Giáo trình Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em (Phần 2): ...a: A. Campylobacter Jejuni. B. E. Coli C. Shigella D. Klebsiella. E. Salmonella. Đáp án 1C 2A 3C 4C 5D 6E 7C 8C 9B 10B Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Húa Phục, mai Văn Tuấn, Phan Thanh Sơn(1998). Điều tra nhiễm ký sinh trùng ruột trẻ em tại một số trường cấp I, II ở nông thôn và th...itamin B1 từ 0,16-0,18 mg/100g gạo, trong khi gạo trắng xay xát theo phương pháp công nghiệp chỉ cung cấp 0,08mg vitamin B1/100g gạo. - Chế độ ăn kiêng của bà mẹ mang thai và cho con bú: 1 số bà mẹ chỉ ăn gạo xát trắng, cá kho mặn, trong thời gian cho con bú khẩu phần này làm thiếu hụt lượng...tháng cho 50.000 UI.). Vẫn cho vitamin A mặc dầu đã biết trước đó 1 tháng trẻ đã có uống - Cho hằng ngày ít nhất trong 2 tuần lễ: + Multivitamin trẻ dưới 1 tuổi cho 1 viên/ngày, trẻ trên 1 tuổi cho 2 viên/ngày. + Folic acid 1mg/ngày ( ngày đầu cho 5 mg) + Kẽm 2mg/kg/ngày + Đồng 0,3mg/kg/ng...

pdf73 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát triển thể chất bình thường theo tuổi . 
+ Nội tiết tố sinh dục chỉ ảnh hưởng đến gần giai đoạn trưởng thành. Nó làm chiều cao tăng 
nhanh lúc bắt đầu dậy thì, có ảnh hưởng nhiều hơn lên quá trình trưởng thành 
(nó kết thúc sự phát triển về chiều cao bằng cách cốt hoá vĩnh viễn những sụn tăng trưởng) 
+ Glucocorticoide ít có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường. 
Nếu hormone này được tăng tiết hoặc được đưa từ ngoài vào sẽ ức chế quá trình tăng trưởng 
điển hình trong hội chứng thận hư trẻ đang giai đoạn phát triển. 
- Yếu tố tinh thần kinh. 
2. Những chỉ số đánh giá sự phát triển về thể chất 
Sự phát triển thể chất gồm 2 hiện tượng: 
- Hiện tượng số lượng: đo bằng centimeter (cm) hoặc gram (g). 
Gồm cân nặng, chiều cao, vòng đầu. 
- Hiện tượng trưởng thành: đó là sự thay đổi về chất lượng của các mô (mô xương, răng, cơ 
quan sinh dục, tâm thần kinh). 
2.1. Nghiên cứu chính xác sự phát triển thể chất 
Những biểu đồ: dựa vào các biểu đồ này sẽ biết mối liên quan giữa chiều cao và vòng đầu so 
với tuổi, cân nặng so với chiều cao. 
Trong thực hành sử dụng 2 loại biểu đồ: 
- Biểu đồ tính theo độ lệch chuẩn DS (SD) 
Giới hạn thay đổi bình thường nằm giữa - 2SD và + 2SD 
- Biểu đồ được diễn tả bằng percentile hoặc centile . 
2.2. Những chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em 
2.2.1.Tăng trưởng về chiều cao 
Ghi nhớ những mốc tăng trưởng sau: 
Tăng trưởng nhanh từ 0 - 4 tuổi: 50cm lúc sinh, 100cm lúc 4 tuổi. 
Tăng trưởng trung bình 5 - 6 cm/năm từ 4 tuổi đến tuổi bắt đầu tuổi dậy thì. 
Giảm dần và ngừng tăng trưởng vào cuối tuổi dậy thì. 
Theo dõi sự tăng trưởng bằng những biểu đồ (đã trình bày ở trên) cho phép: 
+ So sánh sự phát triển của đứa trẻ với sự phát triển trung bình có nghĩa là so sánh trẻ với 
những trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng nòi giống. 
+ Đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng cách nghiên cứu biểu đồ phát triển của đứa trẻ đó trong 
nhiều năm. 
Bình thường đứa trẻ phát triển trong vùng tăng trưởng về chiều cao bình thường của nó. Nếu 
như trong quá trình theo dõi thấy có sự thay đổi về vùng tăng trưởng chiều cao phản ánh một 
sự quá phát triển hoặc một sự kém phát triển về tốc độ tăng trưởng, cả 2 đều biểu hiện sự bất 
thường. 
