Giáo trình Nguội cơ bản - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp)

Tóm tắt Giáo trình Nguội cơ bản - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp): ... đo được 6.3.1. Kiểm tra độ chính xác của thước Trước khi tiến hành kiểm tra độ vuông góc phải kiểm tra thước có chính xác hay không bằng cách dùng thước vuông kẻ chữ T như hình 3.20a. Sau đó lật ngược thước lại như hình 3.20b. Nếu 2 đường trùng nhau thì chứng tỏ thước vuông góc vẫn còn chính xác,...i khoảng cách giữa hai bề mặt, cho compa dịch chuyển theo phôi với lực ma sát nhỏ, không tạo ra áp lực giữa compa và phôi - Compa được giữ tại khớp bản lề bằng ngón tay cái và ngón trỏ và hường vào phôi - Giữ phôi ở vị trí nằm ngang, cho các mỏ của compa di chuyển từ trên xuống duới, ở chỗ nào các...ông góc với mặt êtô. Êtô 3 Cắt ren Đặt bàn ren vuông góc với phôi sau đó dùng tay ấn lực vừa đủ sao cho cân, khi đó ta quay, tay quay cắt mồi 1-2 vòng theo chiều kim đồng hồ sau đó quay tay quay cắt tiếp. Cứ quay tay quay 1-2 vòng thì phải nhả lại 1/4 – 1/2 vòng để cắt đứt phoi. Cứ làm như vậ...

doc121 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nguội cơ bản - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐÁNH BÓNG
1. Khái niệm: Đánh bóng là công đoạn gia công tinh cuối cùng trước khi hoàn thành sản phẩm để đạt độ bóng cho phép.
2. Các phương pháp đánh bóng kim loại
2.1 Đánh bóng bằng dũa mịn:
 Dùng dũa mịn dũa ngang dũa chéo phôi. Khi dũa nhiều chiều làm cho phôi có nhiều vết xước bề mặt phôi không đạt độ bóng cao, Vì vậy khi dũa phải dũa dọc mặt phẳng cho đến khi nào vết xước ở trên phôi còn ít thì dùng giấy nhám thô đánh bóng.
2.2 Đánh bóng bằng giấy nhám thô:
 Dùng giấy nhám thô đánh bóng dọc chi tiết, đánh khi nào các vết xước giảm nhiều thì dùng giấy nhám mịn đánh bóng tiếp.
2.3 Đánh bóng bằng giấy nhám mịn:
Dùng giấy nhám mịn đánh bóng khi nào vết xước ở trên mặt phẳng chi tiết hết và độ bóng sẽ đạt.
2/. THỰC HÀNH ĐÁNH BÓNG BỀ MẶT KIM LOẠI 
Mục tiêu:
- Đánh bóng được chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật
- Lập được quy trình công nghệ khi đánh bóng cưa
1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ:
2. Yêu cầu kỹ thuật: 
+ Đảm bảo đúng kích thước 
	+ Đánh bóng được bề mặt kim loại đạt cấp độ nhám cho phép.
3. Quy trình công nghệ đánh bóng kim loại
3.1.Lắp phôi vào êtô:
	Kẹp sao cho mặt phẳng cần dũa nhô lên êtô 8-10 mm
3.2.Đánh bóng bằng dũa mịn:
 Dùng dũa mịn dũa ngang dũa chéo phôi. Khi dũa nhiều chiều làm cho phôi có nhiều vết xước bề mặt phôi không đạt độ bóng cao, Vì vậy khi dũa phải dũa dọc mặt phẳng cho đến khi nào vết xước ở trên phôi còn ít thì dùng giấy nhám thô đánh bóng.
3.3. Đánh bóng bằng giấy nhám thô:
 Dùng giấy nhám thô đánh bóng dọc chi tiết, đánh khi nào các vết xước giảm nhiều thì dùng giấy nhám mịn đánh bóng tiếp.
3.4.Đánh bóng bằng giấy nhám mịn:
 Dùng giấy nhám mịn đánh bóng khi nào vết xước ở trên mặt phẳng chi tiết hết và độ bóng sẽ đạt.
