Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - Mô đun 15: Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - Mô đun 15: Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Phần 1): ...6 3.3.2. Loại Coupe : Là dòng xe hai cửa thể thao có 2 hoặc 4 chỗ ,luôn thể hiện được sức mạnh của động cơ. Hình1.3LoạiCoupe 3.3.3. Loại Lift Back ( Hatch back) : Về cơ bản giống với loại Coupe là sự kết hợp giữa khoang hành khách và khoang hành lý.Nắp cốp đồng thời là cửa sau. ... cơ tới bánh xe của ô tô và làm cho bánh xe quay rồi đẩy cho xe ô tô chuyển động. Hình 1.14. Hệ thống truyền lực của ô tô 4.2.2. Hệ thống di động và cố định, hệ thống điều khiển, hệ thống phanh. a. Hệ thống di động và cố định (Hình 1.15): -Gồm cầu đỡ, khung, bánh xe và cơ cấu treo v.v. ...n gọn để chỉ động cơ đốt trong kiểu Pít tông. 18 Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo động cơ đốt trong 4 kỳ một xilanh 2. Phân loại động cơ đốt trong: 2.1. Phân loại theo chu kỳ làm việc: Động cơ 2 kỳ,động cơ 4 kỳ. 2.2. Phân loại theo số lượng xilanh: a. Động cơ một xilanh. b. Động cơ nhiều ...

pdf27 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - Mô đun 15: Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều dài của xe từ 3,6 - 3,9m, được sử dụng phổ biến ở châu Âu 
 - Ví dụ xe Peugeot 206, Fiat Punto. 
3.5.3. Xe hạng C : 
 - Có chiều dài của xe từ 3,9 - 4,4m, là nhóm xe thông dụng, xe có thể chở 5 người. 
 -Một số mẫu xe hạng C: Nissan Almera, Ford Focus. 
3.5.4. Xe hạng D : 
 -Nhóm xe có chiều dài từ 4,4 - 4,7m, và thường gọi là xe hạng trung. 
- Hạng xe này được chia thành nhóm xe gia đình, ( Citroen C5, Tôyota Avensis.) và xe 
cao cấp( Audi A4, BMW Serie 3, Mercedes - Benz C-Class)Mercedes 
3.5.5. Xe hạng E: 
 -Là nhóm xe sang trọng, dài 4,7- 5m , nội thất rộng và trang thiết bị cao cấp, đầy đủ 
tiện nghi. 
- Các mẫu xe hạng E được ưa chuộng hiện nay là Mercedes E- Class, BMW Serie 5 , 
AUDI A6. 
3.5.6. Cuối cùng là hạng F : 
 -Loại Sedan có chiều dài vượt quá 5 m. Nội thất rất sang trọng, động cơ từ 6 xylanh 
trở lên, trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến nhất. 
-Những mẫu xe hạng F được ưa chuộng nhất là Mercedes S – Class, BMW Serie 7, 
AUDI A8, Lexus LS- 430.v.v. 
 9 
3.5.7. Phân loại xe ôtô ở Việt Nam: 
- Xe du lịch (chở khách từ 4 đến 9 chỗ ngồi). 
- Xe tải (chở hàng hoá từ 500kg đến trên 3,5 tấn). 
- Xe chở khách (trên 12 chỗ đến dưới 45 chỗ). 
- Xe chở khách (trên 45 chỗ). 
- Xe tải trọng lớn (siêu trường, siêu trọng). 
 Hình 1.7- Xe chở khách 
Hình 1.8. Xe tải (chở hàng hoá) 
4. Cấu tạo các bộ phận chính trong ôtô: 
4.1. Động cơ ôtô:( Hình 1.9) 
- Động cơ là bộ phận chính của ôtô có nhiệm vụ biến đổi các dạng năng lượng thành 
cơ năng, là nguồn động lực chủ yếu của ôtô. 
- Hiện nay trên ôtô sử dụng phổ biến nhất là động cơ đốt trong kiểu piston 4 kỳ. 
- Các bộ phận chính của động cơ đốt trong dùng cho ô tô gồm (cơ cấu trục khuỷu 
thanh truyền- pít tông , xéc măng, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống 
làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu,hệ thống đánh lửa , các bộ phận tĩnh khác như 
thân và xi lanh động cơ, nắp động cơ và đáy dầu). 
