Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - Mô đun 15: Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - Mô đun 15: Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Phần 2): ...rong quá trình này Piston từ ĐCT - ĐCD. +Trong Xylanh vừa mới thực hiện quá trình cháy (đường CZ trên đồ thị) tiếp theo môi chất cháy sinh ra lực và đẩy Pít tông chuyển động gọi là quá trình cháy giãn nở sinh công (đường ZM). +Trước khi Pít tông mở cửa quét thì xúpap xả được mở tại...6,7,8 +Có 4 cổ trục khuỷu, mỗi cổ trục dùng cho 2 máy( 2 máy này cùng chuyển động lên ,xuống và được gọi là 2 máy song hành, nhưng các máy này làm nhiệm vụ khác nhau.) +Góc lệch công tác giữa các cổ trục được thiết kế lệch nhau 90 độ + Thứ tự nổ của 8 máy là :1-5-4-2-6-3-7-8. 42 ...những hỏng hóc và trục trặc của các chi tiết máy, giảm mức tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn, kịp thời phát hiện và khắc phục những hỏng hóc. -Bảo dưỡng kỹ thuật tốt sẽ làm tăng độ tin cậy và an toàn trong sử dụng, tăng hành trình sử dụng của ôtô trước khi vào cấp sửa chữa. - Nộ...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - Mô đun 15: Kỹ thuật chung về ôtô và công nghệ sửa chữa (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khe hở do lắp ghép ban đầu. 
- Sbđ: Khe hở ban đầu sau khi chạy rà. 
- Smax : Khe hở lớn nhất cho phép 
2.4.2. Giai đọan mài hợp (còn gọi là ăn mòn ban đầu,giai đoạn chạy rà). 
a.Trên bề mặt của các cặp chi tiết lắp ghép với nhau ,dù chế tạo tinh vi đến đâu cũng 
không hòan tòan chính xác, mặt khác khi lắp vào với nhau chúng không thể hoàn toàn 
ăn khớp. Khi mới bắt đầu làm việc sẽ phát sinh ra phụ tải cục bộ, làm tăng nhiệt độ, 
giảm tác dụng của dầu bôi trơn và làm tăng hao mòn vì ma sát. cho nên cường độ mài 
mòn này trong giai đọan này rất lớn(đoạn A-B ) 
b.Cường độ mài mòn phụ thuộc vào chất lượng gia công bề mặt tiếp xúc của cặp đôi 
phối hợp và vật liệu chế tạo, chất lượng dầu bôi trơn, và tình trạng cung cấp dầu bôi 
trơn đến bề mặt tiếp xúc của cặp đôi phối hợp và chế độ của làm việc của máy trong 
giai đọan mài hợp. 
 Quá trình mài hợp làm cho bề mặt ma sát trở nên nhẵn hơn, đồng thời làm tăng tính 
chất cơ giới của bề mặt ma sát.sau khi chạy rà xong độ hở bề mặt giữa 2 chi tiết lắp 
ghép là( Sbđ), do đó đối với xe cơ giới, bắt buộc phải qua giai đọan mài hợp (còn gọi 
là chạy rà )vì nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ của động cơ. 
2.4.3. Giai đoạn mài mòn ổn định: Sau mài hợp là giai đọan ăn mòn ổn định. Mức độ 
hao mòn ở giai đọan này nhỏ, thời gian lâu và ứng với đoạn (BC) là từ mức độ hao 
mòn ban đầu đến giới hạn hao mòn cho phép. 
 46 
- Khi sử dụng, nếu khe hở giữa 2 chi tiết đạt đến (Smax), là khe hở cho phép lớn nhất; 
khi đó cần phải bảo dưỡng điều chỉnh. Kéo dài thời gian sử dụng xe, chính là phấn 
đấu kéo dài giai đọan này, chủ yếu bằng cách chăm sóc kỹ thuật và quan trọng hơn cả 
là sử dụng xe đúng kỹ thuật, đúng quy định. 
