Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 8: Các bệnh về cơ xương khớp - Nguyễn Khắc Bảo

Tóm tắt Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 8: Các bệnh về cơ xương khớp - Nguyễn Khắc Bảo: ...ổi. Đau kéo dài, cơ thể suy nhược, cả khí và huyết đều suy. Phép trị: trừ phong bổ huyết, hóa thấp giảm đau. Bài 1: xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa (sao khô) 12g, bạch thược 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngưu tất 16g, bưởi bung 16g, trinh nữ 16g, cây và lá cối xay 18g, 26...nhiều người, kết quả tốt. Chú ý: xương rồng có chất độc, do đó phải thật cẩn thận uống đúng liều lượng. 17. CÔNG THỨC 17 : BỊ CẢM RỒI NHỨC TAY BẠI NHỨC Uống từ 2 đến 3 thang sẽ khỏi. 42  Độc hượt hay độc hoạt : 5 chỉ  Khương hoạt : 5 chỉ  Tùng tiết : 5 chỉ  Xuyên sơn giáp (chế s... có bột thì dùng thử, đâu có hại gì?. Tôi nghĩ như vậy và bắt đầu uống. Cứ 1 ly nước sôi khoảng 200 cc, tôi cho vào 2 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Mỗi ngày tôi uống 2 ly, tức là 4 muỗng cà phê bột gạo lức rang. Sau đó, tôi lên mạng lục tìm thông tin xem gạo lức rang tốt cở nào? Cũng như trướ...

pdf79 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 8: Các bệnh về cơ xương khớp - Nguyễn Khắc Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối 
với cơ thể. 
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh 
chứng trong đó có đinh lăng. 
* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương. 
* Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải 
xuống giường cho trẻ nằm. 
* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và 
khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng 
khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, 
trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 
phút, mỗi lần uống 5 - 10ml. 
 69 
* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy 
nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo 
dây. 
* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần 
uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày. 
Theo - Bee 
 70 
CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP 
VẤN ĐỀ 16 : KHẢ NĂNG CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG KỲ 
DIỆU CỦA RAU BẮP CẢI VÀ VÔ SỐ BỆNH KHÁC 
 Sau khi bạn đọc xong bài này, thì khi ngồi ở bàn ăn lần tới, bạn sẽ nhìn đĩa rau 
BẮP CẢI với sự trân trọng và sự hiểu biết về đặc tính giúp cơ thể tự chữa lành thật 
không ngờ của bắp cải. 
Tiến sĩ Blanc viết như sau vào năm 1881: “Vào năm 1880, một người đánh xe ngựa ở 
một làng nhỏ nước Pháp bị ngã xuống đất, và bánh xe cán qua chân anh. Tai nạn này 
thường xẩy ra vào thời bấy giờ. Hai bác sĩ cho rằng cưa chân là việc cần thiết phải làm. 
Một bác sĩ giải phẫu được mời đến hội ý, ông đồng ý, và cuộc giải phẫu ấn định vào sáng 
hôm sau. Nhưng lúc 5 giờ chiều hôm đó, cha sở, Loviat Claude, khuyên mẹ anh lấy lá 
bắp cải đắp vào chân bị thương cho anh. Hiệu qủa kỳ diệu là anh ngủ ngon suốt đêm. 
Khi anh vừa thức giấc, cũng là lúc các bác sĩ đến để sửa soạn cho việc cưa chân, họ nhận 
thấy anh có thể di chuyển chân được. Lớp bắp cải được lấy ra để lộ bắp chân không còn 
sưng nữa và màu sắc cũng khá hơn. Tám ngày sau, chân anh khỏi hoàn toàn và anh đi 
làm trở lại.” 
Bắp cải thông thường đã góp phần quan trọng cho sự sống của con người hơn 4000 năm. 
Dược tính của bắp cải, căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, có nền tảng khoa học. 
Hippocrates nói rằng các y bác sĩ không nên ngần ngại theo ý kiến của dân gian những gì 
hữu ích cho y học. Bây giờ chúng ta biết rằng y học truyền thông dân gian về bắp cải đã 
đã đứng vững với thời gian và thử nghiệm khoa học. 
