Giáo trình Phân bón và độ phì - Chương 1: Giới thiệu môn học

Tóm tắt Giáo trình Phân bón và độ phì - Chương 1: Giới thiệu môn học: ... Đồ đá củ 7 Nông nghiệp du canh Đồ đá mới (10.000 năm trước) 1 35 40 Luân canh thời trung cổ 500 – 1450 năm trước 1 900 1,5 Chăn nuôi Cuối thế kỷ 17 2 1.800 0,7 Phân hóa học/ thuốc bảo vệ thực vật Đầu thế kỷ 20 4 4.200 0,3 Nông nghiệp hiện đại Cuối thế 20 6 – 8 7.000 0...ng ta mở rộng diện tích canh tác quá lớn. Thập niên 1980 đến nay lượng phân bón sử dụng ở Việt Nam gia tăng rất mạnh, nhất là phân đạm. Hiệu quả sử dụng phân bón cũng tăng, nhưng sử dụng các loại phân N, P, K không cân đối. Bảng 1.6 Nhu cầu các loại phân bón ở Việt Nam đến 2020 Các loại phân Số ... đậu) là những loại có khả năng cố định đạm. Các loại phân lân sinh học được sản xuất bởi các loại vi khuẩn và nấm có khả năng hòa tan lân không hữu dụng, biến đổi chúng thành các dạng hữu dụng. Các dòng vi khuẩn hữu hiệu trong việc chuyển hóa lân gồm Pseudomonas striata, Pseudomonas rattonics, và m...

doc7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân bón và độ phì - Chương 1: Giới thiệu môn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐỘ PHÌ VÀ PHÂN BÓN
Trong canh tác nông nghiệp hiện đại, bón phân là biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng quyết định đến năng suất, phẩm chất sản phẩm nông nghiệp, hiệu quả và thu nhập của người nông dân. Phân bón cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí sản xuất nông nghiệp, vì vậy, để đạt được năng suất cây trồng cao, phẩm chất tốt, có hiệu quả kinh tế và không làm ô nhiễm môi trường thì cần phải hiểu và sử dụng phân bón hợp lý.
I Những thành tựu trong nghiên cứu về phân bón
1 Những di tích cổ của nền sản xuất nông nghiệp
Các tài liệu của khảo cổ học cho thấy có một vùng trên thế giới có một nền văn minh cổ nhất là Mesopotamia, nằm giữa sông Tigris và Euphratws, Iraq ngày nay. Có những bút tích cho thấy vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên vùng đất này có độ phì nhiêu rất cao.
Herodotus, một nhà lịch sử Hylạp, đã trình bày vấn đề này sau khi khảo sát xuyên qua vùng Mesopotonia 2000 năm sau đó. Khả năng sản xuất cao của vùng đất này có thể là do hệ thống tưới tốt và độ phì nhiêu của đất cao, ngoài ra cũng còn có thể do 1 phần đóng góp của phù sa theo nước lụt hàng năm bởi các con sông này.
Theophrastus (300 năm trước Công nguyên) lại cho rằng điều này do độ phì nhiêu cao của phù sa sông Tigris, và ông cho rằng chính phù sa này chứa hàm lượng đất thịt cao và được bồi đắp trong 1 thời gian dài.
Theophrastus (327 – 287 BC) đã khuyến cáo nên bón phân chuồng cho các loại đất có tầng canh tác mỏng nhưng các loại đất dày bón ít hơn.
1.1 Lịch sử nghiên cứu độ phì nhiêu đất đai trước thế kỷ 19 A.D
Thế kỷ 16
Sau công trình của Crescenzi, có rất ít nghiên cứu về nông nghiệp trong nhiều năm liền, mặc dù vào năm 1563 Palissy đã nổi danh nhờ phát hiện hàm lượng tro trong cây trồng là những chất được cây hút từ đất.
Francis Bacon (1561 – 1624) cho rằng chất dinh dưỡng chính của cây là nước, nếu trồng liên tiếp cùng một loại cây thì đất sẽ bị kiệt quệ chất dinh dưỡng này.
