Giáo trình Nhi khoa - Đau bụng ở trẻ em

Tóm tắt Giáo trình Nhi khoa - Đau bụng ở trẻ em: ...àm chỉ điểm báo hiệu một đợt tiêu chảy cấp sẽ có nguy cơ trở thành tiêu chảy kéo dài : số lần tiêu chảy, hồng cầu, bạch cầu trong phân. 2.Cơ chế sinh bệnh Theo lý thuyết thì tiêu chảy có thể bị kéo dài do :Các yếu tố gây bệnh tiếp tục làm tổn thương thành ruột. và sự hồi phục chậm của niêm m...ức ăn có độ thẩm thấu cao như sữa bò. Bệnh do thiếu máu cục bộ ở ruột, do thiếu oxy, do thiếu nước nên làm tăng độ quánh của máu hoặc do nhiễm trùng nặng sẽ dẫn đến hoại tử ruột nhất là hồi tràng.Bệnh thường xảy ra trong tuần lễ đầu với các triệu chứng : bỏ bú, nôn trớ, chướng bụng, ỉa ra má...h chiếc xuồng, trẻ tím tái và co rút trầm trọng khi thở. Trong những trường hợp nhẹ có thể không có suy hô hấp . - Gõ ở phần ngực có chứa thoát vị có thể có âm vang hơn bình thường, âm thở có thể không nghe thấy, âm ruột có thể nghe được ở phần trên lồng ngực. 2.2.Chẩn đoán Thường được d...

pdf76 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nhi khoa - Đau bụng ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lococcus aureus. 
E. Liên cầu, Proteus mirabilis, Mycoplasma pneumoniae. 
2. Ở trẻ em, tác nhân gây viêm mũi họng cấp thường gặp nhất là: 
A. Rhinovirus. 
B. Streptococcus nhóm C, F. 
C. Moraxella catarrhalis. 
D. Haemophilus parainfluenzae. 
E. Stretococcus pyogenes. 
3. Ở một trẻ bị viêm họng cấp, nếu có kèm các dấu hiệu nào sau đây thì khả năng nguyên 
nhân là do virus: 
A. Sốt, mệt mỏi, đau họng. 
B. Đau họng kèm hạch cổ sưng, đau. 
C. Viêm kết mạc, ho, khản tiếng. 
D. Sốt, mệt mỏi, chán ăn. 
E. Sốt, nhức đầu, mệt mỏi 
4. Các tác nhân gây viêm tai giữa cấp thường gặp nhất là: 
A. Staphylococcus aureus, liên cầu bêta tan máu nhóm A, Stretococcus pyogenes. 
B. Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. 
C. Rhinovirus, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae. 
D. Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Salmonella. 
E. Liên cầu, Proteus mirabilis, Mycoplasma pneumoniae. 
5. Tác nhân phổ biến nhất gây viêm nắp thanh quản cấp ở trẻ em là: 
A. Streptococcus pneumoniae. 
B. Staphylococcus aureus. 
C. Haemophilus influenzae. 
D. Moraxella catarrhalis. 
E. Mycoplasma pneumoniae 
6. Tác nhân phổ biến nhất gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em là: 
A. Parainfluenza virus. 
B. Adenovirus. 
C. RSV. 
D. Influenzavirus. 
E. Virus sởi. 
7. Đặc điểm lâm sàng nào sau đây phù hợp với viêm phế quản cấp ở trẻ em: 
A. Biểu hiện nhiễm trùng nặng nề. 
B. Ho rất nhiều. 
C. Tần số thở nhanh. 
D. Rút lõm lồng ngực. 
E. Nghe phổi có nhiều nhiều ran nổ khô, ran ẩm nhỏ hạt. 
8. Biện pháp nào sau đây là KHÔNG PHÙ HỢP, thậm chí có hại, khi điều trị một trẻ nhỏ bị 
viêm phế quản cấp: 