Hai báo cáo y học khác sử dụng bắp cải đáng chú ý: 
Một thợ làm đồng hồ bị nấm eczema ở cả hai bàn tay đau nhức nhiều trong một năm 
khiến anh không thể làm việc được. Hai bàn tay bị viêm cấp tính, móng tay tách khỏi 
nền móng, muốn rụng ra. Đắp lá bắp cải cho anh hai lần mỗi ngày, trong vài ngày đã 
giúp giảm đau, vì dòng nước trong được rút vào trong thuốc lớp đắp. Tiếp tục đắp như 
vậy trong hai tháng, anh được khỏi hẳn. 
 71 
Năm 1875, một ông 75 tuổi bị hoại tử mạch máu ở bắp chân và bàn chân bên phải. Da 
đã đen lại và phía trước bàn chân đang thối rữa. Người ta dùng lá bắp cải đắp chung 
quanh chân, da chân đã đổi từ màu đen sang màu nâu rối màu đỏ, sau cùng trở về màu 
khỏe mạnh tự nhiên. Ba tuần sau, bác sĩ Blanc viết trong hồ sơ là anh đã tiến triển đáng 
kể. 
Vẫn chưa khám phá vì đâu lá bắp cải có được tính chất chữa lành qúy gía như vậy. 
Chúng ta chỉ biết rằng lá bắp cải có sức rút máu mủ cách đặc biệt. Nhờ rút ra được chất 
độc lỏng từ những vùng nhỏ, mà bắp cải đẩy mạnh sự chữa lành và làm liền da, vì vậy 
ngăn ngừa được các biến chứng phức tạp. 
Thành tích lâu dài trong lịch sử qua việc chữa trị dùng lá bắp cải, với nhiều bệnh khác 
nhau, từ những thương tích đơn giản đến phức tạp, đau thấp khớp, đau dây thần kinh 
mặt, nhức đầu, loét chân, bệnh than (anthrax), và nhiều bệnh khác. Bắp cải tươi sống 
trong món salad, nước ép, hoặc hấp, đều có các đặc tính trội vượt hẳn cho rất nhiều loại 
bệnh khác nhau. 
Hippocrates đặc biệt ưa chuộng rau bắp cải. Khi bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ông liền 
cho toa ăn một đĩa rau bắp cải luộc với muối. 
Erasistratus dùng bắp cải như phương thuốc hiệu năng để chữa bệnh tê liệt. 
Pythagoras, và triết học gia khác, viết sách, trong đó họ đề cao các tính chất tuyệt vời của 
bắp cải. 
Cato cho rằng bắp cải chữa trị mọi bệnh; và ông sử dụng nó như là một thuốc chữa bách 
bệnh để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh dịch. Cato cho biết thêm rằng người La Mã suốt 
trong 600 năm dùng bắp cải mà không cần đến sự trợ giúp nào của thầy thuốc. Thầy 
thuốc phải đi nơi khác để sinh sống. 
Người La Mã sùng bắp cải để chữa nhiều bệnh nội thương lẫn ngoại thương khác nhau 
như thuốc xổ, thưốc khử trùng, thuốc đắp. Lính La Mã đắp bắp cải lên vết thương của 
họ. 
Rembert Dodens, bác sĩ Hà Lan thời Maximilian II, và Rudolph, năm 1557 đã viết trong 
quyển 'History of Plants - Lịch sử các loài thực vật' như sau: 
Nước ép bắp cải làm mềm bụng và giúp dễ xổ. Nó làm sạch và chữa trị những vết loét 
cũ. Nước ép bắp cải trộn với mật ong là xi-rô chữa khàn giọng và ho. Lá, khi nấu chín 
đắp trên các vết loét mãn tính (chronic ulcers), làm dịu và chữa lành chúng, và hỗ trợ 
trong việc làm tan bướu và làm lành các vết thương. 
Các bác sĩ ngành Y ở Paris đã viết vào năm 1829 (Universal Dictionary of Materia 
Medica): "Bắp cải là một trong các thứ mua dùng có giá trị qúy báu nhất của con người. 
