Giáo trình Pháp luật về hợp đồng - Nguyễn Thị Thanh (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Pháp luật về hợp đồng - Nguyễn Thị Thanh (Phần 2): ... ra trong một số hợp đồng cầm cố người ta còn quy định một số nghĩa vụ của bên cầm cố như: + Đăng kí việc cầm cố nếu tài sản cầm cố phỉa đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. + Trong trường hợp vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thu...ỉ là phần tài sản đã được xác định. 4.4.3 Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất Pháp luật nước ta chưa phân biệt đâu là quyền động sản đâu là quyền bất động sản. Tuy nhiên, theo cách hiểu truyền thống, quyền động sản là các quyền có được từ một động sản, quyền bất động sản là các quyền năn...................... − Giá trị tài sản tại thời điểm cầm cố : .............................................................. − Số tiền cầm :..................................................................................................... (Bằng chữ : ............................................

pdf35 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Pháp luật về hợp đồng - Nguyễn Thị Thanh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờ khác liên quan đã nhận cho Bên thế chấp sau khi Bên thế chấp đã 
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo các Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng bảo 
lãnh) hoặc thay đổi tài sản thế chấp bằng biện pháp bảo đảm khác và hai bên đã làm thủ 
tục giải trừ thế chấp. 
4. Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ khi Bên thế chấp không 
hoàn thành nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng tín dụng (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) cho 
Ngân hàng. 
Điều 6: Các cách xử lý tài sản thế chấp 
Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ của Bên vay, Ngân hàng 
lựa chọn theo một trong các cách sau đây: 
1. Bên thế chấp làm thủ tục gán nợ tài sản thế chấp cho Ngân hàng nếu Ngân hàng 
yêu cầu. Giá cả tài sản thế chấp do hai bên thỏa thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản 
cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó. 
2. Bên thế chấp sẽ đứng chủ bán tài sản thế chấp để trả nợ Ngân hàng. Giá cả tối 
thiểu của tài sản thế chấp do hai bên thỏa thuận trên cơ sở giá mặt bằng giá tài sản cùng 
loại tại địa phương vào thời điểm đó. Giá bán tài sản thế chấp không được thấp hơn giá 
tối thiểu đã thỏa thuận. Thời hạn bán tài sản thế chấp do hai bên thống nhất. 
3. Ngân hàng và bên thế chấp tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp. 
4. Ngân hàng có quyền xử lý hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến 
hành đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ. 
5. Các cách thức khác theo quy định của pháp luật. 
Điều 7: Xử lý tiền bán tài sản thế chấp 
1. Toàn bộ tiền đặt cọc của người mua và tiền thu được từ bán tài sản thế chấp theo 
Điều 7 nêu trên được chuyển vào tài khỏan phong tỏa mở tại Ngân hàng để xử lý theo 
khoản 2 Điều này. 
2. Tiền bán tài sản thế chấp dùng để thanh toán các chi phí xử lý tài sản thế chấp, 
trả nợ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn và phí (nếu có) vay Ngân hàng; nếu còn thừa thì Ngân 
hàng sẽ chuyển trả cho Bên thế chấp, nếu thiếu thì Bên thế chấp vẫn phải tiếp tục thanh 
toán đối với khoản nợ còn chưa được thanh toán. 
Điều 8: Những điều khoản chung 
1. Xử lý vi phạm: Trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng này, nếu một bên phát 
hiện bên kia vi phạm hợp đồng thì thông báo cho bên kia biết và yêu cầu khắc phục 
những vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc phục được 
thì bên yêu cầu được quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của 
mình liên quan đến Hợp đồng này. 
2. Thay đổi về thế chấp: Bên thế chấp có thể thay đổi tài sản thế chấp tại Điều 2 
bằng tài sản thế chấp khác hoặc hình thức bảo đảm khác (bảo lãnh, cầm cố) nếu việc 
thay đổi đó vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng. Trong trường hợp này, có thể ký 
Hợp đồng mới hoặc Hợp đồng bổ sung. 
 51 
Việc sửa đổi bổ sung các điều khoản của Hợp đồng này phải được cả hai bên ký, những 
sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực thay thế, bổ sung điều khoản tương ứng trong Hợp đồng 
này. 
3. Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp 
đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng. Trường hợp không tự thương lượng 
được thì một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia làm căn cứ để xác định 
Hợp đồng đã phát sinh tranh chấp (một phần hoặc toàn bộ) để các bên đưa ra Tòa án có 
thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo 
quy định của pháp luật. 
Điều 9: Hiệu lực của Hợp đồng 
1. Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày hai bên ký kết và chấm dứt trong 
các trường hợp sau: 
- Bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo các Hợp đồng tín dụng, Hợp 
đồng bảo lãnh. 
- Đã có Hợp đồng thay thế đảm bảo nghĩa vụ của Bên thế chấp; 
- Tài sản thế chấp đã bị xử lý. 
2. Trong trường hợp do có sự thay đổi về luật pháp, quy định hiện hành làm cho 
việc thế chấp tài sản một hoặc một số tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 trong Hợp đồng 
này trở thành vô hiệu thì Hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với những tài sản còn lại. 
Bên thế chấp phải có biện pháp bảo đảm khác thay thế. 
3. Hợp đồng này được lập thành 3 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Bên thế chấp 
giữ 01 bản, Ngân hàng giữ 01 bản và cơ quan đăng ký thế chấp 01 bản. 
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN THẾ CHẤP ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG 
(Họ, tên, chức vụ, ký, đóng dấu) (Họ, tên, chức vụ, ký, đóng dấu) 
XÁC NHẬN VÀ CAM KẾT CỦA ĐỒNG SỞ HỮU CHỦ 
Chúng tôi những người ký tên dưới đây gồm: 
Họ, tên:  CMND số: ... 
Địa chỉ:  
Quan hệ với người đại diện:  
Họ, tên:  CMND số:  
Địa chỉ:  
Quan hệ với người đại diện:  
Họ, tên: .. CMND số: . 
Địa chỉ:  
Quan hệ với người đại diện:  
Họ, tên:  CMND số:  
Địa chỉ:  
Quan hệ với người đại diện: là đồng chủ sở hữu của tài sản bảo 
đảm được liệt kê tại Điều 2 của Hợp đồng này, nay chúng tôi đồng ý cho 
 52 
dùng toàn bộ tài sản nói trên, trong đó có phần thuộc sở hữu của 
chúng tôi, thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng  
để đảm bảo nghĩa vụ của bên bảo đảm theo Hợp đồng này. Việc làm của chúng tôi là 
hoàn toàn tự nguyện và chúng tôi cam kết thực hiện các điều khoản quy định trong Hợp 
đồng này. 
(Họ, tên, ký) (Họ, tên, ký) 
PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 
(Áp dụng đối với tổ chức) 
Nội dung thẩm tra của Sở địa chính 
- Về giấy tờ sử dụng đất 
- Về hiện trạng thửa đất. 
- Về điều kiện thế chấp 
 Xác nhận được thế chấp. Ngày  tháng năm  
 GIÁM ĐỐC SỞ ĐỊA CHÍNH 
(Ký tên, đóng dấu) 
XÁC NHẬN XÓA THẾ CHẤP 
1. Xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ 
Ngày .. tháng . năm 
BÊN NHẬN THẾ CHẤP 
2. Xác nhận xóa đăng ký thế chấp của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (áp 
dụng đối với hộ gia đình, cá nhân). 
Ngày  tháng  năm 
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu) 
3. Xác nhận xóa đăng ký thế chấp của Sở Địa chính (áp dụng đối với tổ chức) 
Ngày ... Tháng  năm. 
GIÁM ĐỐC SỞ ĐỊA CHÍNH 
 (Ký, ghi rõ họ tên, dấu) 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 
1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung cơ bản của các loại hợp đồng: mua bán tài sản, vay tài 
sản, tặng cho tài sản, thế chấp tài sản,...? 
2. Những quy định pháp luật về điều kiện đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử 
dụng đất? 
 53 
3. Những điểm khác nhau trong quy định về hợp đồng mua bán nhà ở của Luật nhà ở 
2005so với Bộ luật Dân sự 2005? Về nguyên tắc chúng ta áp dụng luật nào? Theo anh 
(chị), quy định của luật nào hợp lý hơn? 