 10 
 Hình 1.9: Mô hình động cơ đốt trong của ô tô 
 a.Cơ cấu phối khí (Hình1.10): 
 Là cơ cấu điều khiển để đóng, mở cửa hút, cửa xả, để đảm bảo nạp đầy hỗn hợp 
hoặc không khí vào xilanh và thải sạch khí đã cháy ra ngoài xilanh(cơ cấu phân phối 
khí viết tắt:PPKH 
Hình 1.10: Cơ cấu phân phối khí. 
b. Hệ thống bôi trơn (Hình1.11): 
 -Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp dầu đến các bề mặt làm việc của chi tiết để bôi 
trơn, giảm ma sát. 
 -Ngoài ra còn rửa sạch, làm mát và làm kín khít các khe hở. 
 11 
 Hình 1.11a: Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ Tôyota. 
 Hình 1.11b: Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn động cơ ôtô 
c. Hệ thống làm mát(Hình1.12) : Gồm có két nước, bơm và ống dẫn nước bơm đến 
các áo nước để làm mát động cơ, giữ cho động cơ có nhiệt độ ổn định theo thiết kế. 
 Hình 1.12.Hệ thống làm mát bằng 
 a . Kiểu bốc hơi. b. Kiểu đối lưu nhờ bơm nước 
 12 
d. Hệ thống cung cấp nhiên liệu (viết tắt HTCCNL): 
 - HTCCNL có nhiệm vụ: 
 +Cung cấp đầy đủ nhiên liệu với thành phần thích hợp với các chế độ làm việc của 
động cơ. 
+ HTCCNL gồm có hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng và hệ thống cung cấp 
nhiên liệu động cơ điêzel.( Hình 1.13a ,b ) 
Hình 1.13a Hệ thống cung cấp 
nhiên liệu điêzel 
Hình 1.13b Hệ thống cung cấp 
 nhiên liệu xăng 
4.2. Gầm ô tô : Gầm ôtô bao gồm các bộ phận chính như sau 
4.2.1.Hệ thống truyền lực trên ôtô gồm các bộ phận chính : 
 -Ly hợp, hộp số, các đăng, cầu chủ động, bán trục ( Hình 1.14). 
 -Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục khuỷu của động 
cơ tới bánh xe của ô tô và làm cho bánh xe quay rồi đẩy cho xe ô tô chuyển động. 
 Hình 1.14. Hệ thống truyền lực của ô tô 
4.2.2. Hệ thống di động và cố định, hệ thống điều khiển, hệ thống phanh. 
a. Hệ thống di động và cố định (Hình 1.15): 
 -Gồm cầu đỡ, khung, bánh xe và cơ cấu treo v.v. 
-Làm giá đỡ tất cả các hệ thống khác 
 13 
 Hình 1.15: Hệ thống di động và cố định 
b. Hệ thống điều khiển (Hình 1.16) : 
 Là cơ cấu lái để điều khiển, thay đổi hướng đi của xe, giữ cho xe chuyển động theo 
đúng hướng.do người lái điều khiển. 
 Hình 1.16: Hệ thống điều khiển (Hệ thống lái) của ôtô. 
c.Hệ thống phanh (Hình 1.17) : 
 Được dùng để giảm tốc độ chuyển động, dừng và giữ xe ở trạng thái đứng yên. 
 Hình 1.17. Hệ thống phanh 
d. Buồng lái và thùng chở hàng : Dùng cho người lái dể điều khiển hướng chuyển 
động và quá trình hoạt động của xe ô tô. 
 14 
 Hình 1.18: Buồng lái và khoang chở hàng 
4.3. Hệ thống điện ôtô: 
4.3.1. Hệ thống nguồn điện : 
- Gồm các bộ phận chính như ắc quy, máy phát, bộ điều chỉnh điện 
-Hệ thống nguồn điện có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho hệ thống đánh lửa, 
hệ thống khởi động, hệ thống chiếu sáng ,tín hiệu và các bộ phận tiêu thụ điện năng 
khác được lắp đặt trên xe. 
