Giáo trình Nhi khoa - Viêm khổi do vi khuẩn

Tóm tắt Giáo trình Nhi khoa - Viêm khổi do vi khuẩn: ... nhầy trong lòng phế quản ; (4)Tổn thương cấu trúc phế quản Giảm lưu lượng khí lưu thông trong khí đạo. 4.2. Hen không dị ứng: Là dạng hen hay gặp nhất ở trẻ nhỏ tuổi. (1) Kích thích không đặc hiệu (khói, bụi, không khí lạnh,v.v.); (2) Nhiễm virus đường hô hấp Kích thích thụ thể phó giao cả...sinh đầy đủ. Hạch ngoại biên sưng lớn, từ từ, không đau. Bụng báng không cắt nghĩa được. Sưng đau, biến dạng các khớp Viêm màng não + các triệu chứng thần kinh bất thường. 7. Điều trị 7.1 Mục đích điều trị và các thuốc kháng lao: Hoá trị liệu cho phép làm sạch hoàn toàn những tổn thươn...000 -100.000 đơn vị Điều trị loại bỏ vi khuẩn bằng kháng sinh : Kháng sinh không thể điều trị thay thế kháng độc tố nhưng rất cần thiết để ngăn chận sự sản xuất tiếp tục độc tố của vi khuẩn . Chỉ có Pénicilline và Erythromycine là 2 loại kháng sinh được khuyến cáo dùng . Liều dùng như sau ...

pdf79 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nhi khoa - Viêm khổi do vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thống đại thực 
bào đơn nhân để loại bỏ ký sinh vật , sắc tố bệnh sốt rét và các mảnh vụn của hồng cầu . 
4.2.Sự thay đổi của hồng cầu 
 Các hồng cầu bị nhiễm KSTSR sẽ thay đổi như sau : 
- Hồng cầu khó len lỏi qua các mao mạch vì nó cứng hơn . 
- Giảm diện tích bề mặt hồng cầu . 
- Giảm khả năng chuyên chở oxy . 
- Sự gia tăng của Natri làm thay đổi áp suất thấm và làm cho hồng cầu vỡ ra . 
4.3.Tăng tính kết dính vào thành mao mạch 
4.4.Thiếu dưỡng khí ở các mô 
Do sự kết dính của hồng cầu làm tắt nghẻn vi quản mạch máu ; hồng cầu giảm khả năng 
chuyên chở oxy ; lưu lượng máu đến tưới các mô bị suy giảm sẽ đưa đến tình trạng thiếu 
dưỡng khí ở các mô . 
5.Miễn dịch 
5.1.Miễn dịch tự nhiên 
Một số dân tộc Phi châu được miễn dịch tự nhiên với P.Vivax . Những người có Hémoglobine 
S có khả năng đối kháng với sự tấn công của P.Falciparum . 
5.2.Miễn dịch thụ động 
Những trẻ ở vùng dịch tễ sốt rét được sinh ra từ các bà mẹ bị sốt rét sẽ được bảo vệ bởi kháng 
thể người mẹ truyền sang lúc mới sinh . Miễn dịch này chỉ kéo dài khoảng 4 - 6 tháng . 
6.Lâm sàng 
6.1. Ủ bệnh 
Tuỳ theo từng loại ký sinh trùng . Đối với P.Falciparum thời gian ủ bệnh trung bình là 12 
ngày . P.Vivax là 14 ngày . P.Ovalae là 17 ngày . P.Malariae là 28 ngày. 
6.2.Cơn sốt rét 
Cơn sốt rét điển hình được chia làm 3 giai đoạn 
- Giai đoạn rét run . 
- Giai đoạn nóng . 
- Giai đoạn vã mồ hôi và tiếp theo sau trẻ thường khát nước . 
Đặc điểm của cơn sốt thường xảy ra vào một giờ nhất định trong ngày . Giữa các cơn sốt bệnh 
nhân cảm thấy dễ chịu . 
