Giáo trình Nhi khoa - Bại não (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Nhi khoa - Bại não (Phần 2): ...ích thích, vật vã, lú lẫn) Sốt + có dấu hiệu màng não Sốt + có kèm dấu thần kinh bất thường Sốt + tử ban dạng hình sao, thường do não mô cầu có thể kèm nhiễm trùng huyết Sốt + nhiễm trùng, nhiễm độc nặng nề + vẻ mặt xanh tái (không tìm thấy tiêu điểm nhiễm trùng ) Theo hướng dẫn của chươ..., đường trong NNT vết, có kèm theo hạ đường máu, vi khuẩn là phế cầu hoặc não mô cầu có kèm theo choáng, có bệnh kèm theo như phế quản phế viêm, suy dinh dưỡng thiếu máu... 11. Phòng bệnh 11.1 Vaccine : đối với Haemophilus influenzae và não mô cầu. 11.2 Phòng bằng thuốc : trẻ nhỏ có tiếp x...h. Đường giảm hoặc vết. -Viêm màng naõ lao: Trẻ sốt nhẹ. Dấu màng não rõ . Đôi khi xuất hiện liệt dây III,V,VI,và VII . -Bệnh Toxoplasma não . -Bệnh cysticerosis : Âú trùng của Taenia phát triển trong tổ chức dưới da , cơ bắp hoặc phủ tạng , nhất là ở mắt và não. Kén gạo nằm trong não thất...

pdf22 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nhi khoa - Bại não (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh thay đổi hàng giờ hàng 
ngày , rất đa dạng và tăng giảm từng lúc từng thì . 
5.4. Diễn tiến 
5.4.1. Tối cấp: Giai đoạn nhiễm trùng ngắn khoảng 1 - 2 ngày, sốt rất cao, co giật, hôn mê. 
Bệnh nhi sẽ tử vong do suy hô hấp hoặc trụy tim mạch . 
5.4.2. Thể cấp: Bệnh diễn tiến theo 3 khả năng : 
-Tử vong : Sốt cao liên tục , rối loạn chức năng sinh tồn . Chết trong tuần lễ đầu . 
-Khỏi : Bệnh nhi được hồi phục gần như hoàn toàn . Nhưng cần phải theo dỏi nhiều năm mới 
kết luận được hậu quả của bệnh . 
-Di chứng : Sau một thời gian điều trị , bệnh nhi giảm sốt từ tuần thứ 2 , ra khỏi cơn hôn mê 
nhưng còn ngơ ngác, co giật nhẹ, mất ngôn ngữ, thay đổi về tác phong. Liệt các chi , tăng 
động, tăng trương lực cơ, có cơn vặn uốn người. Lâm sàng biểu hiện của tổn thương ngoại 
tháp và tháp . 
5.5. Cận lâm sàng 
5.5.1. Công thức máu: Thông thường bạch cầu giảm nhẹ, trong đó bạch cầu lympho chiếm ưu 
thế. 
5.5.2. Xét nghiệm huyết thanh: Phản ứng kết hợp bổ thể (+) sau một tuần, kéo dài trong vòng 
6 - 9 tháng . 
Kháng thể trung hòa IgM phát hiện từ ngày thứ 4 - 8 là rất đặc hiệu . Ức chế ngưng kết hồng 
cầu xuất hiện sớm vào khoảng ngày thứ 2 - 3 của bệnh và tồn tại 5 - 10 năm . Sau đó các 
kháng thể trung hòa hầu như suốt đời . 
5.5.3. Dịch não tủy : nước trong . Bạch cầu từ 100 - 1.000 / ml . Giai đoạn sớm thì bạch cầu 
hạt ưu thế , sau đó nhanh chóng chuyển sang bạch cầu đơn nhân .Protein tăng nhẹ . 
5.5.4. Điện não đồ : Biểu hiện tổn thương lan tỏa . Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng , điện 
não đồ còn bị rối loạn nhiều tháng hoặc nhiều năm . 