Nó chống lại bệnh còi do thiếu vitamin C (scurvy), nó ngăn chặn bệnh gút, các lá non 
mềm được đắp lên các vết thương và hạt trị giun sán." 
 72 
Một bác sĩ trong những năm của thế kỷ XIX đã phòng ngừa cho ông và gia đình qua 
nhiều năm chống lại các bệnh dịch mùa đông nhờ ăn rau bắp cải luộc hàng ngày. Ông đề 
nghị cách chữa cảm lạnh và viêm thanh quản như sau: 500 g nước ép bắp cải đỏ, 3 g 
nghệ, 250 g mật ong và đường, tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng 
canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần. 
Tiến sĩ Blanc viết: "Bắp cải là liệu pháp chữa trị cho người nghèo, không gì đơn giản 
hơn bắp cải. Dùng đắp bên ngoài rất dễ, hiệu qủa nhanh chóng và không có hại. Người ta 
có thể thấy ngay được tận mắt. Các lợi ích rất nhiều, và tôi thách bất cứ ai tìm ra một lý 
do nào chính đáng cho việc không nên dùng bắp cải trong trị liệu.” 
Việc chuẩn bị bắp cải như sau: 
Rửa lá hoặc ngâm vài phút trong nước được vắt vào một lát chanh. Lau khô, dùng dao 
hay kéo cắt bỏ phần sườn cứng ở giữa. 
Nếu muốn đắp lên vết loét hay vết thương nhạy cảm: dùng cái chày hay chai nước lăn 
tròn trên lá cho lá dập ra, nước bắp cải sẽ chảy ra trên mặt, sẵn sàng để đắp. Một, hai hay 
ba lần đắp tùy theo tình trạng vết thương. Lấy miếng vải dầy phủ lên trên và tiếp tục việc 
đắp trong vài giờ, thường là cả đêm, hay suốt ngày nếu đau nhức làm cho không ngủ 
được. 
Nếu vết loét sưng và ngứa, ngâm lá bắp cải trong dầu dừa, (hay dầu oliu, dầu mè) 30 
phút. Việc này sẽ làm dịu mô viêm cũng như chống nhiễm trùng và hỗ trợ việc chữa 
lành. 
Khi đắp lá bắp cải trên vết thương nhiễm trùng, ung loét, hay nấm eczema rỉ nước nhớ 
đắp các lớp chồng lên nhau như lợp mái nhà để có chỗ cho máu mủ, chất lỏng chảy ra 
giữa các lớp. 
Khi điều trị đau lưng, đau khớp, hoặc các bệnh khác nhau do dây thần kinh hoặc bàng 
quang, thuốc đắp lá bắp cải giúp thuyên giảm nhanh chóng. Thuốc đắp được chuẩn bị 
như sau: nấu sôi 20 phút 2-4 lá bắp cải với 2 lát hành tây và 3-4 nắm cám gạo mì với 1 
chút nước. Khi nước cạn, cho vào gạc băng và đắp nóng trong 1-2 giờ, hay cả đêm. 
(Không bao giờ đắp nóng lên vùng bụng đau nhức). Chỉ có bác sĩ mới chần đoán chính 
xác nguyên nhân của chứng đau bụng này, và đắp nóng lên vùng viêm ruột thừa hay 
nhiễm trùng buồng trứng có thể có hại). 
Bác sĩ Garnett-Cheney, giáo sư tại Trường Y khoa Stanford, xuất bản một báo cáo liên 
quan đến việc sử dụng nước ép bắp cải trong điều trị loét dạ dày. Trong 65 trường hợp 
được báo cáo, có 62 trường hợp được chữa khỏi vào cuối tuần thứ ba. Bắp cải được 
dùng để chữa bệnh thiếu máu của động vật thí nghiệm gây ra bởi một chế độ ăn uống chỉ 
dùng sữa. 
Trong nghiên cứu tại Đại học Texas. Tiến sĩ W. Shive chiết xuất từ bắp cải một chất mà 
ông gọi là Glutamine, hữu ích trong việc điều trị chứng nghiện rượu và loét dạ dày. 