6.3.Những thể sốt rét thường gặp như sau 
- Sốt rét thể não . 
- Sốt rét thể gan mật . 
- Sốt rét hể suy thận cấp . 
- Sốt rét thể đái huyết sắc tố . 
- Sốt rét thể sốc . 
7.Cận lâm sàng 
- Công thức máu . 
- Kéo máu tìm ký sinh trùng sốt rét . 
- Hb niệu khi nghi ngờ đái huyết sắc tố . 
- Điện giải đồ . 
- Bilirubine máu - SGOT - SGPT khi có vàng mắt vàng da . 
- Định lượng men G6PD . 
8. Điều trị 
 Phải đạt được 2 mục đích 
- Điều trị thuốc đặc hiệu . 
- Ngăn ngừa sự tái phát và ngăn chận sự lây lan . 
8.1.Thuốc và liều lượng 
- Chloroquine phosphate : viên 250 mg 150 mg base . 
Ngày đầu : 10 mg base / kg . Hai hoặc ba ngày sau : 5 mg base / kg . 
- Artemisinin 250 mg : Ngày đầu 20 mg / kg . Bốn ngày sau : 10 mg / kg / ngày . 
Chú ý : không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu . Trừ sốt rét nặng . 
- Artesunate 50 mg : Ngày đầu 4 mg / kg . Bốn ngày sau : 2 mg / kg / ngày . 
Chú ý : không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu . Trừ sốt rét nặng . 
- Quinine sulffate : viên 250 mg 207 mg base . 
Uống 25 mg / kg / ngày trong 7 - 14 ngày . 
Không kết hợp MEF với Quinine 
- Primaquine : viên 13,2 mg 7,5 mg base . 
Cách dùng : 
+ Trẻ từ 3 - < 5 tuổi uống 1 viên / ngày . 
+ Trẻ từ 5 - < 12 tuổi uống 2 viên / ngày . 
+ Trẻ từ 12 - 15 tuổi uống 3 viên / ngày . 
+ Trên 15 tuổi uống 4 viên / ngày . 
Không dùng Primaquine cho trẻ < 3 tuổi , phụ nữ có thai và người bị bệnh gan 
+ Nếu bị nhiễm P.Vivax điều trị trong 5 ngày liền để chống tái phát . 
+ Nếu nhiễm P.Falciparum điều trị 1 ngày để chống lây lan . 
8.2. Điều trị dự phòng 
 Có thể dùng một trong các loại sau đây 
- Mefloquine : viên 250 mg : 
+ Người lớn : Tuần đầu uống 3 viên chia ra 3 ngày , sau đó 1 viên / tuần . 
+ Trẻ em : Tuần đầu uống 1 liều điều trị chia ra 3 ngày ; sau đó : 
 3 - 23 tháng tuổi : 1/4 viên / tuần . 
 2 - 7 tuổi : 1/2 viên /tuần . 
 8 - 13 tuổi : 3/4 viên / tuần . 
- Chloroquine vi ên 250 mg 
+ Người lớn : 2 viên / tuần . 
+ Trẻ em : 
< 4 tháng tuổi: 1/4 viên /tuần . 
1 - 2 tuổi : 1/2 viên / tuần 
4 - 11 tháng : 1/2 viên / tuần . 
3 - 4 tuổi : 3/4 viên / tuần 
5 - 10 tuổi : 1 viên / tuần 
> 11 tuổi : 2 viên / tuần . 
Uống ít nhất 3 - 6 tháng đầu tiên lúc mới vào vùng sốt rét . 
8.3.Phối hợp kháng sinh 
Hiện nay có nhiều kháng sinh dùng để điều trị sốt rét như: Các Cyclines - Macrolides 
(Erythromycine, Spiramycine, Clindamycine) Fluroquinolones mới (Ciprofloxacines , 
Oflocet , Norfloxacines) . 
