Tính đa hình thái đơn nucleotid 309 gen MDM2 và nguy cơ ung thư tế bào gan nguyên phát ở Việt Nam

Tóm tắt Tính đa hình thái đơn nucleotid 309 gen MDM2 và nguy cơ ung thư tế bào gan nguyên phát ở Việt Nam: ... thống máy EC3 Imaging system. ðoạn gen được nghiên cứu chứa trình tự nhận biết của enzym MspA I (TG!TG) tại vị trí codon 309. Khi MspA I cắt đoạn gen sẽ tạo ra các đoạn DNA cĩ k ích thước 109 bp và 48 bp, tương ứng với kiểu gen GG. Khi base G bị thay thế bởi base T sẽ làm mất trình tự...GHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Kết quả phân tích kiểu gen MDM2 - SNP 309 theo hai nhĩm ung thư gan và khơng ung thư gan được sử dụng tỷ suất chênh hay tỷ số nguy cơ (OR) để xác định nguy cơ mắc bệnh của kiểu gen G/G so với kiểu gen T/T. Kết quả cho thấy kiểu gen G/G cĩ nguy cơ mắc ung thư gan cao gấ...ểu gen cĩ chứa allen G thì nguy cơ mắc bệnh là cao hơn so với những kiểu gen cĩ chứa allen T (OR = 1,93; 1,287). Trong một số nghiên cứu về MDM2 SNP309 trên bệnh nhân ung thư các tác giả đã chú ý đến khía cạnh tuổi mắc bệnh của các kiểu gen. Kết quả tại một số nghiên cứu cho thấy cĩ sự...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tính đa hình thái đơn nucleotid 309 gen MDM2 và nguy cơ ung thư tế bào gan nguyên phát ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TCNCYH 94 (2) - 2015 9 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2015 
TÍNH ðA HÌNH THÁI ðƠN NUCLEOTID 309 GEN MDM2 VÀ NGUY 
CƠ UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT Ở VIỆT NAM 
Trịnh Quốc ðạt, Phạm Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Vân Hồng, 
Nguyễn ðức Hinh, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn, Trần Huy Thịnh 
Trường ðại học Y Hà Nội 
MDM2 là gen điều hịa ngược âm tính của gen ức chế khối u p53. Sự tăng cường biểu hiện của MDM2 
sẽ ức chế sao chép, phiên mã, cũng như hoạt động chức năng của gen p53. ða hình thái đơn của gen 
MDM2 tại vị trí SNP309, rs2279744 (MDM2 - SNP309), với sự b iến đổi từ T thành G trên intron 1 tăng 
cường biểu hiện MDM2 và đã được chứng minh cĩ sự liên quan đến nguy cơ phát triển một số loại hình ung 
thư. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát 
liên quan đến kiểu gen MDM2 - SNP309 trên 167 bệnh nhân ung thư gan và 81 mẫu đối chứng Việt Nam. 
Kết quả cho thấy: kiểu gen G/G cĩ nguy cơ mắc bệnh cao hơn kiểu gen T/T (OR = 1,97; 95%, Cl = 0,92 - 
4,21); sự khác biệt về độ tuổi mắc ung thư gan của kiểu gen G/G sớm hơn 8,83 năm (p = 0,03; 95%) so với 
kiểu gen T/T. 
Từ khĩa: gen MDM2, SNP 309, ung thư tế bào gan nguyên phát 
ðịa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ mơn Hĩa sinh, Trường 
ðại học Y Hà Nội 
Email: huythinhda@yahoo.com 
Ngày nhận: 25/3/2015 
Ngày được chấp thuận: 31/5/2015 
I. ðẶT VẤN ðỀ 
Trong con đường tín hiệu p53, MDM2 là 
gen điều hịa ngược âm tính của gen ức chế 
ung thư p53. Vùng N - tận của phân tử MDM2 
gắn kết với vùng hoạt hĩa sao chép của gen 
p53 làm ức chế quá trình sao chép gen và 
biểu hiện của protein p53. ðây là protein cĩ 
vai trị quan trọng trong kiểm sốt sự phân 
chia và chết theo chương trình của tế bào 
(apoptosis). Khi các tổn thương gen xảy ra, 
protein p53 sẽ được hoạt hĩa gây dừng chu 
kỳ phân bào cho đến khi DNA được sửa chữa 
hoặc thúc đẩy quá trình apoptosis nếu DNA 
tổn thương khơng sửa chữa được [1; 2]. Sự 
khiếm khuyết hay giảm biểu hiện của protein 
p53 sẽ gây hiện tượng tăng sinh tế bào bất 
thường, dẫn đến sự hình thành và tiến triển 
của ung thư. Chính vì vậy, mỗi thay đổi trên 
gen MDM2 đều cĩ thể làm thay đổi sự phân 
bố và giáng hố của p53 dẫn đến những rối 
loạn trong quá trình sinh lý tế bào và biến các 
tế bào lành trở thành các tế bào ung thư. 
