Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Tóm tắt Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ...phổ biến và thường cho các XNCN có qui mô diện tích từ trung bình đến lớn, có nhiều công trình, yêu cầu vận tải bằng đường sắt, ô tô tới tận công trình, dây chuyền công nghệ phức tạp. Hình 2-4: Tổng mặt bằng XNCN quy hoạch theo kiểu ô cờ a – Toàn cành XNCN; b – Sơ đồ nguyên tắc quy hoạch XN...c, thiết bị hoàn thiện một chu trình liên tục ra sản phẩm (chế tạo ô tô, sản phẩm điện tử, thực phẩm, dược phẩm v,v). Hình 3-1: Sơ đồ các nguyên tắc hoàn thành sản phẩm a – Nguyên tắc hoàn thành theo xưởng; b – Nguyên tắc hoàn thành theo sản phẩm Dây chuyền công nghệ là quá trình sản xuất c...các XNCN xây dựng trong thành phố, tạo cảnh quan đô thị và phù hợp cả cho các nhà sản xuất cần chế độ điều hòa vi khí hậu ổn định, o Nhược điểm: không mở rộng được lưới cột, không đặt được thiết bị nặng, chấn động lớn, tốn nhiều diện tích phụ trợ và giao hong như hành lang, buồng thang, sả...

pdf88 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột gọi là khe biến 
dạng. 
 Khe biến dạng ngang: độ dài mỗi đoạn được qui định (theo QPXD 63-74) như sau: 
+ Kết cấu chịu lực bắng gạch đá: 60m. 
+ Kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối: 40 ÷ 48m. 
+ Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép: 60m. 
+ Kết cấu hỗn hợp BTCT – thép: 60m. 
+ Kết cấu thép: 120 ÷ 150m. 
 Khe biến dạng dọc: được bố trí thêm khi nhà có nhiều nhịp, hoặc có tải trọng các 
nhịp chên lệch nhau lớn (xem thêm QPXD 57-73). 
4.3 THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG NHÀ SẢN XUẤT 
CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG. 
4.3.1 Xác định chiều cao nhà 
Độ cao nhà công nghiệp một tầng được xác định căn cứ vào độ cao của thiết bị, độ 
vận chuyển lắp đặt thiết bị, phương án vận chuyển nâng hạ, yêu cầu chiếu sáng, 
thông gió và thống nhất hóa. 
Độ cao nhà công nghiệp một tầng được qui định như sau: 
 Nhà không có cầu trục hoặc chỉ có cần trục treo: độ cao nhà tính từ mặt nến cho 
đến dạ dưới của kết cấu mang lực mái. 
 Nhà có cầu trục: độ cao nhà được tính từ mặt nần cho đến mặt trên của ray cầu 
chạy. 
66 BÀI 4: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG 
Hình 4-5: Lƣới cột và chiều cao nhà CN một tầng khung thép 
 Theo qui định về thống nhất hóa QPXD 57-73, chiều cao nhà công nghiệp một tầng 
có hoặc không có cần trục treo được qui định như trong bảng 3-1 
Bảng 4-1: 
CHIỀU CAO NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG KHÔNG HOẶC CÓ CẦN TRỤC 
TREO 
Nhịp nhà Tải trọng cần 
trục treo 
Chiều cao nhà (m) Theo bội số 
(M) 
6; 9; 12 
 15 ; 18 
 18 ; 
24 
0,5 ÷ 10 
0,5 ÷ 10 
0,5 ÷ 10 
3,6 ; 4,8; 5,4 ; 6 
4,8 
5,4; 6; 7,2; 10,8; 
12,6 
0,6 
0,6 ÷ 1,2 
4.3.2 Chọn hình thức mái 
Nhà công nghiệp một tầng thường có 3 lựa chọn về mái: 
- Loại mái 2 dốc: sử dụng cho nhà một khẩu độ hay nhiều khẩu độ; thoát nước 
mái thuận lợi do có 2 mái dốc ra 2 bên, nhưng bất lợi cho lấy sáng và thông gió vì 
lòng nhà rộng. 
BÀI 4: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG 67 
 Loại mái nhiều dốc: nếu có cửa sổ trời thì rất thuận lợi cho thông gió và chiếu 
sáng, phù hợp với điển hình hóa, thống nhất hóa do có nhiều cấu kiện giống nhau, 
thoát nước mưa kém vì có mái chảy vào trong nhà. 