A. Thường xuyên thay đổi tư thế nằm. 
B. Vỗ lưng. 
C. Cho trẻ uống nhiều nước. 
D. Cho thuốc kháng histamin. 
E. Cho thuốc hạ sốt khi trẻ sốt. 
9. Viêm tiểu phế quản cấp thường xảy ra ở trẻ: 
A. 0 – 2 tuổi. 
B. 3 – 5 tuổi. 
C. 6 – 8 tuổi. 
D. 9 – 11 tuổi. 
E. 13 – 15 tuổi. 
10. Biện pháp nào sau đây là KHÔNG HIỆU QUẢ trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp do 
RSV: 
A. Đặt trẻ trong môi trường mát, có độ ẩm cao và giàu oxy. 
B. Nằm đầu, vai cao, cổ ngữa. 
C. Bù dịch theo đường tĩnh mạch. 
D. Corticosteroids tiêm tĩnh mạch. 
E. Ribavirin phun sương. 
1D 2A 3C 4B 5C 6A 7B 8D 9A 10D 
Tài liệu tham khảo 
1.Bộ y tế, Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em . Chương trình ARI. Hà Nội 1994. 
2.Tổ chức y tế thế giới, Tài liệu về chương trình ARI . 
3. Tổ chức y tế thế giới, Chương trình IMCI 2000 . 
ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ HEN PHẾ QUẢN 
THEO IMCI 
Mục tiêu 
1. Định nghĩa được hen phế quản (HPQ) theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 
2. Phân biệt được HPQ với một số bệnh lý thường gặp khác. 
3. Đánh giá và xử trí được HPQ tại cộng đồng theo chương trình Xử Trí Lồng Ghép Bệnh Trẻ 
Em (IMCI - Integrated Management of Childhood Illness). 
1. Định nghĩa HPQ theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới 
HPQ là một bệnh lý viêm mạn tính với tình trạng tắc nghẽn đường thở có hồi phục. Bệnh 
được đặc trưng bởi từng đợt sò sè tái diễn, thường kèm theo ho, và đáp ứng với các thuốc giãn 
phế quản và thuốc kháng viêm. 
2. Dịch tễ học 
Hen phế quản là bệnh phổi mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Hiện nay tỷ lệ trẻ em bị hen phế 
quản tăng nhanh trên toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo thông báo của 
Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có khoảng từ 7-10% trẻ em đã mắc hen, cứ sau 20 năm hen phế quản 
ở trẻ em tăng lên 2-3 lần. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong và nhập viện tăng đáng kể ở các nước 
phát triển. 
Ở Mỹ, mặc dù công tác quản lý điều trị hen trẻ em đã có nhiều tiến bộ, song năm 2002 tỷ lệ 
trẻ em dưới 5 tuổi hen phế quản tăng hơn 160% và tăng 74% ở nhóm tuổi 5-14 tuổi so với 
năm 1982; trên toàn nước Mỹ đã mất khoảng 14 triệu ngày học và 14,5 triệu ngày công lao 
động do bố mẹ nghỉ chăm sóc con cái; mỗi năm đã tiêu tốn hơn 14 tỷ đô-la cho việc chăm sóc 
người bệnh hen. 
Ở nước ta, trong năm 1999 có gần 658.000 lần cấp cứu nhi khoa do hen. Tỷ lệ cấp cứu ước 
tính hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi là 137,1/10.000 trẻ - tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi này. 
Bệnh hen làm mất đi khoảng 10 triệu ngày học hàng năm của học sinh. Ðây là nguyên nhân 
hàng đầu làm cho trẻ em nghỉ học và bỏ học do bệnh kéo dài. 
Giá thành điều trị hen ước tính hàng năm ở lứa tuổi dưới 18 khoảng 3,2 tỷ đô-la Mỹ. Một 
nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh cho thấy chi phí ước tính cho việc chăm sóc bệnh nhân hen là 
108 triệu USD, trong đó 50-70% dành cho nhập viện và cấp cứu, 30% là thuốc điều trị; 
288064 ngày công lao động bị mất. 
3. Chẩn đoán HPQ 
- Tiền sử có những đợt sò sè tái diễn, thường kèm theo ho. 
- Khám lâm sàng có thể có: 
+ Ngực căng phồng. 
+ Rút lõm lồng ngực. 
+ Thì thở ra kéo dài kèm với tiếng sò sè. 
+ Giảm lượng khí hít vào nếu tình trạng tắc nghẽn nặng. 
+ Không sốt. 
+ Đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản. 