2.4.4.Giai đọan mài phá hỏng: 
- Đặc điểm của giai đọan này là khi mức độ hao mòn đến sát (khe hở đạt Smax )và 
nằm ngoài khu vực giới hạn cho phép thì mức độ hao mòn tăng lên rất nhanh, khe hở 
giữa cặp đôi phối hợp tăng lên, điều kiện bôi trơn kém đi, mặt khác do sự gia tăng phụ 
tải va chạm, nên mức độ mài mòn không những tăng mà còn dẫn tới vở gãy 
 - Giai đọan này là giai đoạn không thể tiếp tục sử dụng chi tiết được nữa, chi tiết cần 
phải được sửa chữa lớn,hoặc thay mới. 
3.Nhận dạng các sai hỏng của các loại chi tiết điển hình. 
3.1.Nhận dạng sai hỏng của các chi tiết có hình dạng trục –lỗ: 
a.Sai hỏng thường gặp : 
-Mòn côn: Là dạng sai hỏng theo chiều dài của chi tiết trục và chi tiết lỗ( cổ trục 
khuỷu, trục cam, thân supáp.v.) 
-Mòn méo: Là sai hỏng theo hướng kính của chi tiết lỗ và chi tiết trục( xi lanh,bạc ổ 
trục). 
b.Sai hỏng do phát sinh ứng suất, do chất lượng chế tạo và vật liệu làm chi tiết( cong, 
gẫy, nứt.v.v.). 
3.2.Nhận dạng sai hỏng của các chi tiết dạng thân hộp( thường là mòn lệch,nứt ,vỡ.v.). 
3.3.Nhận dạng sai hỏng các chi tiết dạng càng : 
 Sai hỏng của các chi tiết dạng càng gồm :Cong, mòn vẹt, mòn lệch, nứt , gẫy, vênh 
bề mặt làm việc (ví dụ càng gạt cần số, bộ số,càng gạt ly hợp v.v.) 
3.4.Nhận dạng sai hỏng của các chi tiết dạng đĩa 
-Sai hỏng thường gặp như : 
+Vênh, xước bề mặt làm viêc 
+ Đảo theo hướng tâm, 
+Mòn trơ bề mặt, nứt, vỡ ( ví dụ như puly, đĩa ma sát, bánh đà). 
3.5. Nhận dạng sai hỏng các chi tiết tiêu chuẩn: 
 Sai hỏng của các chi tiết tiêu chuẩn thường gặp là các sai hỏng về hình dáng,kích 
thước chọn lắp theo quy chuẩn,do vậy phải: 
- Kiểm tra hình dạng bên ngoài( độ mòn côn, mòn méo, độ bóng bề mặt, chiều 
dài,rộng và trạng thái lắp ghép) của chi tiết bằng dụng cụ đo kiểm, dưỡng 
- Quan sát bằng mắt thường để xác định hình dạng của chi tiết ,hoặc phát hiện sai hỏng 
nứt, vỡ, cong vênh bề mặt 
- Thực hành gia công sửa chữa các chi tiết bằng phương pháp gia công cơ khí 
- Khi sửa chữa, phải chọn lắp kích thước của các chi tiết khác theo kích thước của chi 
tiết chuẩn 
 47 
BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA 
VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC HỒI CHI 
TIẾT BỊ MÀI MÒN 
Thời gian (giờ= h) 
Tổng giờ Lý thuyết Thực hành 
12 6 6 
 MỤC TIÊU 
 Học xong bài này người học có khả năng: 
- Phát biểu được khái niệm về sửa chữa và bảo dưỡng ô tô 
- Phát biểu được yêu cầu của ô tô sau sửa chữa 
- Giải thích được các phương pháp sửa chữa ô tô. 
- Đánh giá được việc vận dụng các phương pháp sửa chữa ô tô trong các cơ sở sửa 
chữa hiện nay 
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. 
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận ,tỉ mỉ cho học viên. 
NỘI DUNG 
1. Khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô: 
1.1. Khái niệm về bảo dưỡng : 
-Bảo dưỡng đối với phương tiện vận tải ô tô được thực hiện theo các quy phạm bảo 
dưỡng kỹ thuật ôtô, được phân thành nhiều cấp. 
-Bảo dưỡng kỹ thuật tốt sẽ giúp ngăn ngừa những hỏng hóc và trục trặc của các chi tiết 
máy, giảm mức tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn, kịp thời phát hiện và khắc phục 
những hỏng hóc. 