 73 
Bắp cải có giá trị vô vàn đối với phụ nữ mang thai, cho bệnh nhân thiếu máu, mệt mỏi, 
nhiễm trùng, bị ký sinh trùng đường ruột, có sạn, và viêm khớp. 
Chúng tôi liệt kê một số bệnh mà bắp cải được sử dụng để chữa trị: 
Mụn trứng cá : Thoa lên mụn nước ép bắp cải trước nếu muốn, rồi đắp lá bắp cải. Ăn 
bắp cải hay uống nước ép cũng hữu hiệu. 
Nghiện rượu: Ăn bắp cải, hấp chín hoặc ăn sống và uống nước ép bắp cải. 
Thiếu máu: Uống một hoặc hai ly nước ép bắp cải mỗi ngày. 
Phỏng: Đắp lá bắp cải nghiền trên vùng bị phỏng để giảm đau và gia tăng việc chữa 
lành. 
Xơ gan: Uống nước ép bắp cải và ăn bắp cải sống hoặc hấp chín. 
Viêm đại tràng: Đáp 3 hoặc 4 lớp lá bắp cải trên bụng mỗi buổi tối băng lại để không rớt 
qua đêm. Đồng thời uống nước ép giữa các bữa ăn. 
Táo bón: Uống vài ly nước luộc bắp cải mỗi ngày. 
Tiêu chảy: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, đắp tiếp lớp mới băn đêm và uống 
nước bắp cải luộc. 
Nhức đầu: Đắp lá bắp cải lên trán và sau gáy của em, để qua đêm. Đáp trên vùng gan 
cũng có thể là cần thiết. 
Côn trùng cắn: Xoa một lá bắp cải nghiền trên vết cắn. 
Bệnh thận: Đắp lá bắp cải trên vùng thận suốt đêm và vài giờ trong ngày. 
Đau bụng kinh nguyệt: Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ. 
Bong gân: Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm. 
Lần tới khi bạn thấy cây bắp cải tầm thường, hãy nhớ rằng nhiều người qua nhiều thế kỷ 
đã dùng nó để được chữa lành các loại bệnh thể lý. 
 74 
CHƯƠNG 8 : CƠ XƯƠNG KHỚP 
VẤN ĐỀ 17 : BÀI THUỐC BÍ TRUYỀN 
CHỮA ĐAU LƯNG, VAI 
Đi lại khỏe sau 2 tháng nằm liệt 
Chị Thu Thủy (Tôn Đức Thắng, Hà Nội) làm tại một công ty truyền thông. Sau 
giờ làm hành chính, tối về chị còn đi học văn bằng 2. Vì ngồi nhiều nên chị gặp 
phải căn bệnh đau thắt lưng, vai gáy nhức mỏi không chịu nổi. Thậm chí, chị còn 
bị choáng váng, chóng mặt. 
Lương y Phạm Cao Sơn cùng cha 
Đi khám, sau khi chụp X quang, bác sĩ cho biết chị bị thoái hóa đốt sống cổ, thoái 
hóa cột sống thắt lưng vì ngồi nhiều. Chị Thủy được uống thêm canxi, thuốc tuần 
hoàn não Piracetam và lời dặn phải tập luyện thể dục nhẹ nhàng. Chính việc 
không vận động, thiếu canxi dẫn đến bệnh của chị. Ngoài ra, vì thoái hóa đốt sống 
cổ nên máu không lưu thông lên não tốt khiến chị bị choáng, đau đầu, chóng mặt. 
Còn ông Nguyễn Khắc Việt (62 tuổi), phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình 
Dương còn bị nặng hơn. Cách đây 4 năm, ông bị viêm khớp, thoái hóa đốt sống 
cổ, thoái hóa cột sống lâu ngày, đã có gai đôi. 
Trước đây, ông Việt từng học đại học ở miền Bắc rồi đi bộ đội ở miền Tây Nam 
bộ và định cư ở Bình Dương. Ông cũng là thương binh nên đây là lý do khiến 
bệnh khớp, thoái hóa đốt sống lưng nặng thêm. Ông Việt chia sẻ: “Tôi từng nằm ở 
nhiều viện, từng châm cứu, chích đủ thứ thuốc. Ai mách đâu tôi uống đó, cả thuốc 
Đông y và Tây y bệnh cũng có đỡ phần nào nhưng không hết. 
