Giáo trình Tài chính tiền tệ - Đinh Xuân Hạng
Tóm tắt Giáo trình Tài chính tiền tệ - Đinh Xuân Hạng: ... sở hữu và các khoản nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành tõ phần vốn ban đầu và các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp. Khi mới thành lập, mọi doanh nghiệp đều có một số vốn ban đầu do chủ sở hữu do...nhắc tới các công ty bảo hiểm với số vốn huy động khổng lồ của chúng. Đứng trên phương diện pháp lý, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh, các chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, các ... trọng trong chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia. Nếu xảy ra sự mất cân bằng của cán cân thanh toán quúoc tế thì phải áp dụng các biện pháp để điều chỉnh 4.4. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 4.4.1. Khi cán cân thanh toán bội thu: Khi cán cân thanh toán bội thu thì dòn...
hiểm. 6.1.2. Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Khác với công ty bảo hiểm nhân thọ, phạm vi của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ rất rộng. Chúng cung cấp các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến các rủi ro về tai nạn, trách nhiệm dân sự và các rủi ro con người phi nhân thọ - Bảo hiểm tài sản: bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản và các quyền tài sản thuộc mọi sở hữu khác nhau trong xã hội. Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm, nó là căn cứ quan trọng để xác định số tiền bảo hiểm, trên cơ sở đó để định phí bảo hiểm và giới hạn thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Đa số các hợp đồng bảo hiểm tài sản có số tiền bảo hiểm bằn với giá trị bảo hiểm, trường hợp này được gọi là bảo hiểm đúng giá trị. Với những trường hợp bảo hiểm dưới giá trị, người bảo hiểm có quyền ad quy tắc tỷ lệ khi xét bồi thường. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường theo “nguyên tắc bồi thường”, nghĩa là số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được trong mọi trường hợp không lớn hơn thiệt hại của họ trong sự kiện bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào thiệt hại thực tế của bên được bảo hiểm để xác định số tiền bồi thường. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm (ví dụ các chủ tài sản, phương tiện, chủ gia đình...). Đối tượng này mang tính trừu tượng, khác hẳn đối tượng bảo hiểm tài sản hay con người. Nghĩa là bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gián tiếp thuộc trách nhiệm của người được bảo hiểm mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại trực tiếp cũng như trách nhiệm về mặt hình sự của người đó. Chẳng hạn như một người gây thiệt hại về tài sản cho người thứ ba và có thể kéo theo các thiệt hại khác như giảm thu nhập hay mất thu nhập. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bảo vệ gián tiếp quyền lợi của người được bảo hiểm, bởi vì nhờ bảo hiểm này mà người được bảo hiểm không phải trả số tiền cần thiết để bồi thường cho thiệt hại mà anh ta gây ra. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, người ta có thể áp dụng phương thức bảo hiểm có giới hạn hoặc không giới hạn. Cũng giống như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự được xếp vào loại bảo hiểm thiệt hại. Do đó, khi xác định mức độ thanh toán bồi thường, người bảo hiểm cũng áp dụng “nguyên tắc bồi thường”. - Bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người. Như vậy khác với những bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm con người phi nhân thọ không bảo hiểm cho những rủi ro về tài sản và trách nhiệm mà bảo hiểm cho rủi ro tác động trực tiếp đến người được bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, ốm đau, bệnh tật... Cùng một rủi ro có thể gây ra hậu quả về tài sản, trách nhiệm dân sự và làm tổn hại thân thể con người. Nhưng chỉ những tổn hại thân thể con người mới là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người. Ví dụ, trong một vụ hỏa hoạn có thể vừa gây ra tổn hại về người, vừa làm thiệt hại về tài sản thì những tổn hại về người thuộc đối tượng của bảo hiểm này, còn thiệt hại về tài sản thuộc đối tượng của loại hình bảo hiểm khác. Khi những sự kiện bảo hiểm xảy ra tác động đến người được bảo hiểm, người bảo hiểm không