Giáo trình Nội thần kinh

Tóm tắt Giáo trình Nội thần kinh: ...ãn cầu theo chiều dọc khi tổn thương cuống tiểu não trên, giật ngang là do tổn thương cuống tiểu não giữa, còn giật vòng khi tổn thương cuống tiểu não dưới. Rối loạn tiếng nói: nói ngập ngừng, chậm, dằn từng tiếng, giọng nói liên tục thay đổi hay bùng nổ và âm thanh không chuẩn. Chữ viết n...ện, rối loạn cảm giác chân bị liệt, đại tiểu tiện có khi không tự chủ, có phản xạ nắm (grasping reflex ), rối loạn chức năng cao cấp như ngôn ngử thu hẹp, thờ ơ, đãng trí, không còn các cử chỉ phức tạp. Nếu tổn thương hai bên gây liệt hai chân, câm bất động và rối loạn trí nhớ. Nhánh sâu: ... bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt-liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp. 2.Nguyên nhân Cho tới nay nguyên nhân của bệnh lý này vẫn còn chưa rõ nên nhiều tác giả cho là bệnh tự phát...

pdf215 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nội thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý đến khí sắc, 
định hướng và tâm lý người bệnh. 
2. Các xét nghiệm 
 Cũng nên chọn lọc khi không rõ nguyên nhân và đau đầu dai dẳng. 
Tùy theo từng trường hợp, có thể làm khám nghiệm bổ trợ sau: 
2.1. Máu 
 Công thức máu, tốc độ lắng máu, glucoza, ure, bilan lipit, 
cathecholamin... Thường phát hiện đau đầu do nguyên nhân toàn thân và nội 
khoa. 
2.2. Chụp X-quang 
X-quang sọ thẳng nghiêng, Stenverst, Schüler hay Hirzt. 
Cột sống cổ thẳng nghiêng, 3/4 phải - trái. 
Cắt lớp vi tính /cộng hưỡng từ sọ não. 
2.3. Điện não đồ/ lưu huyết não 
 Rối loạn tuần hoàn, động kinh... 
2.4. Dịch não tủy 
 Viêm màn não, xuất huyết màng não. 
IV.Chẩn đoán đau đầu 
1. Trƣờng hợp cấp cứu 
1.1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ (xem bài) 
1.2. Bệnh Horton 
 Thường ở người già trên 65 tuổi. Đau đầu dai dẳng trội về đêm gây 
mất ngủ, được mô tả như tê ở da đầu với tăng cảm khi tiếp xúc. Xen kẽ có 
các cơn nhức kịch phát khu trú tại một điểm cụ thể (ví dụ đường đi qua của 
 212 
động mạch thái dương). Có thể gặp nói khó kèm đau hoặc khập khiễng hàm 
một cách đặc hiệu, từng đợt. 
 Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng sau: 
 Các dấu hiệu cục bộ: động mạch thái dương bị cứng, sờ nhức, tăng 
nhiệt độ tại chỗ, không đập (tìm các hoại tử da đầu và lưỡi). 
 Có biến đổi trạng thái toàn thân: sốt nhẹ, gầy, mệt mỏi, rối loại khí 
sắc. 
 Có hội chứng đau: đau cơ và khớp của các gốc chi. 
 Máu lắng tăng > 80 mm ở giờ đầu với tăng các globulin. 
 Luận cứ chắc chắn là sinh thiết động mạch thái dương cho thấy viêm 
động mạch toàn thể từng đoạn và từng ổ. 
 Điều trị 
Prednison liệu từ 0,5 - 1mg/kg/24giờ. 
Sau khi lâm sàng và máu lắng đã trở lại bình thường, giảm từ từ liều 
(ví dụ 5mg/ 1 tuần) cho đến liều ngưỡng đối với từng cá thể, vào khoảng từ 
15 đến 20mg/ngày. Thời gian điều trị thay đổi từ 12-36 tháng. 
1.3. Tổn thương màng não (viêm màng não, chảy máu màng não) (xem 
bài). 