 Mái bằng: độ dốc thấp chậm thoát nước 
- Độ dốc mái: 
+ Mái bằng: i = 5 ÷ 8% = 1/8 ÷ 1/12 ≈ 405. 
+ Mái tolle: i = 15 ÷ 30% = 1/3 hay ≈ 200. 
+ Mái fibro xi măng: i = 20 ÷ 40% = 1/2,5 hay ≈ 200. 
+ Mái ngói: i = 50 ÷ 60% = 1/2 hay ≈ 300. 
4.3.3 Lựa chọn giải pháp kết cấu nhà công nghiệp một tầng 
Kết cấu chịu lực nhà công nghiệp rất đa dạng, khi lựa chọn dựa vào rất nhiều yếu 
tố, trong đó 2 yếu tố chính là vật liệu và kich thước lưới cột 
a) Vật liệu làm kết cấu chịu lực cho nhà công nghiệp: 
Tùy thuộc yêu cầu sử dụng, độ bền chắc, vật liệu làm kết cấu cịu lực nhà công 
nghiệp thường là: 
- Thép: có ưu điểm cường độ chịu lực lớn, không cháy, có trọng lượng bản thân 
cấu kiện nhò so với kết cấu bê tông cốt thép; nhược điểm thép là vật liệu hiếm giá 
thành cao, nên hạn chế sử dụng. 
- Bê tông cốt thép: có ưu điểm cường độ cịu lực lớn, bền vững, chịu lửa tốt; nhược 
điểm có tải trọng bản thân lớn, khả năng chịu tải động kém. 
- Đá, gạch và gỗ: ưu điểm có cấu tạo đơn giản, vật liệu địa phương dễ tìm kiếm, 
dễ gia công, sử dụng.; nhược điểm cường độ chịu lực kém, dễ cháy, kích thước chịu 
lực hạn chế. 
68 BÀI 4: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG 
HìHnh 4-6: Nhà CN một tầng tƣờng chịu lực và nhà khung btct lắp ghép 
Hình 4-7: Nhà CN một tầng khung hỗ hợp và nhà khung thép 
b) Kết cấu nhà có khẩu độ nhỏ L ≤ 12m thường sử dụng các hình thức sau: 
 Kết cấu tường chịu lực: dưới hình thức này, tường chịu lực là chủ yếu, nhận tất cả 
tải trọng mái, tải trọng bản thân, tải trọng động truyền qua móng xuống nền đất. 
 Sử dụng vật liệu gạch đá cho tường, cột, còn mái bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép là 
những loại vật liệu truyền thống rẻ tiền, dễ thi công, song khả năng chịu lực không 
cao, khả năng công nghiệp hóa thấp, thời gian thi công dài. 
 Phù hợp cho nhà sản xuất nhịp bé, tải trọng lên gối tựa không lớn, nhà thấp tầng 
không hoặc có gắn thiết bị nâng hạ nhưng lực nâng không lớn, các nhà có diện tích 
nhỏ. 
c) Kết cấu nhà có khẩu độ lớn sử dụng khung phẳng 
Hiện nay, phổ biến là các dạng khung phẳng bằng bê tông cốt thép, thép hoặc hỗn 
hợp do có khả năng chịu lực tốt, thiết kế, chế tạo và thi công đơn giản, khả năng 
công nghiệp háo cao. Loại kết cấu này hình thành từ những khung ngang nối kết với 
nhau bằng hệ giằng dọc, tạo thành một hệ khung chịu lực ổn định. Nhược điểm là các 
bộ phân của hệ khung làm việc độc lập, nên chi phí vật tư tăng cao, nhất là khi lưới 
cột lớn. 
BÀI 4: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG 69 
 Khung bê tông cốt thép: Có nhiều dạng khác nhau như đổ toàn khối hoặc lắp 
ghép, có hoặc không có cầu trục, phổ biến là loại lắp ghép có cấu kiện điển hình – 
thống nhất; Được sử dụng rộng rãi do có ưu điểm do thiết kê chế tạo, thi công đơn 
giản, có thể tạo hình dáng theo mọi yêu cầu công nghệ và kiến trúc, phù hợp công 
nghiệp hóa, kinh tế với kích thước nhịp từ 18 ÷ 30m; Nhược điểm có trong lượng 
bản thân lớn, chi phí vận chuyển cao. 
