Giáo trình Quản lý và Tổ chức Y tế (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Quản lý và Tổ chức Y tế (Phần 2): ...các yếu tố gây nhiễu và không điều chỉnh số liệu dùng để tính chỉ số. 3.2.3. Các bước chọn chỉ số đánh giá: Để đáp ứng được các tiêu chuẩn đã nêu trên, khi tiến hành chọn các chỉ số để đánh giá, người ta thường thực hiện theo 3 bước: - Bước 1: dựa vào mục tiêu của chương trình/hoạt động. ...n đầy đủ bằng thông tin ngược và xuôi, nhiều chiều. Ví dụ: -Em Hoàng Anh! Sáng hôm qua em cặp nhiệt độ và do huyết ap cho bệnh nhân Lan, thấy bệnh nhân bị sốt nhưng huyết áp bình thường. Hôm nay, em có cặp lại nhiệt độ và đo huyết áp theo kế hoạch chăm sóc không? -Thưa cô, em đã đo huyế...và cùng với các CBYT tổ chức thực hiện công tác y tế là sự tham gia tích cực, chủ động. 10. Bước quan sát, lắng nghe trong huy động cộng đồng là điều tra, thu nhập thông tin, nắm bắt các vấn đề về sức khỏe. 11. Làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo xã về công tác y tế, để tranh thủ sự hỗ...

pdf50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quản lý và Tổ chức Y tế (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên, cũng không cần phải quá tốn kém. Nó cần phải có những 
phương pháp và phương thức làm việc riêng dễ hiểu, dễ làm. 
4.2.9. Quan hệ tốt: các mối quan hệ tốt trong nhóm đảm bảo sống còn của nhóm, 
đồng thời nó đòi hỏi sự cởi mở thông cảm giữa các thành viên trong nhóm. Kỹ năng giao 
tiếp là một trong số những kỹ năng quan trọng nhất của người quản lý nhóm. Đó là nghệ 
thuật xây dựng và củng cố những mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người với nhau. 
4.2.10. Phương pháp đo lường kết quả: việc thử nghiệm sự thành công của nhóm 
và những kết quả của nó cần có những phương pháp đo lường sự thành công và nhận biết 
các thành tích. 
4.2.11. Lòng trung thực: nhóm làm việc có hiệu quả, có ý thức cao về sự gắn bó và 
lòng trung thực, sẽ làm việc tốt và giải quyết thành công những vấn đề mới. 
5. Lãnh đạo nhóm có hiệu quả. 
Một người lãnh đạo nhóm hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải có 4 đặc tính. 
-Có khả năng đề ra mục tiêu: người lãnh đạo phải biết 3 mục tiêu: mục tiêu cá 
nhân, mục tiêu của nhóm và mục tiêu tổ chức. 
-Có khả năng suy đoán. 
-Có khả năng giúp đỡ nhóm nhận biết về nguồn lực của họ. 
-Có khả năng khởi động và thúc đẩy hoạt động. 
6. Hoạt động của nhóm có hiệu quả. 
Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, cần phải: mô tả công việc, sử dụng các định 
mức và các chuẩn mực, phối hợp các hoạt động; truyền thông nhóm và chủ trì cuộc họp. 
6.1. Mô tả công việc 
Các bản mô tả nhiệm vụ là một trong những cách giúp cho việc phân bố các nhiệm 
vụ trong nhóm. Bản này xác định nhiệm vụ, thẩm quyền và quan hệ cua mỗi chức vụ 
trong một tổ chức, nó là bản mô tả tổng quát, không nên quá chi tiết và cứng nhắc, nhưng 
phải phù hợp với những tình huống chuyên biệt. Người ta khuyên là không nên nhấn 
mạnh đến kết quả công việc hoặc hoàn thành cái gì, mà nên di sâu vào việc làm thế nào 
để thực hiện công việc. Muốn vậy, cần phải thảo luận để làm rõ các thành viên đang cố 
gắng hoàn thành cái gì? 
Ví dụ: trong thực hành “vận chuyển bệnh nhân” bằng phương pháp 3 người ở môn 
học điều dưỡng cơ bản, trong nhóm 3 học viên này, có sự mô tả nhiệm vụ cụ thể ở mỗi 
người như sau: 
-Người 1: một tay đặt dưới gáy, một tay dưới lưng bệnh nhân. 