2. Đau đầu kịch phát 
2.1. Đau nửa đầu hoặc bán đầu thống 
 Đau nửa đầu chiếm 6,12-10% dân số, tỷ lệ nam /nữ là 1/2, mang tính 
chất gia đình cũng hay gặp. Tuổi thường gặp từ thiếu niên tăng đến 40 tuổi, 
sau đó giảm dần. 
 Phân loại bán đầu thống 
 Có 2 loại chính: cơn bán đầu thống không có aura (cơn bán đầu 
thống chung) và bán đầu thống có aura ( bán đầu thống cổ điển bao gồm thể 
cổ điển, thể không đau đầu, bán đầu thống mạch nền, bán đầu thống liệt nửa 
người gia đình, bán đầu thống có aura kéo dài/cấp tính). 
 Ngoài 2 loại bán đầu thống còn có bán đầu thống liệt mắt, bán đầu 
thống võng mạc, trạng thái bán đầu thống, cuối cùng nhồi máu bán đầu 
thống. 
 Triệu chứng: 
Bán đầu thống chung: 
 213 
 Các triệu chứng rất hay gặp xảy ra ít giờ trước cơn vào buổi sáng và 
tối như rối loạn khí chất, mệt mỏi, ngủ gà, rối loạn tiêu hoá, cảm giác đói. 
 Đau đầu bao giờ cũng có. Thường bắt đầu buổi sáng và đạt tới mức 
tối đa trong ít giờ. Thời gian kéo dài rất khác nhau, thường có kết thúc trong 
ngày, nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày nhưng không quá 72 giờ. Vị trí, 
theo cổ điển là một bên (nhức nửa đầu) nhưng có thể hai bên. Cường độ 
nhức cũng thay đổi: thường dữ dội, buộc phải ngừng mọi việc, hoặc ngược 
lại rất kín đáo chỉ cảm thấy khi cử động đầu. Nhức tăng lên khi gắng sức, 
ánh sáng và tiếng động; đỡ đi khi nghỉ ngơi, khi ở trong tối, đôi khi đỡ do 
chờm lạnh hoặc khi ép các động mạch thái dương. Nhức thường có tính chất 
mạch đập. 
 Các dấu hiệu đi kèm thường thấy là rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, 
nôn. Cáu gắt, khó tập trung trí tuệ với cảm giảm "đầu trống rỗng". 
Cơn bán đầu thống có aura: 
 Báo hiệu thị giác hay gặp nhất (bán đầu thống mắt) bao gồm: ám 
điểm lấp lánh đó là đom đóm mắt xuất hiện ở trung tâm nhìn, sau đó lan 
rộng từ một bên ra ngoại vi thị trường di chuyển chậm, thường có hình gãy 
khúc, để lại phía sau một ám điểm cản trở sự nhìn. 
 Các hiện tượng sáng khác có thể thấy: các vệt như đom đóm sáng 
hoặc lấp lánh, các đường zic-zăc mầu, các chớp sáng lặp lại nhiều lần. 
Ngoài ra còn có thể có các dạng thiếu sót hoặc chiếm hơn nửa các rối loạn 
tri giác nhìn hoặc các ảo giác hình thành. 
 Các báo hiệu cảm giác: dị cảm một bên vị trí tay - mồm và tăng dần 
chậm, cảm giác gà mổ lan toả dần đến toàn bộ bàn tay rồi cẳng tay, khuỷu 
tay và "nhảy" lên 1/2 mặt cùng bên ở vùng quanh miệng. Dị cảm này theo 
một hành trình bán đầu thống. Rối loạn tri giác, sơ đồ cơ thể, hoạ hoằn mới 
có ("hội chứng của Alice: bệnh nhân như đang ở xứ sở huyền diệu"). 
 Rối loạn ngôn ngữ, ít gặp và ít khi đơn độc, có thể xâm phạm từ 
diễn đạt, hiểu chữ viết, đọc, có thể có sự đảo lộn các vần, ảnh hưởng đến cú 
pháp, còn có thể biệt ngữ (nói không hiểu được), câm... 