Thậm chí, có đợt bệnh nặng, tôi phải nằm liệt giường hơn 2 tháng trời. Tình cờ, có 
cậu em làm công an ở Ninh Thuận gọi điện thoại hỏi thăm biết tôi bị bệnh này nên 
mua cho tôi 2 gói thuốc Đông y là phong tê thấp A. 
 75 
Uống xong 2 gói này, tôi đi lại được nhưng vẫn muốn uống thêm liền điện cho 
thằng em nhờ mua vì người bán thuốc đã cắt bỏ điện thoại liên hệ với lương y làm 
ra gói thuốc. Sau, bằng nghiệp vụ, cậu em tôi đã có số điện thoại mà người bán 
thuốc trung gian ở Ninh Thuận cố tình giấu. 
Có được số điện thoại của bác Sơn (lương y Phạm Cao Sơn, người làm ra thuốc 
phong tê thấp A - nhà 8/2, ngõ 15, phố Phương Mai, Hà Nội; ĐT: 098 5014859, 
tôi liên hệ mua thuốc của bác uống thêm vài gói nữa và khỏi bệnh đến giờ. 
Bạn bè tưởng tôi vẫn nằm liệt nên đến thăm. Sau đó, biết tôi đi lại được, nhiều 
người đã xin tôi số điện thoại để giới thiệu cho người quen. 
Còn ông Nguyễn Duy Hiền, ở đường Đổng Dậu, Phan Rang, Ninh Thuận vốn bị 
đau khớp. Khớp gối sưng đỏ, ngày đau, đêm cũng đau. Mỗi khi trở trời, khớp lại 
đau nhức đến mức không ngủ được. 
Không chỉ khớp, mà lưng, cổ ông cũng đau dữ dội. Ông đi khám Tây y, bác sĩ cho 
uống thuốc để chữa thoái hóa đốt sống lưng nhưng cũng chỉ đỡ chứ không khỏi 
đau. 
Ông Hiền chia sẻ: “Bạn tôi ở Lâm Đồng bị đau lưng, thoái hóa đốt sống lưng đã 
dùng thuốc của một lương y Phạm Cao Sơn ở Hà Nội và khỏi nên mách cho tôi. 
Tôi mua và uống 6 gói trong 3 tháng, giờ bệnh tôi đã ổn và hơn 1 năm nay không 
phải uống thuốc. Ngoài ra, tôi chịu khó tập thể dục đều đặn, bệnh biến đâu mất”. 
Bác sĩ Bùi Trọng Nghĩa, Trưởng phòng y tế huyện Thái Thụy, Thái Bình cho biết: 
“Nếu bệnh nhân bị khớp không chữa sẽ bị dính khớp, không thể đi lại được. Bài 
thuốc phong tê thấp A của lương y Phạm Cao Sơn đã lôi những người này ra khỏi 
giường và đưa họ trở lại với cuộc sống bình thường”. 
Lương y Phạm Cao Sơn (trái) tư vấn cho người
 nhà bệnh nhân dùng thuốc 
 76 
Khi mắc bệnh, cơ thể nóng sốt, các khớp viêm, sưng, nóng, đỏ, đau nhức mỏi, tê 
bì đau đớn. Bệnh nhân thường bị đau ở những khớp đối xứng trên 2 bàn tay, 2 bàn 
chân và dễ tái phát nên rất hạn chế vận động. 
Nếu không được điều trị bằng thuốc sớm và liên tục, để lâu ngày sẽ gây cứng 
khớp hay teo cơ, dị dạng các khớp ngón tay, ngón chân. Tiếp đến, bệnh sẽ ảnh 
hưởng đến màng bao hoạt dịch do khí huyết tắc nghẽn bởi các yếu tố phong, hàn, 
thấp. Đến giai đoạn cuối, nếu bệnh phong tê thấp không được chữa trị, lục phủ ngũ 
tạng dễ bị hủy hoại. Khi đó, Đông y gọi là chứng tý lâu ngày không khỏi. 
Bài thuốc phong tê thấp A – có gì bí truyền? 