-Người 2: một tay đỡ dưới thắt lưng một tay dưới mông bệnh nhân. 
-Người 3: một tay đỡ dưới đùi, một tay đỡ dưới cẳng chân bệnh nhân. 
6.2. Sử dụng các định mức và chuẩn mực. 
Bản mô tả công việc không nói các thành viên phải làm bao nhiêu cách và làm tốt 
ra sao. Vì vậy, phải xác định mức và chuẩn mực cho các hoạt động. Nói cách khác, là 
chuyển mục têu và chỉ tiêu của nhóm thành khối lượng và chất lượng công tác của mỗi 
thành vien trong nhóm. Các định mức về làm việc, thực hành và năng suất, không những 
để so sánh với các cơ sở y tế với nhau. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 86 
Trong ví dụ nêu trên về thực hành vận chuyển bệnh nhân bằng phương pháp 3 
người ở môn học Điều dưỡng cơ bản, nếu như ở phần mô tả nhiệm cụ chỉ nêu ra người 1, 
2, 3 làm những việc gì trong vận chuyển bệnh nhân; thì trong định mức chỉ rõ cả nhóm sẽ 
vận chuyển bao nhiêu bệnh nhân và định mức vận chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, an toàn 
(không để bệnh nhân ngã). 
6.3. Phối hợp các hoạt động. 
Sự phối hợp sẽ giúp cho công tác tiến hành êm đẹp, là phương tiện để phân bố 
quyền hạn, cung cấp truyên thông và bố trí công việc sao cho đúng việc, đúng chỗ, đúng 
lúc, đúng cách và đúng người. 
Khi một hoạt động được phối hợp, mọi công việc sẽ đâu vào đấy, mọi hoạt động 
sẽ được thực hiện có trình tự, hài hòa, hiệu quả và thành công. Nếu công việc không được 
phối hợp thì lộn xộn không hài hòa, không có kết quả. 
Ví dụ: phối hợp trong vận chuyển bệnh nhân bằng phương pháp 3 người tức là cả 
3 điều dưỡng trong nhóm làm đúng công việc và đúng vị trí được mô tả và nhịp nhàng 
cùng nhấc bổng bệnh nhân quay 1800, đặt bệnh nhân lên cáng. 
6.4. Truyền thông 
Thành công của nhóm phụ thuộc vào quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm. 
Truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong làm việc nhóm. Người ta nhận thấy 
các nhà quản lý mất đến 90 % thời gian làm việc cho truyền thông như nói chuyện, trao 
đổi với nhân viên, hoặc đang thảo luận với một nhóm nhân viên hay người dân nhưng ít 
người để ý đến việc này. 
Ví dụ, trong thực hành vận chuyển bệnh nhân bằng phương pháp 3 người, truyền 
thông trong nhóm tức là thông báo rõ ràng cho nhau công việc của mỗi người và có sự hỗ 
trợ lẫn nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ, sau khi các thành viên đứng vào vị trí, khi nào 
có khẩu lệnh 1,2,3 mới đồng loạt nhấc bổng bệnh nhân có sự truyền đạt như thế, thì 
công việc mới tiến hành đồng bộ được . 
6.5. Chủ trì cuộc họp 
Họp thường kỳ là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý và có 
thể để bàn luận những vấn đề chung, kiểm điểm tiến độ, lập kế hoạch hành động cho 
tương lai làm tốt việc họp sẽ có lợi ích rất lớn, nhưng nếu không làm tốt thì các cuộc 
họp dẫn đến có thể vô dụng, căng thẳng và ít hiệu quả. 
Ví dụ: người trưởng nhóm vận chuyển bệnh nhân cũng phải họp nhóm giải thích 
công việc, phân công thảo luận cần làm gì cho việc vận chuyển bệnh nhân an toàn. 
6.6. Đào tạo huấn luyện 
Để hoàn thành được nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm cần được đào tạo. Lãnh 
đạo nhóm phải khuyến khích các thành viên trong nhóm học tập. 
 Ví dụ trong vận chuyển bệnh nhân bằng phương pháp 3 người, để thực hiện tốt 
nhiệm vụ này thì các thành viên trong nhóm cũng phải được hướng dẫn chỉ rõ cách làm, 
cách phối hợp trong nhóm. 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: 
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 87 
1. “ Một nhóm là 1 hệ thống mở gồm từ (A), có chung (B). Các thành 
viên trong nhóm là hệ thống mở”. 
2. Ba lý do làm việc theo nhóm có hiệu quả hơn là làm việc cá nhân 
A.  B.  C. Liên tục cải tiến 
3. Nhóm có nhiều chức năng bao gồm: 
A. . B.  . C. Động viên các thành viên. D. Khả năng lãnh đạo 
4. Bốn giai đoạn phát triển của nhóm: 
A.  B.  C. Chuẩn mực. D. Thực hiện 
5. Ba tính chất của nhóm: 
A.  B.  C. Sự đồng cảm 
6. Một người lãnh đạo nhóm hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải có 4 đặc tính. 
A. . B. . C. Có khả năng giúp đỡ nhóm nhận biết về nguồn lực của họ. 
D. Có khả năng khởi động và thúc đẩy hoạt động. 
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 
7. Nhóm làm việc đưa đến nhiều lợi ích, nhóm làm việc không có nhược điểm gì. 
8. Trong giai đoạn hình thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm cố gắng thể hiện 
mình, nhằm tạo ra những ấn tượng tốt. 
9. Trong giai đoạn tranh luận của nhóm, không khí trong nhóm không ổn định. 
Giao tiếp có thể trở nên căng thẳng. Một vài thanh niên trong nhóm, thậm chí có 
thể rời nhóm 
10. Trong giai đoạn chuẩn mực của nhóm, các thành viên bắt đầu cảm thấy bớt căng 
thẳng và cảm thấy mình là một phần của nhóm. 
11. Trong giai đoạn thực hiện của nhóm, các thành viên cảm thấy thoải mái và hợp 
tác. Tuy nhiên, vẫn có những bất đồng, nhưng trong nhóm có thể giải quyết một 
cách dễ dàng. 
12. Sự đồng cảm của nhóm là các thành viên của nhóm có chức năng, nhiệm vụ nhất 
định. 
13. Tính tổ chức của nhóm là các thành viên trong nhóm có sự thích nghi và cảm 
nhận được sự khác nhau giữa nhóm của mình với nhóm khác 
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 
14. Trong giai đoạn hình thành của nhóm: 
A. Các thành viên tự thu nhập các thông tin về nhau 
B. Sự tham gia các thành viên thường bị hạn chế 
C. Đến cuối giai đoạn này thiết lập được các quy tắc cho nhóm D. Các câu A, B, C 
15. Trong giai đoạn tranh luận của nhóm: 
A. Có thể dẫn tới sự xuất hiện các tiểu ban hay bè phái 
B. Các thành viên trong nhóm hành động có mục đích, mang tính xây dựng hơn. 
C. Các quyết định được đưa ra một cách dân chủ. D. Các câu A, B, C 
16. Trong giai đoạn chuẩn mực của nhóm: 
A. Các cuộc đấu tranh gay gắt cũng có thể xảy ra. 
B. Không khí trong nhóm trở nên thân thiện hơn 
C. Nếu các bất ổn được giải quyết thì sau giai đoạn này, nhóm sẽ thống nhất 
được mục tiêu hoạt động D. Các câu A, B, C 
17. Để nhóm hoạt động có hiệu quả cần phải có: 
A. Mô tả công việc và sử dụng các định mức và các chuẩn mực. 
B. Phối hợp các hoạt động. C. Truyền thông nhóm và chủ trì cuộc họp. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 88 
D. Các câu A, B, C 
IV. Bài tập và trò chơi. 
Trò chơi A: vẽ hình tròn. 
Mục tiêu: xác định lý do làm việc nhóm trong hoạt động y tế. 
Nội dung: trong một đội phẫu thuật gồm có 4 người: người mổ chính, người mổ phụ, 
người phụ dụng cụ, người gây mê. Để cho một cuộc phẫu thuật thành công nhất, thì 
yếu tố nào sau đây quan trọng nhất: 
1.Sự phối hợp tốt giữa người mổ chính, người mổ phụ. 