 SỐT RÉT 
 CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Vec tơ truyền bệnh sốt rét là : 
 A. Muỗi Aedes aegypti . 
 B. Muỗi Culex . 
 C. Muỗi Anophènes . 
 D. Muỗi vằn . 
 E. Bọ gậy . 
2. Một trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện , yếu tố thuận lợi nào sau đây bệnh nhi đó có 
thể bị mắc sốt rét : 
 A. Được chuyền Plasma tươi . 
 B. Được chuyền máu tươi đồng nhóm . 
 C. Trong phòng bệnh có một trẻ bị sởi , tiền sử bị sốt rét do P. Falciparum cách đây 
5 năm . 
 D. Được chuyền máu tự thân . 
 E. Đang điều trị thuốc giảm miễn dịch . 
3. Chỉ ra 1 điểm không phù hợp về tác nhân truyền bệnh sốt rét : 
 A. Có gần 400 loài muỗi Anophenes . 
 B. Có khoảng 60 loài Anophenes . 
 C. Ở Việt Nam phát hiện khoảng 56 loài Anophenes . 
 D. Muỗi Anophenes hút máu người bệnh sốt rét , sau đó truyền cho người lành . 
 E. Sau giai đoạn sinh sản vô tính , muỗi Anophenes sẽ đốt sang người lành . 
4. Để đánh giá mức độ lưu hành của bệnh sốt rét ở từng nơi , người ta dựa vào : 
 A. Chỉ số muỗi Culex cộng sinh với muỗi Anophenes . 
 B. Chỉ số muỗi Aedes aegypti vào những tháng mưa ẩm ướt . 
 C. Số lượng dân sinh sống bằng các nghề rừng , tìm trầm , đào vàng . 
 D. Chỉ số lách và chỉ số ký sinh trùng sốt rét . 
 E. Lưu lượng khách vãn lai từ vùng dịch tể sốt rét . 
5. Chỉ ra 1 diểm không phù hợp về bệnh sốt rét ở Việt Nam : 
 A. Tỷ lệ nhiễm P. Falciparum và P. Vivax chiếm khoảng 95% . 
 B. Do P. Falciparum . 
 C. Do P. Vivax . 
 D. Cả 2 loại P. Falciparum và P. Vivax . 
 E. Tỷ lệ gây bệnh do P. Malariae và P. Ovalae chiếm 86% . 
6. Chỉ ra một điểm không phù hợp của P. Falciparum phát triển ký sinh ở người : 
 A. Phát triển thành tiết trùng ở tế bào gan . 
 B. Thành thể giao bào tấn công vào các dòng bạch cầu hạt . 
 C. Tiến triển thành thể phân liệt . 
 D. Tồn tại trong tế bào gan từ 5 - 7 ngày . 
 E. Thể phân liệt phá vỡ tế bào gan phóng thích các tiết trùng vào máu . 
7. Ở giai đoạn hồng cầu , tiết trùng từ tế bào gan ra máu , xâm nhập vào hồng 
cầu và phát triển thành các thể , ngoại trừ : 
 A. Thể dưỡng bào . 
 B. Thể phân liệt . 
 C. Thể hoa hồng . 
 D. Giao tử cái - giao tử đực . 
 E. Thể xanh . 
8. Chỉ ra một điểm không phù hợp đối với các loại Plasmodium ký sinh trong 
hồng cầu ở giai đoạn sinh sản vô tính : 
 A. Hồng cầu bị ký sinh do P. Falciparum trên 2% . 
 B. Hồng cầu bị ký sinh do P. Vivax không quá 1% . 
 C. Hồng cầu bị ký sinh do P. Malariae không quá 1% . 
 D. Hồng cầu bị ký sinh do P. Vivax , P. Malariae , P. Ovalae trên 10% . 
 E. Hồng cầu bị ký sinh do P. Ovalae không quá 1% . 
9. Điểm nào không phù hợp trong quá trình sinh sản hữu tính của ký sinh trùng 
sốt rét ở muỗi Anophenes. 