3.5.Tra dầu mỡ vào chi tiết:
 Cứ mỗi lần đánh bóng sản phẩm xong sau buổi học thì phải tra dầu hoặc mỡ vào mặt phẳng để tránh không bị han rỉ.
3/. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
TT
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
-Mặt phẳng bị xước.
- Đánh bóng chưa đạt. 
- Đánh bóng nhiều chiều
- Phải đánh bóng đạt
- Đánh bóng theo một chiều dọc
2
 -Mặt phẳng bị han rỉ.
 - Khi đánh bóng cho nước vào.
 -Không tra dầu mở
- Khi đánh bóng không cho nước vào
- Tra dầu mở vào
4 An toàn lao động.
 -Không dùng cán nứt vỡ
 -Kẹp phôi chặt
 -Cầm phôi đánh bóng chắc chắn
Tiêu chí đánh giá 
Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau:
 Kỹ thuật đánh bóng bề mặt
 Đánh bóng bề mặt kim loại
Câu hỏi
Câu 1: Nêu quy trình đánh bóng kim loại?
Câu 2: Khi đánh bóng kim loại cần chú ý những gì? 
Câu 3: Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 
BÀI TẬP MỞ RỘNG
Tên bài tập : Compa
Thời gian thực hiện: 15 tiết
Nội dung
Công đoạn
Nội dung
Hình biểu diễn
Lấy dấu
+ Dụng cụ:
Thước lá, compa, mũi vạch, mũi đột, búa 200g, mẫu vạch dấu.
+ Thực hiện:
. Bôi bột màu bằng phấn hoặc sơn lên bề mặt cần vạch dấu.
 . Vạch dấu với các dụng cụ vạch dấu: thước lá, mũi vạch, compa (mẫu vạch dấu).
 . Đột dấu bằng mũi đột và búa 200g.
Cưa phá 
+ Dụng cụ:
. Ê tô bàn, khung cưa và lưỡi cưa tay.
+ Thực hiện:
. Cưa bỏ đi những phần vật liệu thừa ở phía ngoài vết vạch dấu.
+ Lưu ý:
 . Cưa đúng thao tác, tránh phạm vào phần vạch dấu.
 . Hướng cưa vuông góc với bề mặt vạch dấu.
Giũa
+ Dụng cụ:
. Giũa dẹt, giũa tròn, (giũa vuông), dưỡng kiểm tra, thước kẹp.
+ Thực hiện:
. Giũa các lượng dư còn lại mà cưa không cắt được.
+ Lưu ý: . Giũa đúng thao tác, tránh phạm vào chi tiết.
 . Hướng giũa vuông góc với bề mặt vạch dấu.
Khoan lỗ
+ Dụng cụ:
. Máy khoan bàn, Ê tô máy, Mũi khoan ruột gà.
+ Thực hiện:
 . Lắp mũi khoan vào máy khoan, điều chỉnh số vòng quay cho hợp lý, khoan lỗ theo dấu đã đột theo mẫu vạch dấu.
Khoan lỗ
+ Lưu ý:
 . Chi tiết phải được kẹp chặt trên Ê tô đã lắp chặt trên bàn máy.
 . Lượng tiến dao bằng tay phải hợp lý, tránh kẹt, gảy mũi khoan.
Cắt mộng 
+ Dụng cụ:
 . Cưa, giũa dẹt,thước cặp.
+ Thực hiện:
 . Dùng cưa cắt phá sau khi sác định vị trí cưa.
 . Dùng giũa gia công đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật.
+ Lưu ý:
 . Kiểm tra kích thước bằng thước cặp và kiểm tra độ phẳng bằng bàn máp.
Giũa thân
+ Dụng cụ:
 . Giũa dẹt, giũa tròn.
+ Thực hiện:
 . Dùng giũa dẹt cắt bỏ lượng dư, làm tròn phần dưới các cạnh của thân.
 . Dùng giũa tròn cắt hai khuyết trên phần thân vuông còn lại.
+ Lưu ý:
 . Các phần bo tròn và khuyết ở hai thân compa phải giống nhau.
Làm chốt
+ Dụng cụ:
 . Cưa, Giũa dẹt, thước cặp.
+ Thực hiện:
 . Dùng cưa cắt một đoạn vuông trên phần vật liệu thừa.
