Giáo trình Trồng và chăm sóc - Mã số MĐ 03: Nghề trồng tre lấy măng

Tóm tắt Giáo trình Trồng và chăm sóc - Mã số MĐ 03: Nghề trồng tre lấy măng: ...ều rộng, chiều dài hố . Đào lớp đất mặt (tầng A) để riêng sang 1 bên, lớp đất màu vàng (tầng B) để riêng sang 1 bên. 20 Hình 3.1.6: Cuốc hố để riêng lớp đất mặt . Sau khi đào hố xong kiểm tra lại kích thước hố: chiều dài, rộng, sâu xem hố đào đã đủ kích thước chưa. + Đối với nơi đất...ón lót để trồng tre lấy măng, thực hiện được kỹ năng làm đất trồng tre lấy măng ở các loại địa Hình 3- (độ dốc) và thực hiện bón lót đúng quy trình. * Yêu cầu: - Thực hiện được công việc làm đất nơi đất bằng và nơi đất dốc. - Thực được công việc bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật.. ... + Các cây bụi và dây leo cần được trồng theo tỉ lệ như trên để tạo độ kín + Trồng cây nọ cách cây kia 1m. + Giữa các cây ở các hàng bố trí so le theo hình nanh sấu B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Nêu những nguyên nhân cây bị chết sau trồng. - Nêu các biện pháp bảo vệ...

pdf72 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc - Mã số MĐ 03: Nghề trồng tre lấy măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trình tự các bước công việc trồng dặm và thành 
thạo các kỹ năng trong việc chuẩn bị cây trồng dặm, trồng dặm và chăm sóc 
cây sau trồng dặm. 
* Yêu cầu: 
 Thực hiện thành thạo các bước công việc chuẩn bị cây trồng dặm, trồng 
dặm và chăm sóc cây sau trồng dặm. 
* Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: 
 - Khu vườn cây vừa mới trồng 
 - Cây giống cùng loài đạt tiêu chuẩn cây trồng chính. 
 - Cọc, dây buộc. 
 - Cuốc, xẻng , dao, thùng tưới 
 - Phân chuồng hoai mục. 
 - Quang sọt. 
- Bầu nilon (KT: 18 x25 cm) 
- Vật liệu che tủ 
55 
 * Hình thức tổ chức: 
 - Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) 
 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm 
 * Nội dung thực hành: 
- Chuẩn bị cây trồng dặm: 
+ Chọn cây giống có đủ tiêu chuẩn đem trồng để sang bầu to làm cây 
trồng dặm. 
+ Tạo hỗn hợp đất phân là bầu cho cây trồng dặm (85% đất mùn + 15% 
P/c). 
+ Sang bầu to cho cho cây trồng dặm được thực hiện theo các thao tác 
sau: 
. Bóc bỏ bầu ni lon của cây sang bầu. 
. Mở miệng bầu 
. Cho hỗn hợp đất phân đến 1/3 chiều cao bầu và nèn chặt. 
. Đặt cây đã bóc bỏ vỏ bầu (đặt thẳng đứng) 
. Tiếp tục cho thêm hỗn hợp đất phân và nèn chặt (Chú ý không làm vỡ 
bầu cũ của cây sang bầu) 
. Xếp cây đã sang bầu theo hàng và xếp so le. 
. Vun cao má luống tới miệng bầu 
. Tưới nước 10 lít/ m2 mặt luống 
 - Kiểm tra xác định cây chết: 
 + Kiểm tra và thống kê cây chết đi từng hàng từ hàng số 1 cho tới hàng 
thứ (n) và ghi vị trí cây chết theo sơ đồ. 
 - Tính số lượng cây chết của lô trồng 
 - Trồng dặm. 
* Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành 
của mỗi học viên trong nhóm và thái đọ thực hành của học viên. 
* Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
 - Chuẩn bị được cây giống đủ tiêu chuẩn trồng dặm. 
