Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 1): ...ặc khác, khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện thì xã hội phân chua giai cấp và có đấu tranh giai cấp, trong điều kiện lịch sử đó Nhà nước ra đời. Để đảm bảo cho nhà nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình, nhà nước phải tạo lập một quỹ tiền tệ gọi là ngân sách nhà nước. Nhà nướ...ủa hệ thống tài chính vừa có quan hệ trực tiếp với nhau, vừa có quan hệ gián tiếp với nhau thông qua thị trường tài chính. CP D Co lle ge Chương 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước (NSNN) Thuật ngữ NSNN đã có từ rất lâu, từ khi chế độ công xã nguyên thủy...và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực. Nội dung chấp hành NSNN bao gồm: - Tổ chức chấp hành dự toán thu NSNN; - Tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN; c. Quyết toán NSNN: Quyết toán NSNN là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách sau ...

pdf38 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. 
Năm ngân sách (còn gọi là năm tài khóa hay năm tài chính) được quy định trùng 
với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm. 
Trong một năm ngân sách, có 3 công việc được thực hiện, tương tự cho ba khâu 
của các chu trình ngân sách khác nhau. Cụ thể là: 
- Chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại. 
- Quyết toán ngân sách của chu trình trước. 
- Hình thành ngân sách cho chu trình sau. 
CP
D 
Co
lle
ge
2. Nội dung chủ yếu của chu trình quản lý ngân sách nhà nước: 
a. Hình thành NSNN: 
Hình thành NSNN là quá trình bao gồm các công việc: lập dự toán ngân sách, phê 
chuẩn ngân sách và thông bao ngân sách. 
Dự toán ngân sách là bản kế hoạch thu - chi của NSNN trong một thời gian nhất 
định (thường là một năm). 
Ở nước ta hiện nay, việc lập dự toán NSNN ở cơ sở được bắt đầu từ tháng 6, Bộ 
Tài chính tổng hợp trình Chính phủ trong tháng 10 và Quốc hội phê duyệt NSNN 
trước ngày 30/11. 
b. Chấp hành NSNN: 
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính 
và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực. 
Nội dung chấp hành NSNN bao gồm: 
- Tổ chức chấp hành dự toán thu NSNN; 
- Tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN; 
c. Quyết toán NSNN: 
Quyết toán NSNN là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách sau khi 
năm ngân sách kết thúc nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân 
sách; từ đó rút ra các ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình 
ngân sách tiếp theo. Ở nước ta hiện nay, thời hạn phê chuẩn quyết toán NSNN ở cơ sở 
chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; Hội đồng nhân dân cấp 
tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng và Quốc hội phê 
chuẩn NSNN chậm nhất là 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. 
CP
D 
Co
lle
ge
Chương 4: TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ 
I. Những vấn đề chung về tín dụng: 
1. Sự ra đời và quá trình phát triển của tín dụng 
1.1 Cơ sở ra đời 
Khi xã hội có sự phân công lao động và sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu 
sản xuất, làm cho xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo và hình thành quan hệ 
vay mượn, sau đó là vay lãi; đó là cơ sở hình thành quan hệ tín dụng. 
1.2 Quá trình phát triển 
Từ khi ra đời cho đến nay, tín dụng trải qua 3 giai đoạn: 
- Tín dụng nặng lãi; 
- Tín dụng tư bản chủ nghĩa; 
- Tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 
(a) Tín dụng nặng lãi là quan hệ tín dụng với mức lãi suất cao, mục đích chủ yếu 
là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người đi vay, không mang mục đích phục vụ sản 
xuất. 
(b) Tín dụng tư bản chủ nghĩa là quan hệ tín dụng với mức lãi suất vừa phải, mục 
đích chủ yếu là phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. 
(c) Tín dụng trong nền kinh tế thị trường là quan hệ tín dụng với mức lãi suất 
hợp lý, mục đích là điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu với số lượng vốn lớn nhất 
và chi phí ít nhất. 
2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của tín dụng 
2.1 Khái niệm 
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền 
tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định sẽ 
thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. 
2.2 Bản chất 
Bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền tệ trong xã 
hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng 
trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân cư. 
Giá cả trong hoạt động tín dụng là một loại giá cả đặc biệt: vì vốn là một hàng hóa 
có cả giá trị và giá trị sử dụng 
2.3 Đặc điểm 
CP
D 
Co
lle
ge
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tín dụng không đồng nhất với nhau. 
- Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thoả thuận giữa các bên tham gia 
quan hệ tín dụng. 