 . Dùng giũa bo tròn thành chốt với kích thước lắp lõng với lỗ. 
+ Lưu ý:
 . Chiều dài chốt phải dài hơn bề dày compa. 
Ghép
+ Dụng cụ:
 . Búa, đe.
+ Thực hiện:
 . Dùng búa và đe để tán chốt sau khi xỏ qua lỗ của hai nữa compa.
+ Lưu ý:
. Trong quá trình tán phải thường xuyên kiểm tra độ linh hoạt của hai nữa compa.
PHỤ LỤC
BẢNG KÊ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ
STT
Tên dụng cụ, thiết bị
Số lượng
Đơn vị
Ghi chú
1
Thước lá
2
Thước Cặp
3
Vạch dấu
4
Chấm dấu
5
Thước đo độ
6
Ê Ke vuông 100 x 200
7
Kéo cắt tôn
8
Dưỡng đo góc
9
Dưỡng đo cung
10
Kìm
11
Mỏ lết
12
Thước cuộn
13
Dũa dẹt thô
14
Khung cưa sắt
15
Lưỡi cưa
16
Ta rô ngoài
17
Ta rô trong
18
Tua vít dẹt
19
Com pa sắt
20
Máy mài tay Ø 100
21
Máy khoan tay Ø 13
22
Panme đo trong
23
Panme đo ngoài
24
Đồng hồ so
25
Máy khoan bàn
26
27
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
BÀI 1: NỘI QUY TỔ CHỨC NƠI THỰC TẬP
Câu 1: Thế nào là tổ chức chổ làm việc khi nguội ? Những yêu cầu cần đảm bảo khi tổ chức chổ làm việc.
	Tổ chức chổ làm việc là bố trí các trang thiết bị, dụng cụ chi tiết sao cho thao tác khi làm việc được thuận tiện, tốn ít sức, áp dụng được phương pháp tổ chức tiên tiến cơ khí hóa quá trình lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm năng suất cao
	Khi tổ chức làm việc cần chú ý các yêu cầu sau:
1. Tại các chổ làm việc chỉ bố trí những vật cần thiết, sắp xếp chúng theo đúng thứ tự nhất định để thực hiện công việc được giao một cách hợp lý nhất.
2. Dụng cụ gia công chi tiết, các trang thiết bị khác cần bố trí phù hợp với thao tác khi làm việc, những vật dụng thường xuyên sử dụng đặt ở gần, dễ lấy còn những dụng cụ ít sử dụng thì để ở xa.
3. Dụng cụ dùng bằng hai tay cần để gần ở trước mặt người thợ để dễ lấy.
4. Dụng cụ đồ gá chi tiết gia công khi bố trí trong các ngăn hộp cần theo nguyên tắc vật nhỏ hay dùng nên để ở trên, vật lớn nặng ít dùng thì để ở phía dưới.
5. Những dụng cụ chính xác, dụng cụ đo nên để trong hộp, bao bì riêng
6. Sau khi kết thúc công việc dụng cụ được làm sạch, để đúng chổ quy định, riêng dụng cụ đo cần bôi lên một lớp dầu mỏng để bảo quản.
Câu 2: Khi bố trí bàn nguội cần chú ý những vấn đề gì ? 
Chỗ làm việc của người thợ nguội thông thường là bàn nguội. Bàn nguội có chiều cao 800-900mm, chiều rông 700-800 mm, chiều dài 1200-1500 mm. Tùy theo yêu cầu công việc,trên bàn nguội có thể bố trí một chỗ làm việc cho nhiều người thợ. Khi bố trí trên bàn nguội có nhiều chỗ làm việc cần chú ý sao cho công việc ở các chỗ làm việc đó không ảnh hưởng đến chất lượng công việc của nhau. Ví dụ: không bố trí trên cùng bàn nguội vừa cho các công việc yêu cầu chính xác (vạch dấu,lấy dấu, chấm dấu ) có thể ảnh hưởng đến công việc chính xác kể trên.
Câu 3: Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ê tô nguội ?
- Trước khi thao tác trên êtô cần kiểm tra xem êtô đã được kẹp chắc chắn trên bàn nguội.