 - Kiểm tra được chính xác số lượng cây chết. 
 - Cây trồng dặm, trồng đúng quy cách theo quy trình. 
C. Ghi nhớ: 
 - Cây trồng dặm phải được chuẩn bị trước trồng chính 1- 2 tháng. 
56 
 - Cây trồng dặm phải được sang bầu to hơn so với cây trồng chính. 
 - Khi trồng dặm phải xác định được nguyên nhân cây trồng trước bị chết. 
 - Cây trồng dặm phải được chăm sóc chu đáo như cây trồng chính. 
57 
Bài 5. Chăm sóc rừng non 
Mã bài: MĐ03-05 
Mục tiêu 
 - Trình bày được nội dung các bước công việc chăm sóc rừng non 
 - Thực hiện được những công việc chăm sóc rừng non đúng quy trình kỹ 
thuật 
 - Cẩn thận có ý thức bảo vệ cây trồng và tiết kiệm vật tư nguyên liệu. 
A. Nội dung 
1. Phát quang thực bì 
 Sau khi trồng một thời gian thực bì trên lô đất trồng lại tiếp tục phục hồi. 
Để tạo điều kiện cho cây mới trồng sinh trưởng tốt sau một thời gian phải phát 
quang thực bì, đặc biệt là những diện tích tre mới trồng trên đất rừng thứ sinh, 
phương thức trồng cục bộ theo băng thì việc phát quang thực bì sau trồng thực 
sự là cần thiết. 
 Việc phát quang thực bì cho rừng tre trồng lấy măng được thực hiện từ 1 
- 2 năm đầu, mỗi năm 1-2 lần vào trước mùa sinh trưởng của cây trồng. 
 Những loài dây leo, cây bụi không có giá trị kinh tế phải phát triệt để, 
phát sát gốc, dập cành nhánh sát mặt đất.Với những cây tạp tùy theo độ dốc có 
phát một phần hoặc không phát. Chừa lại những loài cây gỗ có giá trị giữ lại để 
hỗn giao với tre trồng lấy măng và bảo vệ đất. 
2. Làm cỏ quanh gốc 
 Làm cỏ quanh gốc phải được tiến hành ngay sau khi trồng 1- 3 tháng. 
Hình 3.5.23: Cỏ phục hồi quanh gốc sau trồng 
58 
 Cần làm cỏ quanh gốc kịp thời nếu để muộn cỏ mọc tốt sẽ lấn át cây 
trồng và tốn nhiều công chăm sóc hơn. 
- Số lần làm cỏ quanh gốc năm thứ nhất sau trồng từ 2- 3 
- Làm sạch cỏ xung quanh gốc với đường kính 80 cm ÷ 1 m 
Hình 3.5.24: Làm cỏ quanh gốc 
3. Xới đất, vun gốc 
3.1. Mục đích 
 Sau khi trồng cần phải định kỳ làm cỏ, xới đất vun gốc giúp cho cây mau 
bén rễ, cây sinh trưởng nhanh và tạo điều kiện cho than ngầm sinh trưởng, mặt 
khác làm cỏ xới đất còn giữ ẩm cho cây, vun thêm đất cây trồng không bị 
nghiêng ngả khi gặp mưa to gió lớn. 
3.2. Kỹ thuật xới đất, vun gốc 
Loại tre mọc cụm (Tre mai, Điềm trúc, Lục trúc, Mạnh tông...) có thể 
tiến hành xới đất vun gốc vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân vì măng của 
phần lớn các loài tre mọc cụm ra vào mùa hè hoặc mùa thu. 
 Loại tre mọc tản (Vầu, Trúc sào) có thể tiến hành vào mùa hè hoặc mùa 
thu vì măng của loại này thường ra vào mùa xuân, xuân hè. 
Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc cây. Độ sâu lớp đất xới tùy theo tuổi 
cây, thông thường xới sâu 10 -12 cm, càng xa gốc cây độ sâu xới đất càng tăng, 
59 
đường kính xới từ 80 -100 cm, chú ý khi xới không làm tổn thương đến bộ rễ 
của cây. 
 Chăm sóc năm đầu: Làm cỏ, xới đất vun gốc 2 lần vào tháng 6-7 và 
tháng 9-10 
Hình 3.5.25: Xới đất xung quanh gốc 
4. Bón phân 
 Bón phân trong giai đoạn rừng non nhằm tăng thêm được chất dinh 
dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh trong thời kỳ đầu, nhanh chóng vượt qua giai 
đoạn cỏ dại lấn át và tăng sức đề kháng cho cây. Bón phân có thể thực hiện 
cùng với đợt làm cỏ xới đất hoặc thực hiện khi làm cỏ xới đất xong. 
 Bón phân tốt nhất nên thực hiện bắt đầu cùng với lần chăm sóc đầu tiên. 
4.1. Các loại phân bón thường dùng trong giai đoạn rừng non (năm 
thứ nhất) 
 Xác định loại phân bón cần thông qua quan sát cây trồng, cây trồng 
nhiều khi có những biểu hiện khác thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên 
song trong đó thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng. Vì vậy tùy theo độ 
phì của đất hay thời tiết khác nhau mà dùng loại phân bón, lượng phân bón, và 
số lần bón khác nhau. 
- Nếu cây thiếu đạm (N): Lá non có màu xanh vàng, hoặc vàng nhạt, rễ 
cây phát triển kém. Cần bón bổ sung cho cây bằng loại phân bón có chứa đạm. 
Ví dụ: urê, phân hỗn hợp NPK. 
- Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, thấp nhỏ, lá có màu xanh tối, nếu thiếu 
kéo dài làm cuống lá khô và rụng, bón phân cho cây bằng supe lân, lân vi sinh 
hoặc hỗn hợp phân NPK. 
60 
- Thiếu Kali (K): Đầu tiên lá có màu xanh tối, sau xanh đậm, cây sinh 
trưởng chậm, bón ka li cho cây bằng một trong những loại phân chứa kali như: 
Kali clorua (KCl), Kali sunfát , hỗn hợp NPK 
 Trong giai đoạn rừng non các loại phân bón thường dùng: 
 Năm thứ nhất: dùng phân urê hoặc phân NPK để bón vì ở giai đoạn này 
phân urê, NPK có tác dụng phát triển cành lá nhanh, lá xanh đậm để tăng khả 
năng quang hợp. 
4.2. Tính lượng phân cần bón thúc cho năm thứ nhất 
 Sau khi xác định được loại phân bón và tỉ lệ bón theo khuyến cáo, người 
trồng tre phải tính được lượng phân cần có cho mỗi loại để bón đủ cho số cây 
trên diện tích trồng: 
 Ví dụ: Một gia đình trồng 400 khóm tre Bát độ, theo khuyến cáo năm 
đầu phải thực hiện bón phân 1 lần, thời điểm bón vào tháng 6 -7. Bón mỗi gốc 
là 0.2 kg NPK, hiện gia đình còn trong nhà là 20 kg NPK. Hỏi gia đình cần 
phải mua thêm bao nhiêu kg NPK nữa? 
 - Lượng phân NPK cần có là: 400 khóm x 0.2 kg NPK = 80 kg 
 - Lượng phân NPK gia đình phải mua thêm là: 80 kg -20 kg = 60 kg 
4.3. Cách bón 
+ Vạc cỏ xung quanh 
gốc và xới đất quanh 
gốc sâu khoảng 10 
cm, rộng 0.8 - 1m, 
xới cách gốc 10-15 
cm 
Hình 3.5.26: Vạc cỏ xung quanh gốc và xới sâu 10 cm 
61 
+ Bón mỗi gốc 0.2 
kg NPK 
Hình 3.5.27: Rắc phân NPK xung quanh gốc 
+ Vun đất kín phân 
và lấp hình mâm 
xôi 
Hình 3.5.28: Vun gốc sau bón phân 
62 
+ Che tủ gốc sau 
bón phân và vun 
gốc 
Hình 3.5.29: Che tủ sau bón phân và vun gốc 
5. Tỉa cây và măng 
 Rừng tre mới rồng trong năm đầu tỉa hết số măng mọc trong năm. 