-Bảo dưỡng kỹ thuật tốt sẽ làm tăng độ tin cậy và an toàn trong sử dụng, tăng hành 
trình sử dụng của ôtô trước khi vào cấp sửa chữa. 
 - Nội dung chủ yếu của công tác bảo dưỡng là tiến hành các công tác kiểm tra, lau 
rửa điều chỉnh, bôi trơn xiết chặt.v.v. 
- Bảo dưỡng định kỳ làm cho một số chi tiết nào đó của máy được chăm sóc tốt trong 
quá trình sử dụng, nhằm làm giảm bớt sự mài mòn của các chi tiết 
1.2.Phân loại bảo dưỡng. 
 a.Theo tiêu chuẩn việt nam quy định, có các cấp bảo dưỡng sau: 
-Bảo dưỡng thường xuyên( còn gọi là bảo dưỡng hàng ngày) 
-Bảo dưỡng định kỳ: 
+Bảo dưỡng cấp 1( sửa chữa tiểu tu) 
+Bảo dưỡng cấp 2( trung tu) 
+Bảo dưỡng cấp 3( sửa chữa lớn- đại tu) 
 b. Lập bảng lịch bảo dưỡng ô tô theo quy định bảo dưỡng kỹ thuật 
 48 
a. T, R, I, A, L là viết tắt của các thao tác bảo dưỡng. 
b. T = Xiết chặt đến mômen tiêu chuẩn 
c. R = Thay thế hay thay đổi 
d. I = Kiểm tra v chỉnh sửa hay thay thế nếu cần 
e. A = Kiểm tra và/hay điều chỉnh nếu cần 
f. L = Bôi trơn 
 49 
1.3. Khái niệm về sửa chữa: 
a. Khái niệm: 
 Trong quá trình hoạt động, hiện tượng mòn hỏng của chi tiết không thể tránh khỏi, 
nên các chi tiết máy ngày càng bị mòn nghiêm trọng, cho đến khi công suất động cơ 
giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng, cơ cấu truyền động phát ra tiếng kêu, đến lúc đó 
phải tiến hành công tác sửa chữa một cách triệt để. 
b.Công tác sửa chữa bao gồm(Tháo máy, rửa máy, kiểm tra sửa chữa, lắp ráp, điều 
chỉnh.v.v. ),qua đó phục hồi các tính năng ban đầu cho các chi tiết. 
c.Tùy theo mức độ sửa chữa có thể khôi phục toàn bộ hay khôi phục có mức độ. 
- Sửa chữa toàn bộ gọi là sửa chữa lớn (đại tu). 
- Sửa chữa có mức độ nhỏ gọi là tiểu tu. 
-Ngoài ra còn có thêm một lần sửa chữa trung gian gọi là trung tu. 
 - Những biện pháp kỹ thuật cụ thể trong sửa chữa và khôi phục có ảnh hưởng rất lớn 
đến tuổi thọ chung của máy. 
- Cần thực hiện nghiêm túc các qui định kỹ thuật là một trong những khâu cơ bản đễ 
kéo dài tuổi thọ của máy sau khi qua sửa chữa. 
2. Các phương pháp sửa chữa và phục hồi sai hỏng của chi tiết: 
- Trong quá trình bị mài mòn, kích thước hình dạng, chất lượng bề mặt, sức bền của 
chi tiết đều bị thay đổi, làm cho tình trạng lắp ghép và trạng thái làm việc của chúng 
mất bình thường. 
 -Yêu cầu chung đối với việc sửa chữa chi tiết bị mài mòn là khôi phục lại cho các chi 
tiết đạt được các yêu cầu cần thiết về các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. 
- Các phương pháp thông thường dùng để phục hồi các chi tiết gồm: 
+Phục hồi lại kích thước ban đầu của chi tiết 
+Thay đổi kích thước ban đầu 
+Khắc phục các sai lệch về hình dáng , kích thước, độ bền cơ học.v.v. 
2.1. Phương pháp sửa chữa theo kích thước sửa chữa: 
- Theo phương pháp này, người ta giữ lại một chi tiết quan trọng hơn (trục khủyu, 
xilanh.) và gia công sửa chữa theo hình dạng,kích thước ban đầu của nó, đồng thời 
thay mới chi tiết lăp ghép tương ứng như (bạc lót, Piston.) lúc này kích thước của các 
chi tiết trong mối lắp ghép tương ứng sẽ khác với kích thước ban đầu của nó, gọi là 
kích thước sửa chữa. 