7. Các thể lâm sàng 
7.1. Thể điển hình 
-Thể não - màng não . 
-Thể viêm màng não đơn thuần : Chỉ biểu hiện viêm màng não , không rối loạn ý thức , không 
để lại di chứng . Biến đổi dịch não tủy . 
7.2. Thể không điển hình 
-Thể liệt hành tủy : Sốt nhức đầu , rối loạn phát âm , khàn tiếng , khó thở , khó nuốt , liệt 
màn hầu , liệt chi . 
-Thể tủy sống : Sốt cao , rối loạn ý thức , nói khó , khó thở . Rung giật nhản cầu , tê và yếu 
chi . Dịch não tủy trong , protein hơi tăng , tế bào tăng nhẹ . 
8. Chẩn đoán 
Dựa vào các điều kiện sau đây : 
-Dịch tễ . 
-Lâm sàng: Sốt cao, co giật, hôn mê . 
-Cận lâm sàng: Dịch não tủy trong, bạch cầu 100 – 200/ml . Bạch cầu lympho chiếm ưu thế 
.Phân lập vi rut từ máu hoặc từ dịch não tủy trong 2 - 3 ngày đầu . 
9. Chẩn đoán gián biệt 
-Viêm màng não mủ: Sốt cao, nôn mửa, co giật, thóp căng phồng, dấu cứng cổ nếu trẻ lớn, và 
cổ mềm nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Dịch não tủy màu nước dừa hay màu nước vo gạo. Bạch cầu 
trên 200/ml đa số là bạch cầu trung tính. Đường giảm hoặc vết. 
-Viêm màng naõ lao: Trẻ sốt nhẹ. Dấu màng não rõ . Đôi khi xuất hiện liệt dây III,V,VI,và 
VII . 
-Bệnh Toxoplasma não . 
-Bệnh cysticerosis : Âú trùng của Taenia phát triển trong tổ chức dưới da , cơ bắp hoặc phủ 
tạng , nhất là ở mắt và não. Kén gạo nằm trong não thất, chất não, khoang dưới nhện . Biểu 
hiện lâm sàng của một viêm não màng não . 
10. Điều trị 
 Trong giai đoạn cấp tính : 
- Chống sốt cao . 
- Chống phù nã , co giật:Mannitol 20% liều 1,5 g / kg truyền tỉnh mạch trong vòng 30 - 60 
phút , có thể lập lại sau 8 - 12 giờ . Diazepam 0,2 mg / kg / lần tiêm tĩnh mạch . 
- Điều hòa phản ứng của hệ thần kinh : 
 Dextrose 5% 250 ml 
 Novocain 1% 1ml / kg 
 Promethazine 1 - 2 mg / kg 
Tổng lượng dịch chuyền trong 24 giờ là 50 ml / kg . 
- Chống suy hô hấp . 
- Bồi phụ nước điện giải . 
- Phòng chống bội nhiễm . 
- Vấn đề Corticoide hiện nay nhiều tác giả cho rằng không có hiệu quả trong quá trình điều trị 
bệnh . 
11. Phòng bệnh 
Tiêm phòng : Có 2 loại , loại chế từ não chuột và loại nuôi cấy từ tế bào thận chuột Hamster . 
Tiêm 2 lần cách nhau 7 đến 14 ngày , sau đó tiêm nhắc lại mũi thứ 3 , và cứ mỗi 3 - 4 năm 
tiêm nhắc lại . Liều vac xin loại chế từ não chuột là : 
Trẻ em dưới 36 tháng : 0,5 ml / 1 lần tiêm 
Từ 36 tháng trở lên : 1 ml / 1 lần tiêm . 
Chống chỉ định tiêm ngừa vac xin VNNBB : 
 Sốt cao hoặc đang bị nhiễm trùng tiến triển . 
 Bệnh tim thận hoặc gan . Bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng . Các bệnh ác tính . Bệnh 
quá mẫn . Phụ nữ có thai . 