2.Sự phối hợp tốt giữa người mổ chính, người phụ dụng cụ. 
3.Sự phối hợp tốt giữa người mổ chính, người gây mê. 
4.Sự phối hợp tốt giữa người mổ phụ, người gây mê. 
5.Sự phối hợp tốt giữa tất cả 4 người trong đội phẫu thuật. 
Hướng dẫn: 
-Chọn yếu tố nào quan trọng nhất, thì vẽ vòng tròn lớn nhất, yếu tố nào quan trọng 
vừa thì vẽ vòng tròn vừa, yếu tố nào ít quan trọng nhất, thì vẽ vòng tròn nhỏ nhất. 
-Mỗi học viên tự vẽ, giáo viên quan sát. 
-Trò chơi kết thúc, giáo viên đúc kết (qua hình vẽ) yếu tố nào là quan trọng nhất. 
Trò chơi B: Xếp hình vuông. 
Mục tiêu: phân tích các yếu tố phối hợp trong làm việc nhóm. 
Nội dung: mỗi nhóm có 5 học viên, có 5 bao thư và mỗi bao thư có một mảnh bìa 
như hình vẽ sau: 
Hướng dẫn: 
1.Chuẩn bị 5 mảnh A, B, C D, E. mỗi cạnh 15 cm và được cắt như hình vẽ, nếu có 
nhiều nhóm thì mỗi nhóm một màu. Các mảnh giấy nên được đo và cắt chính xác. 
2.Mỗi nhóm có 5 học viên nhân 5 bao thư dựng các mảnh bìa cắt sẵn. 
3.Tiến hành xếp các hình vuông cho mỗi cá nhân: 
-Mỗi học viên có 1 bao thư đựng mảnh bìa riêng để xếp hình vuông. 
-Sau khi giáo viên ra lệnh, cả nhóm bắt đầu mỗi người tự xếp. 
-Tuân thủ theo luật chơi sau: 
a.Làm việc trong im lặng, không ai được ra hiệu. 
b.Không được yêu cầu hay tự lấy mảnh bìa của người khác. 
A B C D E 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 89 
c.Có quyền đưa mảnh bìa cho người khác. 
4.Khi kết thúc, mỗi người xếp được 1 hình vuông. 
ĐÁP ÁN 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 90 
Bài 1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC 
NGÀNH Y TẾ VÀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 
Phần I: 
1. A. Bộ Y tế B. Các bệnh viện, viện trung ương. 
2. A. 1987 B. 1990 
3. A. 1992 B. 1999 
4. A. Tuyến tỉnh -thành phố trực thuộc TW B. Tuyến cơ sở 
5. A. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố thuộc tỉnh. B. Trung tâm y tế dự phòng 
huyện, thành phố thuộc tỉnh. 
6. A. Vụ B. Y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên 
7. A. Phó phòng nghiệp vụ y B. Y tá điều dưỡng 
8. A. Nghiệp vụ chăm sóc B. Y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý 
9. A. Sở y tế tỉnh. B. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành phố, Bệnh viện Đa khoa khu vực. 
10. A. Chăm sóc, đào tạo B. Nghiên cứu khoa học 
Phần II: 
11. Đ 12. S 13. Đ 14. S 15. Đ 16. S 17. Đ 18. S 19. Đ 20. S 
Phần III: 
21. D. 22. C. 23. B. 24. D. 25. A 26. D. 27. C. 28. D. 29. A. 30. A. 
Bài 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM - ĐƯỜNG LỐI CƠ BẢN CỦA ĐẢNG 
VỀ CÔNG TÁC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN 
CHIẾN LƯỢC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN 
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
Phần I: 