- Phương pháp này có thể dùng sửa chữa những chi tiết lắp ghép có bề mặt lắp ghép 
hình trụ tròn, lắp ghép bằng ren ốc và lắp ghép bằng then.v.v. 
2.2. Phương pháp gia tăng thêm chi tiết: 
-Theo phương pháp này người ta tăng thêm một số chi tiết (như tấm đệm, bạc lót, ống 
lót ngoài, vòng đệm.v.v.) vào một chi tiết nào đó của một bộ phận lắp ghép, còn chi 
tiết kia thì thay mới với kích thước tương ứng. 
-Ví dụ: 
 Vòng ngòai của ổ bi khi lắp vào lỗ bị lỏng, thì có thể khoét to lỗ và đặt thêm một 
vòng thép (gọi là bạc) vào giữa lỗ và ổ bi. 
2.3. Phương pháp điều chỉnh: 
 50 
-Theo phương pháp này người ta phục hồi khe hở lắp ghép ban đầu của chi tiết bằng 
cách điều chỉnh các bulông, hoặc tăng giảm các tấm đệm. 
-Ví dụ: 
 Điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa các bánh răng côn ở trục côn hoặc khe hở của gối đỡ 
trục khuỷu của động cơ. 
2. 4. Phương pháp thay đổi một phần chi tiết: 
- Một số chi tiết ôtô có nhiều bề mặt làm việc, các bề mặt đó có mức độ mài mòn khác 
nhau,có mặt bị mài mòn ít, có mặt bị mòn mỏi nhiều. 
 -Ví dụ: 
 +Bán trục của ôtô, trong quá trình vận hành, chỗ bị mòn lớn nhất thường là các rãnh 
then hoa còn các mặt khác thì lượng mòn không lớn lắm. 
+Áp dụng phương pháp này thay đổi một phần chi tiết để sửa chữa bán trục bằng cách 
cắt bỏ đầu có rãnh then hoa, rồi dùng vật liệu giống như vật liệu bán trục hàn vào phần 
vừa cắt bỏ đi, sau đó điều chỉnh trục rồi gia công phần mới được hàn như phay và 
nhiệt luyện rãnh then hoa. 
+Sau nhiệt luyện , chi tiết được đánh bóng bề mặt làm việc mới sử dụng được. 
2.5. Phương pháp phục hồi: 
-Theo phương pháp này sau khi phục hồi kích thước ban đầu của chi tiết (bao gồm 
phục hồi hình dạng hình học ban đầu) thì sự lắp ghép của chi tiết có thể trở về trạng 
thái lắp ghép bình thường. 
-Trong thực tế để phục hồi kích thước ban đầu của chi tiết bị mài mòn ta có thể dùng 
phương pháp tăng thêm chi tiết và phương pháp hàn đắp bề mặt, hoặc có thể lợi dụng 
tính biến dạng dẻo của kim loại đễ gia công cho tổ chức bên trong cấu trúc của kim 
loại được xếp đặt lại (nong rộng chồn vuốt,..) để khôi phục kích thước ban đầu. 
2.6. Phục hồi mối lắp ghép đồng thời phục hồi kích thước ban đầu của chi tiết: 
Phục hồi các chi tiết lắp ghép được thực hiện bằng 2 phương pháp chủ yếu như: 
-Phục hồi cặp lắp ghép bằng cách thay đổi kích thước ban đầu của chi tiết 
-Phục hồi lại kích thước của chi tiết cho đến kích thước ban đầu. 
+Phục hồi cặp lắp ghép bằng cách thay đổi kích thước ban đầu, được thực hiện bằng 
phương pháp kích thước sửa chữa với kích thước nhỏ hơn, hoặc lớn hơn kích thước 
bình thường của chi tiết. 
+Phục hồi lại kích thước ban đầu được tiến hành bằng phương pháp hàn đắp lên bề 
mặt của chi tiết một lớp kim loại, 
+Sau đó gia công cơ khí để chi tiết đạt lại kích thước yêu cầu( Đắp lên bề mặt của chi 
tiết một lượng kim loại cần thiết bằng phương pháp gia công như :hàn,mạ,phun kim 
loại). 