Trong trường hợp chẩn đoán còn nghi ngờ, hãy cho một liều thuốc giãn phế quản tác dụng 
nhanh. Trẻ bị HPQ thường sẽ cải thiện nhanh với các dấu hiệu như giảm tần số thở, giảm rút 
lõm lồng ngực và đỡ khó thở. Tuy nhiên, trẻ bị HPQ nặng có khi phải cần nhiều liều thuốc 
giãn phế quản mới cải thiện. 
4. Chẩn đoán phân biệt HPQ 
Cần chẩn đoán phân biệt HPQ với các bệnh lý có sò sè. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, 
đợt sò sè đầu tiên thường xảy ra trong mùa dịch virus hợp bào hô hấp (RSV) và viêm tiểu phế 
quản cấp thường là nguyên nhân của đợt sò sè này. Ở trẻ lớn hơn và những trẻ có những đợt 
sò sè tái diễn thì HPQ và các bệnh lý tăng đáp ứng đường thở (reactive airways disease) là 
những nguyên nhân quan trọng nhất gây sò sè. 
Một số bệnh lý có sò sè cần được chẩn đoán phân biệt với HPQ : 
4.1. Viêm tiểu phế quản cấp 
- Sò sè xuất hiện lần đầu trong mùa dịch RSV. 
- Thường gặp ở trẻ < 2 tuổi. 
- Ngực căng phồng và gõ trong. 
- Rút lõm lồng ngực. 
- Nghe phổi có thể có ran nổ mịn hoặc ran rít. 
- Ăn, bú mẹ hoặc uống kém do khó thở. 
- Sò sè không đáp ứng với thuốc giãn phế quản. 
4.2. Sò sè kèm với ho hoặc cảm lạnh 
- Hầu hết các đợt sò sè đầu tiên ở trẻ < 2 tuổi đều có liên quan với ho hoặc cảm lạnh. 
- Trẻ không có tiền sử dị ứng trong gia đình (chàm, viêm mũi dị ứng...). 
- Các đợt sò sè thưa hơn khi trẻ lớn lên. 
- Sò sè thường đáp ứng tốt với Salbutamol uống tại nhà. 
4.3. Một số nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi do virus hoặc viêm phổi do Mycoplasma có 
thể kèm theo sò sè 
4.4. Dị vật đường thở 
4.5. Hạch bạch huyết chèn ép vào phế quản: hạch lao, u lympho và các khối u hạch bạch 
huyết khác. 
5. Xử trí HPQ 
- Nếu trẻ bị sò sè lần đầu và không khó thở thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, không cần thuốc giãn 
phế quản. 
- Nếu trẻ có khó thở và sò sè tái diễn thì cho Salbutamol dưới dạng phun sương (nebulizer) 
hoặc bình hít có liều định sẵn (metered-dose inhaler = MDI). Nếu không có Salbutamol thì 
cho Epinephrine tiêm dưới da. Đánh giá lại trẻ sau 30 phút để quyết định bước điều trị tiếp 
theo: 
+ Nếu trẻ hết khó thở và không còn thở nhanh : khuyên bà mẹ chăm sóc và về nhà điều trị với 
Salbutamol uống (si-rô hoặc viên). 
+ Nếu trẻ còn khó thở: cho trẻ nhập viện và điều trị với thở oxy, các thuốc giãn phế quản tác 
dụng nhanh và những thuốc khác được trình bày ở phần sau. 
+ Nếu trẻ có tím trung tâm hoặc không uống được: cho trẻ nhập viện và điều trị với thở oxy, 
các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và những thuốc khác được trình bày ở phần sau. 
Khi trẻ nhập viện, cần cho thở oxy ngay, cho một thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và một 
liều steroids (uống hoặc tiêm tĩnh mạch). Nên đánh giá đáp ứng với điều trị trong 30 phút 
bằng các dấu hiện như đỡ khó thở, và thông khi phế nang cải thiện khi nghe phổi. Nếu không 
cải thiện thì tiếp tục cho thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh với khoảng cách có thể 1 giờ 1 
lần. Sau khi đã cho 3 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh mà trẻ vẫn không đáp ứng thì 
cho thêm Aminophylline tiêm tĩnh mạch. 