1. A. Sức khoẻ và con người. B. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. 
2. A. Tài nguyên quan trọng nhất B. Vốn quý nhất 
3. A. Khả năng kinh tế B. Khám sức khoẻ miễn phí và giảm phí 
4. A. Quan điểm B. Nền y tế Việt Nam 
5. Di sản văn hóa B. Bảo vệ, phát huy và phát triển 
6. Chăm sóc sức khoẻ B. Vai trò chủ đạo. 
7. 71tuổi B. ≥ 1,60 m 
8. A. 4-5 B. 1 
9. A. Nhà nước B. Chủ đạo 
Phần II: 
11. Đ 12. Đ 13. S 14. Đ 15. S 16. Đ 17. S 18. Đ 19. S 20. Đ 
Phần III: 
21. D 22. D 23. D 24. A 25. A 26. D 27. D 28. A 29. B 30. D 
Bài 3 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y – DƯỢC 
( Y ĐỨC, DƯỢC ĐỨC ) 
Phần I: 
1. A Tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức B. Hành vi, cách ứng xử 
2. A. Trách nhiệm, lương tâm, danh dự B. Niềm hạnh phúc 
3. A. Một lỗi lầm, một thiếu sót B. Tác hại lớn 
4. A. Nhiệm vụ cao cả B. Yêu mến tín nhiệm 
5. A. Xử trí B. Đùn đẩy 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 91 
6. A. Chẩn đoán B. An toàn, hợp lý 
7. A. Tự nhận trách nhiệm B. Đỗ lỗi 
Phần II: 
8. Đ 9. S 10. Đ 11. S 12. Đ 13. S 14. Đ 
Phần III: 
15. D. 16. A. 17. A. 18. B. 19. C 20. D. 
Bài 4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ 
Phần I: 
1. A. Đội Y tế dự phòng B. Đội BVSKBMTE/ KHHGĐ 
2. A. Vệ sinh, phòng dịch. B. Điều trị và hộ sinh. 
3. A. Địa bàn hoạt đông B. Số lượng dân cư 
4. A. 4 đến 5 B. 5-7 . 
5. A. 6 B. 6 đến 8 
6. A. 1-2 B. các bản , buôn , làng, ấp 
7. A. chủ chốt B. y tế công cộng 
Phần II: 
8. Đ 9. S 10. Đ 11. S 12. Đ 13. Đ 14. S 15. Đ 
Phần III: 
16. D 17. D 18. A 19. A 20. B 21. B 22. C 23. C 
Bài 5 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN 
Phần I: 
1. A: Tổ chức xã hội y tế B: Chăm sóc sức khỏe toàn diện 
2. A: Vụ Điều trị Bộ y tế B: Viện đa khoa và chuyên khoa đầu ngành. 
3. A: Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Y tế B: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa 
4. A: UBND huyện B: Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa. 
5. A: Tổ chức, điều hành và giám sát B: Chăm sóc bệnh nhân 
6. A: Bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư nhân B: Bệnh viện liên doanh 
7. A: Trước cấp trên và pháp luật B: ủy quyền 
Phần II: 
8. Đ 9. S 10. Đ 11. S 12. Đ 13. S 14. Đ 
Phần III: 
15. D 16. D 17. A 18. B 19. D 20. D 
Bài 6 CHỨC TRÁCH, CHẾ ĐỘ 
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG 
Phần I: 