Theo lương y Phạm Cao Sơn, HV Trung ương Hội Đông y Việt Nam thì nước ta 
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nên đây cũng là lý do khiến nhiều 
người mắc bệnh phong tê thấp gồm viêm đa khớp, thoái hóa các khớp tứ chi và cột 
sống cổ, cột sống thắt lưng, thần kinh tọa, viêm đa khớp dạng thấp... 
Ngoài ra, môi trường sống và lao động cũng khiến phong, hàn, thấp xâm có cơ hội 
xâm nhập cơ thể. Do chính khí hư yếu, tấu lý sơ hở, tà khí xâm nhập, lưu lại ở 
kinh lạc, gân, cơ, xương, khớp làm cho khí huyết không thông mà phát bệnh. 
Đối với bệnh viêm đa khớp dạng thấp, theo Tây y, đây là bệnh không dễ chữa 
khỏi, phải điều trị nhiều năm. Nó là một bệnh của hệ thống (tự miễn), tức là cơ thể 
tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Vì là bệnh tự miễn nên 
việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. 
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi từ 35 – 65, phần đông bệnh 
nhân là phụ nữ. Y học hiện đại chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi, nên các bác sĩ Tây 
y thường giới thiệu sang y học cổ truyền để chữa trị bằng thuốc Đông dược, thuốc 
dùng lâu dài, hiệu quả, không tác dụng phụ. 
Khi mắc bệnh, cơ thể nóng sốt, các khớp viêm, sưng, nóng, đỏ, đau nhức mỏi, tê 
bì đau đớn. Bệnh nhân thường bị đau ở những khớp đối xứng trên 2 bàn tay, 2 bàn 
chân và dễ tái phát nên rất hạn chế vận động. 
Nếu không được điều trị bằng thuốc sớm và liên tục, để lâu ngày sẽ gây cứng 
khớp hay teo cơ, dị dạng các khớp ngón tay, ngón chân. Tiếp đến, bệnh sẽ ảnh 
hưởng đến màng bao hoạt dịch do khí huyết tắc nghẽn bởi các yếu tố phong, hàn, 
thấp. Đến giai đoạn cuối, nếu bệnh phong tê thấp không được chữa trị, lục phủ ngũ 
tạng dễ bị hủy hoại. Khi đó, Đông y gọi là chứng tý lâu ngày không khỏi. 
Còn thoái hóa khớp là bệnh mãn tính theo nghề nghiệp, tuổi tác, đặc thù lao động 
có thể gây ra ở bất cứ khớp nào ở cơ thể nhưng phổ biến ở cột sống chỗ thắt lưng, 
đốt sống cổ, ở khớp háng, gối Thương tổn có thể hủy hoại sụn khớp, đặc biệt 
với đĩa đệm, cột sống, gai xương và sụn xương. Khi cột sống bị thoái hóa, đi lại sẽ 
khó khăn, thậm chí nằm liệt. Để lâu không chữa trị, không uống thuốc dễ bị teo 
cơ, cứng khớp. 
 77 
Về bài thuốc phong tê thấp A mà lương y Phạm Cao Sơn ở Hà Nội bào chế ra, ông 
tiết lộ, bài thuốc dựa trên những phương thuốc cổ truyền qua nhiều thế hệ. Cả bên 
nội, bên ngoại ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 
"Bài thuốc dựa trên nguyên tắc cơ bản: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, 
sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ thận, kiện tì, ích khí, dưỡng huyết. 
Ngoài ra, bài thuốc gia truyền này còn giúp tạo chất dinh dưỡng cho ổ khớp, tạo 
chất nhầy để bảo vệ ổ khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, 
cơ nhục, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp 
người bệnh đi lại dễ dàng", lương y Sơn cho biết. 
