Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp

Tóm tắt Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp: ...đó việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sẽ góp phần quyết định đến việc tiết kiệm toàn bộ chi phí sản xuất nói chung và hạ giá thành sản phẩm nói riêng. Do vậy quản lý chi phí nguyên vật liệu trở thành trọng điểm của công tác quản lý giá thành và khi tiến hành phân tích giá thành theo khoản mục, t... 110 10 B 800 700 80 82 8 C 500 400 50 50 4 Từ số liệu của bảng 2.5, ta lần lượt tính toán như sau: Bước 1: Tính chỉ tiêu kế hoạch: QLSk = (1000 x 10) + (800 x 8) + (500x 4) = 18.400 (nđ) Bước 2: Tính chỉ tiêu thực tế: QLS1 = (1200 x 10) + (700 x 8) + 400x 4) = 19.200 (nđ) Bước ...chưa cần dùng, đã hư hỏng cần thanh lý). Dựa vào các số liệu trên, ta mới đánh giá được việc mua sắm, xây dựng TSCĐ có hợp lý hay không, từ đó mới đưa ra được các quyết định quản lý thích hợp. Để có các biện pháp quản lý thích hợp, tránh được thất thoát trong xây dựng cơ bản và đưa công trình vào s...

docx111 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh và quy mô sản xuất kinh doanh khác nhau, sẽ có các chính sách và phương pháp huy động vốn khác nhau .
* Đối với vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu, còn được quan niệm là vốn tự có của doanh nghiệp, được hình thành chủ yếu từ vốn góp ban đàu và vốn tự bổ xung.
- Vốn góp ban đầu: Với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư lần đầu của nhà nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu do mở rộng quy mô sản xuất, do thay đổi ngành nghề kinh doanh làm tăng vốn điều lệ, nhà nước có thể xem xét để cấp phát (đầu tư) bổ sung để đáp ứng một phần cho nhu cầu tăng vốn, với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả và doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi nghĩa vụ với nhà nước.
+ Với các doanh nghiệp cổ phần, vốn góp ban đầu chính là vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp và giá trị của mỗi cổ phần do Đại hội cổ đông quyết định.
+ Với các doanh nghiệp liên doanh: Vốn góp ban đầu là vốn góp của các bên liên doanh, tỷ lệ vốn góp do các bên liên doanh thỏa thuận.
- Đối với vốn tự bổ sung: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp có thể tự bổ sung vốn từ các nguồn khác nhau. Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn tự bổ sung quan trọng nhất là từ phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp để hình thành các quỹ, trong đó có quỹ đầu tư phát triển. Như vậy hiệu quả của sản xuất kinh doanh chính là cơ sở, là điều kiện cơ bản để tạo vốn cho doanh nghiệp.
+ Đối với các doanh nghiệp cổ phần ngoài nguồn nói trên, vốn tự bổ sung có thể được huy động do phát hành cổ phiếu, với doanh nghiệp liên doanh, các bên liên doanh có thể góp thêm vốn tùy theo sự thỏa thuận.
* Đối với vốn vay và nợ phải trả.
Vốn vay thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn huy động của doanh nghiệp, bao gồm cả vay dài hạn và vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Như người ta biết, các ngân hàng thương mại cũng là các doanh nghiệp và lấy họat động cho vay là họat động kinh tế chủ yếu của họ. Do vậy quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp là quan hệ giữa các doanh nghiệp trên cơ sở cùng họat động theo luật doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải thu hồi được vốn vay và lãi vay đúng kỳ hạn; muốn vậy, đơn vị đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Nói cách khác, để có thể huy động được vốn vay, các doanh nghiệp phải đảm bảo và nâng cao được hiệu quả của sản xuất kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tín dụng.
- Việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp có thể còn được tiến hành dưới hình thức phát hành trái phiếu. Tuy vậy việc phát hành trái phiếu vẫn tùy thuộc vào kết quả họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng chính là tùy thuộc vào uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
- Cuối cùng,trong quá trình SX kinh doanh, các doanh nghiệp còn huy động được một nguồn vốn từ nợ phải trả, tức là vốn đi chiếm dụng đây cũng là nợ phải trả, xong không phải là vốn vay, do đó doanh nghiệp không phải trả lãi cho số nợ đó. Ví dụ: nợ phải trả khách hàng, nhận tiền ứng trước của người mua, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lương và các khoản phải thanh toán cho người lao động ...Nếu các khoản phải trả nói trên chưa đến hạn phải nộp, phải thanh toán thì việc sử dụng vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp là hợp lý, ngược lại nếu doanh nghiệp cố ý dây dưa không nộp, không thanh toán khi đã đến hạn, quá hạn thì việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp là không hợp lý và từ quan điểm của quản lý, cần hạn chế và loại trừ việc phát sinh của vốn chiếm dụng nói trên.
* Về phương pháp phân tích: Việc phân tích tình hình tổ chức huy động vốn được tiến hành giống như phương pháp phân tích đã được đề cập ở phần trước 
–( Mục 3.1.1 và mục 3.1.3)
3.3. Phân tích, đánh giá kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Như ở phần trên đã đề cập, việc tổ chưc huy động vốn là khâu khởi đầu để đảm bảo điều kiện về vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục, nhưng việc quản lý và sử dụng số vốn đó như thế nào mới là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Nói cách khác, sau khi huy động được vốn, việc quản lý, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả trở thành yêu cầu bức thiết và là nhiệm vụ chủ yếu đối với các nhà quản lý, các nhà cho vay, các nhà đầu tư, của những người làm công ăn lương của doanh nghiệp. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, ta thấy cần thiết phải phân tích, đánh giá kết quả của việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp, thông qua đó người ta có thể biết được đồng vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nói chung, cho các đối tượng đầu tư, góp vốn hay không, giá trị đồng vốn có được bảo toàn không ..., nguyên nhân, nhân tố nào tác động làm tăng hoặc làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các quyết định thích hợp,kịp thời để hạn chế, loại trừ được các tác động của các nguyên nhân, nhân tố tiêu cực, phát huy được tác động của các nhân tố tích cựcvới mục đích cuối cùng là tăng được kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Khi đề cập đến việc đánh giá kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung , của từng loại vốn nói riêng,cần phải xác định được cứ mỗi đồng vốn bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đã thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Riêng đối với vốn lưu động, ngoài việc xác định các chỉ tiêu nói trên, người ta cần phải tính đến tốc độ luân chuyển của vốn nhanh hay chậm và do đó doanh nghiệp đã tiết kiệm hay lãng phí về vốn. Nhằm đạt được mục đích nói trên,khi đánh giá kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
Mức giá trị sản xuất
tính cho một đồng vốn
(Vốn SXKD, VCĐ, VLĐ) bình quân
=
Giá trị sản xuất
(VSXKD, VCĐ, VLĐ) bình quân
 	Để đơn giản cách tính ta có:
Vốn SXKD bình quân = VCĐ bình quân + VLĐ bình quân 
Trong đó: 
VCĐ bình quân
=
Cộng B tài sản
:
Đầu năm + cuối kỳ)
 2 
VLĐ bình quân
=
Cộng A tài sản
:
(Đầu năm+ cuối kỳ)
 2 
Mức doanh thu 
thuần
tính cho 1 đồng vốn
=
Doanh thu thuần
(VSXKD, VCĐ, VLĐ) bình quân
Các chỉ tiêu nói trên nói lên rằng, cứ 1 đồng vốn bỏ ra, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất và doanh thu.Các chỉ tiêu nói trên mới chỉ phản ánh mặt lượng của kết quả sử dụng vốn, do đó chưa phản ảnh chính xác kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta sử dụng chỉ tiêu sau
- Mức lợi nhuận (trước thuế)
tính cho 1 đồng vốn
=
Tổng lợi nhuận trước thuế
(VSXKD, VCĐ, VLĐ) bình quân
Như vậy mức lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn càng lớn, có xu hướng càng tăng , chứng tỏ hiệu quả của việc quản lý, sử dụng vốn càng cao và ngựơc lại.
* Riêng với vốn lưu động, ngoài các chỉ tiêu nói trên, để đánh kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn, người ta còn tiến hành đánh giá thông qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được phản ánh thông qua số vòng (số lần) luân chuyển và số ngày cần thiiết cho 1 vòng (1 lần) luân chuyển. Số vòng (số lần) luân chuyển càng nhiều, có xu hướng càng tăng thì số ngày luân chuyển càng ngắn và có xu hướng ngày càng giảm, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại. Khi tốc độ luân chuyển vốn nhanh lên hay chậm đi sẽ tạo ra hệ quả kinh tế tương ứng là doanh nghiệp tiết kiệm haylãng phí tương đối về vốn. Các chỉ tiêu nói trên lần lượt được xác địng như sau:
Số vòng (lần)
 luân chuyển.(V)
=
 Doanh thu (thuần, giá vốn).(D)
 Số dư bình quân của vốn lưu động ( S)
Trong đó: 
 S
=
Số dư đầu qúi I/2
+
Số dư cuối quí I
+
Số dư cuối quí II
4
+
Số dư cuối quí III
+
Số dư cuối quí IV
Hoặc để đơn giản hơn:
S
=
Số dư đầu năm + Số dư cuối kỳ
2
Nếu lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán, số dư bình quân của vốn lưu động chính là vốn lưu động bình quân.
- Số ngày luân chuyển
của vốn lưu động NLC
=
Thời gian trong kỳ báo cáo(T)
(năm là 360 ngày, quí là 90 ngày)
Số vòng (lần) luân chuyển ( V)
Từ công thức xác định số vòng luân chuyển, ta suy ra:
NLC = 
Hệ quả kinh tế do tốc độ luân chuyển vốn nhanh (tiết kiệm vốn) hay chậm (lãng phí vốn): 
- Số vốn tiết kiệm (-)
hay lãng phí (+) -SV
=
 ´ DNlC
Trong đó : 
+ là doanh thu bình quân ngày kỳ báo cáo (giá vốn, thuần)
+ DNlC là chênh lệch giữa số ngày luân chuyể kỳ này (NLC1) với số ngày luân chuyển kỳ trước (NLC0) – suy ra DNlC = NLC1 – NLC0.
+ Các nhân tố làm tăng (giảm) tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
* Từ công thức xác định số vòng (lần) luân chuyển vốn lưu động, ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động tuỳ thuộc vào hai nhân tố:
Doanh thu (ảnh hưởngtỉ lệ thuận)
Số dư bình quân của vốn lưu động (ảnh hưởng tỉ lệ nghịch)
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lần lượt được xác định như sau: 	 
 + Do doanh thu DD = 
D1 
0
- V0
 D1
 + Do số dư bình quân vốn: D = V1 – 
 0
Như vậy để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cần thiết phải tăng được doanh thu bán hàng, đồng thời làm tốt việc thu hồi công nợ, tăng cường quản lý hàng tồn kho, giảm dự trữ bất hợp lý ở tất cả các khâu, các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Về trình tự và phương pháp phân tích ;
Trước hết cần xác định được các chỉ tiêu phân tích ở cả thời điểm đầu năm và cuối kỳ, sau đó thông qua kết quả của việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm mà rút ra kết luận cần thiết về kết quả của quản lý vốn nói chung, của từng loại vốn nói riêng.
* Ví dụ phân tích: Dựa vào số liệu của bảng CĐKT và các số liệu có liên quan, ta tính toán và lập bảng phân tích như sau: (ĐV: triệu đồng)
- Vốn cố định bình quân: + Đầu năm: = 100.000 
 + Cuối kỳ: = 104.000
- Vốn lưu động bình quân: + Đầu năm: = 66.000 
 + Cuối kỳ: = 74.000
- Vốn SXKD bình quân: + Đầu năm: 100.000 + 66.000 = 166.000
 + Cuối kỳ: 104.000 + 74.000 = 178.000
Bảng phân tích kết quả của việc quản lý, sử dụng vốn
 Bảng 3.5 (Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
Chênh lệch
1. Mức giá trị sản xuất
tính cho 1 đồng vốn:
- Vốn SXKD B/q.
- VCĐ bình quân
 = 2,5 
 = 4,15
 = 2,4
 = 4,1
- 0,1
- 0,05
2. Mức doanh thu
tính cho 1 đồng vốn.
