Giáo trình Thiết kế tàu công trình

Tóm tắt Giáo trình Thiết kế tàu công trình: ...ét, ϕ - góc quay của điểm quang trục đứng. Chiều dầy lớp đất bị dao cắt trong quá trình này phụ thuộc vào vận tốc quay đầy phay và vận tốc tiến, tính theo công thức: φφ zn v t pz = Hình 2.35 Chiều dầy lớn nhất tz và góc quay ϕ phụ thuộc vào vận tốc ti...uyển cọc : 4 chiếc Sức kéo trên tang : 4T Vận tốc làm việc : 2 – 8 m/min Tời nâng giàn : 1 chiếc Sức nâng : 4T Vận tốc nâng : 7,7 m/min. D. Tời trên tàu năng suất 1000m3/h. Tời neo mũi : 1 Sức kéo lớn nhất : 4,5T Vận tốc làm việc : 0,15 – 4 m/min ...iều khiển từ xa. 105 Đóng hoặc mở hai nửa con tàu để nhận hàng và đổ hàng hoàn toàn do tự trọng của hàng và lực nổi Archimedes quyết định. Hình 8 minh họa nguyên tắc đóng mở hai nửa thân tàu nhờ trọng lượng tàu và lực Archimedes. Để kép kín hai thân...

pdf141 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thiết kế tàu công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
β4) = 1833,043 cm4 
- Môđun đàn hồi của vật liệu : E = 2,1 . 106 kG/cm2 
- Bán kính quán tính nhỏ nhất của tiết diện thanh : 
rmin = F
J = 5,56 cm 
- Độ mảnh của thanh: 
λ = L/ rmin = 583,5
610 = 109 . 
Từ bảng có thể chọn ϕ = 0,52 . 
Như vậy ta có : 
σ’ = 
F
S
.ϕ = 5881.52,0
256830 = 83,98 N/mm2 ≤ [σ ] = 160 N/mm2 
Trong đó : 
[σ ] = 160 N/mm2 (theo bảng 5-2[1 ]) 
Kiểm tra ổn định theo hướng dẫn trong sổ tay trang thiết bị tàu, lực giới hạn nén không 
được quá giới hạn: 
T
l
JEmPcr 518,45610
)10.83304,12(10.1,2.2,2.. 2
36
2 =×=≤ 
Giá trị lực giới hạn Pcr = 45,518T lớn hơn S0 nêu trên (256,830 kN ≈ 26,18T). Như vậy thanh 
cần cẩu đã chọn đảm bảo đủ kích thước để tránh mất ổn định. 
5. Lực căng trong dây cáp chằng : 
T’ = Q0 . αsin.21
2
H
L
H
L −⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛+ = 216590 N . 
Theo ΓOCT 2688-55, chọn loại cáp tiếp xúc đường ΛK-P 6x19 có đường kính cáp dc = 24 
mm , giới hạn bền σb = 1600 N/mm2 , lực kéo đứt Sđ = 255000N . 
Bố trí cẩu chữ A trên tàu được vẽ lại dưới đây. 
 122
Hình 5.25 Bố trí cẩu chữ A, sức nâng 10T. 
 123
Chương 6 
ĐỐC NỔI 
Đốc nổi trong tài liệu này được hiểu là phương tiện nổi làm nhiệm vụ nâng hạ tàu từ nước, 
phục vụ công việc sửa chữa tàu. Cấu hình dốc nổi thông dụng được giới thiệu tại hình 6.1. 
Hình 6.1 Đốc nổi tiêu biểu 
Tại hình 6.1 các ký hiệu mang ý nghĩa: 1 – boong trên, 2 – boong an toàn, 3 – dãy nề trung 
tâm, 4- các nề hông, 5 – thiết bị chèn, 6 – lối đi lại giữa hai tháp, 7 – két ballast, 8 – két ballast 
giữa. 