+Phục hồi kích thước của chi tiết lắp ghép bằng gia công áp lực và dựa trên việc ứng 
dụng tính dẻo của vật liệu chế tạo chi tiết( các phương pháp như:nong, chồn, tóp,vuốt,) 
-Theo phương pháp này , chi tiết được khôi phục tòan diện về kích thước và hình dạng 
ban đầu, sau đó khôi phục khe hở ban đầu của lắp ghép. 
-Trong điều kiện trang bị kỹ thuật và tổ chức sửa chữa hòan chỉnh, chi tiết sau khiđược 
phục hồi có thể đạt được làm việc như chi tiết mới. 
 51 
-Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay phương pháp này có tác dụng rất quan 
trọng. 
+Tận dụng được các chi tiết đã bị hư hỏng, 
+Tiết kiệm được ngọai tệ, giải quyết được khó khăn lớn về cung cấp phụ tùng. 
3.Phương pháp sửa chữa kích thước theo tiêu chuẩn quy định ( cốt sửa chữa) 
-Theo quy định , tất cả các chi tiết liên quan làm việc trong cùng một mối ghép, sau 
một thời gian làm việc cùng nhau. 
- Sau các kỳ bảo dưỡng kỹ thuật cho phép,tất cả các chi tiết cần phải kiểm tra lại các 
tiêu chuẩn kỹ thuật về hình dạng, kích thước, độ chính xác của mối ghép.v. 
- Nếu chi tiết chính bị hư hỏng thì phải được sửa chữa để đưa về chuẩn theo kích thước 
quy định ( hoặc thay mới). 
- Các chi tiết còn lại trong mối ghép phải thay mới toàn bộ và chọn kích thước mới cho 
phù hợp theo kích thước của chi tiết chính. 
-Kích thước chọn để sửa chữa cho các chi tiết trong mối ghép được quy định cụ thể 
theo từng mức, theo bộ, nhóm chi tiết của mối ghép được gọi là kích thước sửa chữa 
,hay gọi là cốt sửa chữa ). 
4. Tham quan các cơ sở sửa chữa ôtô: 
- Tham quan xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ôtô. 
- Quan sát các phương pháp sửa chữa và phục hồi chi tiết . 
- Quan sát các phương pháp gia công để sửa chữa và phục hồi chi tiết bị mài mòn. 
 52 
BÀI 7: LÀM SẠCH VÀ 
KIỂM TRA CHI TIẾT 
Thời gian (giờ= h) 
Tổng giờ Lý thuyết Thực hành 
10 3 7 
MỤC TIÊU 
 Sau bài học học viên có khả năng: 
- Trình bày được mục đích ,yêu cầu và các bước khi tiến hành làm sạch và kiểm tra chi 
tiết 
-Thực hiện quy trình kiểm tra chi tiếtchi tiết điển hình 
-Chấp hành đúng quy trình quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. 
-Rèn luyện tính kỷ luật, tính cẩn thận, tính tỉ mỉ cho học viên. 
NỘI DUNG 
1. Khái niệm về các phương pháp làm sạch chi tiết: 
 Để cho việc xác định các hư hỏng của chi tiết và nâng cao chất lượng lắp ráp được 
thuận tiện, các chi tiết sau khi tháo,hoặc lắp cần phải được rửa sạch, tùy theo từng loại 
chi tiết khác nhau mà ta có phương pháp làm sạch khác nhau. 
1.1. Phương pháp làm sạch cặn nước: 
 -Trong hệ thống làm mát nếu thường xuyên cho nước cứng vào sẽ làm cho ngăn nước 
và két nước bị tích tụ cặn nước, hiệu quả làm mát bị giảm,ảnh hưởng đến sự làm việc 
bình thường của động cơ. 
- Hiện nay người ta dùng rộng rãi các loại muối phốt phát để rửa cặn nước như sau: 
+Tháo van hằng nhiệt 
+ Pha nước làm mát với dung dịch làm mát có natri phốt phát, mỗi lít nước cho 5-10ml 
dung dịch Natri phốt phát. 