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh 
tính đa hình thái đơn của gen MDM2 tại vị trí 
SNP309, rs2279744 (MDM2 - SNP309), với 
sự biến đổi từ T thành G (MDM2 - SNP309 
T > G) trên intron 1 gia tăng sự biểu hiện của 
MDM2 [3]. ðiều này làm gen p53 bị ức chế và 
là điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành 
và tiến triển. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ 
ra rằng, MDM2 - SNP309 T > G cĩ mối liên 
quan chặt chẽ đến nguy cơ phát triển một số 
loại hình ung thư như ung thư phổi, ung thư 
vú, ung thư gan... Những người mang kiểu 
gen G/G cĩ nguy cơ mắc ung thư cao hơn từ 
2,5 đến 6 lần và kiểu gen này cĩ khả năng 
phát triển ung thư sớm hơn khoảng 10 năm 
so với kiểu gen nguyên thuỷ T/T [4; 6]. Tại 
Việt Nam chưa cĩ một nghiên cứu nào xác 
định t ính đa hình thái gen MDM2-SNP309 trên 
bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát 
(UTTBGNP) cũng như đánh giá mối tương 
 10 TCNCYH 94 (2) - 2015 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
quan giữa t ính đa hình thái gen MDM2 với 
ung thư tế bào gan nguyên phát để từ đĩ cĩ 
thể sàng lọc, cảnh báo nguy cơ mắc ung thư 
tế bào gan nguyên phát trong cộng đồng. 
Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu 
này với mục tiêu: Xác định tỷ lệ phân bố kiểu 
gen MDM2 - SNP309 t rên bệnh nhân ung thư 
tế bào gan nguyên phát Việt Nam và đánh giá 
nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát 
liên quan đến các kiểu gen của MDM2. 
II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. ðối tượng 
- Nhĩm nghiên cứu: 167 bệnh nhân được 
chẩn đốn xác đinh ung thư tế bào gan 
nguyên phát và được điều trị tại trung tâm 
Ung Bướu bệnh viện ða Khoa Thanh Hĩa từ 
tháng 11 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014. 
- Nhĩm chứng: 81 người bình thường 
được xác định khơng mắc ung thư gan hay 
bất kỳ loại hình ung thư nào khác. 
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm 
Nghiên cứu Gen - Protein, Trường ðại học Y 
Hà Nội. 
2. Phương pháp 
2.1. Quy trình nghiên c1u 
- Thu thập mẫu máu của bệnh nhân ung 
thư tế bào gan nguyên phát và mẫu chứng. 
- Sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử 
xác định kiểu gen của MDM2 - SNP309. 
- Sử dụng phần mềm thống kê để phân 
tích và xử lý kết quả. 
2.2. Tách chi4t DNA 
- DNA được tách chiết theo phương pháp 
phenol/chloroform từ bạch cầu máu ngoại vi 
của bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên 
phát và người lành đối chứng. 
- Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ của 
DNA được tách chiết bằng phương pháp đo 
quang, dựa vào tỷ lệ A260nm/A280nm = 1,8 ÷ 2,0. 
2.3. Xác đ;nh ki=u gen MDM2 SNP309 
bEng kF thuGt PCR - RELP 
- Khuếch đại vùng gen chứa SNP309 của 
gen MDM2 bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi 
đặc hiệu [7]: 
F: 5’-CGCGGGAGTTCAGGGTAAAG-3’ 
R: 5’-CTGAGTCAACCTGCCCACTG-3’ 
- Phân tích RFLP: Sản phẩm PCR được ủ 
với enzym cắt giới hạn MspA I ở điều kiện 
37oC từ 18 đến 22 giờ. Sản phẩm cắt được 
điện di t rên gel agarose 2% cùng với thang 
chuẩn 100bp. Các băng DNA được nhuộm 
ethidium bromide và chụp ảnh bằng hệ thống 
máy EC3 Imaging system. ðoạn gen được 
nghiên cứu chứa trình tự nhận biết của enzym 
MspA I (TG!TG) tại vị trí codon 309. Khi MspA I 
cắt đoạn gen sẽ tạo ra các đoạn DNA cĩ k ích 
thước 109 bp và 48 bp, tương ứng với kiểu 
gen GG. Khi base G bị thay thế bởi base T sẽ 
làm mất trình tự nhận biết của enzym MspAI, 
do đĩ đoạn gen sẽ khơng bị cắt, tương ứng 
với kiểu gen TT cĩ kích thước 157bp. Nếu 
hình ảnh điện di cĩ cả hai đoạn gen cắt và 
đoạn gen khơng bị cắt thì kết quả tương ứng 
với kiểu gen dị hợp GT. 