VIÊM NÃO 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Viêm não Nhật Bản là bệnh gây nên bởi : 
 A. Vi rut quai bị , vi rut sởi , herpes , thủy đậu . 
 B. Đậu mùa , vi rut Dengue . 
 C. Vi rut đường ruột , vi rut dại . 
 D. Cytomegalovirus. 
 E. Vi rut ARBOR thuộc họ Flaviviridae. 
2. Sau đây là một số vi rut thường gây bệnh viêm não ở trẻ em được truyền qua trung gian 
loài tiết túc là : 
 A. Cytomegalovirus . 
 B. Arbovirus – Vi rút viêm não Saint - Louis - Vi rút Dengue . 
 C. Nhóm Influenzae A và B . 
 D. Vi rut sởi Đức . 
 E. Vi rut dại . 
3. Tại Việt Nam vi rut Nhật Bản B được tìm thấy trong một số loài động vật sau : 
 A. Trâu - Bò - Ngựa . 
 B. Cừu - Thỏ - Mèo . 
 C. Chim bông lau - Chích chòe - Cò - Sáo - Chim chèo bẻo và heo . 
 D. Khỉ - Vượn - Chó . 
 E. Các loài gia cầm . 
4. Hầu hết bệnh viêm não Nhật Bản B gây tử vong sớm ở các thể sau : 
 A. Thể bán cấp . 
 B. Thể cấp . 
 C. Thể não - màng não . 
 D. Thể tối cấp . 
 E. Thể tuỷ sống . 
5. Dịch não tủy trong viêm não Nhật Bản B thường có màu sắc như sau : 
 A. Màu vàng chanh . 
 B. Màu vàng trong . 
 C. Màu đục như nước vo gạo . 
 D. Màu nước dừa . 
 E. Màu trong . 
6. Các loại thuốc nào sau đây chống phù não và co giật ở giai đoạn cấp của VNNBB : 
 A. Corticoid và Phenobarbital . 
 B. Mannitol và Diazepam . 
 C. Lincocine - Chloramphenicol. 
 D. Amphotericine B. 
 E. Nystatine - Penicilline G . 
7. Chỉ ra một thể lâm sàng không phù hợp trong thể điển hình và thể không điển hình của 
VNNBB: 
 A. Thể não - màng não . 
 B. Thể tối cấp . 
 C. Thể viêm màng não đơn thuần . 
 D. Thể liệt hành tuỷ . 
 E. Thể tuỷ sống . 
8. Dịch não tuỷ phát sinh từ : 
 A. Các xoang tỉnh mạch trong sọ não . 
 B. Hai bán cầu đại não . 
 C. Các đám rối mạng mạch của màng não . 
 D. Các nhân xám và liềm đen . 
 E. Đại não - Cầu não và Tiểu não . 
9. Muốn phòng bệnh VNNBB có hữu hiệu cho trẻ em cần thực hiện các biện pháp sau : 
 A. Thực hiện phong trào 5 dứt điểm . 
 B. Tiêm phòng vac xin viêm não cho trẻ trên 10 tuổi . 
 C. Bắt đầu tiêm vac xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1 tuổi . 
 D. Tiêm phòng vac xin phòng sốt Dengue . 
 E. Tiêm vac xin Sởi - Quai Bị - Sởi Đức . 
10. Chỉ ra một điểm không phù hợp về sự xâm nhập của vi rut Nhật Bản B vào cơ thể : 
 A. Vi rut xâm nhập qua các hạt nước bọt của người bệnh rồi qua đường hô hấp . 
 B. Qua trung gian muỗi Culex . 
 C. Từ lợn - Muỗi - Người . 
 D. Một số loài chim - Muỗi - Người . 
 E. Có thể từ một số súc vật ( gia cầm ) - Muỗi - Người . 
 Đáp án 
 1E 2B 3C 4D 5E 6B 7B 8C 9C 10A. 