 A. Giao tử đực và giao tử cái phối hợp với nhau thành trứng . 
 B. Từ trứng thành noãn . 
 C. Sau đó thành thể hoa thị . 
 D. Từ noãn thành nang . 
 E. Ở tuyến nước bọt của muỗi sẽ hiện diện các thoa trùng . 
10. Phát hiện chỗ nào không phù hợp về thời gian của chu kỳ sinh sản hữu tính 
thay đổi tùy theo muỗi và nhiệt độ : 
 A. Trung bình từ 10 - 40 ngày . 
 B. Phát triển sẽ giảm đối với P. Vivax ở nhiệt độ 160 C. 
 C. Đối với P. Falciparum sẽ giảm khi ở nhiệt độ 180 C . 
 D. Sẽ tăng phát triển cả P. Vivax và P. Falciparum ở nhiệt độ > 450 C . 
 E. Sẽ ngưng phát triển ở 450 C đối với P. Falciparum . 
 Đáp án 
 1C 2B 3E 4D 5E 6B 7E 8D 9C 10D 
Tài liệu tham khảo 
1. Vũ Thị Phan ( 2000 ) : " Bệnh sốt rét " . Bách khoa thư bệnh học tập 1 . NXB từ điển bách 
khoa . Trang 71 - 76 . 
2. Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng thuốc sốt rét ở Việt Nam ( 2000 ) . Viện sốt rét ký 
sinh trùng , côn trùng trung ương . Trang 127 - 149 . 
3. Dion R.Bell ( 2000 ) " Malaria " Tropical Medicine . P 4 - 37 . 
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI 
Mục tiêu 
1.Trình bày được nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh . 
2.Nêu lên triệu chứng lâm sàng phổ biến của bệnh viêm gan vi rút . 
3.Hướng dẫn cách phòng bệnh bằng vắc xin . 
1.Đại cương 
Tác nhân gây bệnh viêm gan ở trẻ em bao gồm:Vi rút vùi hạt cự bào ( CMV ) , Toxoplasma , 
Rubella , Ký sinh trùng sốt rét ... Nhưng nguyên nhân phổ biến là vi rút viêm gan A , B , C , D 
, và E . Muốn chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu sau : 
Vàng mắt vàng da , nước tiểu đậm màu . 
Bilirubin máu tăng cao , SGOT và SGPT tăng cao . 
Huyết thanh chẩn đoán nguyên nhân . 
2.Viêm gan siêu vi A 
2.1.Dịch tễ 
 Bệnh có khắp nơi trên thế giới . Dịch thường xảy ra ở các nước đang phát triển . Người là ổ 
chứa vi rút . Cách lây truyền chính là đường phân - miệng . Khoảng 25% các vụ dịch bùng nổ 
không xác định được nguồn lây . Một số đặc điểm như sau : 
Không có viêm gan A mãn tính . 
Viêm gan A thể tối cấp gặp khoảng 1/100.000 và gây nên tỷ lệ tử vong rất cao . 
Trẻ em < 5 tuổi tại các nước đang phát triển bị viêm gan A chiếm gần 100% . 
2.2.Lâm sàng và cận lâm sàng 
Ủ bệnh trung bình 15 - 45 ngày . Sự lây nhiễm cao nhất vào cuối thời kỳ ủ bệnh và tiếp tục 
vài ngày sau khi xuất hiện vàng da . 
Biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở trẻ em chỉ có 75% . 
Gan lớn và đau , đôi khi có triệu chứng đau bụng dữ dội . 
Vàng da , vàng mắt , nước tiểu đậm màu . 
SGOT và SGPT tăng gấp 5 - 10 lần trị số bình thường . 
Bilirubin máu tăng , trong đó trực tiếp tăng là chủ yếu . 
Sắc tố mật và muối mật dương tính trong nước tiểu . 
2.3. Điều trị 
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu . 
- Cách ly bệnh nhân . Bảo quản và xử lý phân hợp vệ sinh . 
- Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , đặc biệt không dùng các thuốc không 
cần thiết và có hại cho gan . 
2.4.Các biện pháp đề phòng 
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan A : 
+ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ . 
+ Trước khi cho trẻ ăn hay bú mẹ phải rửa tay và vệ sinh cá nhân tốt . 
+ Có thể phòng bệnh cho trẻ bằng Globulin miễn dịch với liều 0,02 ml / kg nếu mẹ bắt đầu có 
triệu chứng 2 tuần trước khi sinh hoặc 1 tuần sau sinh . 
- Với người chăm sóc trẻ , người trong gia đình và các cháu ở nhà trẻ : Hướng dẫn tầm quan 
trọng về sự lây truyền qua đường phân - miệng . Vi rút có thể sống trên các đồ vật trong 
phòng hàng tuần . 
- Vac xin : Tuyên truyền tiêm phòng vac xin viêm gan A . 
- Tại cộng đồng : 
+ Giáo dục giữ gìn vệ sinh chung . 
+ Có hệ thống cung cấp nước sạch . Xử lý chất thải tốt . Có hệ thống hố xí . 
+ Đối với người phơi nhiễm 3 tháng nên tiêm Ig liều 0,02 ml / kg ; nếu lâu hơn thì tiêm 0,06 
ml / kg . 
+ Những loại ốc sò , trai , tôm cua ... ở vùng bị nhiễm bẩn , khi ăn phải đun tới nhiệt độ 85 - 
90 
0
C trong 4 phút . 
3. Viêm gan siêu vi B 
3.1.Dịch tễ 
 Hiện nay có khoảng 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B , và 350 triệu người mang mầm bệnh 
, trong đó 85% dân cư thuộc châu Á , châu Phi ; 60% ở Tây Thái Bình Dương ; 14% ở Đông 
Nam Á . Khu vực lưu hành bệnh cao là Trung quốc , Đang Nam Á và sa mạc Sahara . 
Tại Việt Nam được xếp vào khu vực có dịch lưu hành cao , nhưng chưa có thống kê đầy đủ . 
Viêm gan B lây qua đường tiêm chích , tình dục , đường mẹ - con , chất xuất tiết , tinh dịch , 
chất tiết âm đạo và nước bọt ... Viêm gan B không lây qua đường phân - miệng. 
10 - 20% trẻ em bị nhiễm vi rút viêm gan B có triệu chứng lâm sàng . 
Trẻ em < 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị nhiễm viêm gan B gần 100% . 
Người là ổ chứa vi rút viêm gan B . 
Thời kỳ chu sinh khi mẹ có HBsAg ( + ) và HBeAg ( + ) thì 70 - 90% trẻ sinh ra sẽ bị viêm 
gan mãn . 
3.2.Lâm sàng và cận lâm sàng 
Ủ bệnh từ 30 - 180 ngày . 
Thể tối cấp chiếm 1 / 1000 . 
Vàng da , vàng mắt , nước tiểu đậm , gan lớn và đau . 
SGOT , SGPT tăng cao . 
Bilirubin máu tăng . 
HBsAg (+) . 
3.3. Điều trị 
Không có thuốc điều trị đặc hiệu . 
Có thể dùng interferon trong viêm gan B mạn ở người lớn , nhưng không có tác dụng trong 
viêm gan B mạn mắc từ tuổi thơ . 
Hướng dẫn ăn uống giàu năng lượng và đạm , không dùng các loại thuốc có hại cho gan . 
3.4.Phòng bệnh 
- Tiêm HBIG và vac xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh của những bà mẹ có HBsAg (+) và tiêm 
vac xin viêm gan B cho người tiếp xúc trong hộ gia đình . 
- Tiêm vac xin thường kỳ cho trẻ < 1 tuổi . 
- Gây miễn dịch thêm cho trẻ 10 - 12 tuổi . 
- Tiêm vac xin viêm gan B cho các đối tượng trước khi bị phơi nhiễm : 
+ Người tiêm chích ma tuý . 
