Giáo trình Sản xuất giống cua - Mã số MĐ 02: Nghề sản xuất giống cua xanh
Tóm tắt Giáo trình Sản xuất giống cua - Mã số MĐ 02: Nghề sản xuất giống cua xanh: ...lượng thiosulfatnatri vừa đủ để khử hết lượng clo dư trong bể Lượng thiosulfatnatri = Lượng clo dư x 7 Theo tỷ lệ: 7g Na2S2O3.5H2O khử 1g Cl dư, với lượng clo dư trong bể là 28g, lượng thiosulfatnatri vừa đủ để khử hết lượng clo dư là 28g x 7 = 196g - Cân lượng thiosulfatnatri cần dùng. ...hể tích và độ mặn của nước trong bể, thực hiện như hướng dẫn ở mục 1.1.1. Xác định thể tích và độ mặn của nước trong bể. - Đo độ mặn của nước ót. - Tính lượng nước ót cần pha vào bể Thể tích nước trong bể là V, tính bằng m3 hoặc lít (l) Độ mặn của nước ót là a (‰) Độ mặn yêu cầu là b (‰)...thịt. - Nấu cá với 10 - 20 lít nước khoảng 30 - 60 phút. Thường xuyên khuấy đảo để cơ thịt cá rã hoàn toàn và không để khét đáy nồi nấu. - Để nguội, lọc qua vợt hoặc cà qua rây dịch đạm cá vừa nấu nhừ. - Giữ yên qua đêm để lắng trong dịch đạm cá đã lọc. - Hút phần dịch đạm cá trong bên trê...
để các hạt thức ăn phân tán đều. Cho từng ít dịch men hoặc thức ăn tổng hợp này vào bể ở vị trí sục khí để men, thức ăn phân tán đều trong bể. 2.3. Kiểm tra Kiểm tra hàng ngày với các nội dung: - Thu mẫu, xác định mật độ, số lượng luân trùng trong bể để tính lượng thức ăn. - Kiểm tra màu nước để bổ sung tảo làm thức ăn cho luân trùng. Hình 2.5.9. Trùng tiêm mao 68 - Lấy mẫu nước, quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện các nhóm chân chèo (Copepod), trùng tiêm mao ảnh hưởng xấu đến luân trùng và ấu trùng cua. Hình 2.5.10. Chân chèo 3. Thu hoạch và xử lý luân trùng 3.1. Thu hoạch, xử lý Thu hoạch luân trùng sau khi nuôi 3 ngày. Có thể thu toàn bộ hoặc thu một phần thể tích bể theo nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cua. Thu hoạch, xử lý sát trùng luân trùng được thực hiện như hướng dẫn ở mục 2.1. Thả luân trùng vào bể. Sau khi thu hoạch một phần, bổ sung nước vào đến mức cũ, cấp tảo, tiếp tục chăm sóc, kiểm tra luân trùng. Thu toàn bộ sau 3 ngày để tránh bị sinh vật gây hại xâm nhập vào bể. 3.2. Làm giàu luân trùng Làm giàu luân trùng là việc đưa các chất dinh dưỡng vào luân trùng bằng cách giữ luân trùng trong bể chứa dung dịch dinh dưỡng. Luân trùng lọc nước và giữ chất dinh dưỡng lại. Làm giàu luân trùng được thực hiện như hướng dẫn ở mục 4. Làm giàu ấu trùng của bài Ấp Artemia, mô đun Ương ấu trùng cua. B. âu hỏi và bài tập thực hành 1. âu hỏi Trình bày kỹ thuật nuôi luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng cua. 2. ác bài thực hành Bài thực hành 2.5.1. Nuôi luân trùng . Ghi nhớ Phải kiểm tra thường xuyên và xử lý luân trùng trước khi cho ấu trùng cua ăn để hạn chế sự xâm nhập của copepod và các sinh vật gây hại khác vào bể ương ấu trùng cua. 69 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Chuẩn bị sản xuất giống cua là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống cua xanh, được học sau mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua, trước các mô đun: Nuôi cua mẹ; Ương ấu trùng cua; Ương cua giống; Phòng trị bệnh cua và mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cua giống. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Chuẩn bị sản xuất giống cua là mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong việc chuẩn bị các bể ương, nuôi cua, xử lý nước và ương nuôi tảo, luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng cua thuộc chương trình đào tạo Sơ cấp nghề Sản xuất giống cua xanh. Mô đun này được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức: + Trình bày được phương pháp chuẩn bị bể nuôi cua mẹ, bể ương ấu trùng cua, bể lọc, bể nuôi tảo, luân trùng + Trình bày được quy trình cấp, xử lý nước trong bể chứa, điều chỉnh độ mặn của nước. + Trình bày được kỹ thuật ương nuôi tảo, luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng cua. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được bể nuôi cua mẹ, bể ương ấu trùng cua, bể lọc, bể nuôi tảo, luân trùng + Thực hiện được cấp, xử lý, nâng hạ độ mặn nước trong bể chứa. + Ương nuôi được tảo, luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng cua. - Thái độ: + Tuân thủ quy trình kỹ thuật. + Có ý thức chấp hành các qui định về môi trường. + Thực hiện công việc nghiêm túc. 70 III. Nội dung chính của mô đun * Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành 2.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể ương nuôi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc vệ sinh, sát trùng bể ương, nuôi đạt yêu cầu sát trùng. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 02-01 Chuẩn bị bể ương, nuôi Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 12 2 10 MĐ 02-02 Xử lý sát trùng nước Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 16 4 11 1 MĐ 02-03 Điều chỉnh độ mặn Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 8 2 5 1 MĐ 02-04 Nuôi cấy tảo Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 16 4 11 1 MĐ 02-05 Nuôi luân trùng Tích hợp Lớp học, trại sản xuất giống 12 4 7 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 68 16 44 8 71 + Bể ương, nuôi vỗ bằng xi măng hoặc composite: 01 bể + Bàn chải nhựa: 01 cái + Bình phun nhựa 1 - 2 lít: 01 cái + Dây sục khí (dây dẫn khí, đá bọt): 1 - 2 dây + Xà phòng bột: 0,3 - 0,5kg + Chlorine: 1 - 2kg + Formol (chai 650ml): 01chai - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước đã được hướng dẫn tại mục 1. Vệ sinh bể và dụng cụ, mục 2. Sát trùng bể và dụng cụ. - Thời gian hoàn thành: 5 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bể ương, nuôi được vệ sinh, sát trùng đầy đủ các bước theo hướng dẫn. 4.2. Bài thực hành 2.1.2. Lắp hệ thống sục khí và cấp nước vào bể ương nuôi - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc lắp hệ thống sục khí và cấp nước vào bể ương, nuôi đáp ứng điều kiện sản xuất. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể ương, nuôi bằng xi măng hoặc composite: 01 bể + Dây cước PE: 50m + Dây sục khí (dây dẫn khí, đá bọt): 4 - 6 dây + Thước thẳng 1 - 2m 01 cái + Túi lọc vải 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Lắp hệ thống sục khí Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3. Lắp sục khí + Cấp nước vào bể Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 4. Cấp nước vào bể 72 - Thời gian hoàn thành: 5 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bể ương, nuôi được lắp sục khí và cấp nước theo hướng dẫn. 4.3. Bài thực hành 2.2.1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo các chỉ tiêu chất lượng nước đúng cách và đánh giá nguồn nước trước khi cấp nước vào trại giống. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bộ kiểm tra pH 01 hộp + Bộ kiểm tra oxy hòa tan 01 hộp + Bộ kiểm tra NH3 01 hộp + Tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế 01 cái + Nhiệt kế 01 cái + Đĩa đo độ trong 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước đã được hướng dẫn tại mục 1.2. Đo các chỉ tiêu chất lượng nước - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nguồn nước được kiểm tra và đánh giá chính xác. 4.4. Bài thực hành 2.2.2. Xử lý sát trùng nguồn nước cấp bằng thuốc tím và chlorine - Mục tiêu: Xử lý sát trùng nước đúng kỹ thuật; Tính toán được liều lượng hóa chất dùng để xử lý nước. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể chứa lắng trong cơ sở sản xuất giống cua 2 - 3 bể + Dây sục khí 2 - 3 dây + Cân đồng hồ 1 - 2kg 01 cái + Bộ kiểm tra Clo (HACH) 01 hộp + Chlorine 1 - 2kg 73 + Thuốc tím 0,5 - 1kg + Thiosulfatnatri 1 - 2kg + EDTA 0,5 - 1kg - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước đã được hướng dẫn tại mục 3.1. Xử lý bằng thuốc tím và chlorine - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nước trắng, trong, không còn clo sau khi xử lý. 4.5. Bài thực hành 2.3.1. Điều chỉnh độ mặn của nước ương nuôi cua - Mục tiêu: Điều chỉnh được độ mặn của nước trong bể đạt mức yêu cầu; - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế 01 cái + Máy tính cá nhân 01 cái - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước đã được hướng dẫn tại mục 1.1. Hạ độ mặn trong bể chưa đầy nước, mục 1.2. Hạ độ mặn trong bể đầy nước và mục 2. Nâng độ mặn. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nước trong bể có độ mặn đạt yêu cầu. 4.6. Bài thực hành 2.4.1. Nuôi sinh khối tảo - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc nuôi cấy tảo silic cho ấu trùng Zoea của cua ăn. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi tảo 01 bể + Môi trường dinh dưỡng Walne 0,3 - 0,5l/loại Hoặc Gói muối khoáng dinh dưỡng cho tảo khuê 1 - 2 gói + Tảo giống (tảo nuôi sinh khối ở các bể khác) 20 - 40 lít 74 - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước: Bước 1. Chuẩn bị bể nuôi tảo theo hướng dẫn tại mục 1. Chuẩn bị bể nuôi tảo. Bước 2. Cấp nước và môi trường dinh dưỡng vào bể theo hướng dẫn tại mục 2. Cấp nước và môi trường dinh dưỡng vào bể. Bước 3. Cấy tảo giống theo hướng dẫn tại mục 3. Cấy tảo giống và theo dõi phát triển của tảo. Bước 4. Thu hoạch và xử lý tảo theo hướng dẫn tại mục 4. Thu hoạch và xử lý tảo. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ, gồm Bước 1: 3 giờ Bước 2: 2 giờ Bước 3: 3 giờ Bước 4: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tảo được thu và xử lý đúng kỹ thuật. 4.7. Bài thực hành 2.5.1. Nuôi luân trùng - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc nuôi luân trùng cho ấu trùng cua ăn. - Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Bể nuôi tảo 02 bể + Bể nuôi luân trùng 01 bể + Vợt thu tảo, vợt thu luân trùng 02 cái + Môi trường dinh dưỡng F2 0,3 - 0,5l/loại Hoặc dịch đạm cá dinh dưỡng cho tảo lục 1 - 2 lít + Thức ăn tổng hợp hoặc men bánh mì ` 0,2 - 0,3kg/loại + Thức ăn viên dạng nổi cho cá 5 - 10kg + Tảo giống (tảo nuôi sinh khối ở các bể khác) 20 - 40 lít + Luân trùng giống (theo hướng dẫn của nơi lưu giống) + Cá rô phi 10 - 20 con 75 - Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước: Bước 1. Nuôi cấy tảo lục theo hướng dẫn tại mục 1.3.1. Nuôi cấy tảo lục Nannochloropsis và mục 1.3.2. Nuôi cấy tảo lục Chlorella Bước 2. Chuẩn bị bể nuôi luân trùng theo hướng dẫn tại mục 1.1. Sát trùng bể, mục 1.2. Cấp nước và mục 1.4. Cấp tảo vào bể nuôi luân trùng. Bước 3. Thả luân trùng giống vào bể và chăm sóc theo hướng dẫn tại mục 2. Chăm sóc luân trùng. Bước 4. Thu hoạch và xử lý luân trùng theo hướng dẫn tại mục 3. Thu hoạch và xử lý luân trùng. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ, gồm Bước 1: 1 giờ Bước 2: 1 giờ Bước 3: 2 giờ Bước 4: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Luân trùng được thu và xử lý đúng kỹ thuật. V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1. Vệ sinh, sát trùng bể ương nuôi - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: - Tính và pha chlorine đúng nồng độ theo lượng nước trong bể (nếu thực hiện sát trùng bể bằng chlorine). - Phun formol cho ướt đều thành bể (nếu thực hiện sát trùng bể bằng formol). Quan sát học viên thực hiện và đánh giá 76 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 2: Thực hiện vệ sinh, sát trùng bể đúng theo các bước được hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2. Lắp hệ thống sục khí và và cấp nước vào bể ương nuôi - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Dây sục khí được bố trí đều trong bể. Quan sát dây sục khí được bố trí trong bể và đánh giá Tiêu chí 2: Lượng nước cấp vào bể đúng yêu cầu Quan sát học viên thực hiện, đo lượng nước trong bể và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.3. Đánh giá bài thực hành 2.2.1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 - 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đo pH, oxy hòa tan, NH3, Quan sát học viên thực hiện và 77 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước đúng theo hướng dẫn. đánh giá Tiêu chí 2: Nhận xét, kết luận về chất lượng nguồn nước Đánh giá dựa vào báo cáo kết luận chất lượng nguồn nước. Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.4. Đánh giá bài thực hành 2.2.2. Xử lý sát trùng nguồn nước cấp bằng thuốc tím và chlorine - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính và pha các hóa chất đúng nồng độ theo lượng nước trong bể. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 2: Thực hiện xử lý sát trùng nước đúng theo các bước được hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.5. Đánh giá bài thực hành 2.3.1. Hạ độ mặn - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 78 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính toán đúng lượng nước cần sử dụng. Đánh giá dựa vào báo cáo kết quả tính Tiêu chí 2: Thực hiện hạ độ mặn đúng theo các bước được hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện, kiểm tra độ mặn của nước trong bể sau khi hạ độ mặn và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.6. Đánh giá bài thực hành 2.4.1. Nuôi sinh khối tảo - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tính và cấp môi trường dinh dưỡng vào bể đúng liều lượng. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 2: Cấp tảo giống vào bể theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá. Tiêu chí 3: Thu và xử lý tảo theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá. Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. 5.7. Đánh giá bài thực hành 2.5.1. Nuôi luân trùng - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên). - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho lớp học. 79 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thực hiện vệ sinh và cấp nước vào bể theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 2: Thu, xử lý và cấp tảo vào bể nuôi luân trùng theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 3: Cấp luân trùng giống vào bể và chăm sóc theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá. Tiêu chí 4: Thu và xử lý luân trùng theo hướng dẫn. Quan sát học viên thực hiện và đánh giá. Tiêu chí đánh giá chung: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập. VI. Tài liệu tham khảo - Hoàng Đức Đạt, 1999, Kỹ thuật nuôi cua biển (Tái bản lần 1), NXB Nông nghiệp TPHCM. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Cơ sở sản xuất giống thủy sản - Điều kiện an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường (QCVN 02-15: 2009/BNNPTNT). - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống - Điều kiện vệ sinh thú y (QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT). - Đài truyền hình VTV Huế, Trung tâm nghiên cứu và thực hành thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế. Quy trình sản xuất cua giống bằng thức ăn công nghiệp. Phim phổ biến kỹ thuật. Chương trình Bạn của nhà nông. - Đài truyền hình VTV Huế. Kỹ thuật ương cua giống bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo. Phim phổ biến kỹ thuật. Chương trình Bạn của nhà nông. 80 DANH SÁCH BAN HỦ NHIỆM XÂY DỰNG HƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ ẤP NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trưởng, Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Vũ Trọng Hội, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Thư ký: Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng khoa, Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản - Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường Trung học Thủy sản - Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng Thủy sản - Võ Thành Cơn, Kỹ sư, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bến Tre - Trần Văn Đời, Trưởng ban điều hành Nuôi trồng thủy sản Bến Tre DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU HƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ ẤP NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thư ký: Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Các ủy viên: - Nguyễn Quốc Đạt, Giáo viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Nguyễn Quốc Thể, Trại trưởng Trại thực nghiệm, Phân viện nghiên cứu Thủy sản Minh Hải, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 - Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ cơ sở sản xuất giống thủy sản Phương Phương - Bến Tre./.
File đính kèm:
- giao_trinh_san_xuat_giong_cua_ma_so_md_02_nghe_san_xuat_gion.pdf