Jan Baptiste van Helmont ( 1577 – 1644), đã trình bày những kết quả thí nghiệm chứng minh rằng nước là chất dinh dưỡng duy nhất của thực vật. Ông ta cho 200g đất vào một bình chứa, và trồng lên đó 1 cành liễu nặng 2,3 kg. Ông che chắn cẩn thận không cho đất bị nhiễm bụi bẩn, bình chỉ được cung cấp bằng nước mưa hoặc nước cất. sau 5 năm, Van Helmont kết thúc thí nghiệm. Cây liễu cân nặng 77 kg. Ông tính toán rằng chỉ có khoảng 0,6g đất được cây sử dụng. Do ông chỉ cung cấp nước cho cây nên ông kết luận rằng nước là chất dinh dưỡng duy nhất cho cây trồng, còn 0,6 g đất mất trong thí nghiệm ông ta cho đó là sai số thí nghiệm. Mặc dù kết luận của Van Helmont không đúng nhưng tư tưởng này vẫn còn tồn tại và nghiên cứu sau này để tìm hiểu sự dinh dưỡng của cây trồng.
Thế kỷ 17
J. R. Glauber (1604 – 1668), một nhà hóa học người Đức cho rằng không phải nước, mà chính là KNO3 là chất dinh dưỡng của thực vật. 
Những tiến bộ trong nghiên cứu nông nghiệp thế kỷ 19
Theodore de Saussure nghiên cứu trên 2 vấn đề : 
Ảnh hưởng của không khí đến thực vật .
 Nguồn gốc của muối trong cây.
Kết quả là Saussure khám phá ra rằng thực vật hấp thu O2 và giải phóng CO2, tiến trình chính của sự hô hấp. Ngoài ra, Ông cũng khám phá ra thực vật lại hấp thu CO2 và giải phóng O2 khi có sự hiện diện của ánh sáng; nhưng thực vật lại bị chết khi bị giữ trong môi trường không có CO2. Đây là quá trình quang hợp của thực vật.
De Saussure kết luận rằng đất chỉ đóng góp 1 phần nhỏ trong sự dinh dưỡng của thực vật, nhưng ông cũng cho rằng đất cung cấp 2 thành phần chính cho thực vật là tro ( Ca, Mg, K và những chất khoáng khác ) và Đạm ( N ). Ông ta loại bỏ ý nghĩ rằng thực vật sinh ra Potash, và rễ thực vật không có tính chất của 1 màng lọc. Rễ thực vật có khả năng hấp thu nước nhanh so với chất dinh dưỡng. Ông ta cũng trình bày sự khác nhau trong sự hấp thu giữa các muối, và các thành phần muối trong cây tùy thuộc vào đất, tuổi cây và các bộ phận của cây.
Jean Baptiste Boussingault (1802 - 1882 ), người được coi là cha đẻ của phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Boussingault đã áp dụng kỹ thuật cân trọng lượng và phân tích, phân hữu cơ được bón từng lô thí nghiệm trên đồng ruộng, đồng thời xác định trọng lượng và phân tích cây trồng khi thu hoạch. 
Justus vo Liebig (1803 - 1873), nhà hóa học Đức, người đã vén được bức màn bí mật của mùn trong đất đối với sinh trưởng của thực vật. Liebig cho rằng:
Phần lớn C có trong cây bắt nguồn từ CO2 trong không khí.
H và O2 có nguồn gốc từ nước.
Các kim loại kiềm cần thiết cho sự trung hòa các acids hình thành trong cây và là kết quả của các hoạt động trao đổi chất.
Phosphorus (P ) cần cho sự hình thành hạt.
Cây hấp thu tất cả các chất từ đất, nhưng chỉ thải ra từ rễ các chất không cần thiết.
Theo ý tưởng của Liebig, rất nhiều thí nghiệm đồng ruộng được thiết lập trong thời gian đó, nổi tiếng nhất là trạm thí nghiệm Rothamsted (Anh ) của J.B.Laws và J. H. Gilbert (1843). Sau 12 năm nghiên cứu trên trạm khí tượng này, họ đưa ra một số kết luận như sau :
1 . Cây trồng có nhu cầu cả 2 chất là P và K, nhưng phân tích thành phần tro thực vật không xác định nhu cầu của cây.
