Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Tóm tắt Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ...n của môi trường xã hội. Nhà ở phải là nơi tạo được những điều kiện để từng thành viên phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức cuộc sống riêng theo sở thích của mình. Nhà NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 24 ở còn là cơ sở để gia đình tồn tại và...rò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu thị giác cho người sử dụng. - Do đó, những căn nhà có cảnh quan và tầm nhìn tốt hơn sẽ được ưa thích hơn, và đương nhiên sẽ có giá trị kinh tế cao hơn. Hình 2.6 : Hệ thống mái kết hợp lam được bố trí nghiêng theo quỹ đạo mặt trời của Kts. Ken...trang thiết bị - Mỹ quan nội thất Cần phải dựa vào mức độ kinh tế của chủ hộ để có giải pháp thiết kế phù hợp, lựa chọn các trang thiết bị tương ứng với khả năng kinh tế của từng gia đình. Ví dụ:hệ thống quản lý nhà thông minh Smart home) Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, nhờ đó các h...

pdf78 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 1) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng chung cho tập thể các 
thành viên gia đình và khách thuộc diện thân, tin cậy. Nội dung hoạt 
động và trang thiết bị nội thất tương đương như phòng khách, tuy nhiên 
có một số khía cạnh cần lưu ý là gắn liền với khu sinh hoạt đêm (phòng 
ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội bộ gia đình. Diện 
tích phòng sinh hoạt chung từ 16m² đến 20 m². 
 Phòng sinh hoạt chung ngày nay với sự xuất hiện của nhiều máy 
móc giải trí có vẻ như đang tiến hóa dần thành phòng giải trí đa phương 
tiện (media room). Vì vậy cần bố trí sao cho có một bức vách “đa 
phương tiện” (media wall) có một tủ hay giá (kệ) bố trí các trang thiết bị 
nghe nhìn tại nhà như TV, Video, VCD, dàn nhạc, loa.. 
Hình 3.6 : 
Phòng khách mở rộng 
ra sân vườn của một 
biệt thự ở ngoại ô 
Johannesburg, Nam 
Phi. Thiết kế : SAOTA 
& Antoni Associates 
[www.homedsgn.com] 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 56 
 Nhiều phòng sinh hoạt chung hình thành khu riêng kiểu rạp hát 
ở nhà (home theater) và khá phổ biến ở các biệt thự cao cấp. 
 Dĩ nhiên, như trên đã nói, phòng sinh hoạt chung gia đình 
nên gắn liền với bếp để tiện ăn uống, khi giải trí hoặc nên có riêng một 
quầy bar trong phòng (sinh hoạt chung). 
• Phòng ngủ: 
Phòng ngủ là loại phòng cần ưu tiên về thông gió và chiếu sáng tự 
nhiên trong nhà ở. Khi thiết kế phòng ngủ cần chú ý đến các khoảng 
cách thao tác, kích thước vật 
dụng ( Hình 3.8 ) 
Hình 3.7 : Phòng SHC gần các phòng ngủ ở tầng trên và phòng SHC có quầy bar 
[ www.houzz.com ] 
Hình 3.8 : Khoảng cách thao tác và 
kích thước vật dụng trong phòng 
ngủ 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 57 
Trong nhà ở, phòng ngủ bao gồm các loại sau: 
• Phòng ngủ cá nhân. (Hình 3.9) 
• Phòng ngủ tập thể 
 (Hình 3.10) 
Hình 3.9 : Phòng ngủ cá nhân 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 58 
• Phòng ngủ vợ chồng - Master bebroom. 