3. ðạo đức nghiên cứu 
Bệnh nhân hồn tồn tự nguyện tham gia 
vào nghiên cứu. Bệnh nhân cĩ quyền rút lui 
khỏi nghiên cứu khi khơng đồng ý tiếp tục 
tham gia vào nghiên cứu. Các thơng tin cá 
nhân sẽ được đảm bảo bí mật. 
 TCNCYH 94 (2) - 2015 11 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2015 
III. KẾT QUẢ 
1. Các đặc điểm của nhĩm đối tượng nghiên cứu 
Bảng 1. ðặc điểm nhĩm nghiên cứu 
ðặc điểm 
Nhĩm bệnh Nhĩm chứng p 
(95%) n % n % 
Giới 
Nam 128 76,2 61 75,3 
0,816 
Nữ 39 23,4 20 23,7 
Tuổi (năm) 54,75 ± 11,14 56,42 ± 10,55 0,138 
Nghiện rượu 55 32,9 15 18,5 
Nhiễm HBV 109 65,3 74 91,7 
Xơ gan 34 20,3 0 0 
Trong 248 đối tượng nghiên cứu cĩ 167 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát và 81 
người bình thường đối chứng. Kết quả cho thấy khơng cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê 
(p = 0,816; 0,138) về độ tuổi và giới tính giữa hai nhĩm mắc ung thư tế bào gan nguyên phát và 
khơng mắc bệnh. Tỷ lệ nam mắc bệnh ung thư gan cao hơn nữ, (p < 0,01). 
2. Kết quả phân tích các kiểu gen của MDM2 SNP309 
K4t quO khu4ch đPi vùng SNP 309 cSa gen MDM2 
 Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm khuếch đại đoạn gen chứa SNP309 của gen MDM2 
M: Thang chuẩn 100 bp. 
Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR tốt, kết quả cho một băng rõ nét, kích thước tương 
đương với đoạn gen cần tìm. 
 12 TCNCYH 94 (2) - 2015 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
K4t quO xác đ;nh ki=u gen MDM2 SNP309 bEng kF thuGt PCR - RFLP 
157 bp 
109 bp 
 48 bp 
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm cắt enzym của gen MDM2 SNP 309 
M: Thang chuẩn 100 bp; 1, 4, 7: Kiểu gen đồng hợp tử T/T; 2 ,3 ,5, 6, 9, 10: Kiểu gen đồng 
hợp tử G/G; 8: Kiểu gen dị hợp tử T/G. 
Sản phẩm cắt bằng enzym MspAI gồm các đoạn DNA cĩ kích thước khác nhau, phù hợp với 
tính tốn lý thuyết. Mẫu mang kiểu gen T/T khơng cĩ vị t rí cắt nên chỉ cĩ 1 băng DNA cĩ kích 
thước 157bp (giếng 1, 4, 7). Mẫu mang kiểu gen G/G bị cắt thành 2 băng DNA cĩ kích thước 109 
bp và 48 bp (giếng 2, 3, 5, 6, 9, 10 ). Mẫu mang kiểu gen dị hợp tử T/G cĩ cả 3 băng DNA 157 
bp, 109 bp và 48 bp (giếng 8). 
Sau khi phân t ích kiểu gen MDM2 - SNP 309 ở tất cả đối tượng nghiên cứu, chúng tơi thấy 
cĩ 68 mẫu kiểu gen T/T chiếm 27,4%, 114 mẫu kiểu gen dị hợp T/G chiếm 46,0%, kiểu gen 
đồng hợp tử G/G là 66 người chiếm 26,6%. Như vậy tỷ lệ kiểu gen G/G và kiểu gen T/T trong 
quần thể nghiên cứu là tương đối cân bằng. Khi phân t ích sự khác biệt tỷ lệ các kiểu gen theo 
giới t ính chúng tơi thấy khơng cĩ sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai giới (p = 0,7) ở 
mức tin cậy 95%. 
