Giáo trình Thiết kế đường sắt - Nguyễn Đức Tâm

Tóm tắt Giáo trình Thiết kế đường sắt - Nguyễn Đức Tâm: ...ải bằng 0, hay là cần một lực hãm đơn vị là bT=i-ođ. Trường hợp xuống dốc i=2‰, i=2N/kN; ođ=3N/kN (ứng với v=80km/h), như vậy để v=const thì hợp lực đơn vị phải bằng 0 hay là cần một phần lực kéo là fhc=ođ - i. Kết luận: Như vậy để xác định chế độ chạy tàu trong trường hợp chuyển động ...ao lập thể nhưng giao lập thể phải đảm bảo tĩnh không cần thiết cho phương tiện giao thông đi dưới.  Giao bằng phải đảm bảo tầm nhìn cho người lái, góc giao không được quá nhỏ, tốt nhất là 900, điểm giao không nên đặt trong nền đào vì hạn chế tầm nhìn.  Khi đường sắt thiết kế cắt đường bộ .... Vạch tuyến khu vực đồng bằng, trung du. Khu vực đồng bằng địa hình bằng phẳng, ở khu vực trung du đồi gò liên tiếp, nhưng BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 140 cao độ chênh lệch không lớn, nói chung công nông nghiệp phát triển vấn đề chiếm dụng đất ruộn...

pdf181 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thiết kế đường sắt - Nguyễn Đức Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
tương lai và kế hoạch phát triển hàng năm của ngành hay của từng xí nghiệp vận tải để đánh 
giá kết quả thực hiện các kế hoạch đó. 
Việc so sánh tìm ra lời giải tốt nhất theo đối tượng giải pháp kế hoạch hoá hay đối tượng 
giải pháp thiết kế. Thông thường thực hiện theo hiệu quả tương đối tức là đối chiếu hiệu quả 
theo cách giải này hay theo cách giải khác. 
Để phù hợp với vấn đề được trình bày, so sánh phương án được tiến hành theo hiệu quả 
kinh tế tương đối. 
Các số liệu xuất phát để so sánh phương án theo chỉ tiêu giá tiền là vốn đầu tư và chi 
phí khai thác hàng năm. 
Vốn đầu tư được phân ra: loại vốn đầu tư ban đầu là vốn đầu tư cần thiết để thực hiện 
tất cả các công tác trước khi chuyển giao đường vào khai thác và loại vốn đầu tư thực hiện 
trong quá trình khai thác để tăng cường năng lực cho đường theo từng giai đoạn công tác 
riêng lẻ của nó. Đó là vốn đầu tư bổ sung. 
Khi xác định vốn đầu tư và chi phí hàng năm phải tiến hành tính toán tỉ mỉ, chính xác 
tuỳ theo ý nghĩa của đối tượng và mục tiêu so sánh, điều kiện và thời gian thực hiện chi phí 
này. 
Trong thực tế thiết kế người ta thường đưa ra hai trường hợp đặc trưng nhất. 
 So sánh phương án theo vốn đầu tư một giai đoạn. 
 So sánh phương án theo vốn đầu tư nhiều giai đoạn. 
+ Trong trường hợp thứ nhất vốn đầu tư thực hiện một thời kỳ đến lúc chuyển giao 
đường mới vào khai thác, hoặc để tăng năng lực cho đường cũ đến mức cần thiết và đạt 
được năng lực như ở giai đoạn đầu sao cho giai đoạn sau đó không cần đến vốn đầu tư bổ 
sung cho công tác khai thác tương ứng. 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 173 
+ Trong trường hợp thứ hai: Vốn đầu tư ban đầu đảm bảo công việc bình thường chỉ 
đến năm khai thác xác định. Sau đó chuyển giao sang giai đoạn khác thì công việc bổ sung 
được thực hiện tương ứng với vốn đầu bổ sung để tăng năng lực đảm bảo sự làm việc bình 
thường của đường đến giai đoạn tiếp theo. 
Trong đánh giá về kinh tế, có thể căn cứ đặc trưng và quy mô của phương án, chọn các 
phương pháp sau đây để đánh giá, xét chọn phương án: 
5.3.2.1. Phương pháp tính thời gian hoàn bồi (hoàn trả chênh lệch vốn đầu tư). 
Số liệu xuất phát để so sánh phương án là vốn đầu tư một thời kỳ và chi phí khai thác 
hàng năm. Cần chứng minh rằng khi so sánh hai phương án có vốn đầu tư một thời kỳ A1 
và A2 triệu đồng, tương ứng với nó có chi phí khai thác hàng năm E1, E2. 
 Nếu vốn đầu tư và chi phí khai thác của phương án 1 lớn hơn chi phí tương ứng đối 
với phương án 2 tức là: 




