Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống (Phần 2): ...NCC, Ten Ngan Hang NCC) - Khối lượng:  Hiện tại: 5 lần/ tuần  Tương lai : tăng 20% mỗi năm Đơn đặt hàng của khách hàng Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng lưu trữ 1 Lưu trữ Đơn đặt hàng Khách hàng 32 2- Mô tả Kho dữ liệu: Hệ thống thông tin MÔ HÌNH QUAN NIỆM XỬ L...i kết hợp), tên của thuộc tính không nhất thiết phải giữ nguyên sau khi chuyển. Bước 4: Lần lượt chuyển các mối kết hợp bậc 2, 3, .. Trong trường hợp một mối kết hợp dựa trên một mối kết hợp khác thì ta có thể xem mối kết hợp có trước như một thực thể để áp dụng các quy tắc trên: Nhân Viên K... quyết định 1- Mã giả: a- Các khái niệm cơ bản: - Tập dữ liệu: dùng thể hiện thông tin có cầu trúc của một lớp đối tượng. Tên của tập dữ liệu được biểu diễn bằng chữ in hoa: NHA_CUNG_CAP, DDH - Phần tử: là thông tin của một đối tượng trong lớp đối tượng. Tên của phần tử được biểu diễn bằ...

pdf24 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó (nếu có) 
còn được thừa hưởng mọi thuộc tính của thực thể tổng quát, tuy nhiên chúng ta 
nên điều chỉnh tên gọi cho mô hình hợp lý. 
Ví dụ: 
Bước 2: Chuyển thực thể thành quan hệ 
- Thuộc tính của thực thể sẽ trở thành thuộc tính của quan hệ. 
- Khóa của thực thể trở thành khóa của quan hệ. Đối với thực thể phụ thuộc thì khóa 
của nó được kết hợp bởi các khóa của các thực thể cha. 
Áp dụng các quy tắc chuyển đổi như sau: 
Quy tắc 1. Một thực thể chuyển thành một bảng. 
Quy tắc 2. Thuộc tính của thực thể chuyển thành thuộc tính của bảng tương ứng. 
Quy tắc 3. KHÓA của thực thể chuyển thành KHÓA của bảng. 
Bước 3: Chuyển các MKH cấp 1 
ĐơnVị 
CBHC CBGD 
TKTHUỘC 
MACBHC
HOTENHC
NTNSHC
DIACHIHC
CÁNBỘ 
MACBGD 
HOTENCBGD 
NTNSCBGD 
DIACHICBGD 
{Các TT riêng) 
CBTHUỘC 
PHỤTRÁCH 
DE_AN 
CanBo 
DE_AN 
CBHC CBGD PHỤTRÁCH 
MACB
HOTEN
NTNS
DIACHI
PHỤTRÁCH 
DE_AN 
CanBo 
 35
Quy tắc 1: Loại bỏ mối kết hợp phân cấp 1 - n, nhưng thêm các thuộc tính khóa 
của thực thể cha vào quan hệ được chuyển từ thực thể con. Tập thuộc tính này được 
gọi là khóa ngoại. Nếu mối kết hợp đó có thuộc tính, các thuộc tính này được đưa 
thêm vào bảng con. 
Ví dụ: Mối kết hợp có thuộc tính: 
Ví dụ: Trong gia phả dòng họ: 
Quy tắc 2: Chuyển đổi MKH 1 – 1: Xét 3 trường hợp: 
a) (1,1) – (1,1) : Gộp tất cả vào chung 1 quan hệ với tất cả các thuộc tính. Quan 
hệ này có 2 khóa là khóa chính của 2 thực thể 
 NgườiĐạiDiện CôngTy ĐạiDiện (1,1) 
(1,1) 
 36
- SoCMND - MaCT 
- HotenNDD - TenCT 
CôngTy(MaCT, TenCT, SoCMND, HoTenNDD) 
b) (0,1) – (1,1) : Gộp MKH và thực thể nhánh (1,1) thành một quan hệ, chứa cả 
khóa của thực thể nhánh (0,1). 