 Phòng này được phân khu như sau: 
+ Theo không gian: phòng ngủ / phòng vệ sinh + thay đồ 
Hình 3.10 : Các dạng phòng ngủ 
tập thể 
Hình 3.11 : 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 59 
+ Theo chức năng: 
 Khu ngủ : Chỗ đặt giường ngủ nên yên tĩnh kín đáo, có bức 
tường đặc để đưa đầu giường vào, có khỏang trống 2 bên để bố trí 
2 bàn đầu giường( table de nuit). Không nên kê giường sát cửa sổ, 
khó đóng mở cửa và dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động 
bên ngoài (nắng mưa, tiếng ồn) 
 Khu ngồi chơi : Có 2 hay nhiều chỗ ngồi , có thể có salon, có 
tầm nhìn ra bên ngoài. Có thể kèm theo một phòng thư giãn hoặc 
làm việc kế bên phòng ngủ, kết hợp thư viện riêng. Có thể ngăn 
chia các khu bằng các tủ kệ lửng, cửa trượt, màn kéo. Nên bố trí 
chỗ ngồi ở balcon nếu có điều kiện. 
 Khu vệ sinh, thay đồ, trang điểm: thường có 02 lavabo 
(double sinks) trên một mặt bàn đá dài chạy theo bức tường có 
gương soi , tắm đứng và tắm nằm ( có thể là bể sục khí – jacuzzi). 
Cạnh phòng tắm là tủ đi vào được (walk-in closet), là nơi đặt các 
tủ quần áo giầy dép, phụ kiện trang sứcvv..có băng ghế ở giữa. 
Các căn hộ sang trọng hoặc biệt thự có tủ quần áo riêng cho 
"nàng" và "chàng" . Bàn trang điểm có thể kết hợp trong phòng 
thay đồ hoặc trong phòng ngủ. 
Hình 3.12 : Master bathroom 
của một biệt thự sang trọng 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 60 
Tủ kho: Các phòng ngủ không có tủ quần áo hay kho sẽ dễ 
làm cho không gian trở nên bừa bộn hơn. Các tủ tường có vai trò 
vừa tạo không gian cách ly tiếng ồn, vừa là nơi cất giữ quần áo 
đồ đạc , tạo sự ngăn nắp cho nội thất phòng ngủ . Tủ tường nên 
sâu ≥ 600 để treo áo, để valise. Các hình thức tủ gồm có: tủ rời , 
tủ âm tường, tủ kiểu kho hay tủ đi vào trong được (W.I.C). 
Hệ thống các phòng ngủ này phụ thuộc vào các yếu tố: 
- Số nhân khẩu gia đình 
- Quan hệ giới tính và lứa tuổi của cấu trúc gia đình. 
- Phong tục tập quán, đặc điểm mô hình văn hoá của gia đình 
và xã hội. 
 Các thành viên trong gia đình nên có phòng ngủ riêng, độc lập dựa 
trên nguyên tắc: 
- Nữ trên 13 tuổi và nam trên 17 tuổi phải có giường riêng. 
- Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường hay phòng ngủ bố mẹ. 
 Từ những yêu cầu trên, các phòng ngủ được chia ra như sau: 
- Phòng ngủ các nhân: diện tích tối thiểu 9m2, chiều ngang tối 
thiểu 3m, hệ số vật dụng không quá 0,5. 
- Phòng ngủ 2 người: diện tích tối thiểu 12 m², hệ số vật dụng 
không quá 0,5. 
Hình 3.12 : Master bedroom với 
các khu chức năng : giường ngủ 
king size (2x2m), bàn làm việc kết 
hợp kệ sách, sofa trước lò sưởi, 
chổ đọc sách cạnh cửa sổ. Cạnh 
bên là phòng vệ sinh và phòng 
thay đồ ( walk-in closet) rộng rãi, 
thông với phòng giặt. 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 61 
- Phòng ngủ vợ chồng (master bedroom): diện tích từ 16 m² đến 
24 m², có khu vệ sinh riêng. hệ số vật dụng không quá 0,45. 
- Phòng ngủ tập thể: thường thiết kế cho khoảng 3 người trở lên, 
phổ biến là phòng ba mẹ và con nhỏ dưới 3 tuổi, diện tích khoảng 
16 m² đến 24 m². 
• Phòng ăn: 
Các đặc điểm yêu cầu phải có đối với một phòng ăn là: 
- Có diện tích đủ để bộ bàn ăn, ít nhất là khoảng 15m², ngoài ra 
còn có các bàn soạn ăn, tủ ly chén. 