+ Người đồng tình luyến ái . 
+ Nhân viên y tế liên quan với máu và dịch cơ thể bị nhiễm bẩn máu . 
+ Bệnh nhân thẩm tích máu . 
4.Viêm gan siêu vi C 
Còn gọi là viêm gan non A - non B . 
4.1.Dịch tễ 
- Lây bằng đường máu hay các sản phẩm của máu . 
- Ở Mỹ 70 - 90% các trường hợp viêm gan C lây bằng đường máu . 
- Nhóm nguy cơ mắc bệnh cao : dùng thuốc bằng đường tiêm ; có truyền máu hoặc sản phẩm 
của máu ; có tiếp xúc với máu . 
- Bệnh thường gặp ở người lớn ; ít gặp ở trẻ < 15 tuổi . 
- Khoảng 50% người bị viêm gan C có thể đưa đến viêm gan mạn . 
- 1 / 10.000 tiến triển đến thể tối cấp . 
4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng 
- Thời gian ủ bệnh từ 15 – 160 ngày . 
- Khởi bệnh âm ỉ . Biểu hiện vàng vàng mắt , nước tiểu sậm màu . Gan lớn và đau . 
- Tuổi hay gặp thường ở người lớn . 
- Đường lây chủ yếu là xuyên qua da . Không rõ tần suất người lành mang trùng . 
- Xét nghiệm : SGOT – SGPT tăng cao . Bilirubin máu tăng . Nước tiểu có sắc tố mật và 
muối mật . 
4.3. Điều trị 
 Không có thuốc đặc hiệu . Tránh dùng thuốc có hại cho gan . 
5. Viêm gan siêu vi D 
Hay còn gọi là viêm gan Delta . 
5.1.Dịch tễ 
 Viêm gan D có thể gây bệnh ngay khi bệnh nhân bị viêm gan B , nên gọi là viêm gan thể 
đồng nhiễm . Hoặc có thể gây bệnh ở bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên được gọi là viêm 
gan thể bội nhiễm . 
- Đường lây truyền giống như viêm gan B . 
- Có thể gặp đường lây mẹ - con . 
- Viêm gan D thường gặp ở Nam Ý , Đông Âu , Nam Mỹ , Châu Phi , Trung Đông . Ít gặp ở 
vùng viễn đông . 
- Thời gian ủ bệnh của thể đồng nhiễm từ 2 - 8 tuần . 
- 1 / 10 bị thể tối cấp . 
5.2. Lâm sàng và cận lâm sàng 
- Có thể gặp viêm gan D cấp hoặc viêm gan D mạn . 
- Tỷ lệ tử vong khoảng 2 – 20% . 
- Khoảng 70 – 80% bệnh nhân viêm gan D tiến đến xơ gan . 
- AgHBs trong huyết thanh dương tính thoáng qua ở viêm gan D thể đồng nhiễm và dương 
tính tồn tại ở viêm gan D thể bội nhiễm . 
5.3. Điều trị 
Cũng giống như viêm ban B.Cho bệnh nhân nghỉ ngơi , ăn uống nhiều hoa quả. Tránh dùng 
các thuốc như Paracetamol , Tetracycline , Erythromycine , Lasix ... 
6.Viêm gan siêu vi E 
Hay còn gọi là viêm gan non A - non B lây qua đường tiêu hoá . 
6.1. Dịch tễ 
- Bệnh lây qua đường phân - miệng . 
- Bệnh thường gặp ở người lớn . 
- Có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở phụ nữ có thai . 
- Dịch lẻ tẻ ở châu Á , châu Phi và Mexico . 
- Không rõ có tiến triển đến mạn tính hay không . 
- 1 / 5 tiến triển đến thể tối cấp ở cuối thai kỳ . 
6.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 
- Thời gian ủ bệnh trung bình 40 ngày . 
- Biểu hiện cấp tính với vàng mắt vàng da , nước tiểu đậm màu . 