Bảng 2. Tần số kiểu gen MDM2 SNP 309 và tỷ số nguy cơ mắc ung thư 
tế bào gan nguyên phát 
ða hình thái 
Nhĩm bệnh Nhĩm chứng Tỷ số nguy cơ (OR) 
(95% Cl) n1 % n2 % 
Kiểu gen 
T/T 43 25,7 25 30,9 1,00 
T/G 73 43,7 41 50,6 1,035 (0,55 - 1,93) 
G/G 51 30,6 15 16,5 1,97 (0,92 - 4,21) 
Kiểu gen 
kết hợp 
T/T + T/G 116 69,4 66 81,5 1,00 
G/G 51 30,6 15 16,5 1,93 (1,01- 3,70) 
 TCNCYH 94 (2) - 2015 13 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2015 
Kết quả phân tích kiểu gen MDM2 - SNP 309 theo hai nhĩm ung thư gan và khơng ung thư 
gan được sử dụng tỷ suất chênh hay tỷ số nguy cơ (OR) để xác định nguy cơ mắc bệnh của kiểu 
gen G/G so với kiểu gen T/T. Kết quả cho thấy kiểu gen G/G cĩ nguy cơ mắc ung thư gan cao 
gấp 1,97 lần kiểu gen T/T ở mức tin cậy 95%. Trong khi kiểu gen dị hợp tử T/G cĩ nguy cơ mắc 
ung thư cao hơn kiểu gen T/T là 1,035 lần. ðể phân t ích sâu hơn chúng tơi kết hợp các kiểu gen 
lại và kết quả là kiểu gen G/G cĩ OR 1,93 (Cl 95) so với T/T + T/G. 
3. Kết quả phân tích sự khác biệt về độ tuổi phát hiện bệnh của các kiểu gen 
 Bảng 3. ðộ tuổi trung bình phát hiện mắc ung thư tế bào gan 
nguyên phát của các kiểu gen 
MDM2 SNP 309 ðộ tuổi trung bình Mean ± SD 
p 
(95%) 
Kiểu gen 
T/T 60,3 ± 11,79 
T/G 54,5 ± 9,22 0,7 
G/G 51,9 ± 11,36 0,03 
Kiểu gen kết hợp 
T/T + T/G 56,5 ± 10,58 0,15 
T/G + G/G 53,5 ± 10,10 0,09 
Theo kết quả ở bảng trên ta thấy độ tuổi phát hiện bệnh ở kiểu gen T/T là cao nhất 60,3 tuổi. 
Trong khi độ tuổi phát hiện bệnh ở kiểu gen đột biến G/G là sớm nhất 51,9 tuổi. Sự chênh lệch về 
độ tuổi phát hiện bệnh giữa hai kiểu gen là 8,82 năm (p = 0,03; 95%). 
IV. BÀN LUẬN 
MDM2 cĩ chức năng điều hịa ngược âm 
tính hoạt động của p53. Sự biểu hiện quá 
mức của MDM2 làm ức chế khả năng kiểm 
sốt tế bào của p53 dẫn đến mất kiểm sốt 
các chu trình phân bào, khả năng tự sửa chữa 
DNA, và chương trình chết tế bào. Kết quả 
này là nguyên nhân để hình thành nên các tế 
bào ung thư. Nghiên cứu của Bond và cộng 
sự năm 2004 đã chỉ ra MDM2 SNP 309 T > G 
cĩ thể làm tăng cường tổng hợp protein 
MDM2 ở những kiểu gen đột biến [2]. Cụ thể 
kiểu gen G/G tăng hơn kiểu gen T/T 4 lần và 
kiểu gen T/G tăng hơn 1,9 lần so với kiểu gen 
T/T. Các nghiên cứu khác cũng đánh giá sự 
khác biệt tỷ lệ các kiểu gen MDM2 SNP309 
trong một số loại hình ung thư như ung thư 
phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tế 
bào vẩy, hội chứng Li-Fraumeni. 