Đốc nổi 
Từ hình 1 có thể thấy rõ, kết cấu chính của đốc nổi bao gồm phao chính, gọi là pon ton 
chính, làm chỗ chứa tàu hoặc các phương tiện khác cần sửa chữa, hai tháp hai bên, dựng trên pon 
ton chính hoặc các mạn kép thay tháp. 
Boong trên (topdeck) nằm ở vị trí cao nhất, trên tháp. Trên boong này thường bố trí các thiết 
bị neo, buộc đốc, các thiết bị đưa dẫn tàu vào và ra đốc, buồng điều khiển, các buồng công cộng. 
Hệ thống thiết bị bốc dỡ đặt trên boong trên. 
Boong an toàn chế tạo dưới dạng boong liên tục, kín nước. 
Boong công tác hay cụ thể hơn boong của pon ton nơi sẽ chứa tàu hoặc các phương tiện thủy 
khác trong thời gian sửa chữa phương tiện đó. 
 124
Trong các tháp chúng ta còn bố trí boong sinh hoạt. Boong sinh hoạt có thể trùng với boong 
an toàn nếu điều kiện bắt buộc. Tại boong này bố trí các buồng sinh hoạt cho đoàn thủy thủ thủ và 
khách, các buồng công cộng, nếu có thể. 
Hình 6.2 Đốc nổi 
 125
Ngoài đốc liền như chúng ta vừa làm quen, họ hàng nhà đốc nổi còn có đốc ghép làm từ 
nhiều phân đoạn. Đốc ghép có thể chế tạo theo nhiều dạng. Đốc được hình thành khi ghép nhiều 
phân đoạn với nhau có sức nâng khá lớn. Phân đoạn trong trường hợp này không có tính độc lập. 
Trong thức tế, người ta có thể ghép những phân đoạn đốc độc lập để tạo đốc lớn hơn. Trường hợp 
kể sau, trong thực tế là tập học các đốc nhỏ để thành tập đoàn đủ mạnh. 
Hình 6.2 giới thiệu tập họp đốc gồm ba thành phần hay ba phân đoạn độc lập. 
Hình 6.3 
Hình 6.3 giới thiệu hình ảnh ghép đốc của năm phân đoạn, trong đó các phân đoạn 1, 2, 3 
đóng vai trò các ponton rời, hai phân đoạn còn lại là hai tháp được chế tạo liền, đủ dài bằng chiều 
dài của ba pon toon. 
Hình 6.4 
Một trong những đốc ghép thực hiện tại USA từ 1945 có đặc trưng sau. 
Số phân đoạn 10 
Sức nâng tổng cộng 100.000 T 
Sức nâng mỗi phân đoạn 10.000 T 
Chiều dài phân đoạn 73m 
Chiều rộng phân đoạn 25m 
 126
Chiều cao pon ton 7m 
Chiều dài đốc sau lắp 250 m 
Chiều rộng 42,5m 
Chiều cao tháp, trên sàn pon ton 18 m 
Đoàn thủy thủ 780 người 
Hình vẽ miêu tả đốc ghép sức nâng 100.000 T được trình bày tại hình 6.4. 
Hình 6.5 
Một vài phương án bố trí đốc nổi không bình thường được giới thiệu dưới đây. 
Đốc nổi một mạn, hay một tháp được dùng như đốc vận chuyển. Đốc dạng không tháp 
được dùng như pon ton vận tải, còn được gọi là “đốc – pon ton”. Một vài cách giữ đốc tại vị trí làm 
việc của đốc một tháp được giới thiệu tại hình 6.5. 
Hinh 6.7 
Xác định kích thước đốc nổi 
Hình 6.6 
 127
Kích thước chính của đốc nổi được xác định theo ba dạng: kích thước phủ bì (kích thước lớn 
nhất), kích thước bên ngoài, kích thước làm việc. 
