Giáo trình Phân loại chè - Mã số MĐ 06: Nghề chế biến chè xanh, chè đen

Tóm tắt Giáo trình Phân loại chè - Mã số MĐ 06: Nghề chế biến chè xanh, chè đen: ...hông đều, màu vàng xám. Vàng hơi đậm Thơm vừa thoáng khuyết tật, thoáng mùi chè già Chát hơi xít Hơi cứng vàng xám đốm nâu. Loại 5 Chè thô không đều, màu vàng xám. Vàng đậm Ít thơm ,có khuyết tật, có mùi chè già Chát xít Cứng, vàng xám, đốm nâu. *C...n gàng ngăn nắp đúng nơi quy định. Quét dọn vệ sinh nền nhà, bụi bẩn bám trên thân máy, tường nhà, tắt điện thắp sáng trước khi về. 2.3.4. Lỗi sai hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục khi sàng phân số (sàng vỡ). Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục Lưới sàng bị trùng, rão hoặc rách, thủn...xơ. Sau quá trình sàng tách râu, xơ thường thu được các phần chè tương đối sạch râu, xơ và đạt yêu cầu về ngoại hình. Tùy thuộc vào từng số chè, phần chè đổ vào máy mà có thể thu được các số chè ở máy tách râu, xơ khác nhau. - Ở các cửa hứng râu, xơ và chè râu sẽ thu được 5 số với mức độ l...

pdf76 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân loại chè - Mã số MĐ 06: Nghề chế biến chè xanh, chè đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: OFL. 
 - Chè lọt lưới 20 là chè số 4, kí hiệu: BPS 
 - Chè không lọt sàng số (6) là chè số 3, kí hiệu: BPL. 
 Sau khi phân loại chè CTC thu được 7 loại chè từ số 1 đến số 7. Các số 
chè nếu đạt yêu cầu thì lấy thành phẩm, nếu chưa đạt yêu cầu như còn lẫn râu, 
xơ, lẫn loạithì tiếp tục được xử lý ở các máy sàng độc lập (sàng số 7 và sàng 
số 8) để làm sạch thành phẩm ở mức tối đa mà không làm ảnh hưởng đến giây 
chuyền sản xuất. 
 Các thành phẩm chè được để riêng để lấy thành phẩm hoặc đấu trộn tạo 
ra 5 mặt hàng theo tiêu chuẩn Việt Nam về loại chè CTC, phù hợp với tiêu 
chuẩn xuất khẩu hoặc theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ: BOP, BP, OF, PF, D. 
1.2. Các thiết bị sử dụng trong phân loại chè đen CTC. 
- Hệ thống sàng CTC bao gồm các máy sàng nối tiếp nhau liên tục, 2 máy 
sàng còn lại được lắp riêng biệt dùng để xử lý sản phẩm khi cần thiết. Dây 
chuyền sàng liên hợp làm cho chè không bị vụn nát tiết kiệm điện và công lao 
động, năng suất cao. 
- Quá trình phân loại chè thành phẩm CTC được tiến hành trên hệ thống 
sàng liên hợp gồm 6 sàng nối tiếp nhau liên tục(cái nọ chồng lên cái kia) và 2 
máy sàng được lắp riêng biệt dùng để tiếp tục xử lý sản phẩm khi cần thiết. Các 
máy sàng chè CTC đều là các máy sàng kiểu hút râu, xơ tĩnh điện 1cánh và có 
lắp 2 khoang lưới khác nhau, cho ra số chè. Tùy thuộc vào tình hình thực tế sản 
xuất người ta có thể lắp thêm các hệ thống băng chuyền để thu gom các phần 
chè râu (râu, xơ lẫn chè). 
61 
H6- 40: Hệ thống máy sàng CTC 
- Máy phá viên: có cấu tạo chính là phễu chứa chè, động cơ dây chuyền 
chuyển động, bên trong thân máy có hai quả lô, cửa ra chè. Trong quá trình chè 
nghiền cắt vo viên đã tạo nên những viên chè to, vón cục. Vì vậy máy phá viên 
có nhiệm vụ phá vỡ các viên chè to không lọt sàng để thuận tiện cho quá trình 
sàng chè lọt được sàng. 