 Rối loạn vận động: ít gặp so với các rối loạn trên. Thường là yếu 
bàn tay có khi tiến tới liệt. 
 Tiến trình cơn bán đầu thống có báo hiệu: các báo hiệu dài 20 đến 30 
phút rồi mất dần trong khi đó xuất hiện đau đầu. Đau đầu thường khác bên 
với báo hiệu, nhưng cũng có thể cùng bên và như vậy rất giá trị gợi ý một 
bán đầu thống. Đau đầu tồn tại một đến hai giờ. Có thể hoàn toàn không có 
đau đầu. 
 214 
 Các loại bán đầu thống khác: 
 Bán đầu thống nền: 
 Bán đầu thống bắt đầu bằng các rối loạn biểu hiện rối loạn thị giác 2 
bên, khó nói, chóng mặt, ù tai hoặc giảm thính lực, nhìn đôi, thất điều, dị 
cảm 2 bên, liệt nhẹ hai bên, rối loạn ý thức. 
 Bán đầu thống liệt mắt, loại này đau đầu dài 6-7 ngày, sau đó liệt 
mắt thường là dây III. 
 Bán đầu thống võng mạc đó là cơn lặp lại nhiều lần các ám điểm 
hoặc mù một mắt tạm thời không dài quá 1 giờ, có kèm đau đầu. 
 Cơn bán đầu thống liệt nửa người gia đình. 
 Nhồi máu bán đầu thống, hiếm gặp, trong loại này các báo hiệu 
không giảm đi. 
 Trạng thái bán đầu thống: đặc tính là đau đầu liên tục hoặc dữ dội 
trong nhiều ngày (72 giờ), có thể dẫn đến một trạng thái báo động loại suy 
sụp và mất nước. Trạng thái bán đầu thống thường liên quan đến một ngộ 
độc thuốc (do thuốc chữa bán đầu thống). Phần lớn bệnh nhân phải nhập 
viện để cắt cơn và chống mất nước. Thường điều trị bằng tiêm Laroxyl +/- 
Lagartil. Cần thiết nên ngừng các loại thuốc cựa lúa mạch. 
 Tiến triển: bán đầu thống là một bệnh bắt đầu sớm trong đời sống, 
thường ở trẻcon hoặc thiếu niên. Sau đó có một giai đoạn êm dịu dài nhiều 
năm trước khi tái phát cơn khác vào tuổi thưởng thành. Bán đầu thống tiến 
triển từng cơn, cơn nọ cách cơn kia bởi một thời gian yên ổn lúc đó bệnh 
nhân hoàn toàn bình thường. Thời kỳ có cơn khác nhau giữa bệnh nhân này 
với bệnh nhân khác và khác nhau trên cùng một bệnh nhân; có thể có đợt 
nhiều cơn xen kẽ, đợt giảm bệnh hoàn toàn kéo dài nhiều năm. Rất khó nói 
đến tần suất trung bình các cơn. 
 Loại cơn cũng thay đổi giữa cơn này với cơn khác: 60% các bệnh 
nhân chỉ bị các cơn bán đầu thống chung, 10% chỉ bị các cơn bán đầu thống 
đi kèm, nhưng 30% chuyển đổi cơn này sang loại cơn khác. 
 Nói chung, các cơn tự nó ngày càng thưa sau tuổi 40 và có thể mất 
đi trong một số trường hợp. Tuy nhiên ở thời kỳ mãn kinh các cơn có xu 
hướng nặng lên. 
 Chẩn đoán: 
 Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào cách cho điểm nếu có như sau: aura 
3, tiền triệu 1, yếu tố khởi phát rõ 1, đau nửa đầu 1, nôn /buồn nôn 1, đau 
 215 
tăng trong chu kỳ kinh nguyệt 1, đáp ứng với ergotamin 1 và yếu tố gia đình 
1 điểm. Nếu điểm cộng từ 5 trở lên là chẩn đoán đau nửa đầu. 