Ngoài ra trong thực hành có thể dùng công thức sau để tính nhanh một cách ước lượng chiều 
cao của trẻ: 
X = 75 cm + 5 cm (N -1) , N : số tuổi của trẻ lớn hơn 1 tuổi 
2.2.2. Tăng trưởng vòng đầu 
Tăng trưởng não bộ tăng nhanh trong năm đầu và gần như kết thúc vào 6 tháng tuổi. Để theo 
dõi sự tăng trưởng của vòng đầu sẽ đo đường kính của vòng đầu và theo dõi bằng biểu đồ 
DS ( SD) hoặc biểu đồ percentile. Có công thức tính mối liên quan giữa vòng đầu của trẻ 
( 1 tuổi và chiều cao như sau: 
PC = T/2 + 10 PC: đường kính vòng đầu; T: chiều cao 
 2.2.3. Sự tăng trưởng về cân nặng 
Theo dõi sự phát triển cân nặng bằng biểu đồ DS hoặc biểu đồ Percentile. Cũng có ý nghĩa 
giống như theo dõi sự phát triển chiều cao bằng biểu đồ. 
Trong thực hành lâm sàng có thể sử dụng công thức tính nhanh sau đây khi trong tay không có 
sẵn biểu đồ biểu diễn chiều cao, cân nặng, vòng đầu : 
Cân nặng trẻ dưới 6 tháng tuổi = Cân nặng lúc sinh + 600 (n) 
Cân nặng trẻ trên 6 tháng = Cân nặng lúc sinh + 500 (n) 
Trong đó n là số tháng, N là số tuổi. 
 3. Những chỉ số đánh giá sự trưởng thành 
3.1. Tuổi xương 
 Thường được sử dụng nhiều nhất để đánh giá sự trưởng thành. 
Đánh giá dựa trên sự xuất hiện từ từ những điểm cốt hoá của sụn đầu xương dài hoặc xương 
ngắn (khối xương cổ chân và cổ tay) từ lúc sinh đến tuổi dậy thì. Hình vẽ minh hoạ.Tuỳ theo 
sự trưởng thành của xương, người ta ghi nhận thời điểm xuất hiện, dạng, thời điểm cứng của 
những điểm cốt hoá để định tuổi xương. Phương pháp này cần đến những xét nghiệm về X.Q 
để có chỉ định tuỳ theo tuổi chụp những vùng xương mà có nhiều biến đổi nhất như: 
- Từ lúc sinh đến 1 tuổi: bàn chân và chi dưới trái (đối với một số tác giả người ta khuyên 
nên chụp 1/2 bộ xương trái thẳng sau) 
- Từ 6 tháng đến tuổi dậy thì : bàn tay và cổ tay trái trên film thẳng (dựa trên Atlas của tác 
giả Greulich và Pyle), minh hoạ hình vẽ. 
- Từ tuổi dậy thì nghiên cứu xương của cổ tay và bàn tay. 
Tất cả những điều trên để nhằm xác định 3 thông số mà thường phù hợp với nhau trên cùng 
một đứa trẻ, được đánh giá là phát triển thể chất bình thường: 
- Tuổi đời: tuổi thực sự được tính theo ngày sinh. 
- Tuổi chiều cao: tuổi được ghi nhận theo chiều cao. 
- Tuổi xương: được ghi nhận theo mức độ trưởng thành của xương. 
3.2. Tuổi tính theo răng 
Người ta cố gắng nêu ra một mối liên quan giữa tuổi theo sự xuất hiện của những răng vĩnh 
viễn, nhưng trên thực hành lâm sàng không sử dụng. 
Răng sữa mọc khác nhau về thời gian tuỳ theo từng trẻ, có trẻ sinh ra đã mọc răng nhưng 
ngược lại có những trẻ mọc răng đầu tiên vào khoảng 13-14 tháng. 