- VXSKD bình quân
- VCĐ bình quân
 = 2,385
 = 3,96
= 2,286
 =3,91
- 0,099
- 0,05
3. Mức lợi nhuận
tính cho 1 đồng vốn:
 - VXSKD bình quân
- VCĐ bình quân
= 0,05
= 0,083
 = 0.045
 = 0,077
- 0,005
- 0,006
* Đối với tốc độ luân chuyển của vốn lưu động:
	- Số vòng luân chuển kỳ trước: = 6 vòng
	- Số ngày luân chuển kỳ trước: = 60 ngày.
	- Số vòng luân chuyển kỳ này: = 5,5 vòng.
	- Số ngày luân chuyển kỳ này: = 65,45 ngày
+ Chênh lệch số vòng luân chuyển: Dv = 5,5 vòng – 6 vòng = - 0,5 vòng 
+ Chênh lệch số ngày luân chuyển: DNlc = 65,45 ngày – 60 ngày = + 5,45 ngày 
+ Số vốn bị lãng phí: ´ (+ 5,45) = + 6161,225 triệu đồng.
+ ảnh hưởng của doanh thu đến số vòng luân chuyển:
DD = = - 6 = + 0,16 vòng 
+ ảnh hưởng của số dư bình quân vốn lưu động:
D = 5,5 - = - 0,66 vòng 
	Từ các kết quả tính được, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: 
	Đối với số SXKD nói chung:
	- Vào thời điểm năm trước, mỗi đồng vốn bỏ ra đã tạo ra được 2,5 đồng giá trị sản xuất công nghiệp, 2,385 đồng doanh thu thuần và 0,05 đồng lợi nhuận;
- Nhưng vào thời điểm năm nay, giá trị đồng vốn tạo ra đều giảm so với năm trước. Giá trị sản xuât giảm 0,1 đồng, doanh thu thuần giảm 0,099 đồng, lợi nhuận giảm là 0,005 đồng. Như vậy kết quả của việc quản lý,sử dụng vốn nói chung đều có xu hưóng giảm dần, chứng tỏ việc quản lý, sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả chưa cao.
- Đối với vốn cố định: Việc quản lý, sử dụng vốn cố định cũng có kết quả tương tự như vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Đề cao hiệu quả của việc quản lý, sử dụng vốn nói chung, trước kết cần nâng cao hiệu quảquản lý và sủ dụng đối với từng loại vốn. Ví dụ: đối với vốn cố định, cần áp dụng các biện pháp nhằm 2 hướng.
- Một là các biện pháp để tăng được kết quả của sản xuất cả về khối lưọng, chất lương, tăng doanh thu bán hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp;
- Hai là phải mua sắm, xây dựng tài sản cố định đúng mục đích phục vụ sản xuất, phải đồng bộ, hiện đại, bán, chuyển nhượng loại tài sảncố định không cần dùng, chưa cần dùng, nhanh chóng thanh lý loại tài sản cố định đã hư hỏng ...
+ Đối với vốn lưu động: Do quản lý sử dụng vốn chưa hợp lý, chưa có hiệu quả, do vậy tốc độ luân chuyển vốn năm nay chậm hơn tốc độ luân chuyển vốn năm trước, với kết quả cụ thể là số vòng luân chuyển giảm 0,5 vòng, do vậy mỗi vòng luân chuyển vốn đã phải kéo dài thêm 5,45 ngày và từ đó số vốn bị lãng phí tương đối là 6161,225 triệu đồng.
Dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, ta thấy nhân tố chủ yếu làm giảm tốc độ luân chuyển vốn là do số dư bình quân vốn lưu động trong kỳ đã tăng. Từ kết quả này,ta thấy để khắc phục được tồn tại nói trên, cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tích cực đối chiếu để thu hồi công nợ đã đến han, quá hạn;
- Kiểm tra cấu thành của hàng tồn kho để không dự trữ quá mức về nguyên vật liệu, công cụ.
- Đẩy mạnh bán ra để giải phóng lượng tồn kho về thành phẩm, hàng hoá 
- Giảm lượng hàng hoá bán chịu, thanh toán chậm...
Nếu áp dụng được đồng bộ các biện pháp, đơn vị sẽ giảm hợp lý vốn cố định, vốn lưu động, tăng hiệu quả của việc quản lý, sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh nói chung, từng loại vốn nói riêng cho doanh nghiệp.
3.4. Đặc điểm phân tích, đánh giá kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần.
- Đối với các doanh nghiệp liên doanh:
Để dánh giá kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp liên doanh, ngoài các chỉ tiêu đã được nêu ở trên như các doanh nghiệp khác, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu: tỉ lệ lợi nhuận trên vốn góp của các bên liên doanh.
- Tỉ lệ lợi nhuận
trên Vốn góp của
các bên liên doanh
=
 Lợi nhuận được chia 
 Vốn góp liên doanh
´ 100
Như vậy tỷ lệ này càng cao, có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn góp càng cao và ngược lại.
- Đối với các doanh nghiệp cổ phần:
Vốn của các doanh nghiệp là vốn góp của các cổ đông và để huy động vốn, các doanh nghiệp cổ phần có thể phát hành cổ phiếu. Do vậy, để dánh giá kết quả của việc quản lý, sử dụng vốn, các doanh nghiệp cổ phần cũng phải sử dụng các chỉ tiêu như các doanh nghiệp khác đã được đề cập ở mục 5.3; Ngoài các chỉ tiêu đó, đối với các doanh nghiệp cổ phần, do đặc thù của vốn góp, người ta còn kết hợp đánh giá thông qua các chỉ tiêu đặc thù và chúng được xác định như sau:
- Tỉ suất (tỉ lệ)
lợi nhuận trên vốn
cổ đông bình quân
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cổ đông bình quân
´ 100
(Trong đó: Vốn cổ đông bình quân được xác định theo phương pháp đơn giản là lấy vốn cổ đông đầu kỳ cộng với cổ đông cuối kỳ rồi chia đôi)
Công thức tính trên giải thích rằng, cứ 100 đồng vốn cổ đông được huy động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy tỉ suất này càng cao, xu hướng ngày càng tăng, chứng tỏ hiệu quả của việc quản lývà sử dụng vốn cổ đông càng cao và khi đó doanh nghiệp dễ dàng phát hành cổ phiếu để huy động vốn nếu cần thiết.
- Thu nhập của
mỗi cổ phiếu
thường
=
Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành B/q
Như vậy thu nhập của mỗi cổ phiếu càng cao, chứng tỏ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn càng cao và cổ phiếu của doanh nghiệp càng có sức hấp dẫn, giá trị của cổ phiếu càng cao và ngược lại.
- Thu nhập
thực của mỗi cổ
phiếu thường
=
Lợi nhuận sau thuế - Thiệt hại bất thường
Số lượng cổ phiếu thường
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có xu hướng phát hành các loaị chúng khoán chuyển đổi thay vì chỉ phát hành các loại cổ phiếu thường, khi đó người mua chúng có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào một thời điểm nhất định và khi đó các chúng khoán chuyển đổi có mặt trong thanh toán tín dụng của doanh nghiệp. Trong trường hợp này cần xem xét các chứng khoán chuyển đổi được ở kỳ hiện tại và tương lai và như vậy, thu nhập của mỗi cổ phiếu thường lại phản ánh tương ứng ở cả thời kỳ hiện tại và kỳ tương lai, trong đó ở kỳ tương lai phải phản ảnh sự chuyển đổi thành cổ phiếu thường, và khi đó phải xác định được sự biến động của thu nhập của mỗi cổ phiếu thường thông qua mức giảm thu nhập của nó. Mức giảm này có thể được xác định như sau:
- Mức giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu thường
=
Thu nhập của
 mỗi cổ phiếu thường
-
Thu nhập biến
động của mỗi
cổ phiếu thường
Trong đó: 
+ Thu nhập biến
động của mỗi
cổ phiếu thường
=
Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu thường tương đương
(Số lượng cổ phiếu thường tương đương = Số lượng cổ phiếu thường + Số lượng cổ phiếu thường do chuyển đổi tương đương từ cổ phiếu ưu đãi. Ví du: giá trị cổ phiếu ưu đãi gấp 4 lần giá trị cổ phiếu thường thì 1 cổ phiếu ưu đãi tương đương với 4 cổ phiếu thường).