 Đối với đau nửa đầu không có aura thì dựa vào tiêu chuẩn sau: 
 A. Ít nhất đã có 5 cơn đau đầu phù hợp với các tiêu chuẩn (B,C,D, 
E) 
 B. Cơn đau đầu kéo dài không quá 72 giờ. 
 C. Đau nửa đầu kiểu mạch đập, tăng khi vận động, ánh sáng. 
D. Kèm theo nôn, sợ ánh sáng, tiếng động. 
E. Tiêu chuẩn loại trừ: không có chẩn đoán nào hơn đau nửa đầu 
không có aura. 
 Điều trị bán đầu thống: 
 Điều trị cơn: chỉ áp dụng khi có cơn, càng sớm càng tốt, ngay khi có 
các chứng báo hiệu. Cần nhớ rằng sự hấp thụ qua đường tiêu hoá của nhiều 
loại thuốc trong đó có tartrate ergotamine bị giảm trong cơn, kể cả khi 
không có nôn. 
Có 3 loại thuốc có thể dùng đó là các thuốc chống nhức 
:Paracétamol (Dolipran, Dafalgan, Efferalgan, liều 1 đến 2 g/ngày); 
Dextropropoxyphène (Diantalvic, Propofan); Noramidopyrine (Optadion, 
Viscéralgin, Baralgin); các dẫn chất của Codéine hoặc của Morphine 
(Veganine, Efféralgan codéine). 
Các thuốc chống viêm, chống nhức không stéroid Aspirine 
(Aspégic) với liều 300 mg và 2g/ngày thường có tác dụng với các thể nhẹ 
bán đầu thống. Các loại chống viêm chống nhức không stéroid khác. 
Các dẫn chất của cựa lúa mạch: Tartrate ergotamine (Gynergène 
caféine viên 1mg hoặc đạn nạp hậu môn 2mg; Migwel viên 2 mg). Đây là 
loại thuốc có tác dụng nhất trong đau đầu bán đấu thống (kết quả khoảng 
40-90% tuỳ công trình), nhưng có thể làm tăng nôn. Cần phải cho uống rất 
sớm lúc chớm có cơn, và tiếp tục uống lần thứ hai sau 30 phút nếu chưa 
thấy tác dụng. Thường dùng loại uống, nhưng nếu cần có thể dùng đường 
hậu môn nếu bệnh nhân có nôn nhiều. 
 Dihydroergotamine đường mũi (Diergospray), dùng tiêm bắp, dưới 
da, hoặc đường tĩnh mạch. 
Sumatriptan ( viên 25-50mg/ ống 6 mg tiêm dưới da) thuốc co mạch 
trung ương, đồng vận của Sérétonine loại "5-TH1; thuốc làm giảm đau đầu 
 216 
trong 60% qua đường uống và 80% khi tiêm dưới da. Chống chỉ định khi có 
thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực Prinzmetal, đau đầu sống nền. 
Điều trị dự phòng: 
 Khi có từ 2 cơn trong 1 tháng, điều trị triệu chứng bán đầu thống 
chống chỉ định, đau đầu có aura kéo dài hay đau đầu kèm nhồi máu não. 
Thuốc chống tác dụng kiểu Sérotonine: oxétorone (Nocertone) 2-3 
viên/ngày. Nguy cơ ngủ gà và tăng cân. Methysergide (Désernil) 2 đến 3 
viên mỗi ngày bằng cách tăng dần liều ví dụ, cứ 5 ngày tăng 1/2 viên, để 
tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra sớm, buồn nôn, chuột rút, mất 
ổn định. Có một biến chứng hiếm gặp, xuất hiện dài ngày là xơ sau phúc 
mạc. Nguy cơ này đòi hỏi theo dõi lâm sàng (tìm dấu đau lưng - bụng), sinh 
hoá (lắng máu kiểm tra trong vòng 3-4 tháng, urê, créatinine tăng nếu có xơ 
thận), và nên ngừng thuốc 1 tháng mỗi 6 tháng, hoặc cứ 8,9 tháng ngừng 3 
tháng. Các chống chỉ định là suy mạch vành, cao huyết áp, có thai. 
Các thuốc chẹn Bêta: 
 Không phải mọi loại đều tác dụng với bán đầu thống. Trong thực 
hành, được dùng nhiều nhất là Avlocardyl 1 đến 3 viên/ngày (40 đến 120 
mg) và Atenolol (Ténormine). Các chống chỉ định: suy tim, hen, nghẽn nhĩ 
thất, loét dạ dày tiến triển, Raynaud. 
Các thuốc ức chế calci: flunarizine (Sibelium) 1 viên buổi tối. Nguy 
cơ buồn nôn và tăng cân. 
Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline/ fluoxetine buổi tối 1 viên. 
Thuốc chống co giật: divalproex 500mg ngày. 
Điều trị không dùng thuốccó thể có hiệu quả như châm cứu, thư 
giãn,... 
2.2. Đau dây V 
 Biểu hiện lâm sàng: 
 Xuất hiện sau 50 tuổi. Phụ nữ gặp nhiều: 3 nữ cho 2 nam, nguyên 
nhân còn chưa biết. Họa hoằn tìm thấy tính chất gia đình. Cũng có thể mắc 
bệnh sớm hơn và lan toả hai bên. Bắt đầu đột ngột, ngay tức thì bởi cơn 
nhức dữ dội, như kim đâm, như phóng điện, xâu xé, nghiền nát. Xuất hiện 
nhức cách hồi, với các giai đoạn tiềm tàng hoàn toàn giữa các cơn nhức. Vị 
trí nhức thay đổi, nhưng cố định đối với cùng một bệnh nhân và bao giờ 
cũng một bên ở giai đoạn đầu. Đau giới hạn lúc đầu ở 1 khu vực của dây V, 
thường là khu vực dây hàm trên (môi trên, cánh mũi, răng nanh trên), ít gặp 
 217 
hơn là vùng thuộc dây hàm dưới (cằm, răng nanh dưới), hoạ hoằn thuộc dây 
mắt. Trong quá trình tiến triển có thể đau cả 3 khu vực dây V và lan toả ra 
hai bên. 
 Các cơn đau có thể gây ra các hiện tượng vận động như rung cơ, có 
thể co cứng cơ đó là "chứng máy cơ mặt". 
 Đau kéo dài vài giây đến 2 phút, khởi phát và hết đều đột ngột, tiến 
triển từng đợt đau nhói và lặp lại hàng loạt cơn. 
 Các cơn có thể phát động bởi các kích thích khác nhau đối với từng 
bệnh nhân (nhai, lời nói, ho, hắt hơi, cười, kích thích vào một vùng niêm 
mạc hoặc da ở mặt...) 
 Sự tồn tại một vùng "cò súng" hoặc "vùng kích thích" là đặc điểm 
của đầu dây V không nguyên do. Cách tiến triển thông thường là sự xen kẽ 
các đợt đau với giai đoạn giảm bệnh. Tần suất các cơn rất khác nhau cách 
nhau vài ngày đến nhiều tháng, nhưng bệnh có xu hướng nặng lên theo tuổi, 
các đợt giảm dãn xa ra, trở nên ngắn hơn, có thể mất đi; tuy nhiên trong các 
ca đó, giấc ngủ vẫn không bị ảnh hưởng. 
 Chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng. Khám thần kinh bình 
thường (không có các dấu hiệu tổn thương dây V hoặc các dây sọ não khác 
nếu khám giai đoạn giữa các cơn. Nếu có một bất thường của dây V dù nhỏ, 
dù không điển hình cũng cần chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưỡng từ. 
 Đau có thể lan ra tai (dây thần kinh Jacobson), hoặc ra vùng của dây 
thần kinh hàm dưới rất rõ. Các dấu hiệu phối hợp như nhịp tim chậm, ngất. 