	- Không sử dụng êtô nguội làm công việc như chặt, nắn, uốn dùng búa với lực lớn, vì có thể phá hỏng êtô.
- Khi kẹp chặt chi tiết trên êtô, tránh dùng tay đòn kẹp lớn,dài, tránh dùng xung lực để kẹp vì có thể phá hỏng vít me hoặc đai ốc của êtô.
- Sau khi kết thúc công việc trên êtô, dùng bàn chải, giẻ làm sạch phoi.vết bẩn; bôi dầu ở các phần trượt và phần ren vít.
	- Khi không làm viêc, giữ 2 má êtô cần có khe hỡ 4 - 5mm. Không nên vặn cho 2 má ép chặt vào nhau vì dễ phát sinh ứng suất ảnh hưởng đến mỗi lắp ghép vít me-đai ốc.
	- Để tránh gây biến dạng, vết trên bề mặt chi tiết,khi kẹp trên êtô nên sử dụng các miếng đệm bằng kim loại mềm đặt lên má êtô trước khi kẹp chi tiết.
Câu 4: Trình bày các yêu cầu về an toàn lao động trước khi làm việc, trong khi làm việc và sau khi kết thúc công việc ?
   Trước khi làm việc cần phải:
   1. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao động cần sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giầy dép, kính bảo hộ...
   2. Bố trí chỗ làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, gá lắp để thao tác được thuận tiện, an toàn.
   3. Kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc; bàn nguội kê chắc chắn, êtô kẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa... được lắp chắc chắn.
   4. Kiểm tra độ tinh cậy, an toàn các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật nặng, độ an toàn các thiết bị điện.
   Trong thời gian làm việc:
   1. Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong quá trình thao tác.
   2. Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phôi, mạt thép,vảy kim loại trên bàn nguội ( không được dùng tay làm công việc trên).
   3. Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để tránh hoặc dùng lưới, kính bảo vệ.
 4. Khi tiến hành khoan phải đeo kính bảo hộ.
  Khi kết thúc công việc:
   1. Thu dọn, sắp đặt gọn gàng chỗ làm việc.
   2. Để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu vào đúng vị trí quy định.
   3. Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu... cần thu dọn vào các thùng sắt, để ở chỗ riêng biệt.
Bài 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO
Câu 1: Hãy cho biết cách để nhận biết thước cặp đã mất độ chính xác?
	- Khi đầu đo di động áp sát đầu đo cố định thì:
	+ Vạch số 0 trên hai thước đo phải trùng nhau.
	+ Giữa 2 mỏ đo không có khe hở.
	+ Đầu đo sâu nằm ngang đuôi thước.
	- Đầu đo di động không được lắc khi di chuyển trên thước chính.
Câu 2: Hãy cho biết cách để nhận biết panme đo ngoài đã mất độ chính xác?
	- Khi đầu đo di động áp sát đầu đo cố định thì:
	+ Vạch số 0 trên thước vòng phải trùng vạch trung tâm trên thước chính.
	+ Mép đầu thước vòng trùng với vạch 0 trên thước chính.
	- Đầu vặn sẽ trượt khớp khi đầu di động chạm vào vật đo.
Câu 3: Hãy cho biết cách để nhận biết panme đo trong đã mất độ chính xác?
	- Khi đầu đo di động áp sát đầu đo cố định thì:
	+ Vạch số 0 trên thước vòng phải trùng vạch trung tâm trên thước chính.
	+ Mép đầu thước vòng trùng với vạch 0 trên thước chính.
	- Kích thước đo nhỏ nhất phải đúng với dưỡng kiểm.
Câu 4: Để đo đường kính của một trục nên chọn thước cặp hay panme đo ngoài?
	Chọn thước cặp hay panme đo ngoài để đo đường kính của một trục nên dựa theo các đặc điểm sau:
	- Thước cặp không thể đo các vật có bán kính lớn hơn chiều dài mỏ cặp.
	- Các vật có kích thước đường kính lớn khi dùng panme đo ngoài sẽ thao tác sẽ phức tạp hơn.
	- Tùy theo yêu cầu về độ chính xác gia công.
Bài 3: VẠCH DẤU 
Câu 1: Lấy dấu là gì? Tại sao cần phải lấy dấu?