5.1. Thở oxy 
Cho thở oxy 1-2 lít/phút đối với những bệnh nhân HPQ có khó thở. Nên cho thở oxy qua ống 
thông có 2 nhánh vào 2 mũi (nasal prongs) (đây là phương pháp tốt nhất cho trẻ nhũ nhi) hoặc 
qua ống thông mũi. Ngoài ra có thể cho thở oxy qua ống thông mũi họng. Cần cho thở oxy 
cho đến khi nào trẻ không còn dấu hiệu thiếu khí nữa. Y tá nên kiểm tra mỗi 3 giờ xem thử 
các ống thông có đặt đúng vị trí không, hoặc có bị tắc bởi chất nhầy không và các chổ nối có 
đảm bảo không. 
5.2. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh 
Cho 1 trong 3 loại thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh sau: 
- Salbutamol khí dung: Nguồn khí truyền cho máy phun sương phải truyền được 6-9 L/phút, 
thường là máy nén khí hoặc bình oxy. Nếu không có, có thể dùng bơm đạp chân. Liều 
Salbutamol: 2,5 mg (ví dụ 0,5 ml dung dịch 5 mg/ml) pha với 2-4 ml nước muối sinh lý. Liều 
này có thể cho mỗi 4 giờ, rồi giảm xuống mỗi 6-8 giờ khi trẻ cải thiện. Trong trường hợp 
nặng, nếu cần có thể cho mỗi 1 giờ. 
- Salbutamol liều định sẵn (MDI) với bầu hít (spacer device): Bầu hít thể tích 750 ml hiện có 
bán trên thị trường. Xịt 2 cái (200 mcg) vào bầu hít, đợi cho trẻ thở bình thường 3-5 lần rồi 
mới nhấc bầu hít ra. Liều này có thể lập lại mỗi 4 giờ, sau đó giảm xuống mỗi 6-8 giờ khi trẻ 
cải thiện. Trong trường hợp nặng, nếu cần có thể cho mỗi 1 giờ. Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ 
nhỏ, để trẻ hợp tác tốt hơn với điều trị, cần gắn mặt nạ với bầu hít. Nếu không có bầu hít 
chuẩn, có thể sử dụng bầu hít tự tạo bằng chai nước nhựa loại 1 lít, khi đó phải xịt 3-4 cái và 
để cho bệnh nhân thở trong 30 giây rồi mới nhấc bầu hít ra. 
- Epinephrine (adrenaline) tiêm dưới da: Nếu không có Salbutamol khí dung hoặc Salbutamol 
liều định sẵn, thì tiêm dưới da 0,01 ml/kg Epinephrine (adrenaline) loại 1:1000 (tối đa 0,3 ml). 
Nên sử dụng loại bơm tiêm 1ml để đo chính xác liều lượng thuốc. Sau 20 phút, nếu không cải 
thiện, có thể lập lại một lần nữa. 
5.3. Thuốc giãn phế quản uống 
Khi trẻ đã cải thiện và có thể ra viện, nếu không có Salbutamol dạng hít, có thể cho 
Salbutamol dạng viên hoặc xi-rô. Liều lượng Salbutamol uống: 
- Trẻ từ 2-12 tháng : 1 mg mỗi 6-8 giờ. 
- Trẻ từ 12 tháng-5 tuổi : 2 mg mỗi 6-8 giờ. 
5.4. Steroids 
Nếu trẻ bị cơn sò sè cấp tính nặng và trong tiền sử đã có sò sè tái diễn nhiều lần thì cho 
Prednisolone uống với liều 1 mg/kg 1 lần/ngày trong 3 ngày. Nếu trẻ vẫn còn nặng thì tiếp tục 
điều trị cho đến khi cải thiện. Thông thường không cần dùng steroids trong đợt sò sè đầu tiên. 
5.5. Aminophylline 
Nếu trẻ vẫn không cải thiện sau khi đã cho 3 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh kết hợp 
với prednisolone uống thì cho Aminophylline tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầu 5-6 mg/kg (tối 
đa là 300 mg), sau đó duy trì liều 5 mg/kg mỗi 6 giờ. Cần phải cân trẻ cẩn thận và mỗi liều 
thuốc phải được tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 20 phút hay tốt nhất là trong 1 giờ. 
Aminophylline tiêm tĩnh mạch có thể nguy hiểm khi cho quá liều hoặc tiêm quá nhanh. Nếu 
bệnh nhi đã được dùng bất kỳ dạng Aminophylline nào (ví dụ Theophylline) trong vòng 24 
giờ trước đó thì hãy bỏ qua liều khởi đầu. Cần phải ngưng thuốc ngay lập tức nếu trẻ bắt đầu 
nôn, mạch > 180 lần/phút, nhức đầu hoặc co giật. Nếu không có Aminophylline tiêm tĩnh 
mạch thì có thể sử dụng Aminophylline dạng đặt hậu môn. 