4.3.2. Hệ thống đánh lửa(viết tắt là HTĐL hình 1.18): Chỉ có ở động cơ xăng 
- Cấu tạo chung của HTĐL bao gồm các thiết bị chính: 
+Ắc quy 
+Khóa điện 
+Biến áp đánh lửa( biến áp đánh lửa :BAĐL) 
+ Và bộ chia điện( bộ chia điện :BCĐ), 
 +Bugi để tạo ra tia lửa điện ở cuối kỳ nén của động cơ và để đốt cháy hỗn hợp nhiên 
liệu đã được nén lại với áp suất cao. 
 Hình 1.19. Hệ thống đánh lửa 
1.Khóa điện 2.Ắc quy 3.Cuộn dây đánh lửa có IC đánh lửa 
4.Bugi 5.ECU động cơ 6.Cảm biến vị trí trục cam 
 7.Cảm biến vị trí Trục khuỷu 
 15 
4.3.3. Hệ thống khởi động (viết tắt:HTKĐ): 
 Hệ thống khởi động trên ôtô dùng nguồn điện của ắcquy( viết tắt: AQ) để cung cấp 
điện cho máy khởi động (MKĐ) truyền mô men quay cho động cơ ôtô hoạt động. 
 Hình.1.20: Hệ thống khởi động 
 1. Ắcquy. 2. Công tắc máy. 3. Máy khởi động. 
4.3.4. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu : 
 - Gồm các loại đèn chiếu sáng như: 
+Đèn pha, cos, 
+Đèn sương mù, 
+Đèn trần.v.v. 
 - Các hệ thống đèn báo hiệu như : 
+ Đèn xin đường, 
+ Đèn kích thước, 
+ Đèn số lùi, 
+ Đèn phanh, 
+ Hệ thống báo tín hiệu bằng còi báo hiệu. 
4.3.5. Hệ thống đo lường ( còn gọi là hệ thống kiểm tra và theo dõi). 
- Gồm hệ thống đo báo bằng đồng hồ: 
+Đồng hồ báo lượng nhiên liệu 
+Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ, 
+Đồng hồ báo áp suất mạch dầu bôi trơn báo 
+Đồng hồ am pe báo dòng điện nạp.v.v. 
- Các hệ thống này có đồng hồ báo trên bảng táp lô để lái xe dễ nhận biết. 
5. Nhận dạng các bộ phận ôtô và các loại ôtô: 
5.1. Nhận dạng các bộ phận của ôtô: 
 Dựa vào công dụng, hình dáng để nhận biết các bộ phận như cơ cấu Trục khuỷu 
Thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống truyền lực, hệ thống đánh lửa; 
5.2. Nhận dạng các loại ôtô : 
a. Ôtô sử dụng nhiên liệu xăng : 
 16 
-Trên động cơ có trang bị hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng 
-Hệ thống đánh lửa, có bugi để đốt cháy cưỡng bức hỗn hợp trong xilanh. 
b. Ôtô sử dụng nhiên liệu điêzel : 
- Là loại xe có động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu điêzel, trên động cơ có trang bị hệ 
thống cung cấp nhiên liệu điêzel như bơm áp lực thấp, bơm cao áp, vòi phun. 
-Vòi phun sẽ phun nhiên liệu vào trong buồng đốt và tạo ra áp suất nén cao rồi hỗn 
hợp nhiên liệu tự bốc cháy. 
c.Ôtô có động cơ lai (Hybrid) : 
- Loại ô tô này có trang bị động cơ xăng hoạt động trên đường xa 
- Mô tơ điện ở bánh xe và ắcquy, khi di chuyển gần và di chuyển với tốc độ chậm sẽ 
sử dụng điện của ắc quy làm quay mô tơ điện và giúp cho bánh xe chuyển động. 
d. Ôtô sử dụng năng lượng điện : Là ôtô sử dụng một động cơ điện dùng điện Ắcquy 
thay cho động cơ xăng hoặc điêzel. 
e. Ôtô sử dụng năng lượng pin từ nhiên liệu : 
 Là loại xe sử dụng một động cơ điện, nhưng điện áp được cấp cho động cơ hoạt 
động là do có bộ phận tạo nên phản ứng hóa học giữa hydrô và ôxy tạo ra. 
5.3. Nhận dạng ô tô theo hình dáng thân xe : 
- Loại Sedan , Loại Van and Wagon 
- Loại Pikup , Loại Caupe 
- Loại Hardtop ,Loại Lift back 
5.4. Nhận dạng hãng ôtô theo Lôgo: 
 17 
BÀI 2: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN 
LOẠI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 
Thời gian (giờ = h) 
Tổng giờ Lý thuyết Thực hành 
6 2 4 
MỤC TIÊU 
 Học xong bài này học viên có khả năng: 
- Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong. 