Đối với nghề nguội khi chế tạo các sản phẩm người ta thường dùng phương pháp vạch dấu để giới hạn các phần kim loại cần bỏ đi và phần kim loại còn lại của sản phẩm. Trên cơ sở những đường vạch dấu mà người thợ sẽ điều chỉnh mức độ cắt gọt cũng như tốc độ gia công. Các đường vạch dấu thường nằm ngoài các đường biên kích thước sau cùng của sản phẩm để người thợ gia công bán tinh và tinh.
Câu 2: Nêu các loại dụng cụ thường dùng khi vạch dấu ? 
Mũi vạch
Com-pa
Đài vạch
Khối D, khối V, bàn máp (Bàn vạch dấu)
Thước lá, thước đứng, ê-ke
Chấm dấu
Câu 3: Để cho các đường vạch dấu được ổn định cần chuẩn bị phôi liệu, dụng cụ như thế nào?
	- Thước vạch phải áp sát đều trên măt phôi.
	- Cây vạch dấu phải sắc nhọn, có độ cứng phù hợp với phôi liệu.
	- Vệ sinh bề mặt phôi, bôi màu để đường vạch dấu được rõ.
Câu 4: Trong các loại bột màu sau: bột thạch cao, bột đất sét nung, loại nào có độ bám dính và vạch dấu rõ hơn?
	- Bột đất sét nung.
Câu 5: Hãy cho biết làm cách nào để bột màu không bị nhòe trong quá trình vạch và chấm dấu?
	- Để bột màu không bị nhòe trong quá trình vạch và chấm dấu cần chọn loại bột màu có tính bám dính cao, phơi hoặc sấy khô trước khi vạch dấu, vệ sinh phôi liệu để tăng khả năng bám dính của bột màu.
Bài 4: CƯA KIM LOẠI
Câu 1: Nêu những nguyên nhân khi cưa lưỡi cưa hay bị kẹt trên rãnh cưa?
	- Lưỡi cưa không thẳng, cần điều chỉnh độ căng của lưỡi cưa.
	- Lưỡi cưa bị mòn, nên thay mới.
	- Thao tác cưa không chuẩn (lưỡi cưa bị lắc ngang trong khi cưa).
	- Rãnh cưa co giản trong khi cưa do biến dạng của phôi.
	- Phôi bị nghiêng, không cố định trong khi cưa.
Câu 2: Để mạch cưa đúng theo đường vạch dấu, người cầm cưa cần phải có điều chỉnh nào trong quá trình cưa?
	- Chọn vị trí để thao tác cưa thuận lợi.
	- Kiểm tra điều chỉnh cưa trước khi cưa.
	- Quan sát mạch cưa, điều chỉnh vị trí lưỡi cưa trong quá trình cắt.
	- Thao tác cưa đúng kỹ thuật và ổn địng trong suốt quá trình.
Câu 3: Để tránh cho lưỡi cưa nhanh bị mòn trong quá trình cưa cần có biện pháp nào?
	- Thao tác cưa phải đúng kỹ thuật.
	- Làm mát cho lưỡi cưa và phôi.
	- Giảm thiểu tối đa sự kẹt phoi trong rãnh cưa.
	- Chọn lưỡi cưa phù hợp với vật liệu.
Câu 4: Để tránh cho lưỡi cưa bị gãy răng trong quá trình cưa cần phải làm như thế nào?
	- Hạn chế tối đa sự lắc ngang của lưỡi cưa trong quá trình cưa.
	- Chọn góc nghiêng của cưa phù hợp với chiều dày của phôi.
	- Kẹp giữ phôi chắc chắn.
	- Sử dụng hết chiều dài lưỡi cắt.
Bài 5: DŨA MẶT PHẲNG
Câu 1: Để kích thước và hình dáng chi tiết gia công không sai lệch so với yêu cầu bản vẽ, người thợ gia công nguội cần phải lưu ý những gì?
	- Chuẩn bị dụng cụ và phôi liệu chính xác trước khi gia công.
	- Thao tác gia công đúng phương pháp.
	- Thường xuyên kiểm tra trong quá trình gia công.
	- Chọn chế độ gia công phù hợp với phôi liệu.
	- Phải bám sát bản vẽ.