Kích thước phủ bì gồm: 
Chiều dài lớn nhất Lmax, đo từ điểm xa nhất phía mũi đến điểm xa nhất sau lái. Cần nói rõ 
thêm, khái niệm mũi và lái trên nhiều đốc nổi có thể đổi chỗ cho nhau. 
Chiều rộng lớn nhất, Bmax, đo tại mặt cắt ngang đốc, từ hai vị trí xa nhất từ hai mạn. 
Chiều cao lớn nhất, Hmax, đo từ mặt cơ bản đến điểm cao nhất của kết cấu đốc. 
Kích thước bên ngoài được hiểu như sau: 
Chiều dài toàn bộ của đốc L, đo tại boong trên pon ton, cụ thể hơn đo từ mép sau đến mép 
trước ponton. 
Chiều rộng toàn bộ đốc B, đo giữa hai thành mạn pon ton. 
Chiều cao đốc H, đo từ mặt cơ bản đến topdeck. 
Chiều chìm đốc T, đo từ đường cơ bản đến đường nước thiết kế. 
Kích thước làm việc: 
Chiều dài làm việc LD, đo tại pon ton , trong phạm vi bố trí các nề kê tàu. Trong thức tế với 
các đốc liền, chiều dài làm việc này được nhận bằng chiều dài L nêu trên. 
Chiều rộng BD đo trong lòng giữa thành trong hai tháp hoặc giữa hai bị kết cấu trên thành 
trong hạn chế . Chiều rộng này mang tên gọi thực tế là chiều rộng lọt lòng. 
Chiều cao giới hạn của cột nước , tính từ mép trên nề chính, ký hiệu hmax. 
Chiều chìm đốc trong trạng thái không tải T0. 
Chiều chìm đốc trong trạng thái có tàu trong đốc, lượng dự trử đầy theo thiết kế TP, tương 
ứng cách gọi chiều chìm tàu đầy tải khi xem xét tàu vận tải. 
Ký hiệu các kích thước chính đốc trình bày tại hình 6.6 
 128
Hình 6.8 Kích thước chính của đốc nổi 
 Hình 6.9 
 129
 Hình 6.10 Các dốc nổi 
Kích thước làm việc của đốc nổi phải đảm bảo để chưa được và đủ khả năng nâng được tàu 
hoặc một số tàu dự tính. Sử dụng các ký hiệu giành cho kích thước phủ bì của tàu hoặc nhóm tàu 
đặt trong đốc theo cách sau: 
Ls – chiều dài lớn nhất của tàu lên đốc, 
Bs – chiều rộng lớn nhất của tàu, 
Ts - chiều chìm tàu, 
Ds - trọng lượng của tàu lên đốc 
Chúng ta sẽ xác định kích thước của đốc theo công thức thực tế. 
Chiều dài LD. 
Chiều dài đốc phải đủ để bố trí tàu chiều dài Ls đang đề cập. Công thức kinh nghiệm xác 
định LD mang dạng: 
LD = k.Ls 
Hệ số k nên nhận bé nhất trong điều kiện có thể nhằm giảm vật tư, thiết bị và theo đó giá 
thành sản xuất đốc. Mặt khác chiều dài đốc cần đủ, chiều dài của dãy nề kê tàu phải đủ nhằm 
giảm áp lực lên nề (và vỏ tàu), tránh hư hỏng tàu trong thời gian lên đốc. Dung hòa hai ý kiến trên 
có thể chọn k = 0,8 ÷ 0,9 
Chiều rộng BD 
Thông lệ chiều rộng đốc được tính bằng khoảng cách còn lại hay còn gọi khoảng cách lọt 
lòng giữa hai thành trong của hai tháp, sau khi trừ đi chiều rộng của hai chống va đặt tại thành 
trong. Chiều rộng này cho phép đặt tàu lọt hẵn trong lòng đốc, đồng thời đảm bảo khe hở đủ lớn 
giữa mạn tàu và mạn tháp. Trường hợp vài tàu đặt dọc và song song trong đốc cần tạo khe hở giữa 
hai tàu lân cận, khe hở đó không nhỏ hơn 1,5 – 2m. 