- MaNV - MaKV 
- TenNV - TenKV 
KhuVực(MaKV, TenKV, MaNVQL) 
c) (0,1) – (0,1) : Chuyển MKH thành 1 quan hệ có chứa 2 khóa chính của 2 thực 
thể. Quan hệ này có 2 khóa là khóa chính của 2 thực thể 
- SoCMNDNam - SoCMNDNu 
- TenNam - NgàyKH - TenNu 
KếtHôn(SoCMNDNam, SoCMNDNu, NgayKH) 
Quy tắc 3: Các mối kết hợp loại khác được chuyển thành quan hệ. 
- Thuộc tính của MKH được chuyển thành thuộc tính của quan hệ. 
- Khóa của MKH được chuyển thành khóa của quan hệ. Từng thành phần khóa 
này đồng thời là khóa ngoại. 
Ví dụ: 
 Chú ý rằng tên của quan hệ không cần thiếp phải trùng với tên của thực thể (hoặc của 
mối kết hợp), tên của thuộc tính không nhất thiết phải giữ nguyên sau khi chuyển. 
Bước 4: Lần lượt chuyển các mối kết hợp bậc 2, 3, .. 
Trong trường hợp một mối kết hợp dựa trên một mối kết hợp khác thì ta có thể xem 
mối kết hợp có trước như một thực thể để áp dụng các quy tắc trên: 
Nhân Viên Khu Vực Quản Lý (0,1) 
(1,1) 
Nam Nữ KetHon (0,1) 
(0,1) 
 37
Thí dụ: 
Bước 5: Nhập các quan hệ cùng khóa lại thành 1 quan hệ (nếu cần) 
Bước 6: Chuẩn hóa lược đồ quan hệ để có được những quan hệ đạt dạng chuẩn cao nhất 
Bước 7: Thể hiện các ràng buộc toàn vẹn 
 Nếu có bản số dạng ( ? , 1 ) thì có phụ thuộc hàm đến các thực thể ( ?,N) 
 Nếu có bản số [4, 4]  thì có RBTV về tổng số bộ 
 Bản số dạng ( ?, N) không trở thành các RBTV. 
III- HỒ SƠ THIẾT KẾ THÀNH PHẦN DỮ LIỆU : 
1- Sơ đồ logic dữ liệu: 
2- Từ điển dữ liệu : 
Thuộc tính Diễn giải 
MaSach Mã số sách 
3- Mô tả các lược đồ quan hệ: 
Với mỗi quan hệ cần mô tả các thông tin sau: 
 Tên Bảng : 
 Tân từ : 
 Khóa chỉ định (Unique Key / Candidate Key) : 
 Khóa chính (Primary Key ) : 
 Các thuộc tính : 
Thuộc tính Kiểu Kích thước Miền giá trị Not Null 
 Các khóa ngoại : 
Khóa ngoại Bảng tham chiếu Khóa nội 
 Các chỉ mục (Indexes): 
Tên chỉ mục Thuộc tính Thứ tự Unique Not Null 
 38
4- Các RBTV trên các quan hệ 
Mỗi ràng buộc cần thể hiện các thành phần: 
- Mã RB 
- Bối cảnh 
- Mô tả RB : bằng văn bản, ngôn ngữ đại số quan hệ. 
- Tầm ảnh hưởng: 
- Thuật toán kiểm tra và xử lý ràng buộc. 
5- Bảng tầm ảnh hưởng các RBTV 
Các RBTV được trình bày theo các cột, các thực thể và MKH được trình bày theo các 
dòng. Ô giao điểm giữa cột và dòng ghi nhận tầm ảnh hưởng của các thao tác thêm sửa xóa. 
 39
Chương 6: THIẾT KẾ THÀNH PHẦN XỬ LÝ Ở MỨC TỔ CHỨC 
I- Mục Đích Thiết Kế: 
 Xét bản chất của từng hoạt động xử lý để quyết định: hoạt động nào thực hiện 
bằng phương pháp thủ công, hoạt động nào có thể tự động hóa được. 
 Xem xét sự bố trí của từng hoạt động xử lý trong không gian, thời gian như thế 
nào. 
Không gian: Ai làm gì và ở đâu 
Thời gian: Khi nào sẽ thực hiện 
Từ đó, hình thành mô hình tổ chức xử lý cùng với việc đặc tả các chức năng xử lý tự 
động hóa. 
II- CÁC KHÁI NIỆM CỦA MÔ HÌNH TCXL: 
1- Chổ làm việc: 
Trạm làm việc là nơi thực hiện một họat động xử lý cụ thể nào đó, nó đặc trưng bởi 
những phạm trù sau đây: 
 Vị trí địa lý (quan trọng nếu ở xa nhau). 
 Con người: là những người liên quan đến các hoạt động của hệ thống 
Những người bên trong tổ chức bao gồm: 
 Người chuẩn bị dữ liệu hay cung cấp dữ liệu. 
 Người ghi nhận dữ liệu. 
 Người truyền dữ liệu. 
 Người biến đổi dữ liệu. 
 Người khai thác dữ liệu. 
Những người bên ngoài tổ chức: ví dụ công ty thương mại thì có các đối 
tượng ngoài là khách hàng, nhà cung ứng 
 Máy móc 
Ví dụ : Tổ tiếp nhận đơn đặt hàng ở phòng kinh doanh. 
2- Thủ tục chức năng: 
Một thủ tục chức năng có thể bao gồm các công việc sơ cấp nhưng trong cùng một 
chu kỳ và được thực hiện bởi 1 diễn viên duy nhất, hoặc một máy duy nhất. 
Ví dụ: Cập nhật hồ sơ khách hàng 
Gởi hoá đơn cho khách hàng. 
Một ô xử lý ở mức quan niệm xử lý có thể gồm nhiều thủ tục chức năng ở mức tổ 
chức xử lý. Với mỗi thủ tục chức năng cần xác định: 
- Thời gian thực hiện 
- Bản chất của chức năng: 
Thủ công 
Tự động: Thời gian thực hay thời gian được trể 
 Thời gian thực (TGT): tương tác qua lại với hệ thống. 
 Thời gian được trễ (TGÐT) - Xử lý theo lô : tồn trữ dữ liệu của các 
biến cố, rồi xử lý một lần theo định kỳ. 
Ví dụ: Báo cáo tồn kho, 
- Chổ làm việc 
- Nguồn gốc : QTQL 
Ví dụ: Tổ chức “Kiểm tra đơn đặt hàng” gồm những thủ tục chức năng: 
a- Nhận ĐĐH mới  Thủ công 
b- Kiểm tra khả năng của một khách hàng  Tự động, thời gian thực 
c- Kiểm tra tồn kho  Tự động, thời gian thực 
d- Cập nhật ĐĐH Tự động 
 40
Một thủ tục chức năng phải có một bản chất xử lý duy nhất: hoặc là thủ công hoặc là 
tự động. Nếu nó phức tạp lại có thể chia nhỏ ra thành các chức năng để dễ nhận biết cũng 
như triển khai sau này. 
 Người ta thường lập bảng các thủ tục chức năng để theo dõi, kiểm soát nếu có thủ tục 
chức năng nào trùng lắp hay có mặt ở nhiều đơn vị tổ chức xử lý thì điều chỉnh để có một 
tập hợp đầy đủ nhưng gọn nhất. 
Cấu trúc bảng kê các thủ tục chức năng như sau: 
STT TTCN Thời gian Bản chất Chổ L/Việc Xuất xứ từ ô xử lý 
1 T/n đặt hàng Trong giờ làm việc TC Tổ tiếp nhận DDH 1: KT DDH 
2 Ktra về KH Nt TĐ, TGT nt 1:Ktra DDH 
3 Ktra về tồn kho Nt TĐ, TGT Kho hàng Nt 
3- Dòng dữ liệu ở mức tổ chức: 
Mỗi dòng dữ liệu sẽ ghi nhận về trạng thái của thông tin tại thời điểm xử lý. 