2 . Các cây không thuộc họ đậu cần cung cấp N. Không có N, cây sẽ không sinh trưởng, bất kể hàm lượng P và K. Hàm lượng NH3 cung cấp từ không khí không thể thỏa mãn nhu cầu N của cây.
3 . Độ phì nhiêu đất đai có thể duy trì trong nhiều năm bằng cách bón phân hóa học.
4 . Bỏ hóa đất là phương pháp tốt nhất để nâng cao hàm lượng dinh dượng hữu dụng trong đất.
1.2 Thành tựu nghiên cứu nông nghiệp hiện nay 
	Bảng 1.1 Hệ thống nông nghiệp qua các thời kỳ
Các hệ thống nông nghiệp 
Thời kỳ
Năng suất ngũ cốc (tấn/ha)
Dân số thế giới (triệu)
Diện tích /Đầu người (ha)
Thời kỳ săn bắt và hái lượm
Đồ đá củ
7
Nông nghiệp du canh
Đồ đá mới (10.000 năm trước)
1
35
40
Luân canh thời trung cổ
500 – 1450 năm trước 
1
900
1,5
Chăn nuôi 
Cuối thế kỷ 17
2
1.800
0,7
Phân hóa học/ thuốc bảo vệ thực vật 
Đầu thế kỷ 20
4
4.200
0,3
Nông nghiệp hiện đại
Cuối thế 20 
6 – 8
7.000
0,15
Nông nghiệp bền vững 
 ?
?
?
?
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, dân số tăng gấp hai lần và năng suất ngũ cốc cũng tăng hai lần, Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, dân số tăng 3,5 lần và trong thời gian sắp tới dân số thế giới không ngừng gia tăng, nhất là ở những khu vực kém phát triển, trong khi đó chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề giới hạn năng suất cây trồng như sâu bệnh, trình độ canh tác, hệ thống chính trị, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu làm cho năng suất cây trồng hay sản lượng lương thực khó có thể tăng được trong thời gian tới.
Bảng 1.2 Tỷ lệ dân số bị thiếu lương thực ở các nước kém phát triển và đang phát triển (triệu người)
Khu vực
1980
2000
2020
2040
2060
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Châu Phi
120
26
185
22
292
21
367
19
415
18
Châu Mỹ Latinh
36
10
40
8
39
6
33
4
24
3
Đông Nam Á và Nam Á
321
25
330
17
330
13
232
8
130
4
Tây Á
27
18
41
16
55
14
64
12
72
11
Tổng cộng
504
23
596
17
716
14
696
11
641
9
	Số người bị thiếu lương thực không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua, mặc dù cuộc cách mạng xanh đã góp phần rất lớn trong việc giảm đói cho các nước nghèo. Nhưng chúng ta đang đứng trước thực trạng số người bị đói sẽ không giảm trong những năm tới nhất là ở các nước nghèo ở Châu Phi, Đông Nam Á, Tây Á của châu Á. 
Bảng 1.4 Sản lượng lương thực thực phẩm toàn cầu trong thời gian sắp tới (triệu tấn)
Sản phẩm
1980
2000
2020
2040
2060
Lúa mì
441
603
742
861
958
Lúa gạo 
249
368
480
586
659
Hạt thô 
741
1.022
1.289
1.506
1.669
Sản phẩm từ vật nuôi
82
108
138
164
184
Bơ, sữa
470
613
750
877
994
Thịt (protein)
36
52
64
76
85
Tổng cộng
2019
2.766
3.463
4.070
4.552
Như đã trình bày ở phần trên trong thế kỷ tới chúng ta phải đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, sản lượng lương thực thực phẩm sẽ không có bước nhảy vọt như trong thế kỷ qua, theo dự báo trong tương lai để sản xuất ra một đơn vị lương thực, chúng ta phải tốn nhiều năng lượng hơn, đầu tư nhiều vốn hơn và dễ gặp rủi ro hơn.