BD = Bs + 2bCC + (3 ÷ 4 ), (m) 
 130
Trong đó bCC – chiều rộng con lươn (chạch) hay còn gọi chống va. 
Trường hợp đặt hai tàu song song trong đốc, công thức cuối được hiểu theo cách sau: 
BD = 2Bs + 2bCC + (4,5 ÷ 6 ), (m) 
Chiều chìm tháp đốc tính từ mặt boong công tác hmax 
Chiều chìm này phải lớn, trong đó bao gồm chiều cao nề kê tàu, khe hở tối thiểu giữa tàu 
đáy vào độc và mặt trên của nề. Thông lệ, khe hở này không bé hơn 200 – 300 mm. Chiều cao nề 
kê tàu hn khoảng 1,2m. Chiều chìm đốc trong trạng thái chìm lớn nhất phải là: 
hmax + hn = Ts + hn + (0,2 ÷ 0,3) , (m) 
Kích thước bên ngoài 
Chiều dài đốc trong thực tế còn được tính cả hai cầu dẫn, bố trí tại hai đầu đốc. Chiều dài 
cầu dẫn con-son chọn bằng chiều dài phần nhô ra của thân tàu lên đốc. Từ phép thống kê có thể 
thấy, chiều dài này khoảng 5% chiều dài đốc LD. Trong thực tế người ta không chế tạo cầu dẫn, 
liên kết con-son với đốc dài quá 10m. 
Chiều rộng bên ngoài xác định theo công thức kinh nghiệm: 
B = BD + 2bTH 
Trong đó bTH - chiều rộng tháp, đo tại mặt boong công tác. 
Chiều rộng tháp xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định đốc trong trạng thái chìm quá boong 
công tác, đảm bảo sức nổi và an toàn của đốc khi đánh chìm và khi nổi. Chiều rộng này phải đủ độ 
lớn nhằm tạo thuận lợi cho bố trí các buồng sinh hoạt, buồng làm việc, phương tiện máy móc, thiết 
bị trong tháp. 
Chiều cao tháp tính từ boong công tác tính theo công thức: 
HTH = Ts + hn + Fb 
Trong đó Fb - chiều cao mạn khô. Giá trị của Fb nên nhận khoảng 1,2 – 1,5 m theo kinh 
nghiệm. 
Cần nói rõ hơn, chiều cao mạn khô đốc không khác chiều cao mạn khô tàu thủy, tính theo 
công ước quốc tế về Load line. Theo gợi ý nhiều chuyên gia, đốc ngắn dưới 70m có thể nhận Fb = 
0,6m. 
Chiều cao ponton xác định đồng thời với chiều rộng đốc nhằm đảm bảo sức nổi pon ton: 
P
B
sD
P fbCBL
DD
H ++=
..
trong đó HP – chiều cao ponton, DD - trọng lượng đốc nổi cùng trang thiết bị trên đó, L, B – 
chiều dài, chiều rộng đốc, CB - hệ số béo thể tích của ponton , fbP – chiều cao mạn khô bản thân 
ponton như phương tiện thủy. 
 131
Trong thành phần trọng lượng đốc cần tính đến lượng nước dằn không thể tháo ra ngoài khi 
bơm. Chiều dày lớp nước nằm tại đáy ponton nên nhận bằng 200 – 300 mm. Với đốc ghép từ các 
phân đoạn, lượng nước đọng lại trong đốc chiếm khoảng 0,1 – 0,2Ds. 
Chiều cao mạn khô của ponton nên nhận 300 mm. 
Chiều chìm thực tế của đốc gồm chiều cao pon ton cùng với chiều cao tháp HTH vừa đề cập: 
T = HP + HTH 
Phương trