo. 
- Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung, cục bộ và kết hợp. Trong điều 
kiện sản xuất để cho ánh sáng phân bố đều chỉ nên tổ chức chiếu sáng chung hoặc kết 
hợp, không được chiếu sáng cục bộ vì sự tương phản giữa những chỗ quá sáng và chỗ 
tối làm cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất lao động, có thể gây ra chấn thương. 
- Nguồn sáng nhân tạo có thể là đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn đặc biệt và 
đèn hồ quang điện. 
* Đèn dây tóc. 
 Loại bóng trong và mờ Loại 2 đèn huỳnh quang 
Hình 1.7 : Các loại bóng đèn dây tóc 
- Một đặc trưng của của đèn dây tóc là độ chói quá lớn gây ra tác dụng loá mắt. 
Để loại trừ tác dụng đó, người ta thường dùng chao đèn (loại chiếu thẳng đứng, phản 
chiếu và khuếch tán). 
 26 
- Mức độ bảo vệ mắt khỏi tia chói xác định bởi góc được tạo nên bởi đường 
nằm ngang đi qua tâm dây tóc và mặt phẳng đi qua mép của chao đèn và tâm dây tóc 
hoặc tiếp tuyến với bóng đèn. 
* Đèn huỳnh quang. 
Hình 1. 8 : Đèn huỳnh quang 
- Loại này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong 1 số lĩnh vực công nghiệp, 
đặc biệt là nơi cần phân biệt màu sắc hoặc yêu cầu độ chính xác cao. 
- Ưu điểm: 
+ Về mặt vệ sinh và kỹ thuật ánh sáng thì phân tán ánh sáng tốt, ít chói hơn đèn 
dây tóc vài lần, hầu như gần xoá được ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên. 
+ Về các chỉ tiêu kinh tế, đèn huỳnh quang tiêu thụ ít điện, phát quang tốt và 
thời gian sử dụng được lâu hơn. 
- Nhược điểm: 
+ Chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kết cấu đèn phức tạp. 
+ Hay bị nhấp nháy đối với mạng điện xoay chiều. 
* Tính toán chiếu sáng nhân tạo. 
- Nội dung là xác định số lượng đèn chiếu và công suất chung của chúng khi 
biết diện tích cần chiếu sáng và tiêu chuẩn chiếu sáng. 
- Một trong nhứng phương pháp tính toán là tính độ rọi theo công suất riêng. 
Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng kém chính xác hơn các phương pháp khác. 
 27 
Thường dùng trong thiết kế sơ bộ, kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp khác và 
so sánh tính kinh tế của hệ thống chiếu sáng. 
- Theo phương pháp này, độ rọi được xác định theo công suất riêng: 
 kEP  25.0 (6.1.2.b) 
Trong đó: 
 +P: công suất riêng W/m². 
 +E: độ rọi tối thiểu (lx). 
 +k: hệ số an toàn. 
 +0.25: hệ số chuyển đổi đơn vị. 
 - Số lượng đèn được xác định: 
dP
SP
n

 (6.1.2.c) 
 Trong đó: 
 +n: số đèn. 
 +S: diện tích khu vực chiếu sáng (m² ). 
 +Pd: công suất bóng đèn (W). 
 - Để tránh hiện tượng ánh sáng chói loá, khi bố trí chiếu sáng cần phải tuân 
theo chiều cao tro đèn xác định. Chiều cao treo đèn h phụ thuộc vào công suất đèn, sự 
phản chiếu và trị số góc bảo vệ . Khoảng cách giữa các đèn thường lấy bằng 1.5-2.5 
lần chiều cao h. 
6.2. Màu sắc. 
6.2.1. Ảnh hưởng của màu sắc 
- Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín 
hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng "dài 
hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi 
các hiệu ứng ánh sáng của phông nền. 
- Màu sắc của một tia ánh sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở mắt người. 
Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng. 
- Màu sắc có ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp 
đến thị giác và cảm giác của người lao động. 
6.2.2. Các màu sắc thường sử dụng trong sản xuất. 
- Màu sắc có 2 cảm giác: màu nóng và màu lạnh. 
+ Các màu có cảm giác nóng là các màu như: đỏ, vàng, cam, hồng... 
+ Màu có cảm giác lạnh như: xanh, tím, trắng, đen... 
- Các màu sắc thường sử dụng : 
+ Màu xám như dũa, búa, bánh răng, cưa, 
+ Màu trắng như các bu lông, đai ốc 
+ Màu xanh lá cây như sơn chống rỉ, sơn vỏ 
+ Màu đỏ như nhớt, sơn 
6.3. Gió. 
6.3.1. Tác dụng của gió. 
 28 
- Gió là sự di chuyển của không khí trong tần đối lưu từ miền có khí áp cao đến 
miền khí áp thấp. Phân chia các cấp gió: Cấp 3-4: V gió có tốc độ 4,4 - 6,7 m/s, Cấp 5-
7: V gió 9,3 - 15,5 m/s mang được cát, Cấp 8: V gió 19,8 m/s mang được sỏi, sạn. .. 