- Cần chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi. 
- Cần tránh các lối đi phải lượn quanh phòng ăn. 
- Có các mảng tường đặc cần thiết để bố trí tủ buffet hay trình bày 
ly chén, rượu, các dụng cụ ăn uống có tính thẩm mỹ, chỗ treo 
tranh trên tường. 
- Phòng ăn thường dùng về ban chiều, ánh sáng của nó đóng góp 
phần trang trí cho cảnh quan nhìn từ ngoài vào nhà. 
- Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp nhưng không nên quá 
xa. 
Trên nguyên tắc, phòng ăn có thể kết hợp với bếp, nếu là một phòng 
ăn riêng thì vị trí thích hợp nhất là gần bếp và liên hệ thuận tiện với 
phòng khách. 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 62 
Hình 3.13 : 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 63 
• Khu bếp: 
 Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế Bếp gồm có: 
 Bếp nên gắn liền hoặc gần với phòng sinh hoạt chung gia đình. 
Việc gắn liền này có thể: 
 + Trực tiếp: trong đó hai không gian này gắn liền nhau. 
 + Gián tiếp:thường sử dụng sân trong (patio) làm trung gian. 
 Bếp nên có bàn ăn ngay tại chỗ. 
 Phương Tây quan niệm đó là bàn ăn sáng. Trong khi các hoạt 
động xã hội tăng lên thì sự đoàn tụ gia đình lại giảm xuống, bữa ăn ngày 
càng không nhất thiết phải tề tựu đủ thành viên trong gia đình. Vì vậy 
một chỗ ăn gọn lại trở nên đặc dụng. 
 Có hai cách bố trí chỗ ăn này: 
 + Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island) (Hình 3.14-a) 
 + Kiểu bán đảo (peninsula) kiểu này được ưa thích hơn vì 
được gắn liền với bếp làm cho việc dọn ăn dễ dàng hơn.(Hình3.14-b) 
 Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể từ 
đó kiểm soát ngôi nhà từ bên ngoài và sân vườn. 
 Nếu kiểm soát được cả vườn trước lẫn vườn sau thì rất tốt vì như vậy 
sẽ kiểm soát được lối ra vào nhà. Nhưng nếu tình hình an ninh bảo đảm 
thì việc quan tâm nhiều về phía sân sau tạo sự riêng tư tốt hơn. 
Hình 3.14 : 
a) 
b) 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 64 
 Chất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao 
 Bếp là thành phần khó thiết kế nhất trong ngôi nhà. Từ chỗ là một 
bộ phận của khối phục vụ, bếp trở nên là một thành phần của khối sinh 
hoạt chung. Việc thay đổi này khiến bếp không còn là nơi kín đáo với các 
tủ đựng thức ăn, chén bát lỉnh kỉnh, mắm muối hôi hám mà trở nên là 
niềm tự hào của căn hộ. Một căn nhà đẹp cần trình diễn (chứ không cần 
phải che chắn) vẻ duyên dáng của bếp cho người trong và ngoài gia đình 
thưởng ngoạn. 
 Bếp cần có quan hệ phức tạp với nhiều thành phần khác: 
- Nơi ăn nhỏ, có thể gắn liền hay nằm trong bếp. 
- Phòng sinh hoạt chung gia đình. 
- Phòng ăn chính. 
- Nơi ăn ngoài sân (terrace). 
- Lối vào từ sân. 
- Garage xe hơi 
 Bếp cần có quan hệ với các yếu tố thuộc môi trường thiên nhiên 
như: 
- Chiếu sáng. 
- Thông gió. 
Hình 3.15: Mối liên hệ của bếp và SHC trong mặt bằng nhà biệt thự 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 65 
 Ngày nay các trang thiết bị tốt về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy 
hút khói) đã cho phép bếp không nhất thiết phải trực tiếp với thiên 
nhiên bên ngoài nhưng khi điều kiện cho phép, vẫn phải tận dụng tối đa 
mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên, không chỉ vì nhu cầu 
sinh lý, vật chất mà còn là vấn đề thẩm mỹ tâm lý. Tường và vật liệu 
làm mặt bàn bếp cần phải là vật liệu đẹp, các thiết bị cũng phải có tính 
thẩm mỹ cao và sạch sẽ. 