Bảng 1.5 Sản lượng phân bón trên thế giới
Các năm
Sản lượng N + P2O5 + K2O và phân khác (triệu tấn)
Các nước đang phát triển
Các nước phát triến
Toàn thế giới
1905 – 1906
-
-
1,90
1919 – 1920
-
-
3,50
1949 – 1950
-
-
13,60
1960 – 1961
3,88
26,15
30,03
1970 – 1971
13,57
55,57
69,15
1975 – 1976
21,15
69,94
91,10
1980 – 1981
39,03
78,17
117,20
1985 – 1986
47,11
82,36
129,47
1990 – 1991
65,40
72,83
138,24
1995 - 1996
76,63
52,93
129,56
1998 – 1999
85,26
52,96
138,22
2000 – 2002
87,56
55,60
143,16
2003 - 2005
90,97
59,13
150,10
Sản lượng phân bón của thế giới luôn tăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón trong những thập kỷ qua. Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho cả hành tinh, các nước đang phát triển sản xuất và sử dụng rất nhiều phân bón vào nền nông nghiệp của mình. Do hiệu quả sử dụng phân bón thấp nên kéo theo đó là hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội cần giải quyết trong tương lai như ô nhiễm môi trường, phú dưỡng hóa, dịch hại trong nông nghiệp, tình trạng thoái hóa đất, và kéo theo là nạn đói.
1.3 Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam 
Trước 1970 việc sử dụng phân hóa học ở Việt Nam chưa cao. Tổng lượng NPK sử dụng khoảng 30 kg/ hecta, đồng thời hiệu quả sử dụng phân bón cũng chưa cao. Thập niên 1970 – 1980 lượng phân bón sử dụng tăng đáng kể, nhưng lượng phân bón trên một đơn vị diện tích không tăng do thời kỳ chúng ta mở rộng diện tích canh tác quá lớn.
Thập niên 1980 đến nay lượng phân bón sử dụng ở Việt Nam gia tăng rất mạnh, nhất là phân đạm. Hiệu quả sử dụng phân bón cũng tăng, nhưng sử dụng các loại phân N, P, K không cân đối.
Bảng 1.6 Nhu cầu các loại phân bón ở Việt Nam đến 2020
Các loại phân
Số lượng
	Năm
2005
20010
2020
Ure
- Nhu cầu
- Nhập khẩu
2000
1100
2100
0
2200
0
Kali
- Nhu cầu
- Nhập khẩu
300
300
400
400
500
500
DAP
- Nhu cầu
- Nhập khẩu
400
400
500
100
600
200
Lân + lân nung chảy
- Nhu cầu
- Nhập khẩu
1400
0
1600
0
2000
0
NPK
- Nhu cầu
- Nhập khẩu
2000
0
2500
0
3000
0
Phân vi sinh, phân hữu cơ, phân bón lá
- Nhu cầu
- Nhập khẩu
1000
20
1300
30
1500
50
Trong thời gian sắp tới, với sự hình thành các nhà máy sản xuất phân bón, lượng phân bón nhập khẩu để phục vụ cho nông nghiệp giảm dần, nhưng nhu cầu phân bón vô cơ (hóa học) vẫn tăng. Hiện tại, chúng ta đang xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng bền vững nên việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học là một vấn đề cần phải giải quyết trong tương lai.
II Các khái niệm cơ bản
1 Độ phì nhiêu đất đai
	Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. 
 2 Phân bón
Phân bón là các chất vô cơ hay hữu cơ tự nhiên hay tổng hợp được bón vào trong đất để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất. Phân được dùng để tăng tốc độ sinh trưởng, năng suất , chất lượng hay giá trị dinh dưỡng của cây trồng. Gián tiếp hay trực tiếp duy trì và làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Nhiều thập niên vừa qua ý nghĩa của từ phân bón được hiểu là các loại phân hóa học (phân vô cơ). Tuy nhiên trong những năm gần đây người ta chú ý đến các loại phân bón hữu cơ và vi sinh, chúng cũng là các loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
3.1 Phân loại
3.1.1 Về mặt hóa học
Phân bón được chia làm các nhóm: phân vô cơ, phân hữu cơ, phân vi sinh.
Phân vô cơ: phân vô cơ là phân bón mà thành phần cấu tạo phân tử không có nguyên tố carbon, trong nhóm này gồm có:
	Phân hóa học: là phân bón sản xuất theo công nghệ thường có phản ứng hóa học xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các sản phẩm có thể được sản xuất từ công nghệ tinh tuyển (làm giàu) vật lý những khoáng vật có sẵn trong tự nhiên cũng coi là phân hóa học.