Tài liệu tham khảo 
1. Lê Đức Hinh - Nguyễn Chương ( 2001 ) " Viêm não Nhật Bản " . Thần kinh học trẻ em 
Nhà xuất bản Y học , trang 177 - 190 . 
2. Jay P.Sanford (1998) " Encephalitis " Harrison's Principles of Internal Medicine . 
3. James D.Cherry (2000) " Encephalitis " Nelson textbook of Pediatrics CDROM 
4. E.Pilly (2002) " Infections virales : Arboviroses " Maladies infectieuses et tropicales , 
pages 433 - 435 . 
XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO TRẺ SƠ SINH 
Mục tiêu 
1. Nêu được giải phẫu bệnh, nguyên nhân, lâm sàng, dịch tễ học, tiến triển của bệnh xuất 
huyết trong não thất ở trẻ sơ sinh đẻ non 
2. Trình bày được bệnh sinh, nguyên nhân, lâm sàng của bệnh xuất huyết dưới màng cứng, 
xuất huyết dưới màng nhện ở trẻ sơ sinh đủ tháng 
1. Xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non 
1.1. Giải phẫu bệnh học 
Xuất huyết trong não thất ( XHTNT ) thường thứ phát sau xuất huyết vùng dưới mầm Xuất 
huyết ở vùng mầm dưới màng nội tủy (zone germinative sous ependymaire) 
Hoàn toàn không thể phục hồi ở trẻ đẻ non từ 28-34 tuần. ở tuổi thai này vùng dưới mầm 
được tạo thành bởi một tập hợp những tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Về phương diện vi 
thể cho thấy không thể phân biệt giữa hình thể của mao mạch và tiểu tĩnh mạch. Xuất huyết 
thường xảy ra ở vùng mầm gần đầu và phần trước nhân đuôi hoặc ở thùy thái dương, phần 
ngoài của thuỳ chẩm. Xuất huyết trong não thất là kết quả của vỡ màng nội tủy, hoại tử lan 
rộng 
Xuất huyết ở vị trí đầu tiên có thể gặp ở đám rối mạch mạc( plesxus choroide ), gặp trong 
15% trường hợp hoặc đơn thuần hoặc kèm theo xuất huyết vùng dưới mầm. Bất chấp vị trí 
nguyên phát, máu sẽ chảy vào não thất bên, não thất III, IV để tích tụ trong khoang dưới nhện 
quanh thân não và tiểu não. 
1.2. Bệnh nguyên 
XHTNT đã đuợc biết vào cuối thế kỷ 19, chỉ thu hút sự chú ý của một vài bác sĩ sản khoa và 
một vài nhà sinh lý bệnh. Vào năm 1976, Scanner và một thời gian ngắn sau đó sự ra đời của 
siêu âm đã cho phép bác sĩ lâm sàng và X.Q mô tả hình thái học học của bệnh lý này ở trẻ sơ 
sinh sống. SHH không rõ nguyên nhân có thể do bệnh màng trong thường kèm xuất huyết 
trong não thất trong 80% trường hợp. Như vậy nguyên nhân của XHTNT liên quan đến giảm 
oxy. 
Có những cơ chế khác giải thích XHTNT như tăng Natri máu thứ phát sau khi tiêm 
Bicarbonate liều cao và tốc độ nhanh 
Có giả thuyết cho rằng, khi trẻ sơ sinh bị suy hô hấp ( thiếu oxy, cơ thể trẻ tự điều chỉnh lưu 
lượng máu ở não, nếu không có hệ thống điều hòa để bù trừ, sự tăng áp lực máu của toàn 
thân, thành mạch bị tổn thương trong quá trìng ngạt thiếu oxy có thể bị vỡ dễ dàng trong giai 
đoạn tăng huyết áp này. 
Những tình huống sau đây có thể làm tăng lưu lượng máu ở não là những điều kiện làm dễ 
cho XHTNT: 
- Suy hô hấp do bệnh màng trong 
- Hạ thân nhiệt 
- Tăng CO2 và nhiễm toan 
- Tình trạng không ổn định của huyết áp và giảm huyết áp trong những giờ đầu tiên của đời 
sống 
- Tràn khí màng phổi 
- Những thủ thuật như đặt nội khí quản, hút dịch hầu họng, lấy máu làm xét nghiệm có thể 
làm thay đổi đáng kể áp lực máu vì tim đập nhanh, thở nhanh làm giảm oxy. Vì vậy phải tránh 
những thủ thuật nặng tay ở trẻ sơ sinh đẻ non. 
Để ngăn ngừa XHTNT, có thể dùng Phenobarbital và Vitamine E. nhưng điều này vẫn còn 
bàn cải. 
Ngăn ngừa sự tăng đột ngột của lưu lượng máu não ở trẻ sơ sinh đẻ non có suy hô hấp dường 
như làm giảm tần suất của XHTNT. 
1.3. Chẩn đoán 
1.3.1. Lâm sàng 
Sơ sinh đẻ non + Suy hô hấp (dễ có xuất huyết trong não thất). 
Trẻ đẻ non có suy hô hấp trong 24 - 48 giờ đầu sau sinh. 
Nếu chỉ XHTNT ở vùng mầm ít có triệu chứng trong 24 giờ đầu sau sinh. 
Chỉ xuất huyết ở màng nội mạch vỡ vào não thất thì triệu chứng thần kinh mới xuất hiện như: 
- Thay đổi tình trạng toàn thân 
- Tăng trương lực cơ toàn thân hoặc giảm trương lực cơ phần sau của thân 
- Láy mắt 
- Dấu hiệu đa động ở 1 chi 
- Co giật và hôn mê 
Điện não đồ cho thấy bệnh lý trong phần lớn trường hợp trong trường hợp xuất huyết nhiều có 
kèm theo tổn thương chủ mô 
Những cơ nhịp tim chậm và/ hoặc ngưng thở phải cảnh giác XHTNT. 
1.3.2. Cận lâm sàng 
Giảm đột ngột tốc độ lắng máu. Chọc dịch não tủy màu hồng đều. Phải chẩn đoán phạn biệt 
với chọc chạm máu. 
Những trường hợp nặng có thóp phồng và vòng đầu tăng nhanh 
Tóm lại dấu hiệu gợi ý của XHTNT : 
- Đẻ non 
- Hạ thân nhiệt lúc nhập viện 
- Suy hô hấp kèm theo nhiễm toan hoặc kèm theo tình trạng không ổn định của áp lực máu 
trong 24 giờ đầu sau sinh. 
- Siêu âm thóp trước giúp chẩn đoán chính xác XHTNT 
1.3.3. Phân loại XHTNT: theo siêu âm 
- Giai đoạn I: xuất huyết vùng dưới mầm 
- Giai đoạn II: xuất huyết trong não thất không có giãn não thất 
- Giai đoạn III: Xuất huyết trong não thất kèm giãn não thất. 
- Giai đoạn IV: Xuất huyết trong não thất kèm xuất huyết trong chủ mô não. 
1.4. Dịch tễ học 
Hiện nay nhờ siêu âm qua thóp trước, người ta ghi nhận XHTNT chiếm 30-40% trẻ có cân 
nặng < 1500g, nổi bật giai đoạn I và II. Trợ đẻ non , 30 tuần, tỷ lệ này 40-50%. 
1.5.Tiến triển 
Trước đây XHTNT nặng , trẻ tử vong nhanh chóng. 
Từ 15 năm nay nhờ thông khí nhân tạo, bệnh được cứu sống nhiều hơn 
Có thể có di chứng não úng thủy sau xuất huyết. 
Tiến triển của bệnh phụ thuộc vào độ nặng của xuất huyết và những tổn thương trong chủ mô 
kết hợp. 
XHTNT ở giai đoạn III và IV tử vong ngay ở thời kỳ sơ sinh, có thể phát hiện sớm giãn não 
thất từ ngày thứ 10-15 bằng siêu âm. 