62 
H6- 41: Máy phá viên CTC 
1.3. Tiêu chuẩn của các mặt hàng chè đen CTC. 
* Tiêu chuẩn chất lượng chè đen CTC 
 Chỉ tiêu 
Loại chè 
Ngoại hình Màu nước Mùi vị 
BOP Đen hơi nâu, nhỏ lọt 
lưới 10-14, đều sạch. 
Đỏ nâu , có 
viền vàng, 
Thơm 
đượm, đặc 
trưng 
Đậm, có hậu 
BP Đen hơi nâu, nhỏ lọt 
lưới 14-24 đều sạch 
Đỏ nâu đậm, 
có viền vàng 
Thơm đượm 
đặc trưng 
Đậm có hậu 
OF Đen nâu, nhỏ lọt lưới 
24-40, sạch 
Đỏ nâu đậm Thơm đặc 
trưng 
Đậm 
PF Đen nâu, nhỏ lọt lưới 
24-40, sạch 
Đỏ nâu đậm Thơm đặc 
trưng 
Đậm 
D Nâu đen nhỏ, mịn, 
lọt lưới 50, sạch. 
Đỏ nâu hơi 
tối 
Thơm nhẹ Đậm hơi gắt 
63 
*Tiêu chuẩn hoá lý chè đen CTC: 
Chỉ tiêu Đơn vị Mức hàm 
lượng 
1. Hàm lượng chất hoà tan, không nhỏ hơn. % 32,0 
2. Hàm lượng tanin,không nhỏ hơn. % 9,0 
3. Hàm lượng cafein không nhỏ hơn % 1,8 
4. Hàm lượng chất xơ, không lớn hơn. % 16,5 
5. Hàm lượng tro không tan trong axít, 
không lớn hơn. 
% 1,0 
6. Hàm lượng tro tổng số. % 4-8 
7. Hàm lượng tạp chất lạ, không lớn hơn. % 0,2 
8. Hàm lượng Fe, không lớn hơn. % 0,001 
9. Độ ẩm, không lớn hơn. % 7,5 
10. Khối lượng thể tích, không nhỏ hơn 
BOP g/ml 0,35 
BP g/ml 0,35 
OF g/ml 0,42 
PF, D g/ml 0,42 
11. Hàm lượng chất hoà tan, không nhỏ hơn % 32 
12. Hàm lượng chất hoà tan, không nhỏ hơn % 9 
2. Phân loại chè. 
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và các điều kiện phục vụ cho phân loại chè đen 
CTC. 
 Sàng phân loại chè CTC là hệ thống sàng liên hợp cho nên việc chuẩn bị 
dụng cụ, thiết bị cho quá trình sàng là: kểm tra vệ sinh thiết bị gồm các bộ phận 
như phễu chứa chè, lưới của cánh sàng, các quả lô PVC, cánh gạt râu xơ, máng 
hứng, băng chuyền tải chè, thùng chậu chứa đựng chè, bao tải, mo xúc, chổi quét 
nhà  
64 
2.2. Kiểm tra an toàn và vận hành không tải hệ thống thiết bị sàng. 
- Kiểm tra vệ sinh các bộ phận như phễu chứa chè, lưới của cánh sàng, 
các quả lô PVC, cánh gạt râu xơ, máng hứng, băng chuyền tải chè, kiểm tra bảng 
điện và hệ thống điều khiển, kiểm tra các khoảng cách bóng đèn- quả lô- lớp chè 
để điều chỉnh cho phù hợp. Xếp sọt có lắp bao chứa vào cửa ra chè, các đồ dùng 
phải sạch sẽ, chuyên dụng, đúng và đủ chủng loại, tập kết tại phòng sàng. 
 - Vận hành không tải hệ thống sàng chuẩn bị sẵn sàng nạp chè vào sàng. 
2.3. Sàng sơ bộ và phá viên. 
 - Chè BTP CTC sau khi sấy xong ra ngoài theo băng tải đi vào máy sàng 
sơ bộ có 2 quả lô lắp lưới 10. 
 - Sàng sơ bộ chia làm 2 phần: 
+ Phần trên sàng sơ bộ là những cục vón to không lọt sàng 10 được dịch chuyển 
ra ngoài theo băng chuyền sang máy phá viên, tái chế lại. 
+ Phần lọt sàng 10 được chuyển đến phễu cân tự động, khi khối lượng chè chạy 
trên băng tải đã rót đủ vào phễu chứa 10 kg thì tiến hành bật máy và đổ chè vào 
máy sàng, từ đây chè sẽ chuyển đến các máy sàng tiếp theo. 
H6-42: Sàng sơ bộ 
 - Phá viên: Kiểm tra độ ẩm khi chè ra khỏi máy sàng sơ bộ. 
+ Đổ từ từ chè vào phễu máy phá viên(hoặc chè viên to ra khỏi máy sàng sơ bộ 
theo băng tải đổ từ từ vào máy phá viên) 
+ Máy thực hiện phá viên. 
+ Chè chảy ra cửa có hứng sẵn thùng (hoặc băng tải) 
+ Chè đã phá viên xong được đổ quay lại hệ thống sàng sơ bộ. 
2.4. Sàng các mặt hàng chè. 
65 
- Chè sau khi sàng sơ bộ phần lọt sàng tiếp tục chuyển ra cửa đổ lên băng 
truyền băng tải qua các máy sàng có gắn hệ thống hút râu xơ để lọc bỏ bớt râu 
xơ, kết hợp sự rung lắc cánh sàng, chè nhảy tịnh tiến trên cánh sàng có lắp các 
lưới sàng khác nhau để lấy sản phẩm. 
- Công nhân trong quá trình sàng phân loại phải quan sát, theo dõi đường 
đi của chè, quá trình hút râu xơ để thay bao hay có những điều chỉnh quả lô, lớp 
chè và cánh gạt cho thích hợp, điều chỉnh các kệ hứng hoặc chậu hứng chè để 
chuyển chè vào vị trí phân loại hoặc lấy thành phẩm tiếp theo, kiểm tra ngoại 
hình chè ở các cửa ra chè, quyết định lấy chè thành phẩm hay đem xử lý lại ở 
các máy sàng độc lập rồi mới lấy thành phẩm, đôi khi phải dùng sàng tay để loại 
bỏ bớt những hạt chè lộ thô to, râu xơ dài. 
H6- 43: Sàng các mặt hàng chè 
2.5. Xử lý chè râu, chè bột và chè chưa đạt yêu cầu về ngoại hình. 
 - Sau khi sàng được 7 loại chè từ số 1 đến số 7: nếu các số chè đạt yêu cầu 
thì lấy chè thành phẩm. Nếu các số chè chưa đạt yêu cầu, còn lẫn râu, xơ, lẫn 
loạithì tiếp tục được xử lý ở máy sàng độc lập sàng số (7), sàng số (8) để làm 
sạch chè thành phẩm ở mức tối đa mà không gây ảnh hưởng tới dây chuyền sản 
xuất. 
 - Chè râu, chè bột, chè chưa đạt yêu cầu sau khi xử lý lặp đi lặp lại ở khâu 
sàng chè râu có thể lấy được mặt hàng, nhưng thường là các mặt hàng cấp thấp, 
có ngoại hình xấu, nhẹ, màu sắc nâu nhạt và có thể vẫn còn lẫn chút ít râu xơ, vì 
vậy khi phân loại xong được bảo quản riêng để chờ đấu trộn, phối chế với chè 
thành phẩm chính hoặc dồn lại xuất bán theo lô hàng riêng, theo yêu cầu của 
khách hàng. 
 - Đổ chè ra nền nhà sạch, sử dụng các loại dần sàng sảo có kích thước mắt 
sàng khác nhau để sàng tay: xoay, lắc, dần, sảođể gạn lấy mặt hàng chè. Phần 
chè đụng vào bao tải lấy mặt hàng cấp thấp, còn phần chè râu, xơ gom gọn vào 
đựng vào dụng cụ chứa đựng làm phế phẩm. 
66 
H6-44: Sàng chè râu, chè chưa đạt yêu cầu 
 - Trong quá trình sàng phân loại chè bị vương vãi, bắn ra nền nhà phải thu 
gom, quét gọn để tận dụng sản phẩm thu hồi. Chè thành phẩm xếp gọn nơi quy 
định để nghiệm thu, chè râu xơ, bụi, bẩn, gom vào phế phẩm cất gọn gàng, ngăn 
nắp theo yêu cầu. 
2.6. Kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. 
 - Sau khi phân loại chè bán thành phẩm CTC để lấy chè thành phẩm ta thu 
được các số chè và có thể lấy được các mặt hàng chè sàng như sau: BOP, BP, 
OF, PF, D. Thường lấy chè thành phẩm CTC: 
 Chè BOP lọt cỡ lưới sàng số 10 - 14. 