- Giải thích được các thuật ngữ và thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ. 
- Nhận dạng được chủng loại, các cơ cấu và hệ thống của động cơ và xác định được 
điểm chết trên của Piston. 
-Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ 
- Rèn luyện tính kỷ luật,tính cẩn thận ,tỉ mỉ của học viên. 
NỘI DUNG 
1. Khái niệm về động cơ đốt trong: 
- Động cơ là một loại máy có chức năng biến đổi một dạng năng lượng nào đó thành 
cơ năng. 
-Tuỳ thuộc vào dạng năng lượng ở đầu vào là điện năng, nhiệt năng, thuỷ năng, người 
ta phân loại động cơ thành động cơ điện, động cơ nhiệt, động cơ thuỷ lực. 
- Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, tức là loại máy có chức năng biến đổi 
hoá năng nhiệt năng cơ năng (công cơ học). 
- Các loại động cơ nhiệt phổ biến hiện nay không được cung cấp nhiệt năng từ bên 
ngoài một cách trực tiếp mà được cung cấp nhiên liệu và không khí, hoặc hỗn hợp 
nhiên liệu đưa trực tiếp vào trong xi lanh, được nén lại với áp suât cao rồi được đốt 
cháy để tạo ra nhiệt năng. 
 - Căn cứ vào vị trí đốt nhiên liệu, người ta chia động cơ nhiệt thành hai nhóm: Động 
cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. 
-Với động cơ đốt trong, nhiên liệu được đốt cháy bên trong động cơ, hỗn hợp nhiên 
liệu khi cháy sẽ sinh ra nhiệt độ rất cao làm khí cháy giãn nở, sinh ra áp lực và lực này 
tác động lên đỉnh pít tông (lực cơ học), lực này làm cho pít tông chuyển động tịnh tiến 
và thông qua thanh dẫn động (thanh truyền) làm quay trục cơ, nhờ bộ phận truyền lực 
trung gian, mô men quay này truyền đến làm quay bánh xe giúp cho ô tô chuyển động. 
- Hầu hết động cơ đốt trong dùng trên ôtô, máy kéo, tàu hoả, tàu thuỷ hiện nay là động 
cơ đốt trong kiểu Pít tông. 
- Ngày nay động cơ đốt trong kiểu Pít tông là loại động cơ nhiệt có hiệu suất cao nhất, 
được dùng rộng rãi với số lượng lớn nhất. 
-Thuật ngữ “Động cơ đốt trong” được dùng với ý nghĩa khái quát chung cho tất cả các 
loại động cơ đốt trong. 
- Đồng thời cũng có ý nghĩa ngắn gọn để chỉ động cơ đốt trong kiểu Pít tông. 
 18 
 Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo động cơ đốt trong 4 kỳ một xilanh 
2. Phân loại động cơ đốt trong: 
2.1. Phân loại theo chu kỳ làm việc: 
 Động cơ 2 kỳ,động cơ 4 kỳ. 
2.2. Phân loại theo số lượng xilanh: 
a. Động cơ một xilanh. 
b. Động cơ nhiều xilanh (Ví dụ: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 16, xilanh). 
2.3. Phân loại theo cách bố trí xilanh: 
a. Động cơ có các xilanh bố trí thẳng hàng 
b. Động cơ bố trí xilanh theo kiểu chữ (V) 
c. Động cơ hình sao. 
2.4. Phân loại theo cách nạp khí mới vào xi lanh: 
a. Động cơ không tăng áp: 
 Hoà khí hay không khí được nạp vào xilanh do chính Pít tông của động cơ khi 
chuyển động xuống sẽ tạo áp lực để hút vào. 
b. Động cơ tăng áp: 
Khí nạp được một bơm nén tới áp suất khoảng 0,5 kG/cm² và đẩy vào xilanh khi cửa 
nạp mở. 