Nghiên cứu đánh giá nguy cơ ung thư tế 
bào gan nguyên phát của các kiểu gen thay 
thế T thành G của MDM2 -SNP309 so với kiểu 
gen khơng thay thế T (wild type) trên bệnh 
nhân ung thư tế bào gan nguyên phát Việt 
Nam. Với 167 bệnh nhân ung thư tế bào gan 
nguyên phát và 81 người bình thường đã 
được phân tích gen tại Trung tâm nghiên cứu 
Gen - Protein, Trường ðại học Y Hà Nội. Kết 
quả cho thấy kiểu gen G/G của MDM2 NP309 
tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên 
phát so với kiểu gen T/T (OR = 1,97, 95%, Cl 
= 0,92 - 4,21) so kết quả của Y.J. Yoon và 
 14 TCNCYH 94 (2) - 2015 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
cộng sự [10] nghiên cứu trên người Hàn Quốc 
bị ung thư gan (OR = 2,67, 95%, Cl = 1,68 - 
4,22), thì nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn 
nghiên cứu tại Hàn quốc về tỷ số OR 
(1,97/2,67). Tuy nhiên kết quả vẫn cho thấy 
một sự đồng nhất. Theo nghiên cứu khác trên 
ung thư phổi của Zhang và cộng sự trên 
người Trung Quốc, tỷ số nguy cơ thấp hơn 
của chúng tơi nhưng khơng đáng kể (OR = 
1,27; 95% Cl = 1,12 - 1,44) [11]. Chúng tơi 
đặt vấn đề về sự tương đồng các chủng tộc 
tại vùng ðơng Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, 
Trung Quốc, Việt Nam, ðài Loan là đáng kể vì 
cũng nghiên cứu MDM2 trên ung thư vú 
nhưng ở người Mỹ gốc Phi thì kết quả là (0,8; 
95% và 0,4 – 1,6), người Mỹ da trắng là (0,9; 
95% và 0,7 - 1,1). Phân tích sâu hơn chúng tơi 
cũng tổ hợp hai kiểu gen lại để so sánh các 
allen G với T thì kết quả cũng cho thấy những 
kiểu gen cĩ chứa allen G thì nguy cơ mắc 
bệnh là cao hơn so với những kiểu gen cĩ 
chứa allen T (OR = 1,93; 1,287). 
Trong một số nghiên cứu về MDM2 
SNP309 trên bệnh nhân ung thư các tác giả 
đã chú ý đến khía cạnh tuổi mắc bệnh của các 
kiểu gen. Kết quả tại một số nghiên cứu cho 
thấy cĩ sự khác biệt về độ tuổi mắc bệnh giữa 
các kiểu gen. Nghiên cứu của chúng tơi (bảng 
3) cho thấy, độ tuổi phát hiện bệnh ở kiểu gen 
T/T là cao nhất 60,3 tuổi. Trong khi độ tuổi 
trung bình phát hiện bệnh ở kiểu gen G/G là 
sớm nhất 53,5 tuổi. Sự chênh lệch về độ tuổi 
phát hiện bệnh giữa hai kiểu gen là 8,8 năm (p 
= 0,03; 95%). So sánh với nghiên cứu của 
Y.J. Yoon và cộng sự [10] kiểu gen TT là 55,1 
cịn G/G là 50,9 (p = 0,018). ðộ tuổi trung bình 
mắc bệnh của kiểu gen chứa allen G cũng 
sớm hơn các kiểu gen chứa allen T. ðộ tuổi 
trung bình mắc bệnh sớm hơn ở kiểu gen G/G 
khơng những minh chứng cho lý thuyết về sự 
ức chế p53 của MDM2 mà cịn đặt vấn đề bản 
thân MDM2 tự nĩ cũng là một yếu tố liên quan 
đến hình thành khối u. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi đã cho 
thấy một thực tế là kiểu gen đồng hợp tử thay 
thế T thành G (G/G) của MDM2 - SNP309 cĩ 
nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát 
cao hơn kiểu gen T/T và tuổi mắc bệnh ở kiểu 
gen này cũng sớm hơn. Những kết quả này 
mở ra khả năng phát triển MDM2 thành 
marker sàng lọc các quần thể cĩ nguy cơ cao 
mắc ung thư gan tại Việt Nam. 
V. KẾT LUẬN 
- Kiểu gen G/G của gen MDM2 tại nucleo-
tid 309 cĩ nguy cơ mắc ung thư tế bào gan 
nguyên phát cao hơn kiểu gen TT là 1,97 lần. 