 Khung thép: Có nhiều dạng khác nhau phù hợp rộng rãi cho mọi loại nhà công 
nghiệp một tầng với mọi dây chuyền công nghệ (loại trừ những ngành sản xuất có 
môi trường ăn mòn cao), phù hợp cho cả những loại nhà công nghiệp một tầng có 
sơ đồ kết cấu, hình khối phức tạp do phải phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị sản 
xuất, rất kinh tế khi áp dụng với nhà công nghiệp một tầng nhịp 30m, có sử dụng 
cầu trục sức nâng lớn, quá trình sản xuất sinh nhiệt; Ưu điểm là có trọng lượng kết 
cấu nhẹ, gia công tạo dáng dễ dàng, lắp ráp và tháo dỡ nhanh chóng, đáp ứng 
công nghiệp hóa tốt. Nhược điểm có giá thành cao, đòi hỏi kỹ thuật gia công cơ 
giới tốt. 
 Khung hỗn hợp: là sự kết hợp của hai loại khung bê tông cốt thép và khung thép 
để tận dụng được các ưu điểm và triệt tiêu được các nhược điểm. 
d) Các loại kết cấu khác 
 Khung cứng và vòm: có ưu điểm là tận dụng được các khả năng làm việc hợp lý 
nhất của kết cấu nhằm giảm tối đa chi phí vật liệu, cho phép mở rộng khẩu độ, 
làm cho tính năng sử dụng linh hoạt hơn. 
 Các loại kết cấu không gian: thường không có cột ở giữa hoặc lưới cột lớn tạo ra 
không gian bên trong rộng lớn, phù hợp với các yêu cầu biến đổi công nghệ và 
hiện đại hóa cao. 
 Kết cấu vỏ mỏng, dây treo; thường có hình dáng nhẹ nhàng, phong phú, tiết kiệm 
vật tư, cho phép tạo không gian lớn hơn 100m nhờ tận dụng tốt khả năng làm việc 
của vật liệu. 
70 BÀI 4: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT MỘT TẦNG 
Hình 4-8: Nhà CN một tầng khung cứng vòm và dây căng 
BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 71 
BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT 
NHIỀU TẦNG 
5.1 PHÂN LOẠI VÀ LỰA CHỌN SỐ TẦNG NHÀ 
CÔNG NGHIỆP NHIỀU TẦNG NCNNT) 
5.1.1 Phân loại nhà NCNNT 
a) Phân loại NCNNT 
 NCNNT loại phổ biến: chúng có thông số xây dựng thống nhất, nhịp bằng nhau, 
bước cột và chiều cao thống nhất, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa rất cao, 
ứng dụng nhiều loại sản xuất. 
 NCNNT hợp khối một nhịp với nhiều nhịp: mang đặc tính của loại nhà một nhịp (có 
cần trục treo, cầu trục, nhịp lớn) và đặc tính của nhà nhiều tầng: các tầng dưới là 
kiểu nhà nhiều tầng phổ biến có lưới cột nhỏ, tầng trên cùng bỏ bớt cột thành kiểu 
nhà một nhịp. 
 NCNNT loại hỗn hợp: có số nhịp, số tầng và chiều cao tầng không đồng đều để đáp 
ứng việc bố trí thiết bị có kích thước khác nhau, yêu cầu đặt ở độ cao khác nhau 
làm phức tạp hóa kết cấu và kiến trúc. 
 Nhà có tầng kỹ thuật: có lưới cột và chiều cao thống nhất, nhưng có thêm các tầng 
kỹ thuật để bố trí mạng lưới kỹ thuật phục vụ sản xuất hoặc điều hòa không khí 
trong nhà. 
b) Một số ƣu nhƣợc điểm đáng chú ý của NCNNT 
 Sử dụng cho công nghệ sản xuất phát triển theo phương đứng và vận chuyển nhờ 
trọng lực. 
 Giảm khoảng cách đi lại, tiết kiệm được diện tích đất 
 Không sử dụng được cho các loại hình sản xuất gây chấn lớnvà có tải trọng lớn. 