Ngoài vô căn có thể có những nguyên nhân sau: các u (u vòm họng, u góc 
cầu tiểu não, u màng não xoang bên). Nhiễm khuẩn (viêm tai, viêm hạnh 
nhân mạn tính, cốt tuỷ viêm, viêm khớp cột sống cổ, viêm màng nhện). Các 
túi phồng động mạch cảnh trong, động mạch sống. 
 Điều trị 
 Carbamazepine: tégrétol 3-4 viên/ngày hay diphényl hydantoine 
(Dihydan). 
 Clonazépam: rivotril 1-2mg 1 đến 4 viên/ngày. Lamotrigine 40 mg 
/ngày, baclofen10-20 mg 3-4 lần ngày. 
 Trường hợp thất bại có thể tiêm rượu vào các nhánh ngoại vi của dây 
V, có thể đốt điện hạch Gasser bằng đường qua da, hoặc cắt dây thần kinh 
sau hạch Gasser. 
 218 
3. Các loại đau đầu dai dẳng 
3.1. U não , bệnh Horton 
3.2. Các đau đầu nguồn gốc tâm thần 
 Hay gặp (50% các loại đau đầu). Các dấu hiệu gợi ý: 
 Kiểu đau như cảm giác kim châm, cảm giác thân thể kỳ lạ, thấy như 
bị súc vật gậm nhấm não, nhức như bị kẹp đầu. 
 Mất cân xứng giữa cường độ nhức do bệnh nhân kêu và sự chịu 
đựng dễ dàng. 
 Định khu : lan toả hoặc ngược lại rất khu trú (nhức vùng đỉnh đầu là 
triệu chứng rất gợi ý). Nhức có thể ảnh hưởng cả gáy và vùng chẩm: như 
vậy, nhức tương ứng với đau đầu dạng căng cơ hoặc với hội chứng Atlas 
(liên quan đến co các cơ gáy quá mức). 
 Khuynh hướng tiến triển là yếu tố có tính chất gợi ý nhất: đau đầu 
mãn tính, tiến triển trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm, đau từng ngày từ 
sáng đến tối. 
 Các bệnh nguyên chính của các đau đầu nguồn gốc tâm thần: 
 Các trạng thái lo âu. 
 Các trạng thái ám ảnh. 
 Loạn thần kinh chức năng. 
 Các hội chứng trầm cảm: tất cả các dạng trầm cảm đều có thể kèm 
đau đầu. Đau đầu là một trong các triệu chứng chính của trầm cảm ở người 
cao tuổi. Nó có thể trội lên về triệu chứng học đến mức các triệu chứng trầm 
cảm trở nên hàng thứ yếu. Thấy được sự liên quan của đau đầu với một 
nguyên nhân cụ thể là đặc biệt quan trọng để bắt đầu điều trị các thuốc 
chống trầm cảm. 
2.3. Đau đầu chuyên khoa 
 Bệnh lý mắt: tất cả đau đầu không đặc hiệu cần khám mắt. Glôcôm 
cấp gây rối loạn thị lực nhanh chóng 1 hay cả 2 mắt; rối loạn về khúc xạ 
không điều chỉnh tốt có thể đau đầu ít dữ dội, nặng nề ở hai bên trán và xảy 
ra hàng ngày. 
 Bệnh lý tai mũi họng: viêm xoang đặc biệt là xoang trán và xoáng 
bướm. 
 219 
 Bệnh lý răng hàm mặt: hội chứng Coster do rối loạn chức năng của 
khớp thái dương hàm liên quan đến sai khớp cắn. Các triệu chứng bao gồm 
đau, nhai cùng cục, khớp nhô lên, trật khớp thái dương - hàm khi nhai. 
CÂU HỎI TỰ LƢỢNG GIÁ 
1. Hãy phân loại đau đầu. 
2. Trình bày cơ chế gây đau đầu. 
3.Mô tả tiêu chuẩn chẩn đoán đau nửa đầu. 
4. Liệt kê thuốc điều trị đau nửa đầu, đau dây V . 
 220 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Daniel D.Trương, Lê Ðức Hinh, Nguyễn Thi Hùng (2004). Thần 
kinh học lâm sàng. NXB Y học. 