 Trong quá trình chăm sóc kết hợp chặt tỉa những cây sâu bệnh và cây quá 
nhỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi các cây sinh trưởng tốt trong bụi. 
 Công việc tỉa cây và măng nên được thực hiện vào những ngày khô ráo. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
 - Trình bày nội dung các biện pháp kỹ thuạt chăm sóc rừng non sau 
trồng. 
 - Khi thực hiện bón thúc cho tre trồng lấy măng trong giai đoạn rừng non 
người ta thường sử dụng những loại phân nào để bón? Nêu tác dụng của từng 
loại phân bón với tre trồng lấy măng trong giai đoạn rừng non. 
2. Bài tập thực hành 
2.1. Bài tập thực hành số 3.5.1: Tính toán lượng phân bón thúc cho năm 
thứ nhất cho 500 khóm tre Bát độ. Biết số lần bón và lượng phân bón mỗi loại 
như sau: 
 - Bón 2 lần trong năm thứ nhất 
63 
 + Lần 1: Bón thúc phân Urê vào tháng 6 mỗi gốc 0,2 kg. 
 + Lần 2: Bón thúc phân NPK vào tháng 9 mỗi gốc 0,2 kg. 
2.2. Bài tập thực hành số 3.5.2: Chăm sóc rừng non 
 * Mục đích: Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc chăm 
sóc rừng non (phát quang, làm cỏ, xới gốc và bón phân), thành thạo kỹ năng 
làm cỏ xới đất và bón phân cho cây. 
 * Yêu cầu: 
- Xác định được loại phân bón và tính được lượng phân bón cho mỗi 
loại đủ để bón thúc cho số lượng cây giống trên diện tích trồng. 
- Thực hiện thành thạo công việc làm cỏ, xới đất và bón thúc các loại 
phân theo số lượng cây được giao. 
 * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: 
 - Khu vườn vừa mới trồng xong. 
 - Cuốc, xẻng, dao phát 
 - Phân urê, hoặc NPK 
 - Quang sọt, xe cải tiến 
* Hình thức tổ chức: Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) 
 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ nhóm 
 * Nội dung thực hành: 
 - Phát quang thực bì 
 + Phát toàn bộ thực bì mới phgục hồi, trừ lại những cây gỗ có giá trị 
kinh tế mới tái sinh. 
 + Thực bì phát sát gốc, chiều cao gốc chặt < 10 cm 
 + Thực bì được băm nhỏ rải đều hoặc có thể thu gom thành đống nhỏ 
sau này dùng để tủ gốc. 
 - Làm cỏ quanh gốc 
 + Dùng cuốc rẫy sạch cỏ xung quanh gốc, đường kính là 0.8 -1m, nếu là 
cỏ gấu hay cỏ tranh phải đào hết gốc. 
 + Thu gom gốc cỏ mang ra nươi khác để xử lý. 
 - Xới đất, bón phân và vun gốc, tủ rác 
 + Xới đất xung quanh gốc, đường kính xới gốc 0.8 -1m. 
 + Xới sâu 10 cm, cách gốc 10 -15 cm, xới sâu từ ngoài vào trong. 
 + Sau khi xới đất xong gợt toàn bộ đất ra và rải đều phân xung quanh 
64 
gốc. 
 + Lấp kín phân bằng đất nhỏ đã vơ sạch cỏ rác. 
 + Vạc đất xung quanh bên ngoài gốc vun vào gốc hình mân xôi. 