 Chè BP lọt cỡ lưới sàng số 14 - 24. 
 Chè OF lọt cỡ lưới sàng số 24 - 40 
 Chè PF lọt cỡ lưới sàng số 40 - 50. 
 Chè D lọt cỡ lưới sàng số 50. 
 - Các số chè thành phẩm được chứa trong các bao tải hoặc thùng tôn, xếp 
thẳng hàng nơi sạch sẽ không bụi bẩn, không được xếp chồng lên nhau tránh chè 
bị vỡ nát. 
 - Người kỹ thuật sẽ cầm 1tấm bìa trắng đi nghiệm thu lần lượt các số chè: 
bốc một nắm chè trong thùng rắc nhẹ lên bìa, xoay kiểm tra độ đồng đều sản 
phẩm, sẩy xoay tròn kiểm tra mức độ lẫn râu xơ, gạt nhẹ lớp chè phía trên kiểm 
tra mức độ lẫn loạiYêu cầu chè thành phẩm CTC phải sạch râu xơ, không lẫn 
cát sạn, bụi bẩn, không lẫn loại 
 - Nếu sản phẩm nghiệm thu đạt yêu cầu cho để gọn nơi quy định hoặc 
chuyển sang phòng đấu trộn. Nếu sản phẩm chưa đạt yêu cầu cho công nhân 
chuyển quay trả lại ca đó sàng xử lý lại. 
 - Sau khi nghiệm thu xong KCS cho người cân khối lượng chè đạt yêu 
cầu, sau đó chuyển chè sang phòng đấu trộn. 
67 
 - Ghi chép số liệu vào sổ nhật ký sản xuất, báo khối lượng sản phẩm cho 
trưởng ca đó biết. 
 - Vệ sinh khu vực nghiệm thu sản phẩm, cất gọn các đồ dùng dụng cụ vào 
nơi quy định. 
H6-45: Sản phẩm chè BOP 
H6-46: Sản phẩm chè BP 
68 
H6- 47: Sản phẩm chè PD 
 H6-48: Sản phẩm chè PF 
2.7. Vệ sinh khi kết thúc công việc. 
69 
 - Khi kết thúc công việc cần tắt hết công tắc máy, ngắt hết cầu dao tổng. 
- Các sản phẩm chè được KCS kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, xếp vào 
nơi quy định hay chuyển sang khâu đấu trộn hoặc chuyển sang kho bảo quản, 
các số chè còn dở dang gom dồn vào các bao có lót nilông để nhiều xử lý sau. 
- Các dụng cụ như chổi quét, mo xúc chè, bao tải, thùng chứa chè để gọn 
gàng hoặc được xếp gập, cất cẩn thận nơi quy định. 
- Sau khi kết thúc quá trình phân loại một ca hay kết thúc quá trình phân 
loại phải quét dọn chè vương vãi, chè rắt các gầm máy, các bụi bám máy, bụi ở 
nền nhà, bụi bẩn bám trần tường nhà, thu gom cho vào bao để xử lý lại hoặc loại 
bỏ phế phẩm. 
- Ra về tắt điện chiếu sáng, đóng cửa xưởng hoặc bàn giao ca sau. 
3. Kiểm tra kết thúc mô đun. 
* Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên. 
- Bài tập1: Thực hành phân loại chè xanh, chè đen truyền thống. 
- Bài tập 2: Thực hành phân loại chè CTC. 
 * Ghi nhớ: 
- Quy trình sàng phân loại chè xanh, chè đen truyền thống. 
- Đặc điểm của các mặt hàng chè sàng truyền thống. 
- Phương pháp và các bước tiến hành phân loại chè xanh, chè đen truyền thống. 
- Quy trình sàng phân loại chè đen CTC. 
- Đặc điểm của các mặt hàng chè sàng CTC. 
- Phương pháp và các bước tiến hành phân loại chè đen CTC. 
70 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí của mô đun: Mô đun Phân loại chè được bố trí học sau các mô đun Chế 
biến chè xanh bán thành phẩm, Chế biến chè đen bán thành phẩm, trước mô đun 
Đóng gói chè. 