21
21
EE
AA 
 Rõ ràng rằng phương án 2 ưu việt hơn. Các phương án như thế được gọi là phương 
án không cạnh tranh. 
 Trong thực tế thiết kế thường xảy ra phương án có vốn đầu tư lớn thì chi phí khai 
thác nhỏ tức là: 




21
21
EE
AA 
Các phương án như thế được gọi là phương án cạnh trạnh. Do đó phải chọn ra một 
phương án hợp lý nhất trong chúng. 
So sánh theo chỉ tiêu giá tiền được thực hiện chỉ trong trường hợp khi các phương án so 
sánh ở một mức độ như nhau đáp ứng được tất cả những yêu cầu khác của nền kinh tế quốc 
dân hay sự khác nhau của chúng trong giá trị hợp lý của vốn đầu tư và chi phí khai thác 
hàng năm. Tức là khi câu hỏi về tính cần thiết của vốn đầu tư trong các đối tượng đã cho 
được giải quyết. 
Do đó nếu việc xây dựng theo phương án có vốn đầu tư lớn được thực hiện thì vốn thêm 
của phương án 1 so với phương án 2 là A1 - A2 và tương ứng với nó chi phí khai thác hàng 
năm của phương án 1 tiết kiệm được so với phương án 2 là E2 - E1 có thể hoàn bồi vốn đầu 
tư bỏ thêm với chi phí tiết kiệm này. 
Trong trường hợp này thời gian hoàn bồi vốn là. 
 Thb = 
12
21
EE
AA

 (4- 5) 
Đó là thời gian hoàn bồi vốn đầu tư bỏ thêm của phương án đắt hơn do tiết kiệm chi phí 
khai thác mà không phải thời gian hoàn bồi vốn đầu tư để thực hiện phương án hay đối 
tượng so sánh. 
Nhưng với phương pháp như thế cần phải nhớ rằng số tiền từ thu nhập quốc gia được 
sử dụng làm vốn đầu tư, cần chú ý vốn đầu tư này phải được hoàn vốn nhanh nhất. Vì vậy 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 174 
khi tiến hành xác định thời gian hoàn bồi theo công thức trên có thể lấy phương án đắt hơn 
để xây dựng với điều kiện nằm trong thời gian hoàn vốn cho phép của nền kinh tế quốc dân. 
Khi chi phí khai thác tiết kiệm được cố định tức là E2 - E1 không đổi theo giá trị trong 
một thời gian một năm, phần xác định của vốn đầu tư bỏ thêm A1 - A2 sẽ được hoàn bồi 
hàng năm. Tỉ số giữa chi phí khai thác tiết kiệm được hàng năm trên vốn đầu tư bỏ thêm 
được gọi là hệ số hiệu quả của vốn đầu tư. Ta có công thức sau: 
 C = 
21
12
AA
EE

 (4- 6) 
Trong thực tế lập kế hoạch nền kinh tế quốc dân hệ số hiệu quả vốn đầu tư tiêu chuẩn 
Ctc = 0,08 thì Thb = 12 năm và khi Ctc = 0,12 thì Thb = 8 năm. 
Nhân xét: thời gian hoàn bồi là đại lượng nghịch đảo của hệ số hiệu quả vốn đầu tư. 
Khi có tiêu chuẩn đó, ta đã coi như lấy phương án có vốn đầu tư lớn thì hệ số hiệu quả 
vốn đầu tư lớn hơn với điều kiện: 
12
21
EE
AA