72 BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 
 Tổ chức giao thông phức tạp, đặc biệt lưu ý thoát hiểm. 
5.1.2 Định hƣớng lựa chọn số tầng 
Việc lựa chọn số tầng phải căn cứ vào các yếu tố chi phối sau đây: 
 Đặc điểm của dây chuyền công nghệ: xem xét những đặc diểm có thể phù hợp với 
loại nhà nhiều tầng như chu trình đi theo phương đứng, lợi dụng được trọng lực, 
các công đoạn cần độc lập tương xứng với số tầng, hình khối và tải trọng của các 
thiết bị v,v thậm trí dây chuyền có yêu cầu theo phương ngang, nhưng thiết bị 
nhẹ, hoạt tải bé, có thể phân khúc công đoạn để bố trí theo tầng thì vẫn có thể 
ứng dụng cho nhà nhiều tầng để tiết kiệm đất và chi phí đầu tư. 
 Đặc điểm khu đất: NCNNT nên ứng dụng vào những khu đất hẹp trong đô thị, khu 
công nghiệp, trong các XNCN cải tạo hoặc mở rộng v,v  đặc biệt với các khu đất 
có địa hình phức tạp. 
 Ý đồ tổ hợp kiến trúc: số tầng chọn phù hợp với qui hoạch chung của đô thị, khu 
công nghiệp hoặc với vai trò của nó trong phương án tổ hợp của XNCN. 
 Yêu cầu vi khí hậu trong nhà sản xuất: những yêu cầu này nếu phù hợp với NCNNT 
sẽ giúp tiết giảm kinh phí đầu tư và chi phí sản xuất rất nhiều. 
 Mức độ nguy cơ cháy nổ của nhà sản xuất: khi lựa chọn số tầng phải tham chiếu 
các đòi hỏi tiêu chuẩn PCCC theo TCVN 2622-78. 
 Mối quan hệ kinh tế kỹ thuật; qua kinh nghiệm xây dựng, số tầng của NCNNT hợp 
lý nhất là từ 2 ÷ 6 tầng. 
Hình 5-1: Các dạng nhà CN nhiều tầng. 
BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 73 
5.2 THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ SẢN XUẤT CÔNG 
NGHIỆP NHIỀU TẦNG 
5.2.1 Các bộ phận chức năng và nhiệm vụ thiết kế mặt 
bằng NCNNT 
Các bộ phận chức năng trong NCNNT không khác mấy với nhà công nghiệp một 
tầng, vẫn bao gồm: bộ phận sản xuất chính, bộ phận phụ trợ sản xuất, cung cấp 
năng lượng và kỹ thuật, kho tàng, bộ phận quản lý hành chính và phục vụ sinh hoạt. 
Nhưng có thêm một phận quan trọng là hệ thống giao thông vận chuyển và cung cấp 
kỹ thuật đi theo phương đứng. 
Nhiệm vụ thiết kế chung là giải quyết tổng hòa các mối quan hệ giữa công nghệ và 
kiến trúc – giữa kiến trúc và kết cấu – giữa kết cấu và kỹ thuật xây dựng. Trong đó 
mối quan hệ giữa công nghệ và kiến trúc là mối quan hệ trọng yếu, nhưng theo 
phương đứng giữa các tầng và theo phương ngang ở mỗi tầng 
5.2.2 Xác định hình dáng mặt bằng và lƣới cột NCNNT 
a) Hình dáng mặt bằng 
Sau khi định hướng chọn được số tầng đáp ứng được những yêu cầu công nghệ, thì 
việc lựa chọn hình dáng mặt bằng nhà có khuynh hướng tạo hình dựa vào hình dạng 
khu đất và các yếu tố khí hậu. 
Cũng không khác với sự lựa chọn ở nhà công nghiệp một tầng, NCNNT cũng có thể 
ứng dụng các dạng hình L,U,T, E hoặc □ 
(có sân trong), nhưng hợp lý và được sử 
dụng phổ biến vẫn là dạng hình chữ nhật. 
Với việc tạo lập được các đơn nguyên 
mặt bằng – đơn nguyên không gian, có 
thể tổ hợp chúng đa dạng hình mong 
muốn. 
Hình 5-2: Các dạng tổ hợp đơn nguyên nhà CN nhiều tầng. 