- Tính chất của mô đun: Mô đun Phân loại chè là mô đun chuyên môn trong 
nghề Chế biến chè xanh, chè đen. Mô đun này trang bị những kiến thức và rèn 
luyện kỹ năng để tạo ra những mặt hàng chè đồng nhất về kích thước, chất 
lượng, màu sắc. 
II. Mục tiêu của mô đun: 
* Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: 
- Phân biệt được các loại máy sàng phân loại. 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật phân loại các sản phẩm chè xanh, chè đen; 
các lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh khắc phục khi thực hiện công việc. 
- Phân biệt được các số chè và mặt hàng chè sàng. 
- Làm được các công việc của công đoạn phân loại chè xanh, chè đen OTD và 
CTC. 
- Rèn luyện ý thức tổ chức, tác phong công nghiệp, tính cẩn thận, tỉ mỉ. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài Loại bài 
dạy 
Địa điểm Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
M6-
01 
Bài 1: Phân loại chè 
xanh và chè đen 
truyền thống 
Tích 
hợp 
Phân xưởng 
phân loại 
chè OTD 
44 9 33 2 
M6-
02 
Bài 2: Phân loại chè 
đen CTC 
Tích 
hợp 
Phân xưởng 
phân loại 
chè CTC 
34 7 25 2 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 
Tổng 80 16 60 6 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
71 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
* Nguyên vật liệu, dụng cụ và thiết bị cần thiết thực hiện thực hành mô đun: 
- Chè xanh bán thành phẩm, chè đen OTD bán thành phẩm, chè đen CTC bán 
thành phẩm. 
- Các máy, thiết bị phân loại chè OTD: máy sàng rung, hút râu xơ, tách cẫng, 
máy cắt, cán, máy sàng bằng, máy sàmg vòi, lưới sàng, quạt phân cấp... 
- Băng tải vận chuyển, băng tải nâng, gầu tải, 
- Các máy, thiết bị phân loại chè CTC: hệ thống máy sàng CTC liên hợp. 
- Kệ kê, dụng cụ chứa chè, dụng cụ hứng chè: sọt tre, thùng tôn, kệ hứng... 
- Khay bốc mẫu, túi nilông... 
- Giấy trắng đựng mẫu chè. 
* Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp thực hiện bài tập, bài thực 
hành: 
- Chuẩn bị các loại thiết bị phân loại chè để thực hiện bài tập thực hành nhằm 
nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức của học viên. 
- Với đặc điểm của mô đun có nhiều loại sản phẩm và nhiều mặt hàng khác 
nhau, trong quá trình thực hành giáo viên cần chuẩn bị các mẫu chè của từng 
thiết bị phân loại. 
- Bố trí thời gian để học viên được thực hành ở cả quy trình phân loại chè xanh, 
chè đen OTD và chè đen CTC. 
- Với mỗi công ty, nhà máy sản xuất chè tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường 
vào từng thời điểm nhất định mà lấy các mặt hàng chè có khác nhau. Do vậy để 
học sinh nắm bắt được toàn diện hơn về quá trình phân loại chè cần bố trí thêm 
một số buổi tham quan thực tế tại một số công ty, nhà máy. 
* Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành, chia học viên theo nhóm, thời gian 
120phút/ nhóm, mỗi nhóm làm công việc theo sự phân công của giáo viên. Đánh 
giá một số kỹ năng sau: 
+ Đối với chè OTD: sàng sơ bộ, cắt cán chè, sàng phân số, sàng sạch, quạt chè, 
tách cẫng chè, tách râu xơ, nghiệm thu sản phẩm. 
+ Đối với chè CTC: sàng xơ bộ và phá viên, sàng các mặt hàng, nghiệm thu sản 
phẩm. 
* Tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hiện qua các công đoạn sàng, cắt, phá viên, 
hút râu xơ, tách cẫng, quạt, cuối cùng thu được 7 sản phẩm đối với chè truyền 
thống và 5 sản phẩm đối với chè CTC, yêu cầu sản phẩm đồng đều kích cỡ, chất 
lượng(Theo tiêu chuẩn chè Việt Nam.), không lẫn loại, không có tạp chất, 
không cẫng, râu xơ. 
72 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. 
5.1. Bài 1: Thực hành phân loại chè truyền thống. 
Thực hành, chia học viên theo nhóm, thời gian 120 phút/ nhóm. Đánh giá một số 
kỹ năng: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Sàng sơ bộ. 