- Diện tích bếp từ 4 m² đến 7 m² và phụ thuộc vào những yếu tố sau: 
+ Phương thức đun nấu. 
+ Kích thước và cách sắp xếp trang thiết bị. 
+ Số người trong gia đình. 
Bếp hiện đại ở các nước có 3 loại sau: 
- Bếp ngăn nhỏ: loại này dùng cho hộ ít người hoặc độc thân, cho 
những nơi có điều kiện ăn uống công cộng, trong bếp chỉ có thiết 
bị tối thiểu. Ngăn bếp này thường chỉ có chỗ nấu, chậu rửa, và 
một chỗ chuẩn bị thức ăn nhẹ. (diện tích 1,5m x 2m) 
- Bếp thông thường: loại này phổ biến nhất trong các loại bếp. Thiết 
bị làm bếp tương đối đầy đủ, chiều rộng bếp từ 2m đến 2,4m và 
chiều dài khoảng 3 m. 
- Bếp kết hợp với chỗ ăn: loại này có diện tích lớn nhưng bố trí phải 
tùy theo tập quán dân tộc, điều kiện khí hậu, và điều kiện sử dụng 
chất đốt. 
 Bố cục không gian và thiết bị trong bếp: 
- Việc bố trí các quầy trong bếp phải được chú ý sao cho 
khoảng cách giữa các quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị 
là hợp lý để tiện khai thác cho ngưởi sử dụng cũng như để các thiết 
bị không ảnh hưởng nhau (gồm có tủ lạnh, lò nấu, máy giặt, các 
ngăn kéo tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu). Cách bố trí 
các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song ,chữ L , chữ U hay 
chữ U hẹp. ( Hình 3.16) 
- Các không gian cao thấp đều phải được tận dụng làm tủ 
bếp, dưới gầm bàn, tủ treo, kho treo.thậm chí để cả máy giặt để 
người làm bếp tiện vừa nấu ăn vừa giặt đồ. 
- Tam giác làm việc: Bếp gồm 3 thành phần chính là Chậu rửa 
– Tủ lạnh – Bếp lò. Chúng hình thành một tam giác làm việc (work 
triangle) các cạnh tam giác này không nên quá lớn, ở các phòng bếp 
sang trọng và lớn, tổng chiều dài các cạnh nói trên chỉ nên khoảng 
3m. 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 66 
- Cần giành ưu tiên cho đỉnh tam giác nơi có chậu rửa ở vị trí 
tường ngoài có cửa sổ nhìn ra sân , còn 2 đỉnh kia (tủ lạnh và lò) có 
thể ở cạnh tường trong. Khi dùng bàn bếp kiểu đảo (island) có thể 
xuất hiện tứ giác làm việc thay cho tam giác. (Hình 3.17 ) 
Hình 3.16: 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 67 
 Bố trí các thiết bị chính: ( Hình 3.18) 
 Chậu rửa : là vị trí quan trọng nhất ở bếp, được sử dụng trước 
khi nấu, trong khi nấu, khi ăn cũng như dọn bàn sau khi ăn. Đó là nơi 
người nội trợ dùng nhiều nhất trong bếp (ở đây không nhắc đến kích 
thước chiều cao, rộng của quầy bếp vì đã có trong các sổ tay thiết kế ) 
 Vì vậy vị trí người đứng trước chậu rửa là vị trí phải quan sát được 
những không gian có quan hệ, nhất là bàn ăn (chú ý không được để các 
tủ treo che khuất) và không gian bên ngoài theo một trong hai phương 
thức: trực tiếp hoặc gián tiếp 
Mặt khác , chậu rửa cần có quan hệ với các bộ phận liên quan bên 
trong như tủ chén bát, giỏ rác, bếp nấu. Cần chú ý để cánh cửa các bộ 
phận này không va vào nhau. Ngày nay giỏ rác không chỉ có một, có thể 
phải dùng nhiều giỏ rác để phân chia ngay rác ướt, rác khô và loại rác 
còn có thể tái sinh (bán để tăng thu nhập). 