5.6. Kháng sinh 
Không nên cho kháng sinh một cách thường qui đối với những trẻ bị HPQ có thở nhanh 
nhưng không có sốt. Chỉ cho kháng sinh khi trẻ bị sốt kéo dài và có các dấu hiệu khác của 
viêm phổi. 
5.7. Chăm sóc 
Bảo đảm cung cấp đầy đủ dịch cho nhu cầu hàng ngày của bệnh nhi. Lượng dịch này được 
tính theo tuổi của trẻ. Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú mẹ nhiều và uống nhiều nước cũng như 
cho ăn đầy đủ thức ăn bổ sung ngay khi trẻ ăn được. 
5.8. Theo dõi 
Khi nhập viện, trẻ cần được y tá theo dõi và đánh giá mỗi 3 giờ, hoặc mỗi 6 giờ khi trẻ đã cải 
thiện (ví dụ như tần số thở giảm, đỡ rút lõm lồng ngực và đỡ khó thở) và phải được bác sĩ 
theo dõi ít nhất 1 ngày 1 lần. Cần theo dõi tần số thở và đặc biệt là các dấu hiệu của suy hô 
hấp. Nếu kém đáp ứng với điều trị thì cho Salbutamol thường xuyên hơn, có thể mỗi 60 phút. 
Nếu vẫn không hiệu quả thì cho Aminophylline. 
5.9. Biến chứng 
Nếu trẻ không đáp ứng với các điều trị ở trên hoặc tình trạng trẻ đột ngột xấu đi, cần cho chụp 
X-quang phổi để tìm dấu hiệu tràn khí màng phổi. Tràn khí màng phổi có chèn ép biểu hiện 
bằng suy hô hấp nặng và trung thất bị đẩy qua phía bên kia. Lúc này cần dẫn lưu khi màng 
phổi ngay cho đến khi không còn khí thoát ra và nhu mô phổi trở lại bình thường. 
6. Phòng bệnh 
- Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các dị ứng nguyên đặc hiệu gây hen hoặc các chất kích thích: 
+ Hạn chế bét trong nhà đặc biệt là phòng ngủ của trẻ. 
+ Hạn chế nấm mốc: nhà của phải thoáng, khô ráo, các vật dụng phòng ngủ phải được giặt và 
phơi khô thường xuyên. 
+ Tránh nuôi chó mèo nếu trong nhà có trẻ bị hen. 
+ Hạn chế phấn hoa: không cắm hoa trong phòng ngủ của trẻ bị hen, không để trẻ chơi ở 
những nơi có nhiều hoa. 
+ Hạn chế dán. 
+ Tránh khói bụi: tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, bụi nhà. 
+ Tránh các yếu tố kích thích trong không khí: không khí lạnh, mùi sơn ướt, mùi nấu nướng 
thức ăn v.v... 
+ Tránh chạy nhảy nô đùa quá mức. 
- Giải mẫn cảm (miễn dịch liệu pháp). 
- Liệu pháp tâm lý. 
- Phòng bệnh bằng thuốc: corticosteroids dạng hít (ICS) là thuốc kháng viêm hiệu quả nhất 
hiện nay, là pháp điều trị dự phòng thiết yếu cho những bệnh nhân bị hen phế quản mạn tính. 
THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Hãy chọn một thuốc chủ vận beta 2 tác dụng nhanh (và ngắn ): 
 A. Formoterol, 
 B. Salmeterol 
 C. Fenoterol 
 D. Ipratropium bromide 
 E. Bambuterol 
2. Hãy chọn một thuốc chủ vận beta 2 tác dụng chậm và kéo dài: 
 A. Albuterol 
 B. Salmeterol 
 C. Ipratropium bromide 
 D. Bricanyl 
 E. Fenoterol 
3. Đối với thuốc chủ vận beta 2 tác dụng nhanh, cách dùng nào sau đây là phù hợp nhất đối 
với các bệnh nhân hen: 
A. Dùng hằng ngày dù bình thường hay có khó thở 
 B. Chỉ dùng khi có triệu chứng khó thở 
 C. Dùng hằng ngày không quá 3 lần mỗi ngày 
 D. Dùng hằng ngày kèm theo thuốc ICS 
 E. Tất cả đều sai 
4. Thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài được sử dụng để: 
 A. Cắt cơn hen cấp nhẹ hoặc vừa 
 B. Cắt cơn hen cấp nặng 
 C. Phối hợp với thuốc kháng phó giao cảm để phòng hen 
 D. Phối hợp với ICS hoặc kháng leucotriene để kiểm soát hen 
 E. Tất cả đều đúng 
5. Thuốc kháng phó giao cảm có trên thị trường hiện nay là: 
 A. Albuterol 
 B. Bricanyl 
 C. Ipratropium bromide 
 D. Salmeterol 
 E. Fenoterol 
6. Loại hen có đáp ứng tốt với Ipratropium bromide là: 
 A. Hen khởi động bởi các yếu tố tâm lý 
 B. Hen mãn 
 C. Hen liên quan đến hoạt động thể lực 
 D. Hen do nguồn gốc dị ứng 
 E. Tất cả đều sai 
7. Trong cơn hen cấp, Ipratropium bromide thường được dùng để: 
 A. cắt cơn hen cấp một cách đơn độc 
 B. phối hợp với corticoide 
 C. phối hợp với thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài 
 D. phối hợp với thuốc chủ vận beta 2 tác dụng nhanh 
 E. phối hợp với theophylline 
8. Cơ chế tác dụng của theophylline là: 
A. Hoạt hoá phosphodiesterase, gây nên sự gia tăng tích luỹ AMP vòng trong tổ chức 
B. Ức chế phosphodiesterase, gây nên sự gia tăng tích luỹ AMP vòng trong tổ chức 
C. Ức chế glucuronyltransferrase, gây nên sự gia tăng tích luỹ AMP vòng trong tổ 
chức 
D. Hoạt hoá glucuronyl transferrase, gây nên sự giảm tích luỹ AMP vòng trong tổ 
chức 
E. Tất cả đều sai 
9. Tác dụng của theophylline như sau, ngoaị trừ : 
 A. giãn phế quản 
 B. kích thích thần kinh trung ương 
 C. giảm tiết acid dịch vị 
 D. tăng sức bóp và tăng nhịp tim 
 E. lợi niệu 
10. Lý do khiến theophylline hiện nay ít được sử dụng là, ngoại trừ : 
A. điều trị dài ngày với theophylline trong bệnh hen không mang lại sự cải thiện nào 
cho tính dễ co thắt của khí đạo 
 B. các dạng thuốc theophylline đều dễ gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt khi có những 
yếu tố làm chậm sự chuyển hóa theophylline 
 C. theophylline có thể gây ra một số vấn đề khó khăn về nhận thức, thái độ,và học tập 
ở một số trẻ 
D. sự sử dụng dài ngày theophylline thường liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong 
do hen. 
 E. Tác dụng giãn phế quản kém thua những thuốc chủ vận beta 2 
11. Chỉ định của theophylline hiện nay chỉ hạn chế ở một số trường hợp như : 
 A. những trẻ lệ thuộc theophylline 
 B. những bệnh nhi hen vừa đến nặng mà điều trị với thuốc chủ vận Beta-2 và steroids 
hít không mang lại kết quả 
 C. những bệnh nhi hen do lao tác 
 D. những bệnh nhi có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn 
 E. tất cả đều đúng 
12. Khi sử dụng theophylline cho các bệnh nhi hen, để hạn chế tác dụng phụ, cần phải : 
 A. nên bắt đầu với 50% liều được tính, rồi tăng dần từng lượng nhỏ mỗi 3 ngày một 