XHTNT ở giai đoạn II và III (giai đoạn chưa có biến chứng) tiên lượng tốt. 
XHTNT ở giai đoạn III và IV, di chứng nặng, não úng thủy hoặc teo não gặp trong 30-60% 
tùy theo mức độ lan toả của tổn thương. 
2. Xuất huyết trong não thất ở trẻ sơ sinh đủ tháng 
Vị trí hay gặp nhất là ở đám rối mạch mạc, thường gặp ở trẻ có dị dạng bẩm sinh ở mạch máu 
não, xuất huyết chủ mô lan rộng đến não thất, rối loạn đông máu. Nếu chỉ bị xuất huyết não 
thất đơn thuần chỉ cần dẫn lưu khối máu tụ có thể điều trị lành. 
3. Xuất huyết dưới màng cứng 
3.1. Bệnh sinh: Đó là một sự tích tụ máu trong khoang giữa màng cứng và màng nhện, 
XHDMC có thể một bên hoặc hai bên, dày vài mm, đó là một khối máu tụ thực sự hoặc chỉ là 
1 dải xuất huyết trên một hoặc nhiều thùy của một hoặc cả 2 bán cầu đại não. 
XHDMN do vỡ tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch lớn Trolard chảy vào xoang dọc hoặc vỡ tĩnh 
mạch Lablé chảy vào xoang ngang sau hoặc vỡ những tĩnh mạch phụ khác. 
3.2. Nguyên nhân 
- Vỡ mạch là do chèn ép đầu thai trong quá trìng sổ thai (lọt qua đường sinh dục mẹ) vì đẻ 
khó do bất tương xứng giữa khung chậu và ngôi thai, hoặc đẻ bằng forceps khi thai ở eo trên 
hoặc eo giữa, hoặc trong trường hợp ngôi mông có sổ đầu hậu khó khăn. 
- Thường hay xảy ra ở người đẻ con so. Trong những tình huống trên sẽ gây ra XHDMC, nếu 
có kèm thêm tình trạng ngạt sau sinh sẽ kèm theo tổn thương hoại tử tế bào thần kinh vì thiếu 
oxy. Phải phân biệt 2 loại tổn thương( loại XHDMC đơn thuần và loại XHDMC kèm tổn 
thương hoại tử tế bào thần kinh), vì 2 lạoi này có tiên lương khác nhau. 
3.3. Lâm sàng 
3.3.1. Dạng hỗn hợp: XHDMC kèm tổn thương hoại tử tế bào não thường hay gặp nhất. Lâm 
sàng có những triệu chứng của bệnh não thiếu máu cc bộ do thiếu oxy( ngạt sơ sinh đủ tháng): 
co giật va 2hôn mê một 0vài giờ sau sinh. Triệu chứng thần kinh khu trú hiếm gặp. Thóp 
trước phồng, đường khớp dãn nhanh, đường kính vòng đầu tăng nhanh trong vòng 48 giờ, dấu 
hiệu tăng áp nội sọ và xuất huyết võng mạc. EEG 
(điện não đồ) cgho thấy sóng bệnh lý. 
3.3.2. Dạng đơn thuần: Lâm sàng nhẹ hơn. Co dấu hiệu thần kinh khu trú. Co giật một bên, 
láy mắt và liệt 1/2 người. Tiền sử sinh khó là yếu tố góp phần chẩn đoán. Không chọc dịch 
não tủy trong trường hợp phù não. Dich não tủy có thể bìng thường hoặc xuất huyết. Siêu âm 
thóp trước chỉ phát hiện những trừong hợp xuất huyết nặng tạo thành những ổ máu tụ lớn mà 
không thể khẳng định những trường hợp xuất huyết nhẹ. XHDMC thường gặp ở những bệnh 
Hémophilie, giảm tiểu cầu. 