Như vậy không thể dựa vào những răng mọc để đánh giá sự phát triển thể chất ở trẻ em. Bình 
thường những răng sữa mọc theo thời gian như sau: 
Răng cửa giữa dưới 
Răng cửa bên, dưới 
Răng cửa giữa trên 
Răng cửa bên, trên 
 Răng hàm nhỏ, dưới 
Răng hàm nhỏ trên 
Răng nanh dưới 
Răng nanh trên 
 Răng hàm số 2 dưới 
6 tháng 
7 tháng 
7 1/2 
9 
12 
14 
16 
18 
20 
3.3.Tuổi tính theo sự dậy thì ( xem bài: dậy thì của chương nội tiết ) 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM 
TỰ LƯỢNG GIÁ 
1. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: 
 A. Di truyền 
 B. Trí tuệ 
 C. Tiêu hoá 
 D. Nước biển 
 E. Địa dư 
2. Một trẻ 2 tuổi được mang đến phòng khám nhi vì cháu bị tiêu chảy từ hơn 2 tuần qua. 
Nếu bạn là bác sĩ bạn sẽ phải làm gì: 
A. Khám toàn thể các bộ phận 
B. Khám nội khoa và xác định biểu đồ tăng trưởng 
C. Sờ thóp xem có mất nước không 
D. Hỏi xem thử cháu có ăn uống tốt không 
 E. Xét nghiệm phân cho cháu bé 
3. Chỉ có di truyền , giống nòi và dinh dưỡng là có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất 
trẻ em. 
A. Đ 
B. S 
C. Thêm khí hậu 
D. Thêm thời tiết 
E. Thêm hoàn cảnh xã hội 
4. Trẻ nữ 3 tuổi, bị rối loạn chuyển hoá gluten gọi là bệnh Coeliaque, trẻ có cân nặng, 
chiều cao ở dưới mức – 3 SD, nguyên nhân gây chậm phát triển thể chất ở cháu bé này là: 
A. Di truyền 
B. Gíông nòi 
C. Dinh dưỡng 
D. Chuyển hoá 
E. Nội tiết 
5. Cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển về thể chất khi không có biểu đồ cân nặng là: 
A. Theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, vòng đầu trong năm đầu 
B. Nêu công thức tính nhanh cân nặng của trẻ trên 1 tuổi 
C. Nêu công thức tính nhanh cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi 
D. Theo dõi bằng cách đo và cân hàng tháng trong năm đầu 
E. Theo dõi bằng cách cân và đo hàng năm sau 1 tuổi 
6. Một trẻ trai 30 tháng tuổi, có cân nặng lúc sinh 2500 gr, lúc 9 tháng đi tiêm chủng sởi 
cân nặng 8 kg, từ 11 tháng cháu thường bị ỉa chảy. Để theo dõi sự phát triển thể chất của 
cháu bé này là theo dõi: 
A.Cân nặng 
B. Theo dõi trên biểu đồ bằng cách chấm những mốc biết được về cân nặng 
C.Chiều cao, cân nặng, vòng đầu trong năm đầu 
D.Số răng mọc 
E.Tuổi xương 
7. Một bé gái sinh non có cân nặng lúc sinh thấp 1500 gram, tháng nào cháu cũng lên dược 
trung bình 300 gram, đến nay cháu 12 tháng cân nặng 8 kg . Cháu bé bị chậm phát triển thể 
chất . Các bạn có ý kiến gì thêm 
A. Đ 
B. S 
C. Không đủ dữ liệu 
D. Loại sơ sinh lúc sinh 
E. Tuổi thai lúc sinh 
8. Trẻ nam 13 tháng tuổi, cân nặng 8 kg, chiều cao 72 cm, mẹ cháu cho là cháu bị suy 
dinh dưỡng. Bác sĩ không có biểu đồ cân nặng và chiều cao trong tay. Dựa trên cơ sở nào 
để tư vấn cho bà mẹ: 
A. Công thức tính nhanh cân nặng và chiều cao 
B. Hỏi chiều cao, cân nặng lúc sinh rồi tính nhanh theo công thức 
C. Dựa vào biều đồ tăng trưởng 
D. Khám toàn thân nếu trẻ khoẻ thì kết luận bình thường 
E. Đánh giá phát triển tinh thần - vận động 
9. Về những loại biểu đồ theo dõi sự phát triển thể chất trẻ em, câu nào sau đây là đúng: 
A. Biểu đồ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, vòng đầu trong năm đầu 
B. Biểu đồ tăng trưởng về cân nặng 
C. Biểu đồ tăng trưởng theo độ lệch chuẩn và Bách phân vị (Percentile) 
D. Theo dõi bằng cách đo và cân hàng tháng trong năm đầu 
E. Theo dõi bằng cách cân và đo hàng năm sau 1 tuổi 
10. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ tăng trưởng của một trẻ là bình thường nếu nằm ở 
mức : 