 < Ttc (4- 7) 
Hay : 
21
12
AA
EE

 > Ctc (4- 8) 
Khi so sánh chọn hai phương án thì thông thường phương án nào có đầu tư nhiều lại có 
chi phí vận doanh nhỏ. Có thể dùng chi phí vận doanh tiết kiệm được mỗi năm của phương 
án đầu tư nhiều bù đắp cho đầu tư nhiều của phương án đó. Số năm cần thiết để bù đắp gọi 
là thời gian hoàn trả chênh lệch vốn đầu tư. Nếu thời gian hoàn vốn đầu tư chênh lệch nhỏ 
hơn thời gian hoàn bù vốn chênh lệch chuẩn Tchuẩn thì phương án đầu tư lớn hơn sẽ có lợi. 
Công thức tính toán là: 
 T = 
12
21
EE
AA

 (năm) (4- 9) 
Trong đó: 
T: Thời gian hoàn bù vốn đầu tư chênh lệch (năm) 
A1; A2: Số tiền đầu tư của phương án 1, 2 (A1 > A2) 
E1; E2: Chi phí vận doanh năm của phương án 1, 2 (E1 < E2) 
+ Khi T > Tchuẩn: phương án 2 có lợi 
+ Khi T < Tchuẩn: phương án 1 có lợi 
Sau khi thông xe, lượng vận chuyển tăng lên từng năm, nên chi phí vận doanh cũng biến 
đổi từng năm. Để thể hiện đặc điểm này, thời gian hoàn vốn đầu tư chênh lệch có thể viết 
như sau: 
 A1 - A2 = 


T
i
ii EE
1
12 )( (4- 10) 
Trong đó: 
 E1i; E2i: chi phí vận doanh năm thứ i của phương án 1, phương án 2 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 175 
Tiến thêm bước nữa, xét giá trị thời gian của vốn, thì thời gian hoàn bù vốn chênh lệch 
đầu tư, có thể trình bày theo công thức sau: 
  


 