Các yếu tố để mô tả 1 dòng dữ liệu ở mức tổ chức : 
- Nơi phát sinh 
- Nơi nhận 
- Tần suất xuất hiện sự kiện: bao nhiêu lần trong ngày, tuần, (liên quan đến các đơn 
vị xử lý, các TTCN) 
Bao nhiêu lâu có 1 đơn đặt hàng mới 
Trong 1 ngày/tuần  có bao nhiêu đơn đặt hàng mới 
- Thời gian đáp ứng: ngay hay cuối ngày, cuối tuần.. 
Đối với các sự kiện lịch: cần phân biệt rõ ràng: cuối 1 tuần, cuối 1 ngày, cuối 1 
tháng. Cuối 1 ngày thì vào lúc mấy giờ, cuối 1 tháng thì vào ngày nào trong tháng. 
III- Xây Dựng Sơ Đồ DDL Ở Mức Tổ Chức Qua Các Chổ Làm Việc: 
Dựa trên mô hình quan niệm xử lý, với mỗi ô xử lý ta xác định các thủ tục chức 
năng. 
Ví dụ: Từ mô hình xử lý 
Ta xây dựng bảng chức năng 
STT TTCN Thời gian Bản chất Chổ L/Việc Xuất xứ từ 
Ô xử lý 
1 T/n đặt hàng Trong giờ lv TC Tổ tiếp nhận 1: KT DDH 
2 Ktra về KH Nt TĐ, TGT nt 1:Ktra DDH 
3 Ktra về tồn kho Nt TĐ, TGT Kho hàng Nt 
4 Thông báo DDH không GQ Nt TC, TGT Tổ tiếp nhận Nt 
Khách 
Hàng 
Khách 
Hàng 
1 
KT 
DDH 
3 
Theo dõi 
TToán HĐ 
MH 
MH 
KH 
2 
XLý 
DDH 
HD 
4 
Xlý GHàng 
KH 
Khách 
Hàng 
 41
được 
5 Lập PGH và HD Nt TĐ, TGT Nt 2 
6 Cập nhật tồn kho Nt TĐ, TGT Kho hàng Nt 
7 Giao hàng cho khách Nt TC Tổ giao hàng 4 
8 Ghi nhận thanh toán Nt TĐ, TGT P. kế toán 3:Theo dỏi TTHD 
9 Đóng dấu thanh toán đủ trên 
HD lưu 
Nt TC P. kế toán Nt 
Thiết lập Sơ đồ tổ chức xử lý: 
KH Tổ tiếp nhận ĐH Kho Hàng P. Kế toán 
ĐĐH 
2. Kiểm Tra 
về KH 
PGH & HĐ 
6. Cập nhật 
tồn kho 
Hg để giao cho 
KH&PGH&HD 
Hàng, 
PGH,HĐ 
được giao 
DDH bị 
từ chối 
3. Kiểm tra 
tồn kho 
5. Lập PGH & 
Hóa Đơn 
4. Tbáo 
từ chối 
DDH 
7. Giao Hàng 
KH 
HD 
MH 
HD 
Hóa đơn 
được TT 
8. Ghi nhận 
TT HĐ 
9. Đóng dấu 
TT đủ lên HĐ 
lưu 
Hóa đơn đã TT 
đủ 
MH MH 
Công nợ 
KH 
Công nợ 
KH 
Lưu HĐ đã được 
đóng dấu 
1. Tiếp nhận 
ĐH 
KH 
HD 
MH MH 
 42
IV- Đặc tả xử lý: 
Đặc tả xử lý là công việc rất quan trọng trong quá trình thiết kế xử lý. Đặc tả xử lý tốt 
sẽ giúp cho các lập trình viên hiểu được nội dung xử lý và phương pháp thực hiện để triển 
khai thành các đơn thể chương trình. 
Tương tự như giai đoạn phân tích, mỗi chức năng xử lý cần được mô tả các nội dung: 
Tên chức năng, Input (dòng dữ liệu vào), Output (dòng dữ liệu ra) và thuật giải 
Việc đặc tả xử lý có thể được thực hiện bằng những công cụ thông dụng như : 
- Mã giả 
- Lưu đồ thuật giải 
- Bảng quyết định 
- Cây quyết định 
1- Mã giả: 
a- Các khái niệm cơ bản: 
- Tập dữ liệu: dùng thể hiện thông tin có cầu trúc của một lớp đối tượng. Tên của tập 
dữ liệu được biểu diễn bằng chữ in hoa: NHA_CUNG_CAP, DDH 
- Phần tử: là thông tin của một đối tượng trong lớp đối tượng. Tên của phần tử được 
biểu diễn bằng chữ thường. 
Ví dụ: ncc1  NHA_CUNG_CẤP 
- Thuộc tính của phần tử được ký hiệu : TênPT.TênThuộcTính 
- Biến: dùng lưu trữ giá trị tạm thời : a = ncc1.TEN_NCC 
b- Các cấu trúc điều khiển: 
Ngoài các cấu trúc điều khiển cơ bản trong các ngôn ngữ lập trình, riêng đối với tập dữ 
liệu chúng ta có thể bổ sung thêm 2 cấu trúc sau: 
 Cấu trúc chọn: 
Dùng chọn 1 phần tử trong tập hợp thỏa mãn một số tiêu chuẩn nào đó: 
CHỌN ddh  DDH sao cho ddh.SO_DH = 100 
 NẾUKHÔNGCHỌNĐƯỢC thì xử lý không tồn tại 
NẾUCHỌNĐƯỢC thì xử lý ddh đã chọn 
CUỐI_CHỌN 
 Cấu trúc duyệt: 
Dùng thể hiện một công việc được thực hiện tuần tự trên từng phần tử của tập dữ 
liệu: 
ddh  DDH sao cho ddh.TongTriGia >= 1.000.000 thì 
Ddh.GiamGia = 0.20 
CUỐI_ 
2- Cây quyết định. 
Cây quyết định thường được sử dụng khi quy tắc xử lý không quá phức tạp. Nó là 
công cụ dễ hiểu, dễ kiểm chứng đối với người sử dụng. Dễ dàng phát hiện những điểm 
không hợp lý: một tình huống không bao giờ xảy ra hai hành động khác nhau. 
 Cấu trúc của một cây quyết định: 
 43
3- Bảng quyết định. 
Thường dùng trong những trường hợp phức tạp khi lựa chọn một quyết định. 
Kiểu 1: Bảng quyết định theo điều kiện (Ðúng/Sai) 
Chú ý: Nếu có n điều kiện thì sẽ có tối đa 2n tình huống do sự kết hợp giữa các điều 
kiện. 
Kiểu 2: Bảng quyết định theo chỉ tiêu. 
Mỗi một công cụ có một ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy theo tính chất của xử lý và 
đối tượng trình bày mà lựa chọn công cụ thích hợp, và có thể kết hợp tất cả các phương 
pháp trên. 
 44
Chương 7: THIẾT KẾ GIAO DIỆN NGƯỜI VÀ MÁY 
I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Đối với User giao diện cần: 
- Dễ chịu 
- Thích thú 
- Tiện nghi 
- Tạo năng suất làm việc cao cho người sử dụng 
Dẫn đến, không còn xử lý theo lô mà lập trình xử lý theo biến cố. 
Các nguyên tắc thiết kế: 
1- Tính dễ dùng: 
Bảo đảm hệ thống dễ dùng cho người sử dụng không chuyên. Thông qua các đặc 
trưng sau: 
1.1 Tính thân thiện: (User Friendly) 
- Các chức năng được mô tả một cách dễ hiểu. 
- Các hoạt động được thực hiện theo trình tự tự nhiên nhất đối với User 
- Hệ thống có thể phát hiện được những sai sót do bất cẩn, sơ ý của người dùng. 