 + Che tủ gốc bằng cỏ rác có sẵn trong lô, độ dày cỏ rác < 10 cm. 
* Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành 
của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 
* kết quả sản phẩm cần đạt được: 
- Thực bì quanh gốc được phát quang. 
- Rẫy sạch cỏ xung quanh gốc đường kính 0.8 - 1m. 
- Xới đất quanh gốc sâu 10 cm đường kính 1 m 
- Bón phân đủ và rải đều quanh gốc. 
C. Ghi nhớ 
- Chăm sóc rừng phải kịp thời và thường được thực hiện vào ngay khi 
trồng 1 tháng. 
- Làm cỏ xới đất không làm ảnh hưởng đến thân ngầm. 
 - Bón đúng loại phân và lượng phân theo quy trình. 
65 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
 - Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc là mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề: Trồng tre lấy măng; được 
giảng dạy sau mô đun 02: Chuẩn bị giống và trước mô đun 04: Nuôi dưỡng 
rừng tre lấy măng. Mô đun 03 cũng có thể được giảng dạy độc lập cùng với 
mô đun 04 theo yêu cầu của người học. 
 - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun bắt buộc của 
nghề: Trồng tre lấy măng, là mô đun được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết 
với thực hành. Địa điểm thực hiện nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã 
nơi có các vườn, rừng tre trồng lấy măng. 
II. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
 + Trình bày được yêu cầu về đất thích hợp cho việc trồng tre lấy măng. 
 + Trình bày được quy trình chuẩn bị đất trồng tre lấy măng. 
 + Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc trồng tre và 
chăm sóc tre sau trồng ( chăm sóc năm thứ nhất) 
 2. Kỹ năng 
 + Chọn được đất trồng phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài tre định 
trồng. 
 + Xác định được loại phân bón và lượng phân bón dùng để bón lót trước 
lúc trồng và bón thúc cây sau trồng (cho giai đoạn rừng non). 
 + Chuẩn bị được đất trồng, trồng cây giống và chăm sóc cây giống sau 
trồng đúng quy trình kỹ thuật. 
 3. Thái độ 
 + Tuân thủ các quy trình quy phạm trong việc chọn đất trồng, chuẩn bị 
đất trước lúc trồng, trồng cây giống và chăm sóc rừng non. 
66 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài 
Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm tra 
KT/
ĐK* 
KT/
KT 
MĐ03- 
01 
Chuẩn bị đất 
trồng tre lấy 
măng 
Tích 
hợp 
Nơi đất 
trồng 
30 7 21 2 
MĐ03-
02 
Trồng cây 
giống 
Tích 
hợp 
Vườn 
ươm, 
vườn 
trồng 
22 5 15 2 
MĐ03-
03 
Bảo vệ cây 
giống sau trồng 
Tích 
hợp 
vườn 
trồng 
8 1 7 
MĐ03-
04 
Trồng dặm Tích 
hợp 
vườn 
trồng 
14 3 11 
MĐ03-
05 
Chăm sóc rừng 
non 
Tích 
hợp 
vườn 
trồng 
16 3 11 2 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Cộng 94 19 71 4 
* Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian 
kiểm tra định kỳ được tính vào tổng số giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành. 
 1. Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học, 
thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết 
của chương trình mô đun 3. 
 2. Đối với các bài thực hành kỹ năng: 
 - Địa điểm thực hành ở vườn ươm và nơi trồng. 
 - Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của 
cơ sở đào tạo, nên kết hợp với mùa vụ trồng và chăm sóc. 