A. Trung bình ( ký hiệu chữ M ) 
B. + 1 SD 
C. -1 SD 
D. 2,5% percentile 
E. 97,5% percentile 
 ĐÁP ÁN 
1A 2B 3B 4D 5C 6B 7B 8B 9C 10A 
Tài liệu tham khảo 
1. Bài giảng nhi khoa Hà Nội, tập I, Trang 20 - 22 
2. C. ROY (Paris) 
Pediatrie, Université Francophones, Ellipses/ Aupelf, 1989 
Croissance , Pp 25 - 33 
3. R.S. ILLINGWORTH 
L’enfant normal, Masson, 1997 
Croissance staturo - ponderale, Pp 57 – 85 
 ĐẶC ĐIỂM HỆ DA - CƠ - XƢƠNG TRẺ EM 
Mục tiêu 
1. Trình bày được những đặc điểm thành phần cấu tạo của da và lớp mỡ dưới da. 
2. Nêu được một số bệnh lý về hệ da- cơ- xương ở trẻ em. 
3. Hướng dẫn cho các bà mẹ cách chăm sóc về da, cơ, xương của trẻ em qua từng lứa tuổi . 
1. Da và tổ chức dƣới da 
1.1. Cấu tạo da của trẻ em 
1.1.1. Da của trẻ sơ sinh: mỏng xốp chứa nhiều nước. Các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển ít. 
Sau khi trẻ sinh ra, trên da phủ một lớp màu trắng ngà, đó là lớp thượng bì bong ra, được gọi 
là chất gây, có nhiệm vụ bảo vệ che chở và dinh dưỡng cho da; làm cơ thể đỡ mất nhiệt, có 
tác dụng miễn dịch, vì vậy không nên rửa sạch ngay, mà phải đợi sau 48 giờ mới lau sạch, nếu 
không thì dễ bị hăm đỏ các nếp gấp. 
Những biểu hiện thường gặp ở da của trẻ sơ sinh 
- Đỏ da sinh lý. 
- Vàng da sinh lý : 80 - 85% trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lý, vàng da xuất hiện từ 
ngày thứ 2 - 5 sau khi sinh và kéo dài đến ngày thứ 7 - 8 thì hết; nhưng ở trẻ đẻ non có khi 
kéo dài đến 3 - 4 tuần. 
- Vàng da bệnh lý 
1.1.2. Da của trẻ em: mềm mại, có nhiều mao mạch, lớp thượng bì mỏng, sờ vào mịn như 
nhung. Tuyến mồ hôi trong 3 - 4 tuần đã phát triển nhưng chưa hoạt động. Điều hoà nhiệt 
chưa hoàn chỉnh. Tuyến mỡ phát triển tốt . 
1.2. Lớp mỡ dưới da: Được hình thành từ lúc thai nhi 7 - 8 tháng, nên trẻ đẻ non lớp mỡ này 
phát triển yếu. Ở trẻ em, trong 6 tháng đầu lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, bề dày trung bình 
từ 6 - 15 mm, trẻ gái phát triển hơn trẻ trai. Lớp mỡ dưới da chứa nhiều axit béo no như axit 
Palmitic, axit Stearic và ít axit béo không no như axit. Oleic hơn người lớn.. Do đó về mùa 
lạnh, trẻ nhỏ khi bị bệnh nặng thường dễ bị cứng bì (sclérème) hoặc phù cứng bì 
(sclèrodème), nhất là trẻ đẻ non thường dễ bị tình trạng này. Cần chú ý thành phần hóa học kể 
trên để tránh tiêm các loại thuốc tan trong dầu như long não, vì thuốc dễ làm cho da bị cứng 
và lâu tan nên gây áp - xe . 
1.3. Đặc điểm sinh lý của da 
 Bề mặt da của trẻ em so với trọng lượng cơ thể cao hơn người lớn. Do đó sự thải nước theo 
đường da ở trẻ em sẽ lớn hơn người lớn. Diện tích da ở người lớn là 1,73 m2. 
Diện tích da ở trẻ em được tính theo công thức 
. 
Trong đó S tính theo m2 và p tính theo kg 
1.3.1. Chức năng bảo vệ: da bảo vệ các lớp tổ chức sâu chống lại các tác nhân cơ, hoá học 
bên ngoài; chức năng này ở trẻ nhỏ rất yếu so với người lớn. Do đó da trẻ em rất dễ bị tổn 
thương và nhiễm trùng. 
1.3.2. Chức năng hô hấp và bài tiết: ở trẻ nhỏ, sự hô hấp ở ngoài da biểu hiện rất mạnh so với 
người lớn. Trong những tháng đầu tuyến mồ hôi chưa làm việc nên da chưa có tác dụng tiết 
mồ hôi. 
S
p
p
90
74
 1.3.3. Chức năng điều hoà nhiệt: do da có nhiều mạch máu, tuyến mồ hôi chưa hoạt động, hệ 
thần kinh chưa hoàn thiện nên điều hoà nhiệt kém, trẻ dễ bị nóng quá hay lạnh quá. 
1.3.4. Chức năng chuyển hoá: ngoài chuyển hoá hơi nước, da còn cấu tạo nên các men, các 
chất miễn dịch, đặc biệt là chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D dưới tác dụng của tia 
cực tím. Vì vậy cần cho trẻ tắm nắng để phòng bệnh còi xương. 
2. Hê cơ 
 Hệ cơ cùng với hệ xương chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ thể. Sự vận động của các cơ 
có liên quan đến võ não. Những hoạt động và rèn luyện thân thể đều làm tăng thêm hoạt động 
tinh thần của con người . 
2.1. Cấu tạo 
2.1.1. Hệ cơ trẻ sơ sinh: chiếm khoảng 25% trọng lượng cơ thể, đến khi trưởng thành hệ cơ 
chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Cơ trẻ em chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ, 
nên khi trẻ bị ỉa chảy thì sụt cân nhanh . 
2.1.2. Hệ cơ trẻ em: phát triển không đồng đều. Ở trẻ dưới 6 tuổi, các cơ ở đùi, vai, cẳng chân 
cánh tay phát triển sớm hơn, trong khi đó các cơ nhỏ như cơ ở bàn tay, ngón tay phát triển 
chậm hơn. Vì vậy trẻ nhỏ chưa làm được các động tác khéo léo, tỷ mỷ cần sử dụng đến những 
ngón tay. 
2.2. Đặc điểm sinh lý 
2.2.1. Cơ lực : thông thường bên phải mạnh hơn bên trái. Cơ lực trẻ em còn yếu nên không 
cho trẻ luyện tập thân thể và lao động quá mức . 
2.2.2. Trương lực cơ : Trẻ em trong những tháng đầu sau sinh có hiện tượng tăng trương lực 
cơ sinh lý, đặc biệt ở chi trên và chi dưới kéo dài trong vòng 2 -4 tháng . 
2.3. Một số bệnh lý về hệ cơ thường gặp ở trẻ em 
- Thiếu cơ bẩm sinh : thường gặp ở cơ ngực, hoặc bó ức sườn . 
- Nhược cơ bẩm sinh 
- Bệnh nhược cơ nặng ở tuổi thiếu niên . 
- Bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển 
3. Hệ xƣơng 
Xương là chỗ dựa của toàn bộ cơ thể. Một số xương có nhiệm vụ bảo vệ não, tim, phổi . 
3.1. Xương thai nhi: hầu hết là tổ chức sụn, sau đó dần dần tạo thành xương và phát triển cho 
đến lứa tuổi 20 - 25. 
3.2. Xương sơ sinh: chứa nhiều nước, ít muối khoáng. Khi trẻ lớn thì nước giảm, muối 
khoáng tăng. Do vậy xương trẻ em mềm và có độ chun dãn hơn. Màng ngoài xương dày, nên 
trẻ thường bị gãy xương theo dạng cành tươi. Sự tạo cốt và hủy cốt nhanh . 
3.3. Điểm cốt hoá: thường ở giữa các đầu xương và xuất hiện theo từng thời kỳ. Người ta có 
thể dựa vào điểm cốt hoá để xác định lứa tuổi của trẻ: 3-4 tháng xuất hiện điểm cốt hoá ở 
xương mác; 3 tuổi: xương tháp; 4-6 tuổi: xương bán nguyệt và xương thang; 5-7 tuổi: xương 
thuyền; 10-13 tuổi: xương đậu. 