m
i
Tm
mi
i
ii
i
ii
c
EE
c
AA
1 1
1221
)1()1( (4- 11) 
Trong đó: 
T: Thời gian hoàn bù vốn đầu tư chênh lệch (năm) 
c: Tỷ lệ lợi ích chuẩn của đường sắt 
A1, A2: Vốn đầu tư của phương án 1, 2 ; A1>A2 
E1, E2: Chi phí vận doanh năm của phương án 1, 2 ; E1<E2 
m: Thời gian xây dựng tuyến thiết kế (năm). 
5.3.2.2. Phương pháp chi phí tính đổi năm: 
Trong phương pháp thời gian hoàn bù vốn đầu tư chênh lệch, nếu lấy T = Tchuẩn thì: 
tcT
1 . A1 + E1 = 
tcT
1 . A2 + E2 (4- 12) 
Đầu tư A1, A2 trong công thức trên sau khi nhân với hệ số năm 
tcT
1 tức là tính đổi ra chi 
phí hàng năm, cộng với chi vận doanh năm E1, E2 tức là tìm được chi phí tính đổi năm. 
Hệ số 
tcT
1 dùng C để biểu thị gọi là hệ số hiệu quả đầu tư, cũng là tỷ suất lợi ích chuẩn. 
Hệ số hiệu quả đầu tư C liên quan với doanh lợi của các ngành kinh tế quốc dân và liên quan 
với chính sách đầu tư. Trước đây trong so sánh chọn phương án đường sắt thường lấy là 0, 
10; còn trong "Phương pháp đánh giá kinh tế các hạng mục xây dựng đường sắt" (Xuất bản 
lần thứ 2 tại Trung Quốc) quy định là 0,06. Nếu lấy A biểu thị đầu tư công trình, K biểu thị 
chi phí tính đổi năm thì: 
 K = C.A + E = 0,1.A + E hay 0,06.A + E 
Trong so sánh kinh tế nhiều phương án, thì phương án có chi phí tính đổi năm K nhỏ 
nhất là kinh tế. Đây là phương pháp so sánh kinh tế trạng thái tĩnh. 
Khi xác định hệ số hiệu quả tiêu chuẩn của vốn đầu tư, thời gian hoàn bồi tiêu chuẩn 
hợp lý thường do Bộ kế hoạch Đầu tư qui định. 
Như đã trình bày ở trên việc xác định thời gian hoàn bồi hay hệ số hiệu quả được dựa 
trên cơ sở chi phí khai thác không đổi trong một thời gian, thực tế chỉ xảy ra trong từng 
trường hợp riêng biệt. 
Đa số các đối tượng thiết kế chi phí khai thác hàng năm thường thay đổi. 
Khi đưa chi phí khai thác thay đổi đó để so sánh phương án sẽ tính thời gian mà nó được 
thực hiện để tính giá trị của chúng tiến dần đến năm xác định. Thường lấy năm chuyển giao 
tuyến đường vào khai tháclà năm "0". 
Khi xác định tổng chỉ phí dẫn xuất cần thiết để thực hiện vốn đầu tư và chi phí khai thác 
hàng năm theo một trong các phương án của đối tượng thiết kế được qui về năm đầu "năm 
0" sẽ bằng: 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 176 
 Kdx = A.t1 + qdt tE
1
 (4- 13) 
Trong đó: tt c)1(
1
 hệ số qui đổi 
Nhưng vì khi t1 = 0, t1 = 1,0 sẽ có dạng: 
Kdx = A + qdt tE
1
. (4- 14) 
Nếu chi phí khai thác không biến đổi theo thời gian thì biểu thức này có dạng: 
Kdx = A + E qdt t
1
 (4- 15) 
Trong đó các biểu thức trên tqd là thời gian qui đổi mà trong đó các chi phí được tính 
hay nói cách khác là thời kỳ so sánh phương án. Nếu thừa nhận rằng thời kỳ so sánh phương 
án bằng vô cùng và tổng của chi phí khai thác bằng cách tính sau ta có: 
Kdx = A + E  0 )1( tc
dt (4- 16) 
Sau khi phân tích ta có: Kdx = A + E. )1ln(
1
c , sau khi khai triển ln(1+c) trong chuỗi 
Mác lo-ranh, ta có: 
cc
1
)1ln(
1  xác định chi phí qui đổi theo công thức: 
Kdx = A + 
C
E (4- 17) 
Như vậy khi tính chi phí khai thác không đổi trong thời gian chi phí dẫn xuất tính theo 
công thức trên. 
Trong cùng một thời gian khi thiết kế xây dựng đường sắt mới thông thường không nên 
coi chi phí khai thác không đổi theo thời gian. Khi áp dụng lý thuyết về giá trị bình quân 
trong phép tính tích phân có thể chứng minh rằng giá trị bình quân của chi phí khai thác 
bằng chi phí được xác định trong năm, ở thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn. 
5.3.2.3. Phương pháp chi phí nhỏ nhất. 
Khi so sánh, các phương án chiều dài đường cơ bản giống nhau, doanh thu vận tải cơ 
bản giống nhau, để đơn giản có thể tiến hành so sánh theo phương pháp chi phí nhỏ nhất. 
Tính toán chi phí bao gồm tổng mức đầu tư của các phương án và các loại chi phí (chủ yếu 
là chi phí vận doanh năm) trong thời gian tuổi thọ của hạng mục công trình. Phương án có 
chi phí nhỏ nhất là phương án tối ưu. Công thức tính toán cơ bản là: 
 Ki = Ai + 

n
i
itE
1
 (4- 18) 
Trong đó: 
Ki : Tổng chi phí của phương án thứ i 
Ai : Tổng đầu tư phương án thứ i 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 177 
Eit: Chi phí vận doanh năm thứ t của phương án thứ i. 
Nếu tiến thêm một bước, xét thêm giá trị thời gian của tiền vốn thì công thức tính chi 
phí là: 
 Ki = 
 
n
i
t
it
t
it
c
E
c
A
1
])1()1([ (4- 19) 
Trong đó: 
Ait : Đầu tư năm thứ t của phương án thứ i 
Eit : Chi phí vận doanh năm thứ t phương án thứ i 
c : Suất lợi ích chuẩn của đường sắt 
n : Số năm thời gian tính toán 
Nếu thời kỳ tính toán kết thúc, bộ phận phương án còn dư vốn cố định thì công thức 
tính toán tổng chi phí có thể điều chỉnh như sau: 
 Ki = 
 