	- Sử dụng dụng cụ đo hợp lý.
Câu 2: Khi phoi kim loại bám vào các rãnh trên thân giũa phải làm cách nào để lấy chúng ra?
	- Dùng bàn chải thép.
	- Dùng cây nhọn.
	- Để hạn chế khả năng bám dính của phoi cần chọn lực cắt cho phù hợp với vật liệu của phôi.
Câu 3: Biện pháp xử lý khi khả năng cắt gọt của giũa kém? 
	- Thay giũa mới nếu có điều kiện.
	- Vệ sinh giũa: dùng bàn chải làm sạch, rữa sạch dầu mở bám dính trên mặt dũa.
	- Chọn mặt giũa có khả năng cắt tốt hơn.
	- Tăng lực cắt nếu có thể.
Bài 6 : DŨA MẶT PHẲNG SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC
 Câu 1:Trình tự công việc khi dũa mặt phẳng song song và vuông góc?
	- Vạch dấu
- Chọn 1 mặt chuẩn, dũa thẵng ,phẳng
- Dũa mặt thứ 2, kiểm tra độ song song , vuông góc với mặt chuẩn.
- Dũa mặt thứ 3, kiểm tra độ song song , vuông góc với mặt chuẩn
- Dũa các mặt còn lại.
Câu 2: Cách kiểm tra bề mặt phẳng song song và vuông góc?
Dùng thước kiểm tra độ song song và vuông góc
Bằng mắt quan sát khe hở giữa các bề mặt
Câu 3 Nêu các dạng sai hỏng khi dũa bề mặt song song và vuông góc 
Mặt phẳng không phẳng, không song song
Câu 4 Biện pháp xử lý khi khả năng cắt gọt của dũa kém? 
	- Dùng bàn chải thép.
	- Dùng cây nhọn.
	- Để hạn chế khả năng bám dính của phoi cần chọn lực cắt cho phù hợp với vật liệu của phôi
Bài 7: KHOAN
Câu 1: Hãy cho biết ảnh hưởng của lưỡi cắt, độ đảo, mòn của mũi khoan tới chất lượng khoan?
	- Kích thước lỗ khoan lớn hơn, không đều.
	- Hình dáng lỗ khoan không chuẩn.
	- Vị trí lỗ khoan bị sai lệch.
Câu 2: Lượng dư cắt lớn hơn qui định khi khoan sẽ ảnh hưởng gì tới bề mặt lỗ được gia công?
	- Kích thước chi tiết sau khi gia công có thể sẽ không đạt yêu cầu kỹ thuật.
	- Chất lượng bề mặt gia công sẽ không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Câu 3: Trình bày cách xác định tốc độ cắt trước khi khoan?
Tùy theo đường kính mũi khoan và vật liệu gia công mà ta chọn tốc độ quay của mũi khoan cho phù hợp, có thể dựa vào công thức sau:
 	 m/s
 Trong đó: 
	 - n: Tốc độ quay trục chính
	 - v: Vận tốc cắt
	 - D: Đường kính mũi khoan
Bài 8: GIA CÔNG REN
Câu 1: Hãy cho biết mối quan hệ giữa bước ren và vật liệu chế tạo chi tiết máy, đặc điểm làm việc của chi tiết máy?
	Đối với các chi tiết có mối ghép ren, bước ren cho từng vị trí được các nhà chế tạo tính toán và lựa chọn dựa trên nhiều yêu cầu khác nhau như: loại vật liệu, kích thước mối ghép, lực siết bu-lông đai ốc, ...v.v. Đối với các máy móc cơ khí vật liệu phổ biến là gang, thép, hợp kim nhôm. Gang là loại vật liệu có tính giòn cao do đó nếu bước ren nhỏ thì trong quá trình làm việc hoặc khi tháo lắp ren dễ bị gãy vỡ. Hợp kim nhôm thì có tính chất ngược lại, đây là vật liệu có độ dẽo cao do đó dễ bị biến dạng ren nếu bước ren nhỏ. Do đó khi chọn bước ren cho một mối ghép cần lưu ý mối quan hệ giữa vật liệu, lực siết bu-lông đai ốc và bước ren.