4. Xuất huyết dưới màng nhện 
4.1. Bệnh sinh và nguyên nhân 
- XHDMN gặp trong chấn thương đẻ bằng forceps hoặc giác hút để kéo thai, chèn ép xương 
sọ, vỡ những mạch máu nhỏ, do giãn mạch trong bệnh cảnh ngạt trung bình thường gặp trong 
đẻ khó, sổ thai chuyển dạ kéo dài ở người đẻ con so 
- XHDMN còn do xuất huyết giảm tỷ prothrombine do thiếu vitamine K nặng ở trẻ bú mẹ. 
4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng 
Tăng kích thích, khóc thét kéo dài, kích thích, khó chịu, những cơn xanh tím, thay đổi trương 
lực cơ, thóp và các đường khớp bình thường. ý thức, các phản xạ nguyên thủy tủy sống không 
bị biến đổi. DNT màu hồng đều, để cặn lắng, lắc nhẹ tan máu. 
Những triệu chứng biến mất trong vài ngày dù được điều trị hay không ngoại trừ trong bệnh 
cảnh xuất huyết giảm tỷ prothrombine phải có điều trị đặc hiệu bằng tiêm vitamine K và 
chuyền máu tươi. 
DNT của xuất huyết dưới màng nhện được định nghĩa như sau: 
Số lượng hồng cầu > 3000 / mm3 
Trường hợp XHDMN kèm theo bệnh cảnh ngạt có tổn thương tế bào thần kinh, tiên lượng 
nặng. 
XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO TRẺ SƠ SINH 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Nguyên nhân nào sau đây hay gây bệnh lý ngạt ở trẻ sơ sinh đủ tháng: 
 A. Chuyển dạ khó quá dài 
 B. Chuyển dạ nhanh không phải là nguyên nhân gây bệnh lý ngạt 
 C. Ngôi chẩm ngang 
 D. Ngôi mông 
 E.Máu tụ sau nhau 
2. Phân độ ngạt nặng,trung bình và nhẹ của dựa vào: 
 A. Chỉ số Apgar 
 B. Tổn thương não 
 C.. Sau sinh đứa trẻ không khóc bao nhiêu lâu 
 D. Sau sinh đứa trẻ không thở bao nhiêu lâu 
 E. Tất cả các câu trả lời đều đúng 
3.Tổn thương giải phẫu bệnh học chủ yếu trong bệnh ngạt thiếu oxy thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ 
sinh đủ tháng: 
A. Hoại tử chất xám ở thân não, tiểu não, võ não, nhân xám 
B. Hoại tử vỏ não 
C. Hoại tử chất trắng trong cuống não 
D. Hoại tử chất trắng của 2 bán cầu đại não 
E. Hoại tử nhân xám 
4. Di chứngthờng gặp nhất trong bệnh cảnh ngạt nặng ở trẻ sơ sinh: 
A. Tật đầu nhỏ 
B. Chậm phát triển vận động và tinh thần nặng 
C. Rối loạn giác quan 
D. Liệt tứ chi co cứng 
E. Cả 4 câu trả lời đều đúng 
5. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh ngạt nặng thiếu máu cục bộ do thiếu oxy ở trẻ sơ 
sinh đủ tháng: 
A. Suy hô hấp, co giật, hôn mê 
B. Co giật 
C. Hôn mê 
D. Thiếu máu nặng 
E. Giãn các đường khớp ở thóp 
6. Trẻ sơ sinh đủ tháng bị ngạt nặng sau sinh (chỉ số Apgar < 3 điểm), tiến hành chọc dịch não 
tủy trên bệnh nhi này, tình huống có thể xảy ra: 
A.Dịch não tủy đỏ máu 
B. Dịch não tủy chỉ ra vài giọt hồng 
C. Dịch não tủy chọc không ra giọt nào 
D. Dịch não tủy trong chảy nhanh do tăng áp sọ não 
E. Dịch não tủy rong bình thờng 
 7. Một trẻ sơ sinh đẻ non 32 tuần, sau sinh có những cơn ngừng thở kèm tím trên lâm sàng, 