Ở các nhà có diện tích rộng rãi, người ta có thể bố trí riêng chậu rửa 
cho bộ phận soạn ăn, tiếng Anh gọi là Salad sink. 
 Tủ lạnh: Được một số tác giả coi là có tầm quan trọng thứ 
hai. Khi bố trí một tủ lạnh, cần cân nhắc không gian cần thiết để tiếp cận 
tủ đồng thời khi mở cánh tủ không bị vướng mắc . Tủ lạnh được dùng tới 
nhiều, trong khi nấu, soan ăn, khi ăn, sau khi ăn cũng như dùng tới 
trong những lúc giải trí, nghỉ ngơi khác. Vì vậy việc bố trí tủ lạnh cần 
phải được coi trọng. 
Không gian bên ngoài còn rất cần thiết khi cần gia công thức ăn (rửa 
rau, làm gà vịt cá) ở sân ướt phía sau. 
 Bếp lò: Ở nước ta bếp lò đã được cải thiện rất nhiều từ khi 
gas đốt được bán rộng rãi tại Việt Nam. Bếp gas, bếp từ và lò viba ngày 
càng được ưa dùng vì tính tiện lợi và sạch sẽ. Bếp phải bố trí phía có 
Hình 3.17: 
Tam giác và tứ 
giác làm việc 
của bếp 
Bàn soạn ăn 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 68 
tường đặc, kín gió cũng như cần tránh các luồng gió thổi bạt hay làm tắt 
lửa bếp. 
 Bàn ăn nội bộ gia đình: Ở các căn hộ nhỏ, đó chỉ là cái bàn 
(có khi chỉ là bàn xếp) bố trí trong bếp. Nhưng ở các căn hộ lớn hơn, 
nên bố trí thành chỗ ăn riêng nhưng vẫn liên hệ trực tiếp với bếp mà 
không bị cản trở. ( Hình 3.19) 
 Có 3 giải pháp chính : 
- Cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn ăn nội bộ để 
người đang nấu bếp và người đang ăn có thể nói chuyện với 
nhau. Các thiết kế của phương Tây gần đây ưa dùng loại bàn 
ăn hay quầy kiểu bán đảo (peninsula) tạo sự liên hệ gần gũi 
giữa người nấu và người ăn. 
- Mối liên hệ giao tiếp giữa bếp không gian bên ngoài: Bếp 
cần có cửa ra sân để phục vụ các bữa ăn ngoài trời mà 
không phải đi qua khu bàn ăn bên trong, đó là bàn ăn ngoài 
sân. 
 - Ở Việt Nam, do thức ăn tươi sống còn chiếm tỷ lệ cao, việc 
liên hệ với sân nước là cần thiết để làm nơi gia công thô. 
Hình 3.19: CÁC KIỂU BẾP 
KẾT HỢP GÓC ĂN 
Hình 3.18: 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 69 
3.2.2 Các phòng phụ : 
• Tiền phòng: 
 Từ bậc lên ở ngoài nhà hoặc từ cầu thang và hành lang, 
trước khi vào các phòng thường phải qua tiền phòng. Tiền phòng là 
nút giao thông của nhà, là không gian chuyển tiếp giữa trong và 
ngoài nhà, từ đó phân phối dòng người đi các phòng khác. Tiền 
phòng còn là không gian đệm giữa môi trường bên trong và bên 
ngoài nhà 
 Vì vậy tiền phòng cũng là nơi mà khách, chủ đều cần có tầm 
nhìn đến các bộ phận khác. Tuy nhiên những nơi lộn xộn (kho, 
garage) hay có tính nội bộ như (bếp, sinh hoạt chung gia đình) 
không nên để thấy từ tiền phòng, ngay một bộ phần gắn liền với tiền 
phòng là tủ treo áo và phòng vệ sinh cho khách cũng cần một vị trí 
tế nhị. 