1. A: Điều dưỡng B: Kế hoạch của Sở 
2. A: Kiểm tra, đôn đốc B: Quy chế bệnh viện. 
3. A: Bảng mô tả công việc B: ĐD, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý 
4. A: Đề nghị B: .Bổ nhiệm hoặc thôi chức vụ 
5. A: Người bệnh B: Điều trị và chăm sóc 
6. A: Thường trực B: Chăm sóc 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 92 
7. A: Quy chế bệnh viện B: Chăm sóc người bệnh toàn diện 
Phần II: 
8. Đ 9. S 10. Đ 11. S 12. Đ 13. S 14. Đ 
Phần III: 
15. D 16. A 17. D 18. A 19. C 20. C 21. C 
Bài 7 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ 
Phần I: 
1. A: Cần làm B: Mọi người 
2. A: Quyết định đúng B Sử dụng tốt các nguồn lực 
3. A: Lập kế hoạch B. Thực hiện kế hoạch 
4. A: Xem xét những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện B: Ra quyết định điều chỉnh 
Phần II: 
5. Đ 6. S 7. Đ 
Phần III: 
8. D 9.C 10. A 
Bài 8 LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ 
Phần I: 
1. A: Sắp xếp, bố trí B: Tính toán và cân nhắc 
2. A: Cơ bản đầu tiên B Công cụ quản lý 
3. A: Tình hình thực tại B: Thông tin và chỉ số cần thiết 
4. A: Nghiên cứu sổ sách thống kê báo cáo B: .Quan sát trực tiếp 
5. A: Dùng bảng kiểm tra để quan sát sự vật, sự việc B: Khám sàng lọc 
6. A: Phỏng vấn cá nhân hộ gia đình B: Gởi bảng câu hỏi in sẵn 
7. A: Chỉ số về dân số B: Chỉ số về kinh tế, văn hóa, xã hội 
8. A. Phân tích các thông tin B. Vấn đề gì đang tồn tại 
9. A. Các chỉ số biểu hiện VĐ (vấn đề ) ấy vượt quá mức bình thường 
 B. Cộng đồng đã biết tên VĐ ấy và đã có phản ứng rõ ràng 
10. A. Là cơ sở cho việc xây dựng một bản kế hoạch cụ thể 
 B. Là cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động 
11. A. Đạt được mục tiêu B. Nguyên nhân gốc rễ 
Phần II: 
12.Đ 13. S 14. Đ. 15.S 16. Đ 17. S 18. Đ 19. S 20. Đ 21. Đ 22. S 
Phần III: 
23. D 24D 25A 26. A 27.C 28. C 29.D 30. D 31D 
Bài 9 THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ 
Phần I: 
1. A: Liên tục cung cấp các thông tin phản hồi B: Tiến độ và khiếm khuyết 
2. A: Thu thập và phân tích các thông tin B Đối chiếu xem 
3. A: Công cụ quản lý B: Cung cấp thông tin 
4. A: Nhu cầu B: .Hiện trạng 
5. A: Mô tả gián tiếp B: Sự vật hay hiện tượng 
6. A: Cần thiết B: Sử dụng thường xuyên 
7. A: Thay đổi nhỏ B: Thay đổi theo 
Phần II: 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 93 
8. Đ 9. S 10. Đ 11. Đ 12. S 13. S 14. Đ 
Phần III: 
15. D 16. D 17. A 18. D 19. C 20. B 
Bài 10 GIÁM SÁT 
Phần I: 
1. A: Có tính hổ trợ B: Cộng tác 
2. A: Đánh giá B Tuyến trên 
3. A: Kiểm tra B: Yêu cầu của Pháp luật và quy định của Nhà nước 
4. A. Nghiêm túc nhưng không căng thẳng B. Uốn nắn các sai sót trên tinh thần xây dựng 
Phần II: 
5. Đ 6. Đ 7. S 8. Đ 9. S 
Phần III: 
10. B 11. D 12. D 
IV. Bài tập tình huống 
a. Xem phần phương pháp và hình thức giám sát. 
b. Xem phần phương pháp và hình thức giám sát. 
d. Xem phần khái niệm giám sát 
 e. Xem phần phân biệt giữa giám sát, kiểm tra và thanh tra. 
Bài 11 TRUYỀN THÔNG GIAO TIẾP VỚI ĐỒNG NGHIỆP 
Phần I: 
1. A. Tạo ra mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp với nhau. 
 B. Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc và được tôn trọng, được tin tưởng. 
2. A.. Trao đổi bằng lời. B. Trao đổi không lời (thái độ) 
3. A. Trao đổi thông tin cần chính xác (thông tin có thực) . 
 B. Trao đổi thông tin phải đầy đủ 
4. A. Tạo những mối quan hệ tốt. B. Truyền đạt rõ ràng. 
C. Khuyến khích sự tham gia của đồng nghiệp. D. Tránh kiến định và thiên kiến. 
5. A. Trình bày rõ ràng B. Lắng nghe và chú ý 
Phần II: 
6. Đ 7. S 8. Đ 9. S 10. S 11. Đ 
Phần III: 
12. D 13. B 14. C 15. 16. 
Bài 12 HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 
Phần I: 