3.4. Đặc điểm của một số xương 
3.4.1. Xương sọ: Ở trẻ em xương sọ phần đầu dài hơn phần mặt. Hộp sọ trẻ em tương đối to 
so với kích thước của cơ thể so với người lớn. Hộp sọ phát triển nhanh trong năm đầu. Khi 
sinh ra trẻ có 2 thóp: thóp trước và thóp sau. Thóp trước sẽ đóng kín khi trẻ được 1 tuổi - 18 
tháng. Thóp sau nhỏ hơn và sẽ đóng kín trong vòng 3 tháng đầu. 
3.4.2. Xương sống : Xương cột sống chưa ổn định. 
- Lúc sơ sinh cột sống rất thẳng. 
- 2 tháng tuổi : trục sống lưng quay về phía trước . 
- 6 tháng tuổi : cột sống quay về phía sau. 
- 1 năm tuổi : cột sống vùng lưng cong về phía trước. 
- 7 tuổi : xương sống có 2 đoạn uốn cong ở cổ và ngực . 
- Tuổi dậy thì : cong ở vùng thắt lưng . 
 Một số bệnh gặp ở vùng xương sống : 
+ Hội chứng Klippel Fell : số đốt sống cổ giảm đi hoặc có nhiều nửa đốt sống hợp lại thành 
một khối xương. Cổ ngắn và bờ chân tóc thấp. Cử động của cổ bị hạn chế . 
+ Bệnh lao cột sống : thường thấy tổn thương ở đoạn lưng và thắt lưng . 
+ Tật nứt gai đôi cột sống ( spina bifida ) : thường thấy ở đoạn L4 - S1 . 
3.4.3. Lồng ngực: Trẻ dưới 1 tuổi, đường kính trước - sau của lồng ngực bằng đường kính 
ngang. Càng lớn lồng ngực càng dẹt. Xương sườn nằm theo chiều ngang. Tuổi đi học xương 
sườn nằm theo đường dốc nghiêng. 
3.4.4. Răng : trẻ sơ sinh chưa có răng. Trẻ khoẻ mạnh bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6. Đến 
2 tuổi hết thời kỳ mọc răng sữa. Tổng số răng sữa là 20 cái. Có thể tính số răng theo công 
thức sau: Số răng = số tháng - 4 . 
 Từ 5 - 7 tuổi mọc răng hàm, từ 6 - 7 tuổi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn , tổng số 
răng vĩnh viễn là 32 cái. 
 Trẻ bị còi xương răng mọc chậm, men răng xấu.. 
DAC DIEM DA CO XUONG 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1.Cấu tạo của chất gây trên da trẻ sơ sinh là 
A. Lớp có màu trắng ngà. 
B. Do tế bào lớp thượng bì bong ra. 
C. Làm cho cơ thể đỡ mất nhiệt 
D. Có tác dụng miễn dịch 
E. Không nên lau ngay 
2.Lớp mỡ dưới da được hình thành: 
A. Ngay từ những tháng đầu tiên của bào thai. 
B. Từ tháng thứ 4-5 của thời kỳ bào thai. 
C. Từ tháng thứ 7-8 của thời kỳ bào thai. 
D. Chỉ được hình thành vào tháng cuối cùng của thai kỳ khi trẻ đủ tháng. 
E. Phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai. 
3.Cấu tạo lớp mỡ dưới da ở trẻ em: 
A. Chứa nhiều acid béo no và ít acid béo không no. 
B. Chứa nhiều acid béo không no và ít acid béo no hơn người lớn. 
C. Có nhiều acid béo no và ít acid béo không no hơn người lớn. 
D. Không có gì khác biệt so với người lớn. 
E. Chỉ khác biệt so với người lớn ở trẻ suy dinh dưỡng và đẻ non. 
4.Đặc điểm cấu tạo hệ cơ của trẻ em: 