74 BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 
b) Xác định lƣới cột 
Việc xác định các thông số hình học của NCNNT có thể theo các trường hợp sau: 
 Theo yêu cầu đặc biệt của công nghệ: các thông số mặt bằng phải phụ thuộc hoàn 
toàn vào sơ đồ công nghệ và 
mặt bằng bố trí thiết bị. 
- Các trường hợp khác phải 
dựa vào hình thái kết cấu, vật 
liệu, tính linh hoạt sản xuất và 
tính kinh tế. 
Hình 5-3: Lƣới cột nhà CNNT 
chọn theo yêu cầu công nghệ. 
 Một số nguyên tắc khi chọn như sau: 
o Các XNCN thông thường với các tại trọng trên sàn từ 500 ÷ 2500 Kg/m
2
, 
nên chọn lưới cột 6 x 6m hoặc 6 x 9m và có số nhịp không quá 6. Khi cần 
tăng tính linh hoạt của NCNNT có thể lấy lưới cột trong các giới hạn cao 
hơn: 6 x 12; 6 x 18; 12 x 12; 18 x 18 hoặc 6 x 24; 6 x 30; 6 x 30; 6 x 
36 hoặc lớn hơn. 
o Khi nhà bố trí hành lang giữa, có thể lấy các nhịp biên bằng 6; 9; 12m, 
và nhịp giữ bằng 3 hoặc 6m, bước cột thống nhất bằng 6m. Kinh nghiệm 
cho thấy trong trường hợp này: nhà có chiều rộng trong khoảng 18 ÷ 
30m là kinh tế nhất (giảm giá thành từ 10 ÷ 15%). 
o Nhà công nghiệp hai tầng, lưới cột trên và dưới có thể khác nhau theo 
yêu cầu của sản xuất, ví dụ: tầng trên có lưới cột 30 x 6m, tầng dưới có 
thể 15 x 6m hoặc ngược lại. 
o Lưới cột trong các dạng hỗn hợp, về cơ bản phụ thuộc vào công nghệ, 
thiết bị sản xuất, giải pháp kết cấu và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. 
5.2.3 Định hƣớng thiết kế NCNNT 
Sơ đồ dây chuyền công nghệ trong NCNNT rất đa dạng, có thể qui về một số dạng 
sơ đồ như trên hình 3-2: 
BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 75 
Hình 5-4: Các dạng dây chuyền trong nhà CN nhiều tầng. 
Trình tự nghiện cứu và vạch hướng thiết kế như sau: 
- Phân vùng theo phương đứng: nguyên tắc chung là phân bổ công năng và đặc 
điểm sản xuất hợp lý với đặc điểm sử dụng không gian ở các tầng: 
o Các tầng thấp bố trí cho các công đoạn sản xuất có trang thiết bị nặng, 
phát sinh chấn động, sinh độ ẩm, dùng và thải nhiều nước v,v 
o Các tầng trung bố trí các công đoạn sản xuất có tính chất chung, đại trà 
o Các tầng trên cao nên bố trí các loại hình sản xuất phát sinh nhiệt, có 
khả năng gây cháy nổ, tầng trên cùng giành cho các hoạt động sản xuất 
cần không gian lớn, có thể có cầu trục hoặc cần trục treo sức nâng nhẹ. 
o Nên bố trí kho, bộ phận phụ trợ sản xuất ở tầng hầm; trên mái dành cho 
hệ thống cung cấp kỹ thuật hoặc các thiết bị cần lô thiên. 
 Phân vùng theo phương ngang được thực hiện sau khi phân vùng tương đối ổn 
định theo phương đứng, với hai giải pháp có tính nguyên tắc như sau: 
o Bố trí gọn các bộ phận chức năng để hoàn thành một công đoạn sản xuất 
trên cùng một mặt bằng, trong đó: các bộ phận sản xuất chính cần nhiều 
ánh sáng được bố trí dọc theo chu vi tầng; ở giữa tối hơn bố trí các bộ 
phận phụ trợ, quản lý, phục vụ sinh hoạt, kho tàng, nút giao thông và 
cung cấp kỹ thuật theo phương đứng; tổ chức lưới giao thông nằm ngang 
làm ranh giới ngăn chia giữa các khu vực, bộ phận với nhau. 
o Các bộ phận phụ trợ hoặc nút giao thông và phục vụ kỹ thuật theo 
phương đứng được phép ghép kề liền bên mặt bằng giành cho sản xuất 
chính. 