• Phòng thờ: 
Hình 3.20: 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 70 
- Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành 
kính của con cháu đối với tổ tiên, nên 
bàn thờ trong nhà ở gia đình truyền 
thống thường được lập ở giữa gian chính 
của ngôi nhà - là vị trí trang trọng nhất. 
- Tuy nhiên, với những căn nhà có kiến 
trúc hiện đại, nhà lô phố hiện nay thì 
cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng 
có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với 
cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng 
vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ 
cúng. Không gian này nên đặt ở vị trí 
yên tĩnh nhưng phải tiện cho 
việc dọn dẹp, nhang khói 
• Phòng làm việc: 
 Thường gặp ở thể loại nhà ở biệt thự hoặc căn hộ penthouse, cần 
đặt khu yên tĩnh, đủ rộng và tiện sắp xếp sách vở, máy tính, dụng cụ 
văn phòng. Diện tích khoảng 9 m² đến 12 m². 
Hình 3.21: Một góc thờ cúng đơn giản 
nhưng trang trọng trong ngôi nhà hiện đại 
Hình 3.22: 
a) Các kiểu bố trí 
phòng làm việc 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 71 
• Khu vệ sinh: 
Những yêu cầu cơ bản đối với khối vệ sinh là: 
 Phân rõ khu vực khô và khu vực ướt 
 - Sử dụng thuận tiện, bố trí nên kết hợp chung với đường ống kỹ thuật. 
 - Bảo đảm hợp lý về chiếu sáng, thông thóang. 
 - Nên đặt cuối hướng gió, có biện pháp tránh ẩm ướt, dễ lau chùi cọ rửa. 
Hình 3.22: 
b) Vị trí phòng làm 
việc trên tổng mặt 
bằng nhà biệt thự 
Hình 3.23: Các kiểu phòng tắm thông dụng 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 72 
Khối vệ sinh trong nhà gồm chổ tắm, rửa, xí và tiểu, có 2 dạng tổ chức 
các thiết bị: 
- Khối vệ sinh kết hợp: phòng vệ sinh có diện tích từ 4m² đến 
12m², tổ chức đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện 
dạng này thường gặp trong phòng ngủ cá nhân hoặc phòng ngủ 
vợ chồng ( Master bedroom) 
- Khối vệ sinh tách biệt: chủ yếu phục vụ cho khu sinh hoạt 
chung hoặc gắn liền với các phòng ngủ. 
• Kho và tủ tường: 
- Trong nhà ở có tủ tường và kho sẽ giải phóng được một số không 
gian đáng kể. Tủ tường thường dùng để những đồ dùng như vật 
dụng quần áo, dày dép, đồ dùng hàng ngày 
- Kho cũng có tác dụng tốt như tủ tường bởi nó có thể dùng để chứa 
thực phẩm, chất đốt, vật dụng nột thất. Kho có thể tận dụng 
dưới gầm cầu thang quanh khu vực bếp. 
- Tủ đi vào được (W.I.C ): khu vực để quần áo và thay đồ gắn liền 
với khu vệ sinh riêng trong phòng ngủ master. 
- Tổng diện tích kho và tủ tường trong một căn hộ có thể từ 4% đến 
5% tổng diện tích sàn và thường lấy từ 1m² đến 6m² tùy theo quy 
mô căn hộ. 
Hình 3.24: 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 73 
• Nhà xe (garage) và khu giặt ủi: 
 - Tùy theo từng thể loại nhà ở mà chúng ta có các loại nhà xe khác 
nhau. Đối với nhà biệt thự, thường nhà xe chứa từ 1 đến 2 ôtô con, còn 
nhà chung cư thì tuỳ theo qui mô số căn hộ mà chúng ta có thể tính 
toán diện tích cho nhà xe. 