A. Chứa nhiều nước và chất béo 
B. Chứa nhiều nước và chất béo, ít đạm và muối vô cơ 
C. Chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và muối vô cơ. 
D. Chứa ít nước, nhiều đạm và mỡ. 
E. Chứa nhiều muối vô cơ, ít nước giống người trưởng thành. 
5.Các đặc điểm sinh lý của hệ cơ trẻ em là 
A. Trẻ sơ sinh, tăng trương lực cơ sinh lý ở các chi kéo dài đến 3-4 tháng 
B. Cơ lực trẻ em yếu hơn so với người lớn. 
C. Cơ lực ở tay phải mạnh hơn tay trái. 
D. Tuổi dậy thì, cơ lực của con trai mạnh hơn con gái. 
E. Tất cả đều đúng 
6.Xương trẻ sơ sinh có đặc điểm 
A. Chứa nhiều nước, ít muối khoáng. 
 B. Hầu hết là tổ chức sụn. 
C. Mềm và có độ chun dãn cao. 
D. Sự tạo cốt và hủy cốt nhanh. 
E. Màng ngoài xương dày. 
7.Đặc điểm về xương sọ của trẻ em: 
A. Ở trẻ em xương sọ phần mặt dài hơn phần đầu. 
B. Hộp sọ trẻ em tương đối nhỏ so với kích thước của cơ thể so với người lớn. 
C. Hộp sọ phát triển nhanh trong năm tháng đầu. 
D. Hộp sọ phát triển nhanh trong năm đầu 
E. Các khe khớp xương sọ đã cốt hóa 
8.Thời gian xuất hiện điểm cốt hoá của xương 
A. 3-4 tháng tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương đùi. 
B. 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở đầu dưới xương mác. 
C. 4-6 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương tháp. 
D. 5-7 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang 
E. 10-13 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương đậu. 
9.Thời gian xuất hiện điểm cốt hoá của xương 
A. 3-4 tháng tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương mác. 
B. 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở đầu dưới xương bán nguyệt. 
C. 4-6 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương tháp. 
D. 5-7 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang 
E. 10-13 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương chày. 
10.Đặc điểm về xương lồng ngực của trẻ nhỏ: 
A. Đường kính trước - sau của lồng ngực nhỏ hơn đường kính ngang. 
B. Đường kính trước - sau của lồng ngực lớn hơn đường kính ngang. 
C. Đường kính trước - sau của lồng ngực bằng hơn đường kính ngang 
D. Xương sườn nằm theo đường dốc nghiêng.. 
E. Càng nhỏ, lồng ngực càng dẹt 
ĐÁP ÁN 
 1B 2C 3A 4C 5E 6A 7D 8E 
 9A 10C 11C 12B 13E 14D 15D 
Tài liệu tham khảo 
1. Nhi Khoa tập I, Bộ môn Nhi, trường đại học Y khoa Hà nội, nhà xuất bản Y học và Thể 
dục thể thao, 1985. 
2. Bài giảng Nhi Khoa, Bộ môn Nhi, Trường đại học Y Khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 
Hà Nội, 1997. 
3. Khái luận về Nhi khoa, tập IV, nhà xuất bản Y học, 1983. 
MỤC LỤC 
NHI KHOA I 
(Nhi khoa cơ sở - Nhi dinh dưỡng) 
Tên bài giảng Tiết LT Tiết LS Trang 
1. Dinh dưỡng trẻ em 3 9 1 
2.Các thời kỳ tuổi trẻ 1 3 11 
3. Sự phát triển tinh thần-vận động trẻ em 1 3 14 
4. Đặc điểm hệ tiêu hoá trẻ em 1 6 17 
5. Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em 1 6 20 
6. Đặc điểm hệ tim mạch trẻ em 1 3 24 
7. Đặc điểm hệ tiết niệu trẻ em 1 3 29 
8. Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em 1 3 32 
9. Đặc điểm hệ nội tiết trẻ em 1 3 36 
10. Đặc điểm hệ tạo máu trẻ em 1 3 41 
11. Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng 2 0 44 
12. Những bệnh thận thường gặp ở trẻ em 1 3 48 
13 Những bệnh máu thường gặp ở trẻ em 1 3 51 
14. Những bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em 1 3 54 
15. Những bệnh thần kinh thường gặp ở trẻ em 1 3 59 
16 Bệnh do giun sán ống tiêu hóa trẻ em 2 6 62 
17. Thiếu vitamin A (bệnh khô mắt) 1 3 72 
18. Còi xương do thiếu vitamin D 2 6 76 
19. Bệnh tê phù (do thiếu vitamin B1) 1 3 81 
20. Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng 3 9 85 
21. Chương trình tiêm chủng mở rộng 1 3 97 
22. Đặc điểm phát triển thể chất trẻ em 1 3 105 
23. Đặc điểm hệ da cơ xương trẻ em 1 3 108 
 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhi_khoa_dinh_duong_tre_em_phan_2.pdf