- Cĩ sự khác biệt về độ tuổi trung bình mắc 
ung thư tế bào gan nguyên phát giữa các kiểu 
gen MDM2 - SNP 309. Trong đĩ người mang 
kiểu gen G/G cĩ thể phát bệnh ung thư tế bào 
gan nguyên phát sớm hơn khoảng 8,83 năm 
(p < 0,05). 
Lời cám ơn 
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ 
kinh phí của đề tài nhánh cấp nhà nước “ðánh 
giá sự phân bố kiểu gen của một số gen liên 
quan đến ung thư phổi và ung thư gan” thuộc 
đề tài nhiệm vụ Quỹ gen “ðánh giá đặc điểm 
di truyền người Việt Nam”. Nhĩm nghiên cứu 
trân trọng cảm ơn Khoa Tiêu hĩa Bệnh viện 
Bạch Mai, đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá 
trình nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Momand, J (1992). The mdm-2 onco-
gene product forms a complex with the p53 
protein and inhibits p53-mediated transactiva-
tion. Cell, 69, 1237 - 1245. 
2. Dharel et al (2006). MDM2 promoter 
SNP 309 is associated with the risk of hepato-
 TCNCYH 94 (2) - 2015 15 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2015 
cellular carcinoma in patients with chronic 
hepatis C. Clin. Cancer Res., 12, 4687-4871. 
3. Bond,G.L (2004). A single nucleotid 
polymorphism in the MDM2 promoter attenu-
ates the p53 tumor suppressor pathway and 
accelerates tumor formation in humans. Cell, 
119, 591 - 602. 
4. Li,G (2006). MDM2 gene promoter 
polymorphisms and risk of lung cancer: a 
case-control analysis. Carcinogenesis, 27, 
2008 - 2033. 
5. Ohmiya, N (2006). MDM2 promoter 
polymorphism is associated with both an in-
creased susceptibility to gastric carcinoma and 
poor pro-nosis. J. Clin. Oncol, 24, 4434 - 4440. 
6. Hu, W (2007). A single nucleotide poly-
morphism in the MDM2 gene disrupts the 
oscillation of p53 and MDM2 levels in cells. 
Cancer Res, 67, 2757 - 2765. 
7. Park,S.H (2006). MDM2 309 T > G poly 
morphism and risk of lung cancer in a Korean 
population. Lung cancer, 54, 1539 - 1558. 
8. Bond,G.L (2006). MDM2 SNP309 accel-
erates tumor formation in a gender - specific 
and hormon-dependent manner. Cancer Res, 
66, 5104 - 5110. 
9. Cample, I.G (2006). No association of 
the MDM2 SNP 309 polymorphism with risk of 
breast or ovarian cancer. Cancer Lett, 240, 
195 - 197. 
10. Young, J.Y (2008). MDM2 and poly-
morphisms are associated with the develop-
ment of hepatocellular carcinoma in patients 
with chronic hepatitis B virus infection. 
Carcinogenesis, 29, 1192 - 1196. 
11. Zhang, X (2006). Genetic polymor-
phisms in cell cycle regulatory genes MDM2 
and TP53 are associated with susceptibility to 
lung cancer. Hum. Mutat, 27, 110-117. 
Summary 
MDM2 SNP309 T > G POLYMOPHISM AND RISK OF 
HEPATOCELLULAR CARCIMOMA IN A VIETNAMESE POPULATION 
MDM2 gene is a negative regulator of tumor suppressor gene p53. Over-expression of MDM2 
can result in inactivation of p53 and diminish its suppressor function. In this case, cells can be 
damaged to escape the cell-cycle check-point control and become carcinogenic. Recently, the 
SNP309 T > G, rs 2279744 (MDM2 - SNP309), in intron 1 was found to increased the MDM2 
level. A number of studies have explored whether SNP309 was associated with the risk of 
different types of cancer. In this study, we examined the genotypes distribution of MDM2 SNP309 
in 167 hepatocellular carcinoma and 81 noncancer controls of Vietnam by RFLP - PCR method. 
The result showed that G/G genotype has a higher risk of developping hepatocellular carcinoma 
than T/T genotype (OR = 1.97, 95%, Cl = 0.92 - 4.21). The mean age of tumor onset in patients 
with G/G genotype was 8.83 years earlier than the T/T wild type genotype (p < 0.05; 95%). 
Key words: MDM2 gene, SNP309, Hepatocellular carcinoma 

File đính kèm:

  • pdftinh_da_hinh_thai_don_nucleotid_309_gen_mdm2_va_nguy_co_ung.pdf