- Thực hiện sàng sơ bộ. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau sàng sơ bộ. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: tách được hai 
phần chè to, nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật, 
xử lý đúng các phần chè sau sàng sơ bộ. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Cắt, cán chè. 
- Thực hiện cắt, cán chè. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau cắt, cán chè. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: chè cắt nát theo 
yêu cầu kỹ thuật, xử lý đúng các phần 
chè sau cắt, cán. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Sàng phân số (sàng vỡ). 
- Thực hiện sàng phân số . 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau sàng phân số. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: sàng vỡ ra 5 số 
theo yêu cầu kỹ thuật, xử lý đúng các 
phần chè sau sàng phân số . 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Sàng sạch. 
- Thực hiện sàng sạch. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau sàng sạch. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: sàng ra các số 
đồng đều về kích thước, xử lý đúng các 
phần chè sau sàng sạch. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Quạt phân cấp. - Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
73 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Thực hiện quạt phân cấp.. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau quạt phân cấp. 
- Chất lượng sản phẩm: quạt ra các số 
chè sạch lá nhẹ theo yêu cầu kỹ thuật, xử 
lý đúng các phần chè sau quạt phân cấp. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Tách cẫng. 
- Thực hiện tách cẫng. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau tách cẫng. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: sản phẩm chè 
không lẫn cẫng theo yêu cầu kỹ thuật, xử 
lý đúng các phần chè sau tách cẫng. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Tách râu xơ. 
- Thực hiện tách râu xơ. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau tách râu xơ. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: sản phẩm chè 
không lẫn râu xơ theo yêu cầu kỹ thuật, 
xử lý đúng các phần chè sau tách râu xơ. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Nghiệm thu sản phẩm. 
- Thực hiện nghiệm thu sản phẩm. 
- Phân biệt và xử lý các số chè sau 
nghiệm thu sản phẩm. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: nghiệm thu đúng 
sản phẩm, xử lý đúng các số chè sau 
nghiệm thu. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh: đảm bảo vệ sinh cho người và 
sản phẩm. 
5.2. Bài 2: Thực hành phân loại chè CTC. 
Thực hành, chia học viên theo nhóm, thời gian 60 phút/ nhóm. Đánh giá 
một số kỹ năng: 
74 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Sàng sơ bộ và phá viên. 
- Thực hiện sàng sơ bộ và phá 
viên... 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau sàng sơ bộ và phá viên. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: sàng tách được 
chè thành hai phần lọt sàng và trên sàng, 
chè không bị ẩm, phá viên theo yêu cầu 
kỹ thuật, xử lý đúng các phần chè sau 
sàng sơ bộ và phá viên. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Sàng các mặt hàng chè. 
- Thực hiện sàng các mặt hàng chè.. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau sàng các mặt hàng chè. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: các mặt hàng chè 
sàng sạch, đều theo yêu cầu kỹ thuật, xử 
lý đúng các phần chè sau sàng. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh, an toàn: đảm bảo vệ sinh, an 
toàn cho người và sản phẩm, thiết bị. 
Nghiệm thu sản phẩm. 
- Thực hiện nghiệm thu sản phẩm. 
- Phân biệt và xử lý các phần chè 
sau nghiệm thu sản phẩm. 
- Thao tác kỹ thuật: đúng, nhanh. 
- Chất lượng sản phẩm: nghiệm thu đúng 
sản phẩm, xử lý đúng các số chè sau 
nghiệm thu. 
- Năng suất. 
- Vệ sinh: đảm bảo vệ sinh cho người và 
sản phẩm. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Giáo trình công nghệ chế biến chè- Trường Cao đẳng thực phẩm Việt Trì. 
[2]. Sổ tay kỹ thuật chế biến chè, Viện Nghiên Cứu Chè. 
[3]. Tiêu chuẩn Nông NghiệpViệt Nam, tập 4 - Bộ Nông Nghiệp Việt Nam. 
[4]. Thiết bị chè Việt Nam - Hiệp hội chè Việt Nam. 
75 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Phú Thọ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Lưu - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đăng Quân, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Phú Thọ 
 - Ông Ngô Xuân Cường, Trưởng bộ môn Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
lâm nghiệp Miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chuyên gia Hiệp hội chè Việt nam./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Đức Lợi - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_loai_che_ma_so_md_06_nghe_che_bien_che_xanh.pdf
Ebook liên quan