n
i
n
yi
t
it
t
it
c
A
c
E
c
A
1 )1(
])1()1([ (4- 20) 
Trong công thức: 
 Ayi : Số vốn đầu tư cố định còn dư cuối kỳ tính toán của phương án thứ i 
Trong thực tế thiết kế đường sắt mới cũng như nâng cấp đường đang khai thác thường 
so sánh phương án theo phân kỳ vốn đầu tư hay nói cách khác vốn đầu tư được thực hiện ở 
các giai đoạn khác nhau. Ví dụ đầu tiên khai thác tuyến đơn với dầu máy diezel, đến năm 
thứ 5 lượng hàng vận chuyển tăng lên cần thiết xây dựng từng đoạn đường đôi, đến năm thứ 
15 xây dựng thành tuyến đường đôi. Nói chung, so sánh trong trường hợp này các phương 
án có thể khác nhau bởi số giai đoạn, sự thay đổi biện pháp thực hiện để tăng cường năng 
lực cho tuyến đường ở mỗi giai đoạn và thời điểm (năm thực hiện vốn đầu tư bổ sung) thay 
đổi mỗi giai đoạn làm việc của đường. Vì vậy khi so sánh những phương án như thế theo 
chỉ tiêu giá tiền cần tính tất cả chi phí đơn vị của chúng. 
Khi vốn đầu tư nhiều giai đoạn, tính hệ số qui đổi sẽ không chỉ chi phí khai thác hàng 
năm mà còn cả chi phí đầu tư xây dựng trong từng giai đoạn nhất định. 
Trong trường hợp này chi phí dẫn xuất được tính theo công thức: 
Kdx =   
tc tc
t
tc
t
tc C
E
C
A
1 1 )1()1(
 (4- 21) 
Khi tính vốn đầu tư thực hiện theo giai đoạn làm việc nào đó của đường thì đặc trưng 
thay đổi chi phí khai thác cho mỗi một giai đoạn sẽ khác nhau. Công thức này có dạng: 
Kdx = A0 +  
 m tc
t
t
tc
ti
m
tij
tc
ij
đ C
E
C
A
1
)(1
1 )1()1(
 (4- 22) 
Trong đó: A0 - Vốn đầu tư xây dựng ở giai đoạn đầu 
m- Số giai đoạn làm việc của đường 
m-1 - Số lần chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn tiếp theo. 
tij - Năm thay đổi giai đoạn làm việc của đường (năm bổ sung Aij) 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 178 
tđ: Năm bắt đầu khai thác đường ở một giai đoạn xác định. 
tc: Năm kết thúc làm việc ở giai đoạn này. (Cho giai đoạn cuối cùng nhưng hàng năm 
mà trước khi thực hiện so sánh phương án) 
So sánh phương án theo vốn đầu tư nhiều giai đoạn được thực hiện bằng cách xác định 
tổng chi phí đầu tư và khai thác được qui đổi về năm đầu tiên cho mỗi phương án so sánh, 
sẽ có một phương án trong các phương án đó có chi phí nhỏ nhất. 
Khi so sánh như trên, cần nhớ rằng tính chi phí dẫn xuất theo công thức (4-21), (4-22) 
vốn đầu tư cần thiết để thay đổi giai đoạn làm việc Aij quan hệ đến năm chuyển đổi giai 
đoạn làm việc. Thực tế, thực hiện một biện pháp nào đó để tăng cường năng lực đường, cần 
có khoảng thời gian nhất định để thực hiện thay thế hoặc đổi mới phương tiện . 
Vì vậy hiệu quả đẩy lùi vốn đầu tư được giảm một ít. Khi so sánh phương án phải tính 
đến điều này nên trong phương pháp luận xác định hiệu quả vốn đầu tư đã đưa ra: hệ số hiệu 
quả của vốn đầu tư nhiều giai đoạn lấy nhỏ hơn một ít so với hệ số tương tự của so sánh 
phương án với vốn đầu tư một giai đoạn. Do đó khi so sánh phương án vốn đầu tư nhiều 
giai đoạn Ctc được lấy bằng 0.08. 
Một cách hiển nhiên cần phải tính đến sự khác nhau của các giá trị chi phí khai thác, khi 
nghiên cứu các phương pháp lựa chọn các thông số kỹ thuật cơ bản, hay khi so sánh các 
phương án trong thiết kế. 
Theo mỗi một phương án, chi phí khai thác đường sắt có những giá trị hiển nhiên mà 
khác nhau cơ bản thì cần phải xác định đại lượng của các chi phí này ở tương lai và bổ sung 
hợp lý. 
Điều khó nhất là trong đa số trường hợp không có khả năng xác định một cách chính 
xác khối lượng hàng chuyên chở và chi phí khai thác tương ứng trong tương lai, nên việc 
tính toán nó phải được thực hiện một cách gần đúng. 
Trong trường hợp này, có thể tính chi phí khai thác trong tương lai như nhau (thường 
không thay đổi trong một thời gian) và bằng nhau ở năm cuối cùng. Để có được điều đó, 
cần có số liệu về lượng hàng chuyên chở. 
Khi tính theo công thức (7-53) được bổ sung thêm một số hạng như công thức dưới đây: 
Kdx = A0 + 