4. Hợp đồng cầm cố? 
5. Hợp đồng thế chấp? 
CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG 
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng: Có 4 phương thức: Thương lượng, 
hòa giải, trọng tài và Tòa án. Việc lựa chọn các phương thức phụ thuộc vào sự thỏa 
thuận giữa các bên hoặc sự lựa chọn của bên bị vi phạm 
1. Thương lượng 
Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến một thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó 
giữa hai bên. 
- Đặc trưng: Thương lượng là hình thức giải quyết không chính thức, không có sự can 
thiệp của cơ quan nhà nước hoặc bên thứ 3 Đây trở thành một tập quán thương mại lâu 
đời. 
Theo Điều 329 Luật Thương mại: Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải 
quyết thông qua thương lượng giữa hai bên. Đây là quy phạm tùy nghi. 
Hình thức này có ưu điểm: 
- Không đòi hỏi thủ tục phức tạp 
- Không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý chặt chẽ 
- Hạn chế chi phí 
- Ít phương hại đến mối quan hệ giữa hai bên 
- Giữ được bí mật kinh doanh 
 54 
Thời điểm xuất hiện: Khi có vi phạm xảy ra hoặc khi quan hệ hợp đồng chấm dứt và 
tranh chấp phát sinh 
Hình thức này có nhược điểm 
- Hai bên phải có thiện chí, trung thực và tinh thần hợp tác cao 
- Dễ có phát sinh tranh chấp tiếp. Việc khởi kiện ra tòa án sẽ bị khó khăn vì phân biệt 
nội dung tranh chấp là kiện vi phạm hợp đồng hay kiện thực hiện không đúng nội dung 
đã cam kết trong thương lượng. 
2. Hòa giải 
Hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một 
cách ổn thỏa. Khác với thương lượng: hòa giải có bên thứ 3 
Hình thức này có ưu điểm: 
- giống thương lượng. Có bên thứ 3 nữa nên dễ thỏa thuận hơn 
- Có hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng. 
- Hòa giaỉ ngoài tố tụng là việc các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ 
quan tố tụng 
- Hòa giaỉ trong tố tụng: tiến hành tại cơ quan tòa án hoặc cơ quan trọng tài 
- Thể hiện quyền tự định đoạt cao của các bên. 
- Khi các đương sự hòa giải được thì Tòa án hoặc trọng tài ra quyết định công nhận hòa 
giải. Quyết định này có hiệu lực được thi hành như bản án hay phán quyết. Nếu không 
thực hiện sẽ bị cưỡng chế 
- Hòa giải ngoài tố tụng: không đạt được thì khởi kiện 
Hình thức này có nhược điểm: Các bên lợi dụng việc hòa giải để trì hoãn việc thực hiện 
nghĩa vụ hoặc kéo dài thời gian ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện của bên kia. 
3. Trọng tài 
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tự nguyện lựa chọn người thứ 
ba trung lập, khách quan là trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài đứng ra giải quyết 
tranh chấp 
Hiện nay Việt Nam có 7 Trung tâm trọng tài thương mại ( như Trung tâm trọng tài quốc 
tế Việt Nam VIAC thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp VN, Trung tâm trọng tài 
Thương mại Hà Nội, Trung tâm trọng tài thương mại Á châu, Trung tâm trọng tài 
thương mại TPHCM, trọng tài thương mại cần thơ và trọng tài thương mại BÌnh dương 
Có hai hình thức trọng tại: Trọng tài vụ việc: không có bộ máy, không có danh sách 
trọng tài viên, không có quy tắc tố tụng riêng 
Hình thức trọng tài này thường gặp khó khăn vì trọng tài thỏa thuận trước nhưng tranh 
chấp thường có sau, các bên khó thống nhất trọng tài viên và pán quyết của trọng tài ít 
“độ nặng” 
Các bên cần lưu ý khi thông nhất về điều khoản trọng tài: các bên ký thoả thuận 
trọng tài ( TTTT ) có sai sót làm cho TTTT bị vô hiệu hoặc không áp dụng được trong 
thực tế, dẫn đến tranh chấp không có cơ quan nào giải quyết hoặc phán quyết trọng tài 
không có giá trị . Các sai sót thường gặp là: 
a. Người ký Thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền 
 55 
Ví dụ, Phó giám đốc được giám đốc ( người đại diên theo pháp luật ) của doanh nghiệp 
uỷ quyền ký kết hợp đồng. Khi có tranh chấp trong thực hiện hợp đồng, mặc dù không 
có giấy uỷ quyền mới của giám đốc nhưng phó giám đốc vẫn ký văn bản với đối tác 
đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quyền : 
 - Thoả thuận trọng tài quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ 
tranh chấp. Ví dụ, Thoả thuận trọng tài quy định chung chung theo dạng : “ mọi tranh 
chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài “ hoặc “ mọi tranh chấp 
phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam “ hoặc “ mọi tranh 
chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam “ 
hoặc “ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế “. Do TTTT này 
chưa giúp các bên xác định chính xác một tổ chức trọng tài cụ thể có thẩm quyền nên bị 
vô hiệu. 
“ Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại 
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp 
Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này “. 
c.Thoả thuận trọng tài quy định “ nước đôi “: 
Ví dụ : “ tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc 
Trung tâm trọng tài quôc tế Thượng Hải “; “ tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung 
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc Toà án Hà Nội “; “ tranh chấp phát sinh được giải 
quyết bằng Toà án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật “ 
d. Thoả thuận trọng tài xác định một tổ chức trọng tài nhưng lại lựa chọn quy tắc tố 
tụng của một trung tâm trọng tài khác, dạng : 
“ tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc 
tố tụng của Uỷ ban Luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL )”. Nếu thoả thuận trọng tài 
được ký kết theo dạng này sẽ không thực hiện được trên thực tế và có thể dẫn đến tình 
trạng cả VIAC và Toà án đều không thụ lý giải quyết vụ việc. 
Thỏa thuận trọng tài phải được ký kết dưới hình thức văn bản dưới dạng một 
điều khoản của Hợp đồng hoặc một văn bản thoả thuận riêng biệt; Thư điện tử và các 
thông tin điện tử cũng được coi là văn bản. 
Ngoài ra, nếu một bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối hay bị đe doạ và bên đó có 
yêu cầu tuyên bố TTTT vô hiệu, thì thoả thuận này hết hiệu lực trong thời gian 6 tháng, 
kể từ ngày ký kết. 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 
1. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng? ưu nhược điểm của từng phương 
thức? 
5. So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng? 
 56 
CHƯƠNG 6: KỸ THUẬT SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 
1. Lý do vì sao phải soạn thảo hợp đồng 
- Để lưu lại những gì đã cam kết 
HĐ là giao dịch phổ biến nhất trong xã hội loài người. Đã có giao dịch đổi chác từ 
trước khi có quy định luật về hợp đồng. Giao dịch đổi chác đầu tiên là trao đổi về tù 
binh. Sau đó, hành vi trao đổi mua bán có mặt khắp mọi nơi, mọi thời đại thể hiện ở các 
phiên chợ. 
Tuy nhiên đời sống ngày càng phức tạp, các giao dịch nhiều hơn với nội dung phong 
phú. Hợp đồng ghi lại những thỏa thuận đó. 
- Để thỏa mãn yêu cầu về hình thức của pháp luật hợp đồng 
Do pháp luật quy định yêu cầu về hình thức. Không có một quốc gia nào không có yêu 
cầu về hình thức. Mục đích yêu cầu về hình thức: 
+ Tái xác lập ý chí tham gia hợp đồng của các bên trong các giao dịch tặng cho, bảo 
lãnh, hôn nhânCó thể thấy điều này tại BLDS Đức điều 518 và 766) 
 57 
+ Là bằng chứng trong giao dịch có giá trị lớn, trong BLDS Pháp, Luật Anh – Mỹ đều 
yêu cầu giao dịch có giá trị lớn hơn 5.000 Fr hay 500USD phải được lập thành văn bản. 
+ Để công khai quyền sở hữu với bên thứ ba trong giao dịch có đăng ký như mua bán 
nhà đất. Đây là trường hợp Pháp, Nhật bản. 
+ Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Luật Pháp và Nhật quy định: hợp đồng 
cung cấp điện, gas, nước, chuyển phát nhanh, bảo hiểm giữa nhà cung cấp và người tiêu 
dùng phải được cơ quan nhà nước phê chuẩn hợp đồng mẫu trước khi giao kết với công 
chúng. 