- Dự trù sẵn những hành động gợi ý người khai thác khi có những tình huống đặc 
biệt. 
- Người khai thác biết được mình đang thực hiện ở đâu trong thứ tự thực hiện. 
- Có hướng dẫn trợ giúp đầy đủ. 
1.2 Tính Ergonomic: 
Làm cho người dùng cảm thấy dễ chịu, không mệt mỏi khi làm việc lâu với phần 
mềm. Điều này phụ thuộc ở các yêu tố: 
- Màu sắc giao diện 
- Vị trí của các lệnh 
- Cách giao tiếp với hệ thống, 
Cần phải thống nhất các yếu tố trên ở các màn hình nhập xuất. 
2- Tính nhất quán của hệ thống: 
Được đánh giá thông qua một số tiêu chuẩn dựa trên NSD và người bảo trì. 
Đối với NSD: Dễ nhớ, dễ dùng 
Đối với người bào trì: Dễ bảo trì 
Có 4 tiêu chuẩn: 
- Dữ liệu: Sử dụng tên gọi, cách trình bày thống nhất. 
- Sưu liệu: tài liệu hướng dẫn người sử dụng và người bảo trì phải như nhau. 
- Mã hóa dữ liệu: chọn hình thức mã hóa duy nhất 
- Cấu trúc của toàn hệ thống: Cách trình bày menu các cấp phải như nhau. Cách phân 
chia như nhau. 
Có 3 loại giao diện: 
 Đầu vào: Thiết kế màn hình nhập xóa sửa dữ liệu. 
 Đầu ra: màn hình kết xuất báo biểu 
 Đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống. 
II- THIẾT KẾ ĐẦU VÀO: 
1- Mục tiêu: 
Cần tránh các vấn đề sau: 
(i) Tránh tình trạng bị ứ đọng dữ liệu: khi giải quyết cho nhiều người cùng cập 
nhật dữ liệu 
(ii) Tránh cho người khai thác bị phạm lỗi khi cập nhật dữ liệu như gõ dữ liệu sai 
hay bỏ sót dữ liệu. 
(iii) Tránh những công đoạn thừa làm chậm thao tác của user. 
 45
(iv) Chọn lựa qui trình nhập đơn giản nhất và hợp với tự nhiên. Điều đó sẽ làm 
tăng năng suất, giảm lỗi. 
2- Nội dung màn hình nhập: 
Dựa trên nội dung dữ liệu nhập, thời điểm phát sinh dữ liệu 
Ví dụ: Cần nhập một hóa đơn ở thời gian t. Khi đó cần tổ chức màn hình nhập chung 
hay riêng rẽ: 
(i) Nhập hóa đơn 
(ii) Nhập chi tiết hóa đơn 
(iii) Thông tin khách hàng 
3- Cách trình bày các dữ liệu nhập: 
Cần phù hợp với mẫu điền tay trong thực tế và thói quen của User. 
Thường có các kiểu nhập như sau: 
- Dạng ô nhập (Text Box): Người dùng phải gõ dữ liệu trong ô. 
- Dạng chọn lựa: Combo/List Box 
- Dạng đánh dấu chọn: Check box, Option, Toggle 
Vị trí tiêu đề có thể đặt ở: 
Trước ô: Họ tên : .. 
Sau ô : . Họ tên 
Trên ô: thường được dùng ở Châu Âu 
Dưới ô: thường được dùng ở Bắc Mỹ. 
4- Chú ý kiểm tra RBTV và phát hiện sai sót khi nhập liệu: 
(i) Quyết định kiểm tra lúc nào: 
Thường có 2 thời điểm: Ngay lúc nhập hay khi kết thúc ca làm việc. 
Điều này, phụ thuộc vào yêu cầu thực tế và yêu cầu công việc. 
(ii) Phản ứng của hệ thống khi phát hiện lỗi: 
- Chọn hướng giải quyết cho User 
- Từ chối hẳn toàn bộ dữ liệu nhập 
5- Chọn lựa phương tiện nhập: 
Bàn phím, chuột, máy quét, Dùng viết chỉ thẳng lên màn hình, viết quang học. 
Dựa trên phương châm: Dễ dùng, ít bị phạm lỗi. 
6- Thiết kế đối thoại để hướng dẫn User: 
Giúp người dùng không cảm thấy bồi rối và biết làm gi tiếp theo. 
Khi User phạm lỗi thì phải thông báo và kèm theo hướng dẫn để User biết sẽ phải 
làm gì tiếp theo. 
III- THIẾT KẾ ĐẦU RA: 
Báo biểu hay tập tin 
1- Các dạng kết xuất: 
Phụ thuộc yêu cầu của người sử dụng. Thường có các dạng kết xuất như: 
- Báo biểu 
- Sao chép ra tập tin 
- Thông báo 
2- Nội dung kết xuất: 
Dữ liệu trên các kết xuất có thể lấy từ: 
- Các dữ liệu lưu trữ bên trong hệ thống 
- Tính toán từ 1 xử lý 
- Do người dùng mới nhập 
Hai nội dung sau cần phải kiểm tra trước khi kết xuất. 
3- Hình thức trình bày kết xuất: 
 Bảng biểu: ví dụ như bảng lương, Bảng điểm các sinh viên trong lớp 
 46
Thích hợp với những kết xuất chứa nhiều chi tiết dữ liệu. Trong đó: 
- Ít phải giải thích 
- Xếp loại theo thứ tự, theo loại dữ liệu 
- Có dữ liệu tổng cộng cần tính toán. 
 Dạng phiếu: Thích hợp với những kết xuất chứa thông tin của một đối tượng, một 
chi tiết dữ liệu 
 Biểu đồ: Được sử dụng khi: 
- Muốn nhìn toàn cảnh, Quan tâm đến khuynh hướng phát triển của dữ liệu 
- So sánh dữ liệu giữa các thành phần 
Cách dùng màu trên kết xuất: 
- Những thông tin muốn nhấn mạnh, gây chú ý: Màu sáng chói 
- Những thông tin không muốn nhấn mạnh: Màu nhạt 
IV- THIẾT KẾ ĐỐI THOẠI: 
1- Đặc điểm: 
Dựa trên giao diện đồ họa GUI (Graphical User Interface) người ta đưa ra mô hình 
giao diện WIMP ( Windows Icons Menu Pointer). 
Đặc trưng của mô hình này là: 
- Hổ trợ thao tác trực tiếp: Các chức năng được hiển thị bằng các biểu tượng hình vẽ 
giúp người dùng học tập sử dụng nhanh 
- Phù hợp nguyên tắc: WYSIWYG ( What You See Is What You Get) 
- Sử dụng hệ thống cửa sổ để trình bày bối cảnh của hệ thống thông tin. Bao gồm: Cửa 
sổ làm việc, cửa sổ thông báo, cửa sổ trợ giúp 
Có 2 cách trình bày: 
Cách 1: Chia màn hình ra cố định 1 số cửa sổ. 
Cách 2: Các cửa sổ được mở chồng lên nhau, có thể di chuyển, và có một cửa 
sổ hiện hành. 
- Sử dụng hệ thống thực đơn giúp chọn lựa nhanh một chức năng cần thực hiện 
- Không cần phải theo một thứ tự thực hiện. 
2- Các mức thiết kế: 
Giao diện là nơi giao tiếp, thông dịch giữa người và máy. 
Có 3 mức thiết kế: 
(i) Mức ngữ nghĩa: Xác định nội dung của giao diện. Bao gồm: 
 Xác định các chức năng cần xử lý, phân loại và gom nhóm. Thường phân chia 
3 nhóm: 
Nhóm 1: gồm các chức năng xử lý các dữ liệu thường trực, như thêm, 
xóa, sửa, tham khảo. 
Nhóm 2: Các xử lý đặc thù của hệ thống trên các dữ liệu biến động. 
Nhóm 3: Các thống kê thực hiện định kỳ. 