+ Cách 12 giờ lại cho 1 lần, sau 1-2 lần như vậy thì phải tháo nước làm mát ra và rửa 
sạch bằng nước mềm. 
1.2. Phương pháp làm sạch cặn dầu: 
- Cặn dầu chủ yếu là hổn hợp của dầu và bụi bẩn, có thể rửa bằng xăng, dầu hỏa hoặc 
dầu điêzel . 
 +Ưu điểm của cách rửa này là công việc đơn giản, không cần phải đun nóng, không 
làm trầy xước bề mặt ngoài của chi tiết. 
 +Nhược điểm là không kinh tế, dễ gây hỏa họan. 
- Ngoài ra để tiết kiệm xăng, và dầu điêzel, ngòai các bộ phận phải rửa bằng xăng như 
bơm cao áp, các bộ phận của hệ thống nhiên liệu, xilanh , Pít tông . 
-Tất cả các bộ phận khác có thể ngâm vào kiềm và đun nóng để rửa (thường dùng 
dung dịch kiềm là xà phòng, natri silicat.) 
1.3. Phương pháp làm sạch muội than: 
 -Trong khi động cơ làm việc, do dầu bôi trơn bị sục lên buồng cháy hoặc do nhiên liệu 
cháy không hết nên ở xupáp và đỉnh Pít tông đều có muội than bám vào, nó ảnh hưởng 
đến sự tản nhiệt, và làm giảm công suất động cơ. 
 53 
 - Cho nên khi tiến hành bảo dưởng kỹ thuật hoặc sửa chữa động cơ phải làm sạch muội 
than bằng các phương pháp sau: 
a. Dùng nạy cạo sạch muột than, rồi rửa trong dầu hỏa và lấy bàn chải cọ sạch. Sau đó 
dùng khí nén lau khô hoặc dùng vải sạch lau khô. 
b. Sử dụng dung dịch hóa học như: 
-Xút (NaOH), xà phòng, Na2CO3, cho vào nước theo tỉ lệ nhất định rồi đun nóng 80-
90°C, trong 1-2 giờ. 
-Phần mụội than bám lại rất mềm có thể lấy ra một cách dễ dàng. 
+Có thể dùng chổi kim loại để làm sạch muội than. 
-Phương pháp này đơn giản, nhưng nhược điểm của nó là có khả năng làm trầy xước 
bề mặt chi tiết. 
 -Ngoài ra có thể dùng phương pháp phun mạt gỗ, hay vỏ hạt cây cứng. 
+ Phương pháp này có thể làm sạch bề mặt kim loại mà không làm xây xước các bề mặt 
lắp ghép của chi tiết. 
2. Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết: 
 - Các chi tiết sau khi rửa sạch thì phải tiến hành kiểm tra, đây là công tác quan trọng 
trong quá trình sửa chữa, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sửa chữa, 
- Qua kiểm tra ta có thể xác định được chi tiết nào dùng được, chi tiết nào cần phải sửa 
chữa hay thay thế.v.v. 
-Tùy theo các yêu cầu kỹ thuật mà ta có các phương pháp kiểm tra sau: 
2.1. Kiểm tra bằng trực giác: 
 - Cách này chỉ hạn chế trong một số trường hợp nhất định, nhằm phát hiện các hư 
hỏng bên ngoài như chi tiết bị nứt, vỡ, biến dạng, cháy. 
- Nếu người kiểm tra có nhiều kinh nghiệm có thể xác định một cách tương đối chính 
xác tình trạng kỹ thuật của chi tiết lắp ghép hay cụm máy(nghe tiếng gõ,xem màu 
khói.vv). 
- Để có thể xác định được tình trạng kỹ thuật và phát hiện những hư hỏng nhất định 
của các chi tiết máy. 
2.2. Kiểm tra bằng phương pháp đo: 
- Các chi tiết bị mòn nhiều làm thay đổi hình dáng hình học, hoặc do biến dạng làm thay 
đổi hình dạng. 
- Phải dùng các dụng cụ đo kiểm để đo kích thước thực có của chi tiết rồi so sánh số liệu 
đó với số liệu tiêu chuẩn để xem chi tiết đó có còn dùng được hay không, có thể sửa chữa 
được hay cần phải thay thế. 