Như vậy, thu nhập biến động của mỗi cổ phiếu thường càng lớn thì mức giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu thường càng nhỏ và hiệu quả của quản lý, sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
- Tỉ giá thị trường trên thu nhập của mỗi cổ phiếu 
=
Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu
Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường
Như người ta biết, giá của mỗi cổ phiếu trên thị trường tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và các nhà kinh doanh chứng khoán rất quan tâm đến tỷ giá thu nhập của mỗ cổ phiếu để có các quyết định đầu tư thích hợp.
Cuối cùng người ta nhận thấy rằng, đối với các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong nhiều trường hợp họ phải lựa chọn để đưa ra các quyết định trong việc đầu tư cổ phiếu như thế nào để thu được lợi nhuận tối đa và khi đó họ sẽ tiếp tục tái đầu tư để hi vọng thu được lợi nhuận cao hơn. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư rất quan tâm tới mối tương quan giữ tiền lãi của mỗi cổ phiếu và thu nhập của mỗi cổ phiếu cũng như giữa tiền lãi của mỗi cổ phiếu với giá thị trường của mỗi cổ phiếu. Các mối tương quan nói trên được phản ánh cụ thể thông qua các chỉ tiêu sau đây:
- Tỷ suất lãi
của mỗi
cổ phiếu
 =
Tiền lãi của mỗi cổ phiếu
Thu nhập của mỗi cổ phiếu
 ´ 100
 Tỷ suất lãi của mỗi
cổ phiếu trên giá thị trường của mỗi cổ phiếu
=
Tiền lãi của mỗi cổ phiếu
Giá thị trường của mỗi cổ phiếu
´ 100
Với các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, các tỉ suất nói trên là thôngtin rất quan trọng để họ xem xét, quyết định việc đầu tư trong tương lai và đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể mở rộng việc huy động vốn thông qua phát hành cố phiếu.
* Về trình tự và phương pháp phân tích
Trước hết cần xác định được các chỉ tiêu nói trên ở cả thời điểm năm trước, năm nay; sau dó bằng cách so sánh giưa năm nay với năm trước của từng chỉ tiêu, tuỳ theo các chênh lệch tính được mà rút ra các kết luận cần thiết về hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn cổ đông của doanh nghiệp.
Phụ lục
Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12 /2006 của công ty X
(ĐV : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Cuối kỳ
Đầu năm
Tài sản
186.000
170.000
Loại A: Tài sản ngắn hạn
80.000
68.000
 I-Tiền
2.400
4.000
II- Đầu tư tài chính ngắn hạn
2.000
2.000
III- Các khoản phải thu ngắn hạn
14.000
10.000
IV- Hàng tồn kho
60.000
50.000
V- Tài sản ngắn hạn khác
1.600
2.000
Loại B: Tài sản dài hạn
106.000
102.000
I-Các khoản phải thu dài hạn
II-Tài sản cố định (hưũ hình) 
97.000
94.000
Trong đó CPXD d.d
5000
4000
III -BĐS đầu tư-
IV Đầu tư tài chớnh dài hạn
9000
8000
V-Tài sản dài hạn khác
Nguồn vốn
186.000
170.000
Loại A: Nợ phải trả
139.000
119.000
 I- Nợ ngắn hạn
92.000
74.000
II- Nợ dài hạn
47.000
45.000
Loại B- Nguồn vốn chủ sở hữu
47.000
51.000
Trong đó: Nguồn vốn - quỹ
47.000
51.000
Tài liệu bổ sung: - Doanh thu thuần: Năm 2005 : 396.000 Trđ; Năm 2006 : 407.000trđ:
- Giá trị sản xuất công nghiệp : Năm 2005 : 415.000trđ; năm 2006 : 427.000trđ
- Tổng số lợi nhuận: Năm 2005 là 8.300 trđ; năm 2006 là 8.010 trđ.
- Tổng số lãi vay: năm 2005 là 5.200 trđ, năm 2006 là 5.500trđ
- Số cộng loại A tài sản đầu năm 2005 là 64.000 trđ,
Số cộng loại B tài sản đầu năm 2005 là 98.000trđ.
Đầu năm 2005 (01/01/2005), các khoản phải thu (IIIA TS) là 8.000 triệu đồng; trị giá hàng tồn kho (IVA TS) là 40.000 triệu đồng.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghiep.docx
Ebook liên quan