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức 
tín dụng. 
3. Phân loại tín dụng 
3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng, có 3 loại: 
- Tín dụng ngắn hạn; 
- Tín dụng trung hạn; 
- Tín dụng dài hạn. 
3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng, có 2 loại: 
- Tín dụng vốn lưu động; 
- Tín dụng vốn cố định. 
3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có 2 loại: 
- Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hóa; 
- Tín dụng tiêu dùng. 
3.4 Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng, có 3 loại: 
- Tín dụng thương mại; 
- Tín dụng ngân hàng; 
- Tín dụng nhà nước. 
3.5 Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng, có 2 loại: 
- Tín dụng có bảo đảm trực tiếp; 
- Tín dụng không có bảo đảm trực tiếp. 
4. Chức năng và vai trò của tín dụng 
4.1 Chức năng 
4.1.1 Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả 
Chức năng này phản ánh sự vận động của vốn tiền tệ từ chủ thể tạm thời thừa sang 
chủ thể tạm thời thiếu; làm cho tín dụng trở thành chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn 
trong nền kinh tế. 
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng 2 cách: 
CP
D 
Co
lle
ge
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng 
sang chu thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. 
-Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung 
gian như ngân hang, HTX tín dụng, công ty tài chính 
4.1.2 Kiểm soát các hoạt động kinh tế 
Chức năng này của tín dụng được thực hiện dưới hình thái giá trị tiền tệ, dựa trên 
cơ sở vận động của các luồng giá trị tiền tệ để kiểm tra, kiểm soát; thể hiện khi các chủ 
thể tham gia quan hệ tín dụng thực hiện thẩm định dự án, kế hoạch kinh doanh cũng 
như việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 
4.2 Vai trò 
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thể hiện vai trò tích cực đối với các mặt 
trong đời sống kinh tế - xã hội, cụ thể: 
- Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; 
- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát; 
- Góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội; 
- Góp phần thực hiện chính sách xã hội; 
- Góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. 
II. Các hình thức tín dụng: 
1. Tín dụng thương mại (TDTM) 
1.1 Khái niệm 
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, được 
biểu hiện dưới hình thức mua - bán chịu hàng hoá. 
1.2 Đặc điểm 
- Cho vay dưới dạng hàng hoá. 
- Chủ thể tham gia trong quan hệ TDTM đều là các doanh nghiệp trực tiếp hoạt 
động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 
- Sự vận động và phát triển của TDTM phù hợp tương đối với quá trình phát triển 
của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 
1.3 Hoạt động 
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của TDTM là giấy nợ, còn được gọi là kỳ 
phiếu thương mại hay còn gọi là thương phiếu. 
CP
D 
Co
lle
ge
Thương phiếu là một chứng chỉ có giá ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam lết 
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định (Theo 
pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam). 
Thương phiếu có 3 đặc tính: trừu tượng, bắt buộc và lưu thông. 
- Căn cứ vào yếu tố người lập, thương phiếu được chia làm hai loại chủ yếu: hối 
phiếu và lệnh phiếu. 
Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát (chủ nợ) lập, yêu cầu người bị ký 
phát (người thiếu nợ) thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ 
hưởng hay theo yêu cầu của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm 
phiếu khi món nợ đến hạn. 
Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người thiếu nợ lập để cam kết thanh toán không 
điều kiện một số tiền xác định cho chủ nợ hoặc theo lệnh của người này khi món nợ 
đến hạn. 
- Căn cứ vào phương thức ký chuyển nhượng, thương phiếu được chia làm ba loại: 
thương phiếu vô danh, thương phiếu đích danh và thương phiếu ký danh. 
Thương phiếu vô danh là loại thương phiếu không ghi tên người thụ hưởng. Loại 
thương phiếu này không cần ký chuyển nhượng, người nào cầm thương phiếu một 
cách hợp pháp đều có quyền được thụ hưởng số tiền ghi trên thương phiếu khi đến 
hạn. 
Thương phiếu đích danh là thương phiếu ghi rõ tên người được thụ hưởng. Loại 
thương phiếu này không được ký chuyển nhượng cho người khác. 
Thương phiếu ký danh là thương phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, người sở hữu 
thương phiếu có quyền chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký chuyển nhượng 
vào thương phiếu. 
1.4 Ưu và nhược điểm 
1.4.1 Ưu điểm 
- Đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp tạm thời thiếu hụt vốn. 
- Giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá. 
- Giúp các doanh nghiệp chủ động khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu 
cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 
- Giảm chi phí giao dịch do không phải qua khâu trung gian. 