2.5. Phân loại theo cách hình thành khí hỗn hợp: 
a. Khí hỗn hợp được hình thành bên ngoài xilanh nhờ bộ chế hoà khí(bộ chế hòa khí 
viết tắt là: BCHK) như động cơ xăng, động cơ ga. 
b. Khí hỗn hợp hình thành bên trong xilanh như động cơ điêsel: 
2.6. Phân loại theo nhiên liệu sử dụng: 
a. Động cơ sử dụng nhiên liệu xăng. 
b. Động cơ sử dụng nhiên liệu điêsel. 
c. Động cơ sử dụng khí ga. 
d. Động cơ dùng nhiên liệu hỗn hợp. 
2.7 .Phân loại theo cách đốt cháy hỗn hợp: 
 19 
a. Khí hỗn hợp được đốt cháy bằng tia lửa điện cao áp như ĐC xăng , ĐC ga. 
b. Khí hỗn hợp tự bốc cháy bằng áp suất và nhiệt độ cao như động cơ điêsel. 
2.8. Phân loại theo cách làm mát động cơ: 
a. Động cơ làm mát bằng nước. 
b. Động cơ làm mát bằng không khí. 
3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong: 
3.1. Sơ đồ cấu tạo chung của động cơ đốt trong: 
 Hình 2.2 : Sơ đồ cấu tạo chung của động cơ đốt trong 
3.2 Các bộ phận chính của động cơ. 
a.Cơ cấu trục khuỷu -thanh truyền(cơ cấu trục khuỷu thanh truyền :CCTR.KH-TT) 
- Cấu tạo gồm: 
 +Pít tông,vòng găng. 
+ Thanh truyền 
+Trục khuỷu 
+ Bánh đà. 
 - Cơ cấu này có nhiệm vụ: 
+Biến chuyển động tịnh tiến của Pít tông thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu 
và ngược lại. 
+Pít tông cùng với vòng găng và xi lanh và nắp máy, tạo nên buồng cháy của động cơ 
b. Cơ cấu phân phối khí: 
- Cơ cấu phân phối khí bao gồm các chi tiết: 
+Xupáp( hút, xả), 
+Trục cam, 
+Con đội, 
+Đũa đẩy, 
+Bánh răng truyền chuyển động . 
 20 
+Các bộ phận liên quan khác. 
- Nhiệm vụ của cơ cấu này là đóng mở các cửa nạp và cửa thải với các xupáp nạp và 
thải đúng thời gian qui định để thực hiện việc thay đổi môi chất công tác trong xilanh, 
để động cơ làm việc liên tục. 
3.3. Các hệ thống và cơ cấu phụ gồm có: 
3.3.1.Hệ thống nhiên liệu: 
 Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu hoặc khí hỗn hợp (nhiên liệu với 
không khí) đảm bảo chất lượng tốt cho động cơ hoạt động được thường xuyên 
a. Hệ thống nhiên liệu động cơ điêsel gồm có: 
 Thùng chứa nhiên liệu, bình lọc thô, bơm truyền nhiên liệu, bình lọc tinh, bơm cao 
áp, vòi phun,đường ống dẫn 
b. Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng gồm có: 
 Thùng chứa nhiên liệu, bơm xăng, bầu lọc, bộ chế hòa khí (hay ống phân phối và 
kim phun ở động cơ EFI),đường ống dẫn nhiên liệu. 
3.3.2. Hệ thống làm mát: 
- Nhiệm vụ của hệ thống này đảm bảo tản nhiệt từ động cơ ra ngoài, để động cơ làm 
việc bình thường. 
- Có 2 phương pháp làm mát là làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí. 
3.3.3. Hệ thống bôi trơn: 
 Nhiệm vụ của hệ thống này là đưa dầu nhờn đến các bề mặt ma sát nằm ở bên trong 
thân của động cơ để làm giảm ma sát giữa các chi tiết chuyển động, tẩy sạch các bề 
mặt ma sát giữa các chi tiết, đồng thời cũng làm mát bề mặt cho các chi tiết. 
3.3.4. Hệ thống đánh lửa: 
 Hệ thống này bao gồm bộ phận tạo ra dòng điện cao thế (hàng ngàn vôn) phát ra tia 
lửa điện cao áp làm cháy hổn hợp khí, hệ thống này chỉ có trên động cơ xăng 
3.3.5. Hệ thống khởi động: 
 Nhiệm vụ của hệ thống này là đảm bảo cho động cơ khởi hành được nhanh chóng. 