- Một số dụng cụ phổ biến dùng trong sửa chữa như: 
 Thước cặp, đồng hồ so, pame, cần xiết lực, dụng cụ kiểm tra độ kín.v.v. 
2.3. Kiểm tra bằng phương pháp vật lý: 
 - Các phương vật lý chủ yếu nhằm phát hiện vết rỗ khí hay vết nứt bên trong chi tiết 
mà mắt thường không thể phát hiện được. 
- Có thể phát hiện vết nứt bằng từ trường, bằng tia X, sóng siêu âm . 
2.4. Kiểm tra bằng phương pháp hóa học: 
 54 
- Phương pháp hóa học chủ yếu dùng vào việc phát hiện vết nứt, ngoài ra có thể xác 
định bề dày lớp kim loại được phục hồi. 
- Vídụ: Dùng một dung dịch hóa học(dung dịch hóa học axit nitric pha loãng 10%) 
cho ăn mòn nhẹ bề mặt chi tiết, do sự khác nhau về tính chất ăn mòn, chỗ vết nứt trên 
chi tiết sẽ hiện lên. 
2.5. Kiểm tra bằng phương pháp khác: 
- Gõ chi tiết và nghe tiếng kêu: Đây là phương pháp đơn giản đễ phát hiện khuyết tật 
ẩn dấu, nhưng chỉ có thể phát hiện những khuyết tật tương đối lớn. 
- Thấm dầu và gõ bằng búa cao su: 
+Trước hết ngâm nhanh chi tiết vào dầu hỏa, hoặc dầu điezel, lấy ra và lau khô, cho 
thấm lên bề mặt chi tiết một lớp bột trắng, sau đó dùng búa cao su để gõ, nếu có vết 
nứt thì trên lớp bột trắng sẽ có một vết dầu màu vàng. 
+Phương pháp này cũng chỉ có thể phát hiện những vếch nứt tương đối lớn. 
2.6. Kiểm tra bằng thiết bị kiểm chuẩn : 
 - Phương pháp kiểm tra bằng thiết bị kiểm chuẩn là biện pháp tốt nhất để nhờ thiết bị 
chuẩn phát hiện những sai hỏng của chi tiết, 
+ Những chi tiết bị lệch chuẩn so với quy định phải được thay mới, 
+ Chi tiết chuẩn mới thay phải đảm bảo các yêu cầu về thông số kỹ thuật quy định. 
- Thiết bị kiểm chuẩn được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong công nghệ sửa chữa 
ô tô đời mới hiện nay. 
-Máy tính trên ô tô đời mới là trung tâm chẩn đoán kỹ thuật và kiểm chuẩn cho các 
thiết bị điện tử trên ô tô thông qua kiểm chuẩn bằng xung điện mẫu của các thiết bị 
điện tử, máy tính sẽ báo sự cố kỹ thuật của các thiết bị điện không chuẩn từ đó có thể 
dễ dàng kiểm tra và thay thế chi tiết bị hỏng. 
3. Tham quan các cơ sở công nghệ sửa chữa ô tô: 
- Quan sát và thực hành các phương pháp làm sạch chi tiết tại các phân xưởng: 
- Thực hành các phương pháp kiểm tra chi tiết bằng máy và dụng cụ chuyên dùng. 
- Thực hành sử dụng thiết bị kiểm chuẩn, máy tính để kiểm tra các thiết bị điện trên xe 
ô tô phun xăng, phun dầu điện tử. 
 55 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
.Giáo trình mô đun kỹ thuật chung về ô tô do tổng cục dậy nghề ban hành 
.Nguyễn Quốc việt Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp 
 Tập 1, 2, 3 – N X B H N- 2005. 
.Nguyễn Tất Tiến 
 Đỗ Xuân Kính Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô,máy nổ 
 NXBGD- 2009. 
.Phạm Minh Tuấn Động cơ đốt trong – NXBKH&KT – 2006. 
.Trịnh Văn Đạt 
 Ninh Văn Hoàn 
 Lê Minh Miện Cấu tạo và sửa chữa động cơ Ô tô , xe máy 
 NXBLao động và xã hội – 2007. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_cong_nghe_oto_mo_dun_15_ky_thuat_chung_ve_ot.pdf