	Phân khoáng: là phân có nguồn gốc khoáng vật, được khai thác từ lòng đất và qua quá trình làm giàu hoặc chế biến.
Phân hữu cơ: là phân gia súc, gia cầm, than bùn, phân xanh, phân rác, phân ủ dư thừa thực vật, bùn ao, bùn cống, chúng có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện lý tính của đất. Phân hữu cơ thường được bón vào đất với số lượng lớn để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Sử dụng phân hữu cơ là một phần quan trọng trong các chu kỳ biến đổi các chất dinh dưỡng trong tự nhiên. Ngoài phần chính là chất hữu cơ, mùn phân hữu cơ chứa hầu hết các nguyên tố khoáng nhưng với nồng độ rất thấp so với các loại phân vô cơ.
Phân chelate: là hợp chất giữa chất hữu cơ (acid hữu cơ) và các nguyên tố kim loại
Phân sinh học: là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật khác nhau, được đưa vào bằng nhiều phương pháp, nhằm nâng cao khả năng hữu dụng của các chất dinh dưỡng cho cây trồng từ các nguồn dinh dưỡng mà tự bản thân cây trồng không thể hấp thu được. Như Rhizobium (cho cây họ đậu), tảo lục lam, Azospirillium, Azotobacter, Frankia (các cây không thuộc họ đậu) là những loại có khả năng cố định đạm. Các loại phân lân sinh học được sản xuất bởi các loại vi khuẩn và nấm có khả năng hòa tan lân không hữu dụng, biến đổi chúng thành các dạng hữu dụng. Các dòng vi khuẩn hữu hiệu trong việc chuyển hóa lân gồm Pseudomonas striata, Pseudomonas rattonics, và một số loại vi khuẩn Bacillus khác. Trong số các loại nấm Aspergillus và Penecillium có thể hòa tan P trong đất và phân bón hữu hiệu. Nấm vùng rễ (mycorrhizae) là một nhóm phân sinh học khác có thể kích thích cây trồng gia tăng khả năng hấp thụ P trong đất và trong phân bón.
Phân bón lá
	 Phân chuyên dùng để hòa với nước phun lên thân, lá cây trồng nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, có thể là các nguyên tố đa, trung, vi lượng hay các chất kích thích sinh trưởng.
3.1.2 Về mặt nông học
Phân bón được chia làm hai nhóm: nhóm có tác dụng trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và nhóm có tác dụng gián tiếp thông qua việc cải thiện tính chất đất. Phân bón có tác dụng trực tiếp hầu hết là các loại phân vô cơ, chelate. Phân bón có tác dụng gián tiếp như vôi, thạch cao, bột lư huỳnh, hầu hết các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh. 
Tuy nhiên sự phân loại này cũng có tính chất tương đối, vì phân bón có tác dụng trực tiếp cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tính chất đất. Ngược lại phân bón có tác dụng gián tiếp cũng cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây trồng như vôi, thạch cao, phân hữu cơ
3.1.3 Theo phương pháp sản xuất
Phân bón được chia làm hai dạng phân bón sản xuất tại chỗ và phân bón sản xuất công nghiệp. Phân sản xuất tại chỗ, còn được gọi là phân địa phương, được sản xuất theo quy trình đơn giản và nguyên liệu sử dụng có sẵn tại địa phương.
Phân công nghiệp phần lớn là các loại phân vô cơ, phân vi sinh và chelate. Ngoài ra còn một số loại phân hữu cơ khác được sản xuất theo quy trình công nghiệp như phân rác.
3.1.4 Về phương pháp sử dụng
Phân bón được chia thành phân bón vào đất và phân bón qua lá; phân bón vào đất thường là các loại phân bón đa lượng, trung luợng vi lượng, phân hữu cơ, một số loại phân vi sinh, chelate. Đặc điểm chung của loại phân này thường được sử dụng với liều lượng rất cao.
Phân bón qua lá thường gồm các loại phân vi lượng, phân bón có chứa các kích thích tố sinh trưởng , một số phân vi sinh, chelate, và phân hữu cơ khác. Các loại phân này thường sử dụng với liều luợng rất thấp.