5.2.4 Tổ chức giao thông và thoát ngƣời trong NCNNT 
Công việc này cùng lúc phải giải quyết theo phương ngang và đứng: 
76 BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 
a) Giao thông vận chuyển theo phƣơng nằm ngang 
 Được bố trí theo phân vùng công năng sản xuất và thiết bị công nghệ, tham gia 
phân chia các bộ phận này và phân khu thoát hiểm. 
 Bao gồm các tuyến xuyên qua khu sản xuất hoặc tạo thành hành lang ngang dọc 
nhà, giữa nhà hay chu vi nhà. 
 Yêu cầu phải ngắn nhất, thuận lợi nhất, nối liền từ nút giao thông theo phương 
đứng của tầng tới các bộ phận sản xuất, tới các cửa hoặc lối thoát hiểm. 
 Chiều rộng phụ thuộc vào lượng người, lượng hàng và tiêu chuẩn thoát hiểm như 
đã trình bày trong mục 3.1.2.4 trên. 
b) Giao thông vận chuyển theo phƣơng đứng 
 Giao thông vận chuyển theo phương đứng thực chất là hệ thống thang bộ, thang 
máy, băng chuyền tải v,v 
 Thang bộ: có chức năng liên thông các tầng theo phương đứng và thoát người khi 
mất điện và thoát hiểm có sự cố khi được bố trí làm việc này. 
o Thang bộ có thể đứng độc lập hoặc kết hợp tập trung với thang máy cùng 
các gen kỹ thuật tạo thành nút giao thông vận chuyển theo phương 
đứng. Nút giao thông đứng có thể bố trí ở giữa nhà, góc nhà hoặc liền kề 
ngay bên ngoài. 
o Số lượng cầu thang, phân định chức năng đưa người hay thoát hiểm, 
khoảng cách, cự ly, chiều rộng vế thang đều phải được tính toán theo 
lượng người tham gia giao thông, làm việc tại các tầng và theo tiêu chuần 
TCVN 1995 – 2022 về phóng cháy, chữa cháy cho các công trình. Một số 
qui định cụ thể cần nhớ là: 
o Trong một tòa nhà sản xuất phải có ít nhất hai cầu thang 
o Khoảng cách xa nhất từ nơi làm việc tới buồng thang thoát hiểm hay lối 
thoát hiểm ≤40 m với hạng sản xuất A, bậc chịu lửa I,II và ≤60m với các 
hạng khác; 
 Thang máy: là phương tiện vận chuyển hàng và người rất thuận lợi và nhanh 
chóng 
BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 77 
o Thang máy giành cho người thường có sức nâng 320;500;1000kg. Thang 
máy chuyển hàng có sức nâng 100;500;1000;2000;3000;5000kg. Chúng 
có thể đứng độc lập hoặc tập trung tạo thành nút giao thông đứng, nút 
này phải được bố trí ở những nơi phù hợp nhất với dây chuyền công nghệ 
và đi lại. 
o Lối ra của thang máy không nên đối mặt nhau và phải có sảnh tầng để 
tránh ích tắc giao thông và tiện thoát hiểm. 
5.3 THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG NHÀ SẢN XUẤT 
CÔNG NGHIỆP NHIỀU TẦNG 
5.3.1 Xác định chiều cao tầng nhà 
Chiều cao nhà công nghiệp nhiều tầng phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ, kích 
thước thiết bị và kỹ thuật, yêu cầu chiếu sáng, thông gió và điều hòa vi khí hậu trong 
nhà. 
Chiều cao tầng được tính từ mặt sàn dưới đến mặt sàn trên. Tuy nhiên giống nhà 
dân dụng, cần phải lưu ý đến kích thước thông thủy là khoảng cách từ mặt sàn đến 
dạ dưới của kết cấu đỡ sàn trên. 
Thông thường chiều cao tầng NCNNT nếu không có thiết bị gì đặc biệt thì thường 
lấy bằng 3,6 ÷ 7,2m. Trong các trường hợp đặc biệt chiều cao tầng có thể nâng theo 
yêu cầu thích hợp theo bội số của 6M. 