 3. Các nguồn lực chính để thực hiện: 
67 
TT Tên các hạng mục Đơn vị tính Số lượng 
1 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo, bàn ghế 
cho lớp học (30 học viên) 
phòng 01 
2 Diện tích đất trồng ha 0.5 
3 Dao phát, dao tay bộ 30 
4 Cưa đơn, cưa tay bộ 5 
5 Cân (50 kg) cái 05 
5 Cuốc, xẻng, thùng tưới cái 30 
6 Xe cải tiến cái 05 
7 Cây giống (có bầu, cay rễ trần) đủ tiêu 
chuẩn 
cây 300 
8 Cây giống tách gốc cây 60 
9 Phân chuồng hoai mục (30kg/cây) kg 10.000 
10 Rơm rạ khô (0.5kg/gốc) tủ gốc kg 180 
11 Phân lân NPK (0.2kg/cây) Kg 400 
12 Supelân (0.2kg/gốc) kg 80 kg 
13 Quang sọt bộ 30 
14 Bao tải cái 60 
15 Cọc tre, gỗ, day buộc cái 400 
16 Khung thước chữ A cái 05 
4. Điều kiện khác: 
 - Bảo hộ lao động: 30 bộ quàn áo, găng tay bảo hộ). 
* Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc vào từng bài mà 
giáo viên yêu cầu học viên/ nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu 
chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). 
 Ví dụ: Sản phẩm của một bài thực hành là trồng được 1 cây giống có bầu 
đúng quy trình. 
68 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tre lấy măng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 1. Nêu được những điều kiện thích hợp về 
đất trồng tre lấy măng 
Trả lời vấn đáp, trao đổi 
 2. Nêu được những yêu cầu kỹ thuật cần đạt 
được trong công việc phát dọn thực bì 
Kiểm tra vấn đáp hoặc tự 
luận 
 3. Nêu được những yêu cầu kỹ thuật cần đạt 
được trong công việc làm đất và bón lót trước 
lúc trồng 
Kiểm tra vấn đáp hoặc tự 
luận 
 4.Thực hiện được các công việc khảo sát thực 
địa khu đất trồng tre lấy măng 
Kiểm tra kỹ năng thực hành 
các bước trong quá trình khảo 
sát. 
 5. Thực hiện được công việc phát, dọn thực bì 
theo đúng quy trình, phát dọn thực bì (300 m2/ 
hs) 
Kiểm tra diện tích phát dọn 
khi kết thức buổi thực hành 
 6. Tính toán và chuẩn bị đủ lượng phân bón 
lót (12 hố/học viên) 
Kiểm tra theo phiếu giao bài 
tập và việc tập kết phân bón 
tại vườn ươm 
 7. Thực hiện được công việc cuốc hố và bón 
lót, lấp hố đúng quy trình ( 12 hố/học viên) 
Kiểm tra kỹ năng cuốc, bón 
lót và lấp hố theo phiếu đánh 
giá công việc 
5.2. Bài 2: Trồng cây giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 1. Giới thiệu được các mùa vụ trồng 
tre lấy măng cho từng vùng miền 
chính ở nước ta 
Trắc nghiệm 
 2. Trình bày được quy trình bứng, 
bảo quản và vận chuyển cây giống có 
bầu 
Vấn đáp , trao đổi 
69 
 3. Trình bày được quy trình bứng cây 
giống rễ trần và bảo quản, vân chuyến 
cây mang trồng 
Bài tự luận, trắc nghiệm 
 4. Trình bày được quy trình trồng 
mới cây giống có bầu, cây rễ trần. 
Tự luận, vấn dáp 
 5. Trình bày được quy trình trồng 
bằng giống gốc (không qua ươm) 
Bài tự luận, trắc nghiệm 
 6. Thực hành trồng mới được 10 cây/ 
học viên đúng quy cách 
Phiếu đánh giá công việc 
 7. Thực hành trồng cây bằng giống 
gốc không qua ươm được 2 cây/ học 
viên đúng quy cách 
Kiểm tra kỹ năng chọn cây, thao tác 
tách gốc và trồng 
5.3. Bài 3: Bảo vệ cây sau trồng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 1.Giải thích được sự cần thiết phải 
bảo vệ cây giống sau trồng. 