1.4.2 Hạn chế 
- Hạn chế về quy mô tín dụng. 
CP
D 
Co
lle
ge
- Hạn chế về thời gian tín dụng 
- Hạn chế về phương hướng và phạm vi hoạt động. 
2. Tín dụng ngân hàng (TDNH) 
2.1 Khái niệm 
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chức tín 
dụng với bên kia là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế. 
2.2 Đặc điểm 
- Được thực hiện dưới hình thức tiền tệ (tiền mặt và bút tệ) 
- Ngân hàng, các tổ chức tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm. 
- Quá trình vận động và phát triển của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quy 
mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 
2.3 Hoạt động 
Công cụ phục vụ chủ yếu cho hoạt động của TDNH là kỳ phiếu ngân hàng. 
Kỳ phiếu ngân hàng là một loại chứng từ có giá của ngân hàng hay là một giấy 
nhận nợ của ngân hàng phát hành với các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, nó 
được lưu thông không kỳ hạn trên thị trường. 
Với tư cách là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, hoạt động của TDNH thể hiện thông 
qua hai nghiệp vụ chủ yếu: 
- Huy động vốn: Ngân hàng đóng vai trò là người đi vay. 
- Phân phối vốn: Ngân hàng đóng vai trò là người cho vay. 
2.4 Ưu và nhược điểm 
1.4.1 Ưu điểm 
- Khối lượng vốn cho vay lớn. 
- Thời hạn cho vay linh hoạt. 
- Phạm vi cho vay rộng. 
1.4.2 Hạn chế 
- Độ rủi ro cao. 
3. Tín dụng Nhà nước (TDNN) 
3.1 Khái niệm 
CP
D 
Co
lle
ge
Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, các 
tâng lớp dân cư hoặc các tổ chức kinh tế - xã hội khác. Trong quan hệ tín dụng này, 
Nhà nước là người đi vay để đảm bảo các khoản chi tiêu cho ngân sách, đồng thời là 
người cho vay để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình phục vụ cho việc phát 
triển kinh tế - xã hội. 
3.2 Đặc điểm 
- Nhà nước đóng vai trò là chủ thể trung tâm. 
- Hình thức huy động vốn phong phú. 
- Là loại hình tín dụng trực tiếp. 
3.3 Hoạt động 
- Khi Nhà nước đóng vai trò là người đi vay: Nhà nước huy động vốn dưới hình 
thức phát hành các chứng từ có giá hoặc thông qua các hiệp định vay nợ. 
- Khi Nhà nước đóng vai trò là người cho vay: Nhà nước cho vay dưới các hình 
thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng... 
3.4 Ưu và nhược điểm 
1.4.1 Ưu điểm 
- Giải quyết được tình trạng căng thẳng của ngân sách. 
- Điều tiết lưu thông tiền tệ trên thị trường. 
- Độ an toàn cao. 
1.4.2 Hạn chế 
- Gây sức ép tăng lãi suất. 
4. Tín dụng tiêu dùng (TDTD) 
4.1 Khái niệm 
Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với các doanh nghiệp, ngân 
hàng, các công ty cho thuê tài chính. 
4.2 Đặc điểm 
- Được thực hiện dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ. 
- Tầng lớp dân cư là người đi vay, các doanh nghiệp, ngân hàng, các công ty cho 
thuê tài chính là người cho vay. 
- TDTD nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các tâng lớp dân cư trong xã hội như: 
mua sắm phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà ở... 
CP
D 
Co
lle
ge
4.3 Hoạt động 
- Ngân hàng cấp TDTD dưới hình thức bằng tiền trên cơ sở thu nhập của người đi 
vay hoặc người đi vay phải thế chấp, cầm cố tài sản, các chứng từ có giá để vay tiền. 
- Các doanh nghiệp cấp TDTD dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá (mua bán trả 
góp). 
- Các công ty cho thuê tài chính cấp TDTD dưới hình thức cho thuê tài sản như: 
phương tiện đi lại, nhà ở... 
4.4 Ưu và nhược điểm 
1.4.1 Ưu điểm 
- TDTD tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất và sinh hoạt của các tâng lớp dân 
cư trong xã hội. 
- Thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm nhất là đối với hàng hoá có giá trị 
cao, hoặc hàng hoá chậm luân chuyển. 
1.4.2 Hạn chế 
- Có thể gây tâm lý tiêu dùng quá mức trong dân cư. 