4. Các thuật ngữ cơ bản của động cơ: 
4.1. Điểm chết: 
a. Điểm chết trên(ĐCT): 
 Là điểm ứng với vị trí đỉnh của Pít tông trong xilanh khi Pít tông ở xa tâm trục 
khuỷu nhất. 
b. Điểm chết dưới(ĐCD): 
 Là điểm ứng với vị trí đỉnh của pít tông ở trong xilanh khi Pít tông nằm ở gần tâm 
trục khuỷu nhất. 
4.2. Hành trình của Pít tông(S): 
 Khoàng cách đo được giữa ĐCT và ĐCD của hành trình chuyển động của Pit tông 
4.1. Điểm chết: 
a. Điểm chết trên(ĐCT): 
 Là điểm ứng với vị trí đỉnh của Pít tông trong xi lanh khi ở xa tâm trục khuỷu nhất. 
b. Điểm chết dưới(ĐCD): 
 Là điểm ứng với vị trí đỉnh của pít tông trong xilanh khi ở gần tâm trục khuỷu nhất. 
 21 
4.2. Hành trình của Pít tông (S): 
 Khoàng cách đo được giữa ĐCT và ĐCD của hành trình chuyển động của pít tông 
 S = 2 R 
 (Trong đó: R- Bán kính tay quay của trục khuỷu) 
4.3.Thể tích buồng cháy (Vc): 
 Là phần thể tích trong xilanh tạo thành giữa đỉnh Pít tông và nắp máy khi Pít tông 
ở ĐCT. 
4.4.Thể tích làm việc (Vs): 
- Là phần thể tích trong xilanh giới hạn bởi khoảng cách giữa ĐCT và ĐCD. 
 Trong đó: 
 + S: Hành trình Pít tông 
 + D: Đường kính Pít tông 
4.5.Thể tích buồng công tác (Vh): 
- Là phần của thể tích ở bên trong xilanh tạo và được hình thành giữa đỉnh của Pít 
tông với nắp máy( nắp buồng cháy) khi Pít tông nằm ở ĐCD 
Vh = Vc ( thể tích buồng cháy) + Vs( thể tích làn việc) 
4.6. Chu trình công tác: 
 Một tập hợp các quá trình kế tiếp nhau (hút, nén, cháy giãn nở và xả) lặp lại theo 
chu kỳ trong một xilanh động cơ, nhờ đó nhiệt tỏa ra do đốt cháy nhiện liệu được biến 
đổi thành cơ năng gọi là chu trình công tác. 
4.7.Kỳ: 
 Là một phần của chu trình công tác xảy ra khi Pít tông chuyển động từ điểm chết 
này đến điểm chết kia trong xilanh của động cơ. 
a. Động cơ 4 kỳ: 
 Là động cơ có chu trình công tác được hòan thành trong 4 hành trình của Piston 
tương ứng với 2 vòng quay của trục khuỷu. 
b. Động cơ 2 kỳ: 
 Là động cơ có chu trình công tác được hòan thành trong 2 hành trình của Piston 
tương ứng với 1 vòng quay của trục khuỷu. 
4.8. Hỗn hợp nhiên liệu( hỗn hợp khí với nhiên liệu) và khí nạp: 
 - Hỗn hợp được trộn hòa giữa không khí với nhiện liệu theo một tỷ lệ nhất định gọi là 
hỗn hợp nhiên liệu. 
- Không khí hoặc hỗn hợp nhiên liệu được đưa đi vào trong xilanh của động cơ trong 
một chu trình công tác gọi là khí nạp. 
4.9. Sản vật cháy được thải ra khỏi xi lanh trong một chu trình công tác của động cơ 
gọi là khí thải. 
4.10. Lượng sản phẩm cháy không bị đẩy ra khỏi xi lanh động cơ sau quá trình thải kết 
thúc gọi là khí sót 
4.11. Hỗn hợp công tác: 
 Hỗn hợp giữa khí nạp và khí sót gọi là hỗn hợp công tác của động cơ. 
 22 
5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ: 
5.1.Tỷ số nén: 
 Là tỷ số giữa thể tích xilanh và thể tích buồng cháy của động cơ. 