1. A: Liên kết xã hội nhất định B: Đặc điểm và quyền lợi 
2. A. Tổ chức chính quyền các cấp B. Tổ chức Đảng các cấp 
3. A: Tham gia lập kế hoạch B: Chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. 
4. A. Đơn giản, thụ động B. Tích cực, chủ động 
5. A.. Quan sát, lắng nghe B.. Bàn bạc, ra quyết định 
6. A: Một người, một nghành B: Nhiều người, nhiều nghành. 
Phần II: 
7. Đ 8. S 9. Đ 10. Đ 11. Đ 12. S 13. S 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 94 
Phần III: 
14. A 15. B 16. C 17. 18. 19. 20. 21. 
Bài 13 LÀM VIỆC THEO NHÓM 
Phần I: 
1. A: 3 người trở lên B: Một mối quan tâm hay có sự ràng buộc 
2. A.. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực B. Kết quả tối ưu 
3. A. Thay đổi hành vi, thái độ giá trị của các thành viên. 
B. Giúp ra quyết định, thương thuyết. 
4. A. Hình thành B. Tranh luận 
5. A.. Tính tổ chức B. Cùng một mục tiêu 
6. A. Có khả năng đề ra mục tiêu. B. Có khả năng suy đoán. 
Phần II: 
7. S 8. Đ 9. Đ 10. Đ 11. Đ 12. S 13. S 
Phần III: 
14 D 15. A 16. B 17. D 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới. (2001) Quản lý Y tế . Nhà xuất bản Y học 
2. Bộ Y tế - Vụ Khoa học và Đào tạo (2005) Quản lý & Tổ chức y tế. Nhà xuất bản Y học 
3. Bộ Y tế (2005) thông tư số 23/2005/TT-BYT hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự 
nghiệp y tế, ngày 25/8/2005 
4. Chính phủ (2008) Nghị định số 14/2008/NĐ-CP Qui định tổ chức các cơ quan chuyên 
môn thuộc UBNDhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngày04/02/2008 
5. Bộ Y tế- Bộ Nội vụ (2005) thông tư liên tịch số 3/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn 
chức năng nhiệm vụ của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. 
6. Bộ Y tế (2003) chương trình khung HSTH 
7. Bộ Y tế (2003) chương trình khung ĐDĐK 
8. Bộ Y tế (2003) chương trình khung DSTC 
9. Bộ Y tế (2003) chương trình khung YS YHCT 
10. Bộ Y tế (2003) chương trình khung YS YHDP 
11. Bộ Y tế (2003) chương trình khung YS Sản Nhi 
 Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 10 năm 2009 
 HIỆU ĐÍNH VÀ PHÊ DUYỆT NGƯỜI BIÊN SOẠN 
 BSCKII Mai Lượm BSCKI Nguyễn Miền 
Nơi nhận: 
- Các phòng chức năng, tổ môn; 
- Lãnh đạo; 
- Thư viện: (10 cuốn); 
- LưuPĐT, VT. 
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 
 96 
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG TRANG 
1 Lời nói đầu 
2 Chương trình chi tiết 
3 Bài1. Hệ thống tổ chức ngành y tế và hệ thống tổ chức ngành 
điều dưỡng Việt Nam 
4 Bài 2. Những quan điểm đường lối cơ bản của Đảng về công 
tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân. Chiến lược chăm sóc và 
bảo vệ sức khoẻ nhân trong giai đoạn hiện nay 
5 Bài 3. Đạo đức của người cán bộ y tế 
6 Bài 4. Tổ chức và quản lý y tế cơ sở 
7 Bài 5. Tổ chức và quản lý bệnh viện 
8 Bài 6. Chức trách, chế độ quy định đối với người cán bộ y tế 
9 Bài 7. Đại cương về quản lý y tế 
10 Bài 8. Lập kế hoạch y tế 
11 Bài 9. Theo dõi và đánh giá hoạt động y tế 
12 Bài 10. Giám sát 
13 Bài 11. Truyền thông giao tiếp với đồng nghiệp 
14 Bài 12. Huy động sự tham gia của ccộng đồng 
15 Bài 13. Làm việc theo nhóm 
16 Đáp án 
17 Tài liệu tham khảo 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_va_to_chuc_y_te_phan_2.pdf
Ebook liên quan