III. Lãi suất tín dụng: 
1. Một số khái niệm cơ bản 
1.1 Lợi tức tín dụng 
Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được từ người đi vay sau khi 
họ nhượng quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định. 
Thực chất, lợi tức tín dụng chính là giá cả của quyền sử dụng vốn cho vay. 
1.2 Lãi suất tín dụng 
Lãi suất tín dụng là mối tương quan giữa khoản tiền cho vay và lhoanr tiền lãi do 
số tiền cho vay đem lại, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm trong một thời gian nhất 
định. 
 Tổng số lợi tức thu được trong kỳ Lãi suất tín 
dụng trong kỳ 
 (%) 
= 
Tổng số vốn cho vay trong kỳ 
x 100% 
2. Phân loại lãi suất tín dụng 
2.1 Căn cứ theo tính chất chỉ đạo của Nhà nước, có 2 loại: 
CP
D 
Co
lle
ge
- Lãi suất chỉ đạo; 
- Lãi suất kinh doanh. 
Lãi suất chỉ đạo là loại lãi suất do ngân hàng Trung ương công bố dưới các dạng 
như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản...làm cơ sở cho các 
ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. 
Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Trung ương công bố làm cơ sở cho các tổ 
chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. 
Lãi suất sàn và lãi suất trần là lãi suất thấp nhất và cao nhất trong một khung lãi 
suất nào đó mà ngân hàng Trung ương ấn định cho các ngân hàng thương mại, hoặc do 
ngân hàng thương mại quy định trong hệ thống ngân hàng của nó, nhằm thống nhất 
các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 
Lãi suất kinh doanh là lãi suất do từng hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ 
chức tín dụng xác định trên cơ sở lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Trung ương kết hợp 
với nguồn vốn và khả năng kinh doanh của từng hệ thống ngân hàng. 
2.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng, có 3 loại: 
- Lãi suất ngắn hạn; 
- Lãi suất trung hạn; 
- Lãi suất dài hạn; 
2.3 Căn cứ vào giá trị tiền tệ, có 2 loại: 
- Lãi suất danh nghĩa; 
- Lãi suất thực. 
Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn gửi hoặc vay, 
thể hiện trên giấy tờ đã được thoả thuận trước. Lãi suất danh nghĩa không tính đến sự 
biến động của giá trị tiền tệ. 
Lãi suất thực là loại lãi suất xác định giá trị thực của khoản lãi sau khi trừ đi sự 
biến động của giá trị tiền tệ. 
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực: 
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát 
2.4 Căn cứ theo tính chất hoạt động của thị trường, có 2 loại: 
- Lãi xuất tái chiết khấu; 
- Lãi suất trị trường tiền tệ liên ngân hàng. 
CP
D 
Co
lle
ge
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng Trung ương áp dụng đế tái chiết 
khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại. 
Lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng là lãi suất mua bán vốn được thực hiện 
giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ. 
2.5 Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất, có 2 loại: 
- Lãi suất cố định; 
- Lãi suất thả nổi. 
Lãi suất cố định là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay. 
Lãi suất thả nổi là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với sự biến động của lãi suất thị 
trường và có thể báo trước hoặc không báo trước. 
3. Các phương pháp tính lãi 
Trên cơ sở lãi suất xác định, có thể tính "giá trị thu được" của vốn cho vay sau 01 
kỳ hoặc n kỳ cho vay như sau: 
Giá trị thu được = Vốn gốc + Lợi tức 
3.1 Lãi đơn 
Lãi đơn là hình thức tính lãi mà: 
- Tiền lãi phải trả của khoản vốn vay được người đi vay trả cho người cho vay khi 
hết mỗi kỳ hạn của lãi suất; 
- Tiền lãi này không được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ hạn của lãi suất tiếp 
theo; 
- Khoản vốn vay được trả vào cuối thời hạn vay. 
Giá trị thu được theo hình thức lãi đơn được tính theo công thức tính sau: 
 niCoC  1 
Trong đó: C: Giá trị thu được sau n kỳ cho vay. 
C0: Vốn vay ban đầu (vốn gốc). 
i: Lãi suất của một chu kỳ cho vay. 
 n: Số chu kỳ tính lãi (ngày, tháng, quý, năm). 
Lợi tức tín dụng theo hình thức lãi đơn được tính theo công thức sau: 
CP
D 
Co
lle
ge
 niCoCoCI  
Ví dụ: Có một khoản tiền 10 triệu đồng cho vay theo hình thức lãi đơn, lãi suất 
13,8%/năm. Sau 3 năm thu về cả vốn và lãi. 