Bài thuốc gồm nhiều vị thuốc đã được tuyển chọn kỹ lưỡng ở những vùng thổ 
nhưỡng mà dược liệu đó có hiệu quả chữa trị cao gồm: Phòng phong, hoàng cầm, 
xuyên quy, độc hoạt, đương quy, xuyên khung, ý dĩ, quế Thanh, bạch linh, bạch 
thược, thương truật, trạch tả, hoàng kỳ, cát căn, cam thảo 
Những vị cứng, thô, sơ, rắn, thân thảo đều được sao tẩm, bào chế loại độc tố rồi 
chiết xuất bằng máy móc hiện đại. Sau đó được gia công nấu, chưng, cất, chiết 
xuất lấy hoạt chất, sấy khô, tiệt trùng. Các vị thuốc dạng hạt được sao vàng. Tất cả 
được tán mịn để tiện lợi cho việc uống thuốc của bệnh nhân, nhất là lúc phải đi 
công tác, du lịch xa nhà. 
Nguyễn Tâm 
 78 
 CHƯƠNG 8 
VẤN ĐỀ 18 : BÀI THUỐC TỪ CÂY MƯỚP GAI 
Ráy gai vị thuốc chữa viêm gan 
Ráy gai hay còn gọi là mướp gai, chóc gai. Theo YHCT, ráy gai có vị cay, tính ấm, có 
tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ đờm, bình suyễn. Dùng trị các chứng bệnh viêm gan 
vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối 
Trong nhân dân, thường dùng ráy gai để trị một số chứng bệnh sau: 
Viêm gan vàng da hoặc suy gan: ráy gai 12 – 16g sắc uống trước bữa ăn 1 tiếng rưỡi, 
ngày 2-3 lần uống. Để tăng hiệu quả, có thể phối hợp với diệp hạ châu, nhân trần, mã đề, 
mỗi vị 12g. Uống liền 3 – 4 tuần tới khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc ráy gai phối 
hợp với nghệ vàng, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày 1 thang, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 
tuần lễ. 
Trị cơ thể suy nhược sau sốt rét hoặc các di chứng sau sốt rét: ráy gai ngày 12g sắc 
uống hoặc ráy gai, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo mỗi vị 12g, sắc uống. 
Trị tê thấp, bàn chân tê buốt: ráy gai, kê huyết đằng, cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất, mỗi vị 
12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các 
triệu chứng thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, nhất là trường hợp hai bàn chân tê buốt, có 
thể sau mỗi lần sắc thuốc, thêm một củ gừng tươi khoảng 20g, rửa sạch, giã dập cho vào 
bã của lần sắc cuối cùng, thêm ngập nước, đun sôi 30 phút. Gạn lấy nước này, để vừa 
ấm, ngâm ngập 2 bàn chân khoảng 30 phút rồi lau khô. 
Trị đau lưng, đau gối, đau xương khớp: ráy gai, ngũ gia bì, ngưu tất, cẩu tích, cốt toái 
bổ, bạch thược, đỗ trọng, trần bì, mỗi vị 20g, ngâm rượu uống. 
 79 
Trị viêm tinh hoàn: ráy gai 12g, lệ chi hạch (hạt vải): gọt bỏ vỏ đỏ, cắt bỏ rốn hạt, thái 
mỏng 3 – 5mm, sao vàng; lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 
thang, chia 2 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang cho tới khi các triệu chứng thuyên 
giảm. 
Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu vàng, đậm màu: phối hợp ráy gai với bạc hà, mạch môn, 
huyền sâm, râu ngô, mỗi vị 10 – 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 – 2 tuần đến 
khi hết các triệu chứng. 
Lưu ý: tránh nhầm lẫn ráy gai với một số cây mang tên ráy hoặc các cây khác cùng họ 
ráy như ráy leo hay còn gọi là ráy leo lá rách, lân tơ uyn [Rapphidophora decursiva 
(Roxb.) Schott], họ ráy (araceae) hoặc cây ráy dại hay còn gọi là dã vu [Alocacia 
macrorrhiza (L.) Schott], họ ráy (araceae) hoặc cây củ chóc, còn gọi là bán hạ nam 
[Typhonium trilobatum (L.) Schott], họ ráy (araceae). Ngoài ra, cũng cần tránh nhầm với 
vị thuốc thổ phục linh vì ráy gai cũng có thể chất, hình dáng và màu nâu nhạt tương tự vị 
thổ phục linh. 
GS.TS. Phạm Xuân Sinh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_7_cac_benh_ve_co_xuong_kho.pdf