  
 cc
đ
t
t
t
tctc
cc
m tc
t
t
tc
i
m
t
tc
ij
CC
E
C
tE
C
A
11
1
1 )1(
11
)1(
)(
)1( (4- 23) 
Trong đó Ecc: Chi phí khai thác của năm cuối cùng mà lượng hàng chuyên chở ở giai 
đoạn làm việc cuối cùng đã được biết. 
Khi tiến hành so sánh phương án có vốn đầu tư nhiều giai đoạn tức là khi phân kỳ vốn 
đầu tư sẽ phát sinh ra những công việc phụ và những công việc "không tên" làm phức tạp 
thêm. Trong những điều kiện riêng biệt cần tính chuyển thiết bị được sử dụng trước đây ở 
con đường này (đoàn tàu này, kiến trúc tầng trên, thông tin, liên lạc) sang đối tượng khác để 
giảm chi phí mua sắm thiết bị mới. 
Khi so sánh phương án cần thiết tính chi phí liên quan tới sự khác nhau của thời gian 
tính chuyên chở hàng hoá, hiệu quả kinh tế do việc rút ngắn thời gian xây dựng v.v... 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 179 
5.3.2.4. Phương pháp tỷ suất lợi ích nội bộ của đầu tư chênh lệch. 
Là phương pháp so sánh kinh tế lấy tỷ suất lợi ích nội bộ của đầu tư chênh lệch làm chỉ 
tiêu đánh giá. 
Tỷ suất lợi ích nội bộ đầu tư chênh lệch là tỷ suất đổi ra giá trị hiện tại tổng giá trị hiện 
có số chênh lệch lưu lượng tiền mặt tĩnh năm của hai phương án bằng không, được trình bày 
theo công thức: 
 n
1
[(CI - CO)2t - (CI - CO)1t] (1 + FIRR)-1 = 0 (4- 24) 
Trong công thức: 
 CI : Tiền mặt đưa vào 
 CO : Tiền mặt đưa ra. 
(CI - CO)2t : Lưu lượng tiền mặt tĩnh của phương án đầu tư lớn tại năm thứ t. 
(CI-CO)1t: Lưu lượng tiền mặt tĩnh của phương án đầu tư nhỏ ở năm thứ t 
FIRR : Tỷ suất lợi ích nội bộ về tài vụ của chênh lệch đầu tư. 
n : Thời gian tính toán. 
Khi so sánh đứng trên góc độ kinh tế quốc dân: 
 n
1
[(B - C)2t - (B - C)1t] (1 + FIRR)-1 = 0 (4- 25) 
Trong công thức: 
 B : Lợi ích 
 C : Chi phí 
(B - C)2t : Lưu lượng hiệu ích tĩnh năm của phương án đầu tư lớn 
(B - C)1t : Lưu lượng hiêu ích tĩnh năm của phương án đầu tư nhỏ. 
 EIRR: Suất lợi ích nội bộ kinh tế của chênh lệch đầu tư. 
Khi so sánh phương án, có thể căn cứ công thức trên, tính tỷ suất lợi ích nội bộ của 
chênh lệch đầu tư và đem so với tỷ suất lợi ích nội bộ về tài vụ c (khi so sánh trên góc độ 
lợi ích xí nghiệp) hoặc suất xã hội s (khi so sánh đứng trên góc độ lợi ích kinh tế quốc dân) 
khi FIRR  c hoặc ERR  s thì phương án đầu tư lớn là ưu việt hơn, còn ngược lại, thì 
phương án đầu tư nhỏ là ưu việt hơn. 
Phương pháp này thích hợp khi so sánh 2 hoặc 3 phương án; khi phương án tương đối 