Vậy, giá trị thu được sau 3 năm (kỳ) cho vay sẽ là: 
C = C0 (1+ i x n) = 10 x (1+13,8% x 3) = 14,14 triệu đồng 
Lợi tức thu được sau 3 năm là: 
I = C – C0 = 14,14 – 10 = 10 x 13,8% x 3 = 4,14 triệu đồng 
3.2 Lãi kép 
Lãi kép là hình thức tính lãi mà: 
- Tiền lãi của khoản vốn vay của mỗi kỳ hạn vay được nhập vào vốn vay ban đầu 
để tính lãi cho kỳ tiếp theo; 
- Toàn bộ tiền lãi và vốn vay ban đầu được người đi vay trả cho người cho vay một 
lần vào cuối thời hạn vay. 
Giá trị thu được theo hình thức lãi kép được tính theo công thức sau: 
 niCoC  1 
Trong đó: C: Giá trị thu được sau n kỳ cho vay. 
C0: Vốn vay ban đầu (vốn gốc). 
 i: Lãi suất của một chu kỳ cho vay. 
 n: Số chu kỳ tính lãi (ngày, tháng, quý, năm). 
Lợi tức tín dụng theo hình thức lãi kép được tính theo công thức sau: 
  11  niCoCoCI 
CP
D 
Co
lle
ge
Ví dụ: Có một khoản tiền 10 triệu đồng cho vay theo hình thức lãi kép, lãi suất 
13,8%/năm. Sau 3 năm thu về cả vốn và lãi một lần. 
Vậy, giá trị thu được sau 3 năm cho vay sẽ là: 
C = C0 x (1 + i)n = 10 x (1+13,8%)3 = 14,74 triệu đồng 
Lợi tức thu được là: 
I = 14,474 – 10 = 10 x [(1+13,8)3 – 1] = 4,74 triệu đồng 
Nhận xét: chênh lệch giữa hai cách tính là 0,6 triệu đồng. 
Qua đó, lãi suất đã phản ánh được hiệu quả kinh tế của khoản vốn cho vay trong 
một thời gian nhất định. Tuy nhiên, giá trị thu được sẽ khác nhau vì nó bị ràng buộc 
bởi cách tính lãi đơn hay lãi kép. 
4. Các nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng 
4.1 Theo cơ chế thị trường, phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 
- Phải bảo toàn được giá trị của vốn vay, bù đắp được rủi ro và có phần lợi nhuận 
cho người cho vay. 
- Phải thoả mãn bất đẳng thức: 
0 < tỷ lệ lạm phát < lãi suất huy động bình quân < lãi suất cho vay bình quân < tỷ 
suất lợi nhuận bình quân. 
- Được xác định dựa trên quan hệ cung – cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ 
nhất định. 
4.2 Theo mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước 
Đây là loại lãi suất tín dụng được thực hiện cho các mục tiêu kinh tế xã hội của 
Chính phủ, thường có mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. 
Lãi suất này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với các mục tiêu 
của Chính phủ. 
4.3 Theo luật định, phải dựa trên những nguyên tắc được nhà nước thống nhất 
trong từng thời kỳ, cụ thể như sau: 
* Lãi suất huy động vốn: 
- Lãi suất tiền gởi không kỳ hạn nhỏ hơn lãi suất tiền gởi có kỳ hạn. 
- Lãi suất tiền gởi của các tổ chức kinh tế nhỏ hơn lãi suất tiền gởi của dân cư. 
- Lãi suất tiền gởi tiết kiệm của dân cư là cao nhất. 
* Lãi suất cho vay: 
CP
D 
Co
lle
ge
- Lãi suất cho vay ngắn hạn nhở hơn lãi suất cho vay dài hạn. 
- Lãi suất cho vay ngành sản xuất nhỏ hơn lãi suất cho vay ngành TM – DV. 
- Lãi suất khoản cho vay đến hạn nhỏ hơn lãi suất khoản cho vay quá hạn. 
- Lãi suất của khoản cho vay ưu đãi theo chính sách của Chính phủ là thấp nhất. 
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng 
- Ảnh hưởng của cung cầu quỹ cho vay 
- Ảnh hưởng của lạm phát. 
- Rủi ro và kỳ hạn cho vay. 
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước. 
6. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng 
Lãi suất là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường. 
Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn tín dụng nói riêng và đến tất 
cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung. Được thể hiện ở những khía cạnh 
cơ bản sau: 
- Là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. 
- Là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. 
- Là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. 
CP
D 
Co
lle
ge

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te_phan_1.pdf
Ebook liên quan