- Vị trí nhà xe nên nằm gần nhà chính hay trong nhà , tốt nhất là 
gần lối vào chính để xe ra vào dễ dàng. Có lối đi trực tiếp từ nhà xe đến 
tiền sảnh , hành lang trong nhà hoặc có lối đi phụ nối với bếp. 
- Khu giặt ủi có thể cạnh garage hoặc gần phòng gia nhân 
Hình 3.25: 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 74 
− Ban công, lôgia, giếng trời, sân thượng 
- Ban công (balcon hay balcony): đây là không gian hở hay nửa kín 
nửa hở, gắn liền với nhà ở hay căn hộ, là nơi tiếp cận với thiên 
nhiên của các phòng ở trong gia đình. 
- Lôgia (loggia): là những mặt sàn nằm thụt vào trong mặt nhà với 
ba phía là tường còn một phía là hở. Lôgia có hai loại chính một là 
loại để nghỉ ngơi giải trí, ngắm cảnh. Loại còn lại là là để phục vụ 
nội trợ gắn liền với bếp và khối vệ sinh. 
- Sân thượng và giếng trời (patio hay atrium): sân thượng là không 
gian sử dụng cao nhất trong nhà nhờ tận dụng một phầng mái 
bằng , là nơi trồng cây ngắm cảnh, thư giãn..bên trên không có 
mái che nhưng có thể có giàn dây leo. Còn giếng trời (patio) là 
những khoảng sân trống nằm ở giữa không gian ở, không có mái 
che với diện tích 6m² đến 12 m² 
Hình 3.26: Vị trí phòng giặt và các kiểu bố trí phòng giặt 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 75 
− Sân vườn, cổng, hàng rào : 
- Những cảnh quan thiên nhiên như vườn tược , cây cối; làm thành 
một vách ngăn tự nhiên đối với tiếng ồn, bụi, nắng và gió; thiết kế 
những vị trí trồng cây trong nhà làm cho cảm giác rộng ra và 
không khí tươi mát; nên tạo những bể cảnh hoặc hồ nhỏ, non bộ 
kết hợp với bố cục vườn và công trình làm tăng mỹ quan, gây cảm 
giác hưng phấn, mát mẻ, nhẹ nhàng cho công trình. 
- Cổng và hàng rào của nhà là một bộ phận rất quan trọng để tạo 
nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi nhà. Cổng và hàng rào 
không chỉ bảo vệ ngôi nhà mà còn tránh cho ngôi nhà không bị 
những ánh mắt tò mò của người qua đường. 
- Hàng rào phải bảo đảm sự thông thoáng với bên ngoài, an toàn 
cho bên trong. 
Hình 3.27: Giếng trời trong nhà phố 
Hình 3.23: Các hình thức hàng rào : đặc - cao , thấp và thưa hoặc dùng cây xanh 
ngăn cách tự nhiên [ Nguồn : www.houzz.com ] 
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 76 
TÓM TẮT 
Bài này giúp sinh viên nắm bắt các yêu cầu về vị trí , yêu cầu qui mô , 
công năng sử dụng , đặc điểm của các không gian chức năng chính và phụ 
trong kiến trúc nhà ở. 
Giúp sinh viên hiểu được vai trò của các không gian chức năng và sự liên 
hệ giữa chúng trong tổ chức dây chuyền nhà ở. Từ đó làm cơ sở để phối hợp 
vận dụng các kiến thức này vào thiết kế đồ án môn học 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
 Câu 7: Tại sao phải phân khu chức năng trong nhà ở ? Trình bày nguyên 
tắc phân khu chức năng trong nhà ở . Nêu đặc điểm của từng khu chức 
năng và các phòng ốc của từng khu chức năng. 
Câu 8 : Hãy trình bày đặc điểm và cách bố trí các không gian chức năng 
chính trong kiến trúc nhà ở 
Câu 9 : Hãy nêu thứ tự ưu tiên thông thoáng chiếu sáng tự nhiên của các 
không gian chức năng trong nhà ở ? Lý giải tại sao ? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_nha_o_phan_1_truong.pdf
Ebook liên quan