nhiều, để tránh việc so sánh từng đôi phương án một, làm tăng khối lượng công tác tính 
toán, có thể tiến hành so sánh phương pháp giá trị hiện tại tĩnh. 
5.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN 
Đánh giá tổng hợp các phương án tiến hành phân tích, chọn phương án hợp lý nhất trên 
cơ sở các chỉ tiêu đánh giá kinh tế kỹ thuật. 
Các loại chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dùng làm căn cứ đánh giá tổng hợp phương án bao 
gồm các chỉ tiêu đặc trưng kỹ thuật, đặc trưng vận doanh, số lượng công trình, quy mô công 
trình và các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế v.v... 
BÀI GIẢNG: THIẾT KẾ ĐƯỜNG SẮT 
THS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔ: ĐƯỜNG SẮT 180 
Khi đánh giá tổng hợp các phương án cần căn cứ tình hình khác biệt giữa các phương 
án, chọn hệ chỉ tiêu thích hợp rộng rãi, lập thành biểu để tiến hành xét chọn. 
Sau đây là thí dụ xây dựng đường sắt mới, lấy các chỉ tiêu thường dùng lập thành biểu. 
Các chỉ tiêu so sánh kinh tế kỹ thuật các phương án tuyến đường sắt xây dựng mới 
TT Chỉ tiêu Tên gọi Đơn vị Phương án I II 
1 Chiều dài tuyến thiết kế Chiều dài xây dựng/ chiều dài vận doanh Km 
2 Hệ số triển tuyến 
3 Tấn số kéo Tấn 
4 Thời gian chạy đi, về Khu gian hạn chế/ toàn tuyến Phút/h 
5 Năng lực thông qua Đôi tầu/ngđ 
6 Năng lực chuyên chở Triệutấn/ năm 
7 Độ dốc tối đa Dốc hạn chế/ dốc gia cường (cân bằng) ‰ 
8 Chiều dài đoạn dốc thiết kế độ dốc tối đa 
Dốc hạn chế/ dốc gia 
cường (cân bằng) Km 
9 Chiều cao khắc phục Chiều đi/ chiều về M 
10 Bán kính đường cong tối thiểu M 
11 Đoạn địa chất không tốt số đoạn/ tổng chiều dài Số đoạn/km 
12 Ga Ga trung gian Ga nhường tránh cái 
13 Khối lượng đào đắp Đắp/Đào 104m3 
14 Cầu Tổng số/ Tổng chiều dài Cái/m 
15 Cống Tổng số/ Tổng chiều dài Cái/m 
16 Hầm 
Tổng số/ Tổng chiều dài 
Trong đó:hầm dài, cái / 
tổng dài 
cái/m 
17 Lao động thi công ngày công 
18 Chiếm đụng đất 103m2 
19 Đầu tư Chỉ phí công trình tiền mua đầu máy toa xe Triệu đồng 
20 Giá thành Triệu đồng/km 
21 Chi phí vận doanh năm thiết kế Triệu đồng/km 
22 Chi phí công trình và vận doanh tính đổi năm 
Triệu đồng 
/ năm 
23 Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư năm thiết kế % 
24 Thời gian hoàn bồi vốn đầu tư chênh lệch năm 
25 Giá trị hiện tại tĩnh Triệu đồng 
26 Tỷ suất lợi ích nội bộ % 
 Kết luận: Phương án chọn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_duong_sat_nguyen_duc_tam.pdf
Ebook liên quan