can thiệp một cách trực tiếp vào việc khắc phục hậu quả. Sự can thiệp của người bảo hiểm chính là việc thanh toán một khoản tiền theo quy định của hợp đồng bảo hiểm cho người thụ hưởng bảo hiểm. Do sự khác nhau về các đối tượng bảo hiểm mà các hình thức bảo hiểm này sẽ khác nhau trong việc xác định các biểu phí bảo hiểm, trách nhiệm của bảo hiểm, điều kiện hợp đồng bảo hiểm. Cũng tùy theo tính chất rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng trong xã hội mà Nhà nước có thể quy định một số loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn, do tính chất trầm trọng của các tai nạn giao thông mà hầu hết các quốc gia đều quy định bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Còn lại đa số các sản phẩm của bảo hiểm kinh doanh là dựa trên cơ sở tự nguyện tham gia của người tham gia bảo hiểm. Mặt khác, do thời hạn của những cam kết của người bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm khác nhau mà có những nghiệp vụ bảo hiểm được quản lý theo kỹ thuật tồn tích hay kỹ thuật phân chia. 6.2. Các tổ chức bảo hiểm xã hội Ở Việt nam hiện nay, thuật ngữ “Bảo hiểm” được sử dụng chung cho cả hai hệ thống là Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm kinh doanh. Tiêu chí hoạt động của tổ chức Bảo hiểm xã hội cũng tương đồng với hệ thống an sinh xã hội của các nước, là nhằm mục đích tương hỗ giữa các thành viên tham gia. Với tư cách là tổ chức quản lý quỹ xã hội, quỹ tài chính tập trung, bảo hiểm xã hội (BHXH) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà phục vụ cho chính sách xã hội, vì mục đích và quyền lợi của người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội. Cũng dựa trên nguyên tắc đó, quỹ dự trữ tập trung của Nhà nước, các quỹ tương hỗ, quỹ dự trữ trong các doanh nghiệp, các gia đình phục vụ cho mục tiêu an toàn, ổn định sự phát triển của nền kinh tế, của từng đơn vị doanh nghiệp, từng hộ gia đình hay cá nhân công dân chính là những dạng bảo hiểm vô vị lợi. Tuy không đặt ra mục tiêu lợi nhuận nhưng trong tổ chức quản lý quỹ phải tuân thủ nguyên tắc cân đối giữa thu và chi, và có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn góp của các thành viên. Trong mọi quốc gia, đảm bảo an toàn và ổn định đời sống của người dân trong xã hội là một mục tiêu lớn trong chính sách xã hội, thể hiện sự cần thiết của điều tiết nhà nước trong khắc phục, hạn chế những khiếm khuyết của kinh tế thị trường. Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của chính phủ các nước nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối và đảm bảo sự ổn định trong xã hội. Bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền con người và đã được thừa nhận trong bản tuyên ngôn về nhân quyền do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948 “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người...”. Công ước 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đã có những quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của BHXH và những khuyến nghị các nước thành viên về việc thực hiện các tiêu chuẩn này. Bảo hiểm xã hội đã có quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử. Ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu tiên là ở các nước kinh tế phát triển Châu Âu, sau đó bảo hiểm xã hội đã phát triển rộng ra khắp các nước trên thế giới với các hình thức phong phú đa dạng. Đến nay đã có trên 180 nước trên thế giới thực hiện chế độ BHXH theo các hình thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước. Thực chất và một cách khái quát, có thể hiểu bảo hiểm xã hội là các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật, sử dụng chúng để chi trả nhằm thỏa mãn quyền lợi vật chất cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải một số biến cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động. Như vậy, quỹ BHXH là một loại quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng mang tính chất xã hội cao. Quỹ bảo hiểm xã hội là điều kiện, cơ sở vật chất quan trọng nhất không những đảm bảo cho hoạt động của pháp luật, chính sách BHXH của Nhà nước trong cuộc sống có hiệu quả, mà còn làm cho chính sách, pháp luật đó tồn tại, phát triển với mục tiêu vì con người. BHXH ở các nước thường mang tính