- Để quản lý công việc tốt hơn 
Thông qua việc soạn thảo, người tham gia ký kết có thể quản lý công việc cũng như sử 
dụng mẫu hợp đồng đó cho tương lai. 
2. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng 
2.1. Yêu cầu của việc soạn thảo 
a. Hợp đồng soạn rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ 
- Rõ ràng nghĩa là hợp dồng phải được soạn sao cho có thể hiểu được mục đích của các 
bên trong hợp đồng. Rõ ràng ở đây không chỉ đối với hai bên mà cả đối với bên thứ 3 
(thẩm phán, trọng tài) 
Ví dụ: bên bán đồng ý bán ngôi nhà của mình cho bên mua” 
Ngoài ra, dù BLDS không quy định nhưng các bộ dân luật tiên tiến đều áp dụng quy 
tắc: nếu hợp đồng có ngôn ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì hợp đồng sẽ 
được giải nghĩa theo hướng có lợi nhất cho bên không soạn thảo hợp đồng. 
- Ngắn gọn: Có nghĩa là đầy đủ nhưng súc tích 
- Đầy đủ: 
Theo hai nghĩa: đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật và đầy đủ cho quyền lợi của bạn. 
Nhắc lại về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, ít nhất phải soạn thảo những nội dung sau: 
Nhân thân các bên; giá cả và phương thức thanh toán; Đối tượng của hợp đồng (vật 
bán, dịch vụ, công việc phải làm) 
b. Hãy cố gắng là người soạn thảo hợp đồng 
Lý do: 
+ Chủ động đưa ra nội dung hợp đồng 
+ Giới hạn được những nội dung đáng kể mà bên đối tác đưa ra 
+ Xây dựng hợp đồng với những điều khoản có lợi nhất cho bạn 
+ Tránh được nỗi bực mình khi đọc dự thảo hợp đồng với những điều khoản do bên đối 
tác đưa ra. 
c. tham khảo các mẫu hợp đồng 
Hợp đồng mẫu có nhiều điều khoản hay mà bạn không nghĩ đến. Và cách sử dụng thuật 
ngữ. 
Lý do không ỷ lại vào hợp đồng mẫu: không phản ánh đầy đủ quyền lợi của bạn. 
d. Làm cho hợp đồng trông chuyên nghiệp 
- Đối với hợp đồng liên quan tới công ty: tiêu đề tên công ty, logo phía trên. Logo in 
chìm . v..v.. 
 58 
Trong một só trường hợp nên làm cho hợp đồng như là mẫu soạn sẵn 
e. Sử dụng phụ lục hợp đồng 
Phụ lục hợp đồng là phần bổ sung vào hợp đồng chính. 
Phụ lục có 3 chức năng chính: 
Để hợp đồng chính không sa đà vào các nội dung quá chi tiết, 
Giúp liệt kê chi tiết các yêu cầu hay thỏa thuận 
Giúp phân chia hợp đồng thành phần chính và phần phụ, phần chính có thể sử dụng cho 
đối tác khác. 
Trong hợp đồng chính cần đề cập đến tổng số phụ lục và số trang của phụ lục. 
2.2. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng 
a. Quốc hiệu 
b. Các ghi nhớ hay cam kết 
c. Điều khoản định nghĩa các thuật ngữ 
d. Điều khoản miêu tả đối tượng hợp đồng 
e. Điều khoản thanh toán 
f. Điều khoản về sửa đổi hợp đồng 
g, Điều khoản về giữ bí mật thông tin 
h, Điều khoản về sự kiện bất khả kháng 
i, Điều kiện về hủy bỏ hay chấm dứt hợp đồng 
k, Điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng 
l. Điều khoản về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp 
m, Điều khoản về sự toàn diện của hợp đồng 
3. Yêu cầu đối với việc soạn thảo một số hợp đồng để tranh hậu quả gây vô hiệu 
phổ biến tại Việt Nam 
3.1. Phải xác định rõ danh tính, năng lực hay thẩm quyền của các bên trong hợp đồng 
- Đối tác đã đăng ký kinh doanh lĩnh vực dự định giao kết hợp đồng hay chưa 
- Xác định đại diện của pháp nhân có thẩm quyền giao kết hợp đồng hay không 
3.2. Yêu cầu nội dung hợp đồng không được trái với quy định cấm của pháp luật hay 
trái đạo đức xã hội 
3.3. Thỏa mãn yêu cầu về hình thức hợp đồng 
Xuất phát từ Luật La Mã, đó là hành vi cầm cố người hoặc tài sản hoặc buộc các bên 
giao kết phải theo một mẫu đối đáp nhất định. Mục đích: khuyến cáo các bên về cam 
kết của mình và bảo đảm có sự chứng kiến của thánh thần và những người xung quanh. 