2. Nguyễn Văn Đăng (2003). Thực hành thần kinh. Các bệnh và hội 
chứng thường gặp, NXB Y học. 
3. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não 
, Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí. 
4. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 về các 
bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, NXB Y học. 
5. Pierre Koskas (1994). Xét nghiệm bổ trợ trong lĩnh vực thần kinh, 
NXB Y học- NXB Hà nội ( PGS.TS. Lê Quang Cường dịch ). 
6. Allan H.Ropper, Robert H.Brown (2008), Adams and Victor’s 
Principles of Neurology, eighth Edition. 
7. Dave A. Rengachary (2004), Neurology Survival Guide, 
Lippincott Williams and Wilkins 
8. David A. Greenberg, Michael J.Aminoff, Roger P.Simon (2002): 
Clinical Neurology, Lange Medical Books/McGraw-Hill. 
9. Harrison’s principles of internal Medicine. Neurology disorder, 
16
th
 edition 2005. 
10. Itani A.- Khayat (2004). Neurologie, programme de l’internat, 
2eme édition, Éditions Vernazobres -Grego. 
11. Johnson R. T, Griffin J. W (1997). Current Therapy in 
Neurologic Disease, Fifth edition. 
12. William E.DeMyer (2004). Technique of Neurologic 
Examination, Fifth international edition, McGraw-Hill. 
MỤC LỤC 
 STT Trang 
 Lời nói đầu 
 CHƯƠNG I: KHÁM LÂM SÀNG THẦN KINH 
1. Khám, dấu chứng lâm sàng thần kinh về tình trạng ý thức 
và vận động........................................................................... 
.................................1 
2. Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não........................................ ...............................10 
3. Hội chứng màng não.............................................................. ................................28 
4. Khám cảm giác...................................................................... ................................34 
5. Rối loạn dinh dưỡng, cơ tròn................................................. ................................40 
6. Khám phản xạ........................................................................ ................................44 
7. Hội chứng liệt nửa người....................................................... ................................51 
8. Hội chứng tiểu não................................................................. ................................58 
9. Hội chứng tăng áp lực nội sọ................................................. ................................61 
10. Hội chứng liệt hai chi dưới.................................................... ................................68 
 CHƯƠNG II: THĂM DÒ HỆ THẦN KINH 
11. Thăm dò hệ thần kinh............................................................ ................................75 
 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BỆNH LÝ THẦN KINH 
THƯỜNG GẶP 
12. Tai biến mạch máu não.......................................................... ................................91 
13. Bệnh lý thần kinh ngoại biên................................................. ..............................105 
14. Ðau dây thần kinh toạ............................................................ ..............................113 
15. Ðộng kinh.............................................................................. ..............................119 
16. Bệnh và các hội chứng Parkinson.......................................... ..............................131 
17. Bệnh nhược cơ....................................................................... ..............................139 
18. Hôn mê.................................................................................. .............................147 
19. Viêm màng não...................................................................... ..............................157 
20. Đau đầu.................................................................................. ..............................191 
Tài liệu tham khảo 
 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CỦA GIÁO TRÌNH 
Họ và tên: Hoàng Khánh 
Ngày tháng năm sinh: 05 tháng 8 năm 1953 
Cơ quan công tác: Bộ môn Nội, Phân môn Thần kinh, Trường Đại học Y 
Dược Huế. 
Địa chỉ email: hkhanhqb@yahoo.com.vn 
Phạm vi và đối tượng sử dụng : 
- Ngành y từ Y3-6 
- Trường Y Dược 
- Các từ khóa : Khám thần kinh, Hội chứng, Rối loạn, Đau, Tai biến, 
Ngoại biên, Động kinh, Parkinson, Nhược cơ, Hôn mê, Viêm. 
- Nắm vững Giải phẫu- Sinh lý Thần kinh. 
- Đã xuất bản tại Nhà Xuất bản Đại học Huế năm 2007 (Giáo trình Nội 
Thần kinh). 
Thông tin khác : 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_than_kinh.pdf