bắt buộc đối với các đối tượng có thể giải quyết được một số rủi ro chung, chẳng hạn là những người lao động có thu nhập. Tất cả các nước đều xác định phạm vi đối tượng BHXH chung nhất là thu nhập của những viên chức nhà nước, người làm công ăn lương trên toàn xã hội. Một số nước ban hành chế độ bảo hiểm xã hội chung cho tất cả mọi đối tượng trong xã hội. Ở các nước đang phát triển thường thì đối tượng BHXH hẹp hơn, tập trung chủ yếu vào viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương thành thị. Giới hạn mức lương được bảo hiểm tổi thiểu là mức lương tối thiểu quốc gia, còn mức lương tối đa là mức lương trung bình quốc gia của hệ thống đó. Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội là phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Với chế độ hưu trí tuổi già ở các nước đang phát triển, thường thời gian đóng góp từ 15 đến 37,5 năm với điều kiện tuổi đời từ 55 đến 60 tuổi, có giảm bớt đối với nữ, lao động nặng nhọc, độc hại. Bảo hiểm xã hội bao gồm nhiều chế độ. Công ước số 102 đã phân loại các chế độ hưởng theo chức năng của chúng và chỉ quy định những điều kiện tối thiểu để cho mọi nước có thể áp dụng vào thời điểm thích hợp. Có 9 loại chế độ hưởng, bao gồm: Chăm sóc y tế, Phụ cấp ốm đau, Trợ cấp thất nghiệp, Trợ cấp tuổi già, Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Trợ cấp gia đình, Trợ cấp sinh đẻ, Trợ cấp khi tàn phế, Trợ cấp mất người nuôi dưỡng. Tổ chức lao động quốc tế khuyến khích mỗi nước thành viên thực hiện ít nhất ba chế độ, đặc biệt lưu ý chế độ 3, 4, 5, 8, 9. Trong thực tế, chỉ có các nước công nghiệp phát triển và nhóm đầu các nước đang phát triển thực hiện đủ 9 chế độ. Các nước còn lại thực hiện một số chế độ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước mình. Mức hưởng bảo hiểm xã hội nói chung đều thấp hơn mức lương khi đang làm việc. Tỷ lệ này ở các nước công nghiệp phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển vì mức lương khi đang làm việc cao hơn ở các nước đang phát triển. Thực chất, bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là xã hội sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường. Đồng thời, nó cũng mang lại ý nghĩa thực tiễn trong việc lựa chọn hình thức, cơ chế và mức độ thỏa mãn các nhu cầu bảo hiểm xã hội phù hợp với tập quán, khả năng trang trải và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Mỗi nước có một mô hình riêng biệt, trong đó, một số nước có mô hình điển hình có ảnh hưởng lớn đến thế giới. Mô hình Nhà nước phúc lợi châu Âu, mà đứng đầu là Thuỵ điển, Đức, theo đó, Nhà nước đóng vai trò quyết định trong thiết lập hệ thống an toàn xã hội và dịch vụ xã hội. Mô hình phát triển của Nhật Bản và các nước Đông Á, Đông Nam Á là mô hình Nhà nước đóng vai trò thiết lập khung chính sách, pháp luật và một phần tài trợ, còn chủ yếu do khu vực tư nhân đóng góp. Chẳng hạn, có thể áp dụng những vấn đề đã nêu để xem xét ở Việt Nam cần và có thể thiết lập bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng tính phổ biến, tính cần thiết, khả năng đáp ứng và khả năng kiểm soát đối với từng cơ chế cụ thể. Câu hỏi chương 7 Phân biệt giữa rủi ro và biến cố không chắc chắn. Thế nào là hoạt động quản lý rủi ro? Tại sao vẫn có trường hợp con người luôn đương đầu với rủi ro? Nêu các rủi ro của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Các quy trình quản lý rủi ro như thế nào? Người ta có thể sử dụng những kỹ thuật nào để quản lý rủi ro. So sánh ưu, nhược điểm giữa các phương thức chuyển giao rủi ro. Người ta có thể sử dụng những công cụ và cơ chế nào trên thị trường để chuyển giao rủi ro? Tại sao nói bảo hiểm là các tổ chức tài chính trung gian? So sánh giữa hai phương thức tiết kiệm phòng xa: qua ngân hàng và qua bảo hiểm nhân thọ. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐTPT : Đầu tư phát triển GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân HHCC : Hàng hóa công cộng KTQD : Kinh tế quốc dân KTTT : Kinh tế thị trường NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương TCNN : Tài chính nhà nước TDNN : Tín dụng nhà nước TSCĐ : Tài sản cố định TSPXH : Tổng sản phẩm xã hội TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản MỤC LỤC TỔNG QUÁT Chương 1: TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỤC LỤC CHI TIẾT Chương 1 TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1. TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU VỀ TÀI CHÍNH Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm tài chính Error! Bookmark not defined. 1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu về Tài chính 27 2. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 29 2.1. Khái niệm hệ thống Tài chính 29 2.2. Hệ thống tài chính và các dòng tiền 30 2.3. Chức năng của hệ thống tài chính 32 2.4. Cơ cấu tổ chức hệ thống tài chính 38 3. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG TIỀN VÀ NHỮNG RỦI RO 41 3.1. Giá trị tiền theo thời gian và hiện tại hoá các dòng tiền 41 3.2. Quản lý rủi ro 48 Câu hỏi chương 1 50 Chương 2 TÀI CHÍNH CÔNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 74 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài chính công 74 1.2. Cơ cấu tài chính công Error! Bookmark not defined. 1.3. Vai trò của tài chính công Error! Bookmark not defined. 2. CHI TIÊU CÔNG Error! Bookmark not defined. 2.1. Nội dung chi tiêu công Error! Bookmark not defined. 2.2. Đánh giá hiệu quả chi tiêu công Error! Bookmark not defined. 2.3. Cân đối NSNN và tài trợ thâm hụt NSNN Error! Bookmark not defined. 3. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CÔNG Error! Bookmark not defined. 3.1. Thuế – nguồn thu chủ yếu của tài chính công Error! Bookmark not defined. 3.2. Phí và lệ phí Error! Bookmark not defined. 4. PHÂN CẤP TÀI CHÍNH CHO CHÍNH QUYỀN CÁC ĐỊA PHƯƠNG Error! Bookmark not defined. 4.1. Phân cấp tài chính cho chính quyền các địa phương Error! Bookmark not defined. 4.2. Điều hoà ngân sách Error! Bookmark not defined. 4.3. Huy động vốn vay của chính quyền địa phương Error! Bookmark not defined. Câu hỏi chương 2 106 Chương 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 107 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 107 1.2. Quyết định tài chính của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 2. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined. 2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu Error! Bookmark not defined. 2.2 Các khoản nợ phải trả Error! Bookmark not defined. 2.3 Chi phí huy động vốn Error! Bookmark not defined. 2.4 Cơ cấu nguồn tài trợ và đòn bẩy tài chính Error! Bookmark not defined. 3. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 129 3.1 Quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 3.2 Quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 4. QUẢN LÝ THU CHI CỦA DOANH NGHIỆP 146 4.1 Chi phí sản xuất kinh doanh 146 4.2 Doanh thu 149 4.3 Lợi nhuận 151 4.4 Điểm hòa vốn, mức sinh lời và rủi ro tài chính của doanh nghiệp 155 Câu hỏi chương 3 156 Chương 4 TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH 158 1.1 Khái niệm 158 1.2 Đặc trưng 159 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính hộ gia đình 160 1.4 Nguyên tắc quản lý tài chính hộ gia đình 166 2. CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA HỘ GIA ĐÌNH 167 2.1 Tiết kiệm 167 2.2 Đầu tư 169 2.3 Bảo hiểm 173 2.4 Lựa chọn nguồn tài trợ 176 Câu hỏi chương 4 179 Chương 5 CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 181 1.1.Khái niệm, đặc điểm của tổ chức tài chính trung gian 181 1.2 Phân loại các trung gian tài chính 182 1.3. Chức năng của các trung gian tài chính 184 1.4. Vai trò của các trung gian tài chính 185 2. CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 189 2.1. Các trung gian tài chính nhận tiền gửi 189 2.2. Các trung gian đầu tư 195 2.3. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng 200 Câu hỏi chương 5 210 Chương 6 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm thị trường tài chính Error! Bookmark not defined. 1.2. Công cụ của thị trường tài chính Error! Bookmark not defined. 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường tài chính Error! Bookmark not defined. 1.4. Các loại tỷ suất, tỷ giá trên thị trường tài chính Error! Bookmark not defined. 1.5. Chức năng, vai trò của thị trường tài chính Error! Bookmark not defined. 1.6. Các điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tài chính Error! Bookmark not defined. 2. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Error! Bookmark not defined. 2.1. Dựa theo phương thức huy động nguồn tài chính Error! Bookmark not defined. 2.2. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính Error! Bookmark not defined. 2.3. Căn cứ vào tính chất pháp lý Error! Bookmark not defined. 2.4. Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được Error! Bookmark not defined. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Error! Bookmark not defined. 3.1. Thị trường chứng khoán sơ cấp Error! Bookmark not defined. 3.2. Thị trường chứng khoán thứ cấp Error! Bookmark not defined. 4.THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. 5. KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Error! Bookmark not defined. Câu hỏi chương 6 Error! Bookmark not defined. Chương 7 QUẢN LÝ RỦI RO 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO 350 1.1. Khái niệm vể rủi ro 350 1.2. Quản lý rủi ro 352 1.3. Đương đầu với rủi ro 354 2. RỦI RO CỦA CÁC TÁC NHÂN KINH TẾ 355 2.1 Rủi ro của các hộ gia đình 356 2.2 Rủi ro của các doanh nghiệp 357 2.3 Vai trò của Nhà nước trong quản lý rủi ro 359 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO 359 3.1 Xác định và đánh giá rủi ro 360 3.2 Lựa chọn các kỹ thuật để quản lý rủi ro 361 3.3 Triển khai 363 3.4 Kiểm tra 363 4. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO RỦI RO VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO RỦI RO 364 4.1. Các phương thức chuyển giao rủi ro 364 4.2. Những nhân tố hạn chế hiệu quả quản lý rủi ro 366 4.3. Nguyên tắc phân tán rủi ro 368 5. CÁC CÔNG CỤ VÀ CƠ CHẾ PHÒNG TRÁNH RỦI RO 370 5.1. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai 370 5.2. Hợp đồng hoán đổi (SWAPS) 373 5.3. Hợp đồng bảo hiểm 374 5.4. Phòng tránh rủi ro không thanh toán 381 5.5. Các đảm bảo trong hợp đồng tín dụng 383 5.6. Lãi suất trần (CAPS) và lãi suất sàn (FLOORS) 385 5.6. Quyền chọn 385 6. CÁC TỔ CHỨC BẢO HIỂM CHUYÊN MÔN HÓA QUẢN LÝ RỦI RO 389 6.1. Các công ty bảo hiểm 390 6.2. Các tổ chức bảo hiểm xã hội 396 Câu hỏi chương 7 399 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý thuyết tài chính, tái bản lần 2, Học viện tài chính, Nxb. Tài chính, 2003. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nxb. Thống kê, 2004. Nhập môn Tài chính- Tiền tệ, Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Nxb. Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2006. Thị trường chứng khoán, Học viện Tài chính, Nxb. Tài chính. Giáo trình Tài chính công, Trường Đại học kinh tế Thành phố HCM, Nxb. Tài chính, 2005. Giáo trình Quản lý tài chính công, Học viện tài chính, Nxb. Tài chính, 2005. Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Thống kê, 1999. Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb. Thống kê, 2002. Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu thị Hương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính, 2004. Finance, Zvi Bodie và Robert Merton, xuất bản bằng tiếng Pháp dưới sự chủ biên của Chiristophe ThiBierge, Nxb. Pearson Education, năm 2002. Finance d’entreprise, Gérard Charreaux, Edition Litec, 1994. Finance d’entreprise, Logique et Politique, Pierre Vernimmen, 6ème Edition, Dalloz 2000. Les effets économiques des impôts, Household Finance, Jpohn Y. Campbell, site www.google.com. Individual Financial Decision retirement saving plan and the Provision of resources for retirement, James M. Porteba and David A. Wise, Working paper 5762, National Bureau of economic research, 1050 Massachsettes, Cambridge, MA 02138, 9/1996. Kinh tế học công cộng, Joseph E. Stiglitz, Nxb. Khoa học kỹ thuật, 1995. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin, Nxb. Khoa học kỹ thuật, 1995. Hệ thống tài chính Nhật Bản những đặc trưng chủ yếu và cuộc cải cách hiện nay, TS Trần Quang Minh, Nxb. Khoa học xã hội, 2003 Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán, Lý Vinh Quang, Nxb. Thống kê, 1998. Luật chứng khoán, 2006 Cẩm nang thị trường chứng khoán Việt nam, Nxb. Thống kê, 2007 Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, Lê Xuân Nghĩa, Viện nghiên cứu thị trường giá cả.
File đính kèm:
- giao_trinh_tai_chinh_tien_te_dinh_xuan_hang.doc