Tại các nước, yêu cầu về hình thức của hợp đồng được đặt ra nhằm mục đích: 
+ Tái xác lập ý chí tham gia hợp đồng của các bên trong các giao dịch tặng cho, bảo 
lãnh, hôn nhânCó thể thấy điều này tại BLDS Đức điều 518 và 766) 
+ Là bằng chứng trong giao dịch có giá trị lớn, trong BLDS Pháp, Luật Anh – Mỹ đều 
yêu cầu giao dịch có giá trị lớn hơn 5.000 Fr hay 500USD phải được lập thành văn bản. 
+ Để công khai quyền sở hữu với bên thứ ba trong giao dịch có đăng ký như mua bán 
nhà đất. Đây là trường hợp Pháp, Nhật bản. 
+ Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Luật Pháp và Nhật quy định: hợp đồng 
cung cấp điện, gas, nước, chuyển phát nhanh, bảo hiểm giữa nhà cung cấp và người tiêu 
 59 
dùng phải được cơ quan nhà nước phê chuẩn hợp đồng mẫu trước khi giao kết với công 
chúng. 
4. Các bước soạn thảo hợp đồng 
1. Làm chủ bản chất và soạn thảo hợp đồng 
2. Liệt kê các vấn đề pháp lý cần được đưa vào hợp đồng 
3. Thiết lập khung các điều khoản 
4. Thiết lập khung từng điều 
5. Kiểm tra đối chiếu giữa các vấn đề pháp lý cần đưa vào hợp đồng với khung 
xem xét còn thiếu sót hay trùng lặp vấn đề nữa không 
6. Viết từng điều khoản cụ thể 
7. Rà soát lại hợp đồng về mặt lý thuyết 
8. Rà soát lại hợp đồng từ mặt luật thực định 
9. Nắm lại yêu cầu và mục tiêu của thân chủ 
10. Chỉnh sửa các giải pháp cho phù hợp với mục tiêu của thân chủ 
11. Tính trước các rủi ro có thể xảy ra 
12. Vạch ra các giải pháp khi có rủi ro 
13. Trình bày các vấn đề với thân chủ và giải thích 
14. Chỉnh sửa lại dự thảo hợp đồng 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Phân tích yêu cầu soạn thảo hợp đồng? 
2. Nếu các bước soạn thảo hợp đồng? 
3. Soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? 
4. Soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán tài sản? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tham khảo: 
1 Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân sự (tập 2), NXB Tư pháp, Hà Nội - 
2009 
2 Giáo trình Luật dân sự, Ts. Lê Đình Nghị chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà 
Nội - 2010 
3. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự -2005, NXB 
Chính trị quốc gia, HN - 2002 
4. TS. Đoàn Đức Lương, Tài liệu hướng dẫn dạy – học Luật Dân sự, Khoa Luật, 
Trường Đại học Huế 
5. TS Nguyễn Ngọc Khánh: Chế định hợp đồng trong Luật dân sự Việt Nam. NXB Tư 
pháp, HN – 2007: tài liệu tham khảo phần hợp đồng 
 60 
6. TS Nguyễn Mạnh Bách, Nghĩa vụ dân sự theo pháp luật dân sự Việt Nam, năm 
2006: Tài liệu tham khảo phần nghĩa vụ dân sự. 
7. Các hợp đồng dân sự thông dụng, Ts Nguyễn Ngọc Điện, NXB TP Hồ chí minh, 
năm 1998. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phap_luat_ve_hop_dong_nguyen_thi_thanh_phan_2.pdf