lần cho đến khi đạt được liều tối ưu 
 B. nên bắt đầu với 60% liều được tính, rồi tăng dần từng lượng nhỏ mỗi 2 ngày một 
lần cho đến khi đạt được liều tối ưu 
 C. nên bắt đầu với 70% liều được tính, rồi tăng dần từng lượng nhỏ mỗi ngày một lần 
cho đến khi đạt được liều tối ưu 
 D. nên bắt đầu với 70% liều được tính, rồi tăng dần từng lượng nhỏ mỗi 3 ngày một 
lần cho đến khi đạt được liều tối ưu 
 E. nên bắt đầu với 50% liều được tính, rồi tăng dần từng lượng nhỏ mỗi ngày một lần 
cho đến khi đạt được liều tối ưu 
13. Để có được tác dụng đầy đủ, ketotifen cần một thời gian điều trị tối thiểu là : 
 A. 4 tuần 
 B. 5 tuần 
 C. 6 tuần 
 D. 7 tuần 
 E. 8 tuần 
14. Nedocromil Sodium có tác dụng sau, ngoại trừ: 
 A. ngăn ngừa hen do lao tác 
 B. làm giảm tính dễ co thắt của phế qủan đối với histamine 
 C. giảm nhu cầu thuốc giãn phế quản và steroide hít 
 D. cắt cơn hen do tiếp xúc với dị ứng nguyên 
 E. phòng hen do tiếp xúc với dị ứng nguyên 
15. Dùng corticosteroids hít đều đặn hàng ngày có tác dụng : 
 A. ngăn ngừa hen do lao tác khi dùng ngay trước khi lao tác 
 B. làm giãn cơ trơn phế quản và làm giảm tình trạng viêm khí đạo 
 C. làm giảm tình trạng viêm khí đạo và làm giảm tính dễ co thắt phế quản 
 D. làm giảm tình trạng viêm khí đạo ngay cả khi đã ngừng thuốc trên 4 tháng 
 E. tất cả đều sai 
16. Beclomethasone hít liều cao : 
 A. có thể gây ảnh hưởng ức chế lên thượng thận ở một số trẻ nhưng ảnh hưởng này lệ 
thuộc liều lượng 
 B. có thể gây ảnh hưởng ức chế lên thượng thận ở một số trẻ nhạy cảm 
 C. không gây tác dụng ức chế lên thượng thận 
 D. có thể gây ức chế thượng thận với liều > 100 g/m2/ngày 
 E. tất cả đều sai 
17. Để hạn chế tác dụng phụ của corticoides hít, cần phải : 
 A. Chỉ nên dùng liều thấp hoặc trung bình 
 B. Súc miệng sau khi hít 
 C. Dùng kèm bầu hít 
 D. Không nuốt thuốc vào đường tiêu hoá 
 E. Tất cả đều đúng 
18. Để hạn chế nhiễm nấm họng khi dùng corticoide hít: 
 A. Dùng thuốc kháng nấm định kỳ 
 B. Súc miệng sau mỗi lần hít 
 C. Dùng chế độ ngày 1 lần 
 D. Hít trực tiếp không qua bầu hít 
 E. Tất cả đều đúng 
19. Để tránh tác dụng phụ khi phải dùng corticoide đường uống trong điều trị hen: 
 A. Dùng liều bé nhất có thể kiểm soát được triệu chứng 
 B. Dùng thuốc trước 12 giờ trưa 
 C. Dùng 1 ngày nghỉ 2 ngày 
 D. Dùng kèm thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài 
 E. Tất cả đều đúng 
20. Loại corticoide hít có tác dụng kháng viêm mạnh nhất và ít tác dụng phụ nhất hiện nay là: 
 A. Beclomethasone 
 B. Flunisolide 
 C. Triamcinolone 
 D. Budesonide 
 E. Fluticasone 
ĐÁP ÁN 
1.C 2B 3B 4D 5C 6A 7D 8B 9C 10E 
11B 12A 13E
 14D 15C 16A 17C 18B 19A 20E 
Tài liệu tham khảo 
1. WHO/FCH/CAH/00.1 (2000). Management of the child with a serious infection or severe 
malnutrition - Guidelines for care at the first-referral level in developing countries; 35-37. 
2. WHO/FCH/CAH/00 (April 2000). Handbook IMCI: Integrated Management of Childhood 
Illness. 
3. Hàn Trung Ðiền (2003). Hen phế quản ở trẻ em. Báo Sức Khỏe và Đời Sống; số ngày 
14/04/2003. 
4. Lê Văn Nhi (2002). Kiểm soát hen tại Việt Nam: lý thuyết và thực tế. Hội Nghị Khoa Học: 
Xu hướng mới về điều trị bệnh hen trong thế kỷ 21. Thời Sự Y Dược Học; tháng 04/2003: 
108-111. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhi_khoa_dau_bung_o_tre_em.pdf