xét nghiệm nào cần làm để chẩn đoán bệnh nhuyễn hóa chất trắng ở trẻ đẻ non: 
A. Scanner 
B. Siêu âm qua thóp trước, nếu nghi ngờ chụp Scanner 
C. X.Q sọ não 
D. Chụp động mạch não 
E. Không cần làm xét nghiêm cận lâm sàng, chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng vẫn có 
thể chẩn đoán đợc 
 8. Nhuyễn hóa chất trắng là bệng thiếu máu cục bộ do thiếu oxy thờng gặp ở: 
A.Sơ sinh đẻ non 
 B. Sơ sinh đẻ yếu 
 C. Sơ sinh đẻ già tháng tháng có ngạt sau sinh 
D.Sơ sinh đủ tháng có ngạt sau sinh 
E.Sơ sinh bị viêm màng não-màng não 
9. Một trẻ sơ sinh đẻ non 32 tuần tuổi có suy hô hấp nặng trong 48 giờ đầu sau sinh, cần 
phải theo dõi bệnh cảnh: 
A. Xuất huyết trong não thất 
B. Bệnh nhuyễn hóa chất trắng 
C. Nhiễm trùng sơ sinh 
D. Xuất huyết dới màng nhện 
E. Tất cả các bệnh lý này đều phải theo dõi 
10. Một trẻ sơ sinh 32 tuần thai, có suy hô hấp với chỉ số Silverman 4 điểm, trẻ xanh tái sau 
đó, Hct giảm , trẻ được nghi ngờ có xuất huyết trong não và được chỉ định làm xét nghiệm 
siêu âm qua thóp trước. Siêu âm cho hình ảnh xuất huyết + giãn não thất 2 bên. Vậy xuất 
huyết trong não thất ở trẻ thuộc giai đoạn nào trong những giai đoạn sau đây: 
A.Giai đoạn I 
B.Giai đoạn II 
C.Giai đoạn III 
D.Giai đoạn IV 
E.Không thuộc vào giai đoạn nào 
ĐÁP ÁN 
1A 2A 3A 4E 5A 6C 7B 8A 9A 10C 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. R. Perelman. Périnéonatologie, volume 2, 1990. Lesions cellulaires, pp. 1620 – 1628 
2. Jean Laugier, Jean – Christophe Rozé. Soins aux nouveau – nés, 2002. Encéphalopathie 
anoxique et ischemique, pp. 263 - 270 
3. P.Cloherty, R. Stark. Manual of neonatal care, 1993, pp. 49 - 85 
MỤC LỤC 
NHI KHOA IV 
(Sơ sinh - Cấp cứu - Thần kinh- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu) 
Tên bài giảng Tiết LT Tiết LS Trang 
Cấp cứu 
1. Chẩn đoán & xử trí hôn mê ở trẻ em 2 3 1 
2. Chẩn đoán & xử trí những rối loạn có kinh giật ở trẻ em 2 3 9 
3. Chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em 2 3 16 
4. Tiếp nhận và sơ cứu bệnh nhi cấp cứu 2 3 24 
Sơ sinh 
5. Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ -thiếu tháng 2 3 31 
6. Nhiễm trùng sơ sinh 2 3 39 
7. Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh 2 3 45 
8. Suy hô hấp sơ sinh 1 2 51 
9. Bệnh lý não trẻ sơ sinh 1 1 57 
Thần kinh 
10. Viêm màng não mũ trẻ em 2 3 60 
11. Viêm não Nhật bản 1 2 70 
12. Chứng bại não 1 2 74 
13. Xuất huyết não màng não 1 2 78 
Chăm sóc sức khỏe ban đầu 
14. Sốt ở trẻ em 2 3 81 
15. Sử dụng thuốc ở trẻ em 2 3 92 
16. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em 1 2 98 
17. Biếng ăn ở trẻ em 1 1 102 
18. Chăm sóc trẻ khoẻ trẻ ốm (bao gồm IMCI) 1 3 105 
 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhi_khoa_bai_nao_phan_2.pdf