- Sốt , chán ăn , đâu bụng và đau khớp . 
- SGOT – SGPT tăng cao . 
- Bilirubin máu tăng cao . 
- Hiện nay chưa có tét huyết thanh để chẩn đoán . 
- Muốn chẩn đoán dùng cách loại trừ viêm gan siêu vi A , B , C và D hoặc dùng kỹ thuật PCR 
VIÊM GAN SIÊU VI 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan siêu vi ở trẻ em là : 
 A. Vi rút sởi , vi rút vùi hạt cự bào . 
 B. Vi rút viêm gan A , B , C , D , E . 
 C. Sốt rét , SIDA. 
 D. Toxoplasma , giun . 
 E. Vi rút Ebstein - Barr . 
2. Viêm gan A lây truyền bằng con đường : 
 A. Phân - miệng , thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn . 
 B. Tiêm chích , truyền máu . 
 C. Hệ thống đường hô hấp . 
 D. Tinh dịch , chất tiết âm đạo . 
 E. Bị nhiễm SIDA. 
3. Những dấu hiệu lâm sàng nào sau đây giúp ta chẩn đoán trẻ bị bệnh viêm gan vi rút : 
 A. Sốt cao - vàng da , vàng mắt - rét run . 
 B. Gan to , đau , nước tiểu đậm màu . 
 C. Vàng mắt vàng da , nước tiểu đậm màu , gan to và đau . 
 D. Gan lớn , lách lớn - vàng da - thiếu máu rõ . 
 E. Không sốt , nước tiểu đậm , gan lớn và đau . 
4. Những dấu hiệu cận lâm sàng nào sau đây giúp ta chẩn đoán trẻ bị viêm gan vi rút : 
 A. SGOT - SGPT tăng nhẹ , Bilirubine máu tăng , chủ yếu tăng loại gián tiếp 
 B. SGOT - SGPT không tăng , Bilirubine máu tăng cao , nước tiểu vàng trong 
 C. Sắc tố mật và muối mật trong nước tiểu âm tính . SGOT - SGPT tăng gấp 5 
 -10 lần so với trị số sinh lý . 
 D. Nước tiểu có sắc tố mật và muối mật . Bilirubine máu tăng , chủ yếu là 
 Bilirubin trực tiếp . SGOT - SGPT tăng cao . 
 E. Nước tiểu trong . Bilirubine gián tiếp tăng rất cao trong máu . 
5. Khi mẹ bị viêm gan A có con đang tuổi còn bú . Biện pháp nào sau đây giúp cho trẻ tránh 
được nhiễm bệnh : 
 A. Mẹ ngừng cho con bú . 
 B. Mẹ nên tiêm phòng vacxin viêm gan A ngay sau khi bị nhiễm . 
 C. Cho trẻ tiêm vacxin viêm gan A và cách ly với mẹ . 
 D. Cho trẻ uống các loại thuốc có chứa tinh chất gan . 
 E. Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú , và có biện pháp vệ sinh cá nhân tốt . 
6. Đường lây truyền phổ biến của viêm gan B là : 
 A. Đường mẹ - con , tình dục , tiêm truyền , tinh dịch. 
 B. Đường hô hấp . 
 C. Đường phân - miệng . Thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn . 
 D. Chỉ có duy nhất là đường truyền plasma tươi . 
 E. Chỉ có con đường duy nhất là ma túy . 
7. Tỷ lệ trẻ sau khi sinh bị viêm gan B dao động từ 80 - 90% gặp trong những điều kiện nào 
sau đây : 
 A. Mẹ có kháng thể kháng vi rút viêm gan B . 
 B. Mẹ có HBsAg(+) và HB¬eAg(+) . 
 C. Mẹ có HBcAg(+) . 
 D. Mẹ đang bị vàng da vàng mắt . 
 E. Mẹ có sắc tố mật và muối mật trong nước tiểu và SGOT- SGPT tăng 
8. Sau đây là những cách điều trị khi trẻ bị viêm gan vi rút cấp : 
 A. Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn hoặc kiềm khuẩn . 
 B. Methionine kết hợp với tinh chất gan . 
 C. Nghỉ ngơi , ăn uống nhiều trái cây và đạm . 
 D. Chuyền dịch . 
 E. Chích các loại B12 và Vitamine C . 
9. Dựa vào các dấu hiệu năo sau đây , chúng ta có thể chẩn đoán trẻ bị viêm gan B cấp : 
 A. Sốt cao - gan to - vàng da vàng mắt . 
 B. Nước tiểu có sắc tố mật và muối mật - vàng da rất đậm . 
 C. Không sốt - vàng da vàng mắt - SGOT - SGPT tăng cao . 
 D. Gan lớn - vàng da vàng mắt - nước tiểu đậm - HBsAg(+) . 
 E. Vàng da vàng mắt - kháng thể kháng vi rút viêm gan A có trong máu . 
10. Người ta định nghĩa viêm gan D thể bội nhiễm như sau : 
 A. Khi bệnh nhân đang mắc viêm gan C. 
 B. Bệnh nhân đang ở giai đoạn thoái triển của viêm gan C . 
 C. Bệnh nhân bị viêm gan do các vi khuẩn ở đường ruột . 
 D. Bệnh nhân đang mắc viêm gan B . 
 E. Bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính . 
 Đáp án 
 1B 2A 3C 4D 5E 6A 7B 8C 9D 10E 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Hữu Chí ( 1999 )" Một số đặc điểm về dịch tễ học do nhiễm siêu vi viêm gan B " 
Chủng ngừa viêm gan B . NXB thành phố Hồ Chí Minh , tr 42 - 57 . 
2. Nguyễn thị Cự ( 2001 ) " Khảo sát hiệu giá kháng thể anti HBs ở trẻ em sau chủng ngừa 
vac xin viêm gan B thế hệ thứ nhất " Luận văn tạc sĩ Nhi khoa , trường Đại học Y khoa Huế . 
3. Philip A.Brunell ( 2000 ) " Hepatitis.Viral infections " Nelson text book of Pediatrics , 16 
th Edition . 
4. Julen L.Dienstag ( 1998 ) " Acute hepatitis . Viral Diseases " Harrison's Principles of 
Internal Medicine CD - ROM . 
MỤC LỤC 
NHI KHOA II 
(Nhi hô hấp - Nhi tiêu hoá- Nhi lây) 
Tên bài giảng Tiết LT Tiết LS Trang 
1. Đau bụng ở trẻ em 1 3 1 
2. Tiêu chảy cấp ở trẻ em 2 6 7 
3. Tiêu chảy kéo dài 1 3 16 
4. Hội chứng nôn trớ 1 3 21 
5. Hội chứng táo bón 1 3 24 
6. Xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em 1 3 27 
7. Viêm ruột hoại tử ở trẻ em 2 6 32 
8. Dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá 1 1 37 
9.Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3 9 43 
10. Đánh giá và xử trí hen theo IMCI 1 3 49 
11. Viêm phổi do vi khuẩn (kể cả viêm phổi do tụ cầu khuẩn) 2 6 53 
12. Viêm phổi do virus 1 3 63 
13. Các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 6 67 
14. Hen trẻ em 2 6 73 
15. Sốt Dengue xuất huyết 1 3 80 
16. Bệnh lao ở trẻ em 1 3 84 
17. Bệnh sởi 1 3 87 
18. Ho gà 1 3 91 
19. Bệnh bạch hầu 1 3 95 
20. Bệnh AIDS ở trẻ em 2 6 100 
21. Bệnh sốt rét ở trẻ em 1 3 110 
22. Viêm gan ở trẻ em 1 3 114 
23. Lỵ trực trùng 1 3 118 
 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhi_khoa_viem_khoi_do_vi_khuan.pdf
Ebook liên quan