Câu 2: Tại sao khi cắt ren ngoài dấu ký hiệu của bàn ren phải xoay xuống dưới (đầu bu-lông hướng lên trên)?
	Để gia công ren ngoài bằng dụng cụ cầm tay (bàn ren), bàn ren thường được chế tạo có một đầu hơi loe rộng và đầu này thường nằm cùng phía đóng dấu ký hiệu của bàn ren, Do đó khi cắt ren nên để cho đầu có dấu ký hiệu của bàn ren phải xoay xuống dưới, làm như vậy sẽ bảo đảm chất lượng ren phần đầu bu-lông.
Câu 3: Tại sao khi cắt ren trong thường phải sử dụng hai ta-rô?
	Bộ cắt ren trong (bộ tarô) thường có 2 cái, một cái gia công thô và một cái gia công tinh. Dao cắt thô ngoài việc cắt ren còn có tác dụng định vị lỗ ren, do đó trước khi cắt người thợ phải điều chỉnh cho thân tarô đồng tâm với lỗ khoan hay lỗ ren cũ. Sau khi cắt bằng dao cắt thô phải sử dụng dao cắt tinh để cho lỗ ren đạt đúng kích thước và có độ nhẵn cao.
Bài 9: UỐN VÀ NẮN KIM LOẠI
Câu 1: Tại sao khi uốn nắn kim loại lực tác động không được quá lớn và tần số đánh búa không được quá nhiều?
	Khi uốn nắn kim loại lực tác động không được quá lớn và tần số đánh búa không được quá nhiều. Nếu làm như vậy dễ tạo các vết nứt, chi tiết bị giản dài hay bị vênh méo. Ngoài ra chi tiết sau khi gia công độ bền có thể không cao so với yêu cầu.
Câu 2: Tại sao không nên uốn ống đồng tại vị trí ống bị móp méo?
	Khi uốn ống nói chung, trong đó có ống đồng không nên uốn ống đồng tại vị trí ống bị móp méo. Nếu uốn ống tại các vị trí này sẽ làm cho ống bị móp méo và có thể bị nứt do đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu làm việc của ống. Để tránh sự biến dạng như trên, khi uống ống kim loại mỏng nên sử dụng dụng cụ chuyên dùng.
Câu 3: Tại sao khi nắn thanh hoặc tấm kim loại phải tiếp xúc với đế phẳng hoặc đe ít nhất ở hai điểm?
	Khi nắn thanh hoặc tấm kim loại phải tiếp xúc với đế phẳng hoặc đe ít nhất ở hai điểm. Làm như vây sẽ bảo đảm an toàn khi gia công, tránh sự biến dạng ở các vị trí ngoài vùng tác dụng, 
Bài 10 : ĐÁNH BÓNG
Câu 1: Nêu quy trình đánh bóng kim loại?
- Lắp phôi vào êtô:
- Đánh bóng bằng dũa mịn:
- Đánh bóng bằng giấy nhám thô:
- Đánh bóng bằng giấy nhám mịn
- Tra dầu mỡ vào chi tiết
Câu 2: Khi đánh bóng kim loại cần chú ý những gì? 
+ Đảm bảo đúng kích thước 
	+ Đánh bóng được bề mặt kim loại đạt cấp độ nhám cho phép
Câu 3: Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 
TT
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
1
-Mặt phẳng bị xước.
- Đánh bóng chưa đạt. 
- Đánh bóng nhiều chiều
- Phải đánh bóng đạt
- Đánh bóng theo một chiều dọc
2
 -Mặt phẳng bị han rỉ.
 - Khi đánh bóng cho nước vào.
 -Không tra dầu mở
- Khi đánh bóng không cho nước vào
- Tra dầu mở vào
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Văn Hiệu - Giáo trình Kỹ thuật nguội cơ bản - Nhà Xuất Bản Lao Động	 Xã Hội, 2006
2. Võ Mai Lý, Nguyễn Xuân Quý - Kỹ thuật Nguội cơ khí - Nhà Xuất Bản Hải Phòng
3. Nguyễn Thế Minh - Giáo trình thực tập qua ban nguội - Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Hướng dẫn tay nghề nguội – Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_nguoi_co_ban_nghe_dien_tu_cong_nghiep_le_van_hien.doc