 Xác định dữ liệu cần thao tác trong từng chức năng xử lý. 
Ví dụ: Sửa chữa dữ liệu khách hàng: cho phép sửa các thuộc tính ngoại trừ mã 
số khách hàng. 
(ii) Mức cú pháp: Xác định kiểu đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống 
- Kiểu câu hỏi – trả lời 
- Thực đơn: User không cần nhớ cú pháp 
- Mẫu biểu để điền: thường dùng trong nhập liệu 
- Phím chức năng: rất hiệu quả khi có ít phím chức năng. Cần chuẩn 
hóa theo thực tế thói quen. 
- Ngôn ngữ lệnh đưa từ bàn phím: Đạt yêu cầu xử lý tốc độ cao, 
nhưng thời gian huấn luyện lâu. 
 47
(iii) Mức từ vựng: Xác định cách trình bày từ vựng trên giao diện dễ hiểu, dễ nhớ, 
phù hợp để người dùng dễ thao tác. Bao gồm: 
- Hình thức trình bày các biểu tượng 
- Tên gọi các chức năng, nút lệnh 
- Cách diễn đạt thông báo lỗi. 
- Cách hướng dẫn 
- Cách dùng màu: trên 1 màn hình dùng tối đa 8 màu và nên chọn ra 
1 số màu cho các thao tác có ý nghĩa nhất, ví dụ như màu đỏ báo 
lỗi, màu cam nguy hiểm, màu xanh có thể tiếp tục. 
Khi phân tích có thể bắt đầu từ mức nào trước cũng được. Nhưng người ta thường 
phân tích: (i) <--(ii)<--(iii) 
 48
CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN 
Môn: Phân tích Thiết kế Hệ Thống Thông Tin 
I- Phần giới thiệu: 
Nhu cầu và mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin mới. 
II- Khảo sát hiện trạng: 
 Giới thiệu tổng quan về chức năng, tình hình họat động, mục tiêu phát triển của tổ 
chức; 
 Hiện trạng quản lý 
 Hiện trạng tin học hóa quản lý tại tổ chức 
 Đánh giá và phê phán hiện trạng 
 Đề xuất hướng phát triển của hệ thống mới 
 Lên kế hoạch thực hiện. 
 Đánh giá tính khả thi, dự đoán sơ bộ về chi phí và lợi nhuận 
III- Phân tích: 
a. Phân tích thành phần dữ liệu mức quan niệm 
i. Mô hình thực thể - kết hợp 
ii. Sưu liệu 
b. Phân tích thành phần xử lý mức quan niệm 
i. Các yêu cầu chức năng và phi chức năng 
ii. Mô hình DFD quan niệm hệ thống mới (và sưu liệu) 
IV- Thiết kế : 
a. Thiết kế dữ liệu 
i. Mô hình quan hệ biểu diễn cài đặt dữ liệu hệ thống 
ii. Ràng buộc toàn vẹn 
b. Thành phần xử lý mức tổ chức 
c. Thiết kế chức năng hệ thống 
i. Các module hệ thống 
ii. Kiến trúc hệ thống 
d. Thiết kế giao diện 
e. Thiết kế report 
V- Cài đặt 
Ghi chú: 
Font size: 13 
Font: Times new roman 
Đồ án được kiểm tra kết quả theo 4 phần: Giới thiệu (2 đ), Phân tích (4đ), 
thiết kế (2 đ), cài đặt (2đ). (tổng cộng 10 đ). 
 49
Tài Liệu Tham Khảo 
1. Phân tích, thiết kế, cài đặt hệ thống thông tin quản lý - Nhóm tác giả thuộc Viện Tin Học. 
Viện Tin Học, Hà Nội 1990. 
2. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý – T.S Trần Thành Trai 
3. Analysis and Design of Information Systems - James A. Senn. Mc Graw Hill, New York 
1989. 
Structured Analysis and System Specification - James Martin. Yourdon Inc., New York 
1978. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_thiet_ke_he_thong_phan_2.pdf