- Gió có tính chất quyết định đối với việc tạo ra cảm giác dễ chịu, không bị ngột 
ngạt, không bị nóng bức hay quá lạnh. 
- Trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp nguồn tỏa độc hại chủ yếu 
do các thiết bị và quá trình công nghệ tạo ra. Môi trường làm việc luôn bị ô nhiễm bởi 
các hơi ẩm, bụi bẩn, các chất khí do hô hấp thải ra và bài tiết của con người : CO2, 
NH3, Các hơi axit, bazơ.. Vì vậy gió có vai trò quan trọng trong các xí nghiệp nhà máy 
sản xuất. 
6.3.2. Các biện pháp thông gió. 
Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí, có thể chia biện pháp thông 
gió thành thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Dựa vào phạm vi tác dụng của hệ 
thống thông gió có thể chia thành thông gió chung và thông gió chung và thông gió 
cục bộ. 
 Hình 1.9 : Mẫu cửa thông gió tốt 
a. Thông gió tự nhiên. 
- Thông gió tự nhiên là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên 
ngoài vào Nhà và từ trong Nhà thoát ra ngoài thực hiện được nhờ những yếu tố tự 
nhiên như nhiêt thừa và gí tự nhiên. - Dựa vào nguyên lý không khí nóng trong 
Nhà đi lên còn không khí nguội xung quanh đi vào thay thế, người ta thiết kế và bố 
trí hợp lý các cửa vào và gió ra, các cửa có cấu tạo lá chớp khép mở được, làm lá 
hướng dòng và thay đổi diện tích cửađể thay đổi được đường đi của gió cũng 
như hiệu chỉnh được lưu lượng của gió vào, ra, 
b. Thông gió nhân tạo. 
- Thông gió nhân tạo là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ 
điện để làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. 
- Trong thực tế thường dùng hệ thống thông gió thổi vào và hệ thống thông 
gió hút ra. 
c. Thông gió chung. 
- Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi tác dụng trong toàn 
bộ không gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất 
độc hại tỏa ra trong phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại xuống dưới 
 29 
mức cho phép. Có thể sử dụng thông gió chung theo nguyên tắc thông gió tự nhiên 
hoặc theo nguyên tắc thông gió nhân tạo. 
d. Thông gió cục bộ. 
Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt 
của phân xưởng. Hệ thống này có thể chỉ thổi vào cục bộ hoặc hút ra cục bộ. 
- Hệ thống thổi cục bộ: Thường sử dụng hệ thống hoa sen không khí và 
thường được bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định 
của công nhân, mà tại đó tỏa nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt ( ví dụ như ở các 
cửa lò nung, l ò đúc, xưởng rèn,). 
 - Hệ thống hút cục bộ: Dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản sinh ra 
chúng và thải ra ngoài, không cho lan tỏa ra các vùng chung quanh trong phân 
xưởng. Đây là biện pháp thông gió tích cực và trượt để nhất để khử độc hại ( ví dụ 
các tủ hóa nghiệm, bộ phận hút bụi đá mài, bộ ohaanj hút bụi trong máy dỡ khuôn 
đúc,). 
6.4. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác. 
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân trong lao động sản xuất và 
có thể chia làm 3 loại: 
+ Nhân tố vật lý học: như nhiệt độ cao thấp bất thường của lò cao, ngọn lửa của 
hàn hồ quang, áp lực khí trời bất thường, tiếng động, chấn động của máy,... 
+ Nhân tố hoá học: như khí độc, vật thể có chất độ, bụi trong sản xuất... 
+ Nhân tố sinh vật: ảnh hưởng của sinh vật, vi trùng mà sinh ra bệnh truyền 
nhiễm. 
-Các nhân tố trên có thể gây ra bệnh nghề nghiệp làm con người có bệnh nặng 
thêm hoặc bệnh phát triển rộng, trạng thái sức khoẻ của người lao động xấu đi rất 
nhiều. 
- Tư thế làm việc không thuận lợi : khi ngồi ở ghế thấp mà tay phải với cao hơn, 
nơi làm việc trật hẹp tạo nên thế đứng không thuận lợi, làm việc ở tư thế luôn đứng, 
luôn vươn người về một phía nào đó,.. 
- Vị trí làm việc khó khăn : ở trên cao, dưới nước trong những hầm sâu, không 
gian làm việc trật hẹp, vị trí làm việc gần nơi nguy hiểm nên bị khống chế tầm với, 
khống chế các chuyển động 
- Các dạng sản xuất đặc biệt : ví dụ tiếp xúc với các máy truyền nhắn tin luôn 
chịu ảnh hưởng của sóng điện từ, làm việc lâu bên máy vi tính, tiếp xúc với các loại 
keo dán đặc biệt, làm việc ở những nơi có điện cao thế, có sóng vô tuyến 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_cong_nghe_oto_an_toan_lao_dong_phan_1.pdf