Vấn đáp, trao đổi 
 2. Chuẩn bị đủ được vật liệu để làm 
công việc bảo vệ cây giống sau trồng 
(12 cây/học viên) 
Vấn đáp và phiếu giao công việc 
 3. Thực hiện được công việc cố định 
cây chắc chắn, đúng quy cách (12 
cây/học viên) 
Kiểm tra kỹ năng cố định cây 
 4. Thực hiện được công việc che tủ 
đúng kỹ thuật (12 cây/học viên) 
Kiểm tra kỹ năng che tủ 
70 
5.4. Bài 4: Trồng dặm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 1.Giải thích được sự cần thiết phải 
trồng dặm 
Vấn đáp, trao đổi 
 2. Nêu được những nguyên nhân cây 
bị chết sau trồng. 
Vấn đáp, trao đổi 
 3. Chuẩn bị được cây trồng dặm đúng 
quy trình 
Kiểm tra kỹ năng thực hành thực hiện 
các bước trong quy trình chuẩn bị cây 
trồng dặm 
 4. Xác định được số lượng cây cần 
trồng dặm trên diện tích đất trồng 
Kiểm tra ngầu nhiên theo điểm 
 5. Thực hành trồng dặm được (2 
cây/học viên) theo đúng quy trình 
Phiếu đánh giá công việc. 
 6. Chăm sóc được cây trồng dặm 
đúng quy trình 
Kiểm tra kỹ năng cố định cây, che tủ 
5.5. Bài 5: Chăm sóc rừng non 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 1. Trình bày được nội dung kỹ thuật 
các biện pháp chăm sóc rừng non 
Bài tự luân, trắc nghiệm 
 2. Nêu được các loại phân bón 
thường dùng trong giai đoạn chăm sóc 
rừng non 
Vấn đáp 
 3. Bài tập tính lượng phân bón cho 
cây 
- Phân Urê = 500 khóm x 0.2 kg = 100 
kg. 
- Phân NPK = 500 khóm x 0.2 kg = 
100 kg 
Theo kết quả tính toán 
 4. Thực hành phát quang thực bì, làm Kiểm tra kỹ năng thực hiện các bước 
71 
cỏ quanh gốc đúng quy trình công việc 
 5. Thực hành được công việc xới đất 
và bón phân theo đúng quy trình. 
Kiểm tra kỹ năng thực hiện xới đất 
quanh gốc và bón phân 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Trần Ngọc Hải (2012), Kỹ thuật trồng một số loài tre trúc lấy măng và 
cách chế biến măng. Nhà xuất bản nông nghiệp 2012. 
2. Bộ NN và PTNT- Số: 51/2004/ QĐ- BNN- Quy phạm kỹ thuật trồng, 
chăm sóc và khai thác măng tre điềm trúc. 
3. Trung tâm khuyến nông quốc gia- http: //www.khuyen nong vn.gov.vn- 
các tư liệu về trồng tre lấy măng 
72 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Ttheo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Chủ nhiệm: Ông Phan Thanh Lâm – Phó hiệu trưởng Trường Cao 
đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần – Chuyên viên chính Vụ Tổ 
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dinh – Phó Trưởng phòng Đào tạo 
Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 
 4. Các ủy viên: 
- Bà Đặng Thị Ngân – Giáo viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông 
Bắc. 
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông 
Lâm Đông Bắc. 
- Ông Vũ Văn Dảo – Giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Đông Bắc. 
- Ông Phạm Quang Linh, Chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Ttheo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường CĐN 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc. 
 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Vụ 
Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
- Ông Trần Văn Đức, Trưởng khoa Trường Trung họcLâm nghiệp Tây 
Nguyên. 
- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Trường CĐN Công nghệ và 
NL Phú Thọ. 
- Bà Nguyễn Thị Minh Nhâm, Kỹ sư Trung tâm nghiên cứu ứng dụng 
KH và SX NLN./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_ma_so_md_03_nghe_trong_tre_lay.pdf