5.3.2 Các giải pháp kết cấu NCNNT 
NCNNT thường sử dụng các hình thức kết cấu sau: 
a) Kết cấu tƣờng chịu lực: thường được dùng cho nhà ít tầng, tải trọng trên sàn 
không lớn, không có chấn động trong sản xuất, hoặc sử dụng cho các công trình phụ 
trợ hay các XNCN địa phương. 
b) Kết cấu chịu lực kiểu bán khung: tường biên chịu lực, giữa có cột chịu lực; 
áp dụng cho nhà công nghiệp dưới 5 tầng, có tải trọng trên sàn < 1200Kg/m
2
. 
78 BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 
Hình 5-5: Khung btct và khu thép nhà CN nhiều tầng. 
c) Kết cấu khung bê tông cốt thép: được sử dụng rông rãi cho các loại NCNNT, 
nhưng hợp lý và kinh tế là trên 5 tầng; ưu điểm là chịu lửa tốt, độ bền cao, độ cứng 
lớn, tạo hình kiến trúc dễ dàng, phong phú và nhẹ nhành, khả năng công nghiệp hóa 
cao v,v 
Khung bê tông cốt thép có các loại: đổ toàn khối, lắp ghép hoặc lắp ghép toàn 
khối. Có dạng khung sàn có dầm và dạng sàn không dầm: 
 Khung sàn có dầm là loại được sử dụng phổ biến nhất, do có khả năng chịu lực 
cao, lưới cột lớn, thường là 12 x 12m, và có thể mở nhịp lên tới 18m. Khi nhịp ≥ 
24m, bắt buộc phải dùng loại khung dàn để tận dụng không gian trong giàn giữa 
tầng, mái bố trí các phòng phục vụ, kỹ thuật, quản lý v,v 
 Khung sàn không dầm thường có lưới cột 6 x 6m, không được thông dụng do khả 
năng chịu lực kém, chỉ phù hợp với sản xuất đòi hỏi có trần phẳng. 
BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 79 
Hình 5-6: Kết cấu khung chịu lực nhà CN nhiều tầng. 
a) khung có dầm; b) khung không dầm; c) khung giàn có tầng kỹ thuật. 
d) Kết cấu khung thép: việc lựa chọn khung này phụ thuộc vào yêu cầu công 
nghệ, tải trọng tác động, lưới cột và yếu tố kinh tế - kỹ thuật. 
 Khung thép có hai loại: khung cứng và khung khớp. 
 Khung thép dùng cho NCNNT có tải trọng trên sàn từ 1000 ÷ 3000Kg/m2, lưới cột 
6 x 6; 6 x 9; 6 x 12m. 
80 BÀI 5: THIẾT KẾ NHÀ SẢN XUẤT NHIỀU TẦNG 
e) Các dạng kết cấu khác phỉa kể đến như kết cấu vỏ mỏng, vỏ trụ, vỏ nếp gấp, 
vòm cupon, kết cấu lưới phẳng không gian v,v nhằm giúp cho không gian ncnnt linh 
hoạt hơn. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 3 
1) Nêu ảnh hưởng của yếu tố chức năng, công nghệ đến thiết kế mặt bằng, hình 
khối nhà sản xuất. 
2) Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định chiều cao nhà công 
nghiệp. 
3) Phân tích ảnh hưởng của việc bố trí phương tiện vận chuyển và hệ thống trang 
thiết bị đến thiết kế mặt bằng, hình khối nhà sản xuất. 
4) Nêu ưu nhược điểm của nhà công nghiệp một tầng và nhà công nghiệp nhiều 
tầng. 
5) Nêu các giải pháp kiến trúc đảm bảo tính linh hoạt và vạn năng trong thiết kế kiến 
trúc nhà sản xuất. 
6) Nêu các giải pháp quy hoạch và thiết kế kiến trúc công trình đảm bảo điều kiện 
thuận lợi cho việc tổ chức chiếu sáng và thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp. 
7) Trình bày điều kiện vi khí hậu trong nhà sản xuất và ảnh hưởng của chúng đến 
thiết kế kiến trúc nhà công nghiệp. 
8) Nêu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Việt Nam đến thiết kế kiến trúc nhà công 
nghiệp. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_cong_nghiep_phan_1_t.pdf
Ebook liên quan