3.1.5 Về thành phần
Phân bón được chia thành phân đơn giản và phân phức hợp
Phân đơn giản, trong phân bón chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng chính. Ví dụ, phân urea, super lân, KCl.
Phân phức hợp trong phân có chứa nhiều chất dinh dưỡng, như NPK, DAP. Phân phức hợp có thể được sản xuất bằng cách pha trộn các loại phân đơn giản hay hình thành từ các phản ứng hóa học của các chất dinh dưỡng. 
Trên quan điểm cây trồng và cải tạo đất, có thể nói hầu hết các loại phân bón đều chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ví dụ, phân amonium sulfate vừa chứa NH4+ vừa chứa SO42-, KNO3 chứa K+ và NO3-, lân chứa H2PO4- và Ca2+, xu hướng hiện nay sản luợng phân chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng tăng rất mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân bón.
Phân đơn
	 Phân chỉ cung cấp một ngyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
Phân hỗn hợp
	Phân cung cấp nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, trên nguyên tắc phối trộn các phân đơn lại với nhau (về mặt cơ học)
Phân phức hợp
	Một loại phân cung cấp nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, trên cơ sở các phản ứng hóa sinh.
3.2 Các chất dinh dưỡng trong phân bón
Các dinh dưỡng chủ yếu mà cây trồng hấp thu từ đất là đạm (N), lân (P),kali (K), calcium (Ca), magnesium (Mg), sulfua (S), sắt (Fe), manganese (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), trong đó N, P, K là ba nguyên tố chính thường được gọi là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và là các nguyên tố cây trồng có nhu cầu cao nhất nên thường bị thiếu nhất so với các nguyên tố khác. Phân bón có chứa N, P, K gọi là phân đa lượng. Tương tự, phân bón có chứa các nguyên tố trung và vi lượng gọi là phân trung và vi lượng. Trong đất, các nguyên tố đa lượng thường được cây trồng lấy đi với hàm lượng tương đối lớn nên tốc độ kiệt quệ trong đất rất nhanh Ngoài ra, các chất này còn bị mất do các quá trình tự nhiên như rửa trôi, bay hơi hay xói mòn.
Ngày nay phần lớn các loại đất ở Việt Nam chúng ta đều có nhu cầu phân bón ít nhất là một trong các nguyên tố N, P, K. Khi cung cấp cho đất các nguyên tố này thông qua phân bón thì chúng được gọi là dinh dưỡng trong phân bón. 
3.2.1 Công thức phối trộn
	Tỉ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng trong hỗn hợp phối trộn
3.2.2 Công thức phân bón
	Lượng phân (nguyên chất) để bón cho một đơn vị diện tích ( thường là 1 hecta)
3.3 Bón phân hợp lý và cân đối ( 5 đúng + 1 cần)
- Đúng loại phân: bón theo nhu cầu của cây trồng, phù hợp với từng loại đất
- Đúng thời điểm: phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây
- Đúng thời cơ: phân bón phải thúc đẩy được sự phát triển của các tác nhân có lợi cho cây trồng 
- Đúng vụ và đúng thời tiết
- Đúng phương pháp
- Bón phân cân đối
3.4 Yêu cầu khi sử dụng phân bón đồng bộ và hợp lý
- Chủ động bón phân hợp lý nhưng có sự kết hợp với các yếu tố khác như giống nước, kỹ thuật canh tác, để tăng năng suất cây trồng mà không áp đặt theo ý kiến chủ quan của con người
- Bón phân phải phù hợp với sự phát triển tự nhiên của cây trồng
- Phải theo dõi các biểu hiện của cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
4 Nghiên cứu độ phì nhiêu đất đai và sử dụng phân bón trong tương lai.
Sự tiến bộ trong nông nghiệp phụ thuộc vào sự tiến bộ trong nghiên cứu khoa học. Mỗi vấn đề được giải quyết hôm nay sẽ có nhiều vấn đề phát sinh ra từ đó. Các nhà khoa học nông nghiệp phải trả lời được câu hỏi cơ bản là tại sao? Hơn là trả lời câu hỏi cái gì?

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_phan_bon_va_do_phi_chuong_1_gioi_thieu_mon_hoc.doc