 +Động cơ xăng: ε = 6 – 10 
+ Động cơ điêsel: ε =16 – 23 
5.2. Công: 
a. Công chỉ thị (Li): 
 Là công do hỗn hợp khí cháy giãn nở tạo thành lực và đẩy Pít tông đi xuống ĐCD 
để qua đó làm trục khuỷu quay. 
b. Công tổn hao cơ khí (Lm): 
 Công mất mát do tổn hao cơ khí như; ma sát,dẫn động cơ các cấu phụ, quá trình nạp 
hồn hợp nhiên liệu vào và thải khí cháy ra ngoài xi lanh. 
c. Công có ích (Le): 
 Là công của trục khuỷu truyền ra bên ngoài dẫn động chi tiết khác. 
Le = Li – Lm 
5.3. Áp suất trung bình: 
a. Ápsuất chỉ thị trung bình (Pi): 
 Là công chỉ thị tính cho một đơn vị thể tích xilanh. 
b. Áp suất tổn thất cơ giới trung bình (Pm): 
 Tổn thất cơ khí tính cho một đơn vị thể tích công tác xilanh. 
c. Áp suất có ích trung bình (Pe): 
 Là công có ích tính cho một đơn vị tổn thất xilanh 
5.4. Công suất. 
a.Công suất chỉ thị (N )i : 
 Là công suất ứng với công chỉ thị Li 
Ni = z . f . Li. 
 Trong đó : 
+ f = n/60.t 
+ Z: là số xilanh; 
+ n: là số vòng quay động cơ trong 1 phút; 
+ t: là thời gian giữa 2 lần sinh công của động cơ; 
+ f: là số chu trình của 1 xilanh trong 1 giây. 
b. Công có ích (Ne) : 
 Là công suất ứng với công có ích (Le) 
 23 
Ne = z . f . Le = MeW . 
 Trong kỹ thuật người ta thường xác định (Ne) bằng thử công suất trên cơ sở đo mô 
men (Me) và tốc độ quay. 
5.5. Hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu. 
a. Gọi (Gnl) là lượng tiêu thụ nhiên liệu đo được trong 1 đơn vị thời gian. 
b. Suất tiêu thụ nhiên liệu là lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1 đơn vị công suất động cơ 
trong 1đơnvị thời gian. 
- Suất tiêu thụ nhiên liệu chỉ thị (gi): 
- Suất tiêu thụ nhiên liệu có ích 
c. Kết luận: 
- Có 2 thông số chính là: 
+ Hiệu suất có ích. 
+ Suất tiêu thụ nhiên liệu có ích (ge). 
- Động cơ có tính kinh tế càng cao thì (ge) càng giảm và hiệu suất có ích càng lớn. 
6. Nhận dạng các loại động cơ và nhận dạng các loại cơ cấu, các hệ thống trên 
động cơ đốt trong: 
- Nhận dạng các cơ cấu hoạt động chính bên trong của động cơ: 
+Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền 
+Cơ cấu phân phối khí 
+Nhóm pít tông, vòng găng. 
-Nhận dạng các hệ thống chính của động cơ xăng 4 kỳ: 
+Hệ thống đánh lửa 
+Hệ thống nhiên liệu xăng 
+Hệ thóng làm mát 
+ Hệ thống bôi trơn 
- Nhận dạng các hệ thống chính của động cơ điêsel 4 kỳ. 
+Không có hệ thống đánh lửa 
+Hệ thống nhiên liệu điezel 
+Bơm cao áp,vòi phun 
+Cơ cấu phân phối khí 
- Nhận dạng các cơ cấu, hệ thống động cơ xăng 2 kỳ và động cơ điêsel 2 kỳ. 
+Động cơ xăng 2 kỳ: 
+Động cơ điêsel 2 kỳ. 
+Nhận dạng hệ thống phân phối khí của động cơ 2 kỳ và nhận xét sự khác biệt của cơ 
cấu giữa 2 loại động cơ 2 kỳ với 4 kỳ. 
+ Nhận dạng hệ thống tua bin khí ,khoang khí phụ. 
7. Xác định các vị trí điểm chết của pít tông: 
- Sử dụng mô hình động cơ đốt trong 
- Vận hành quay cho pít tông chuyển động từ trên xuống dưới để xác định điểm chết dưới (ĐCD). 
- Vận hành quay cho pít tông chuyển động từ dưới lên trên để xác định điểm chết trên (ĐCT) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_cong_nghe_oto_mo_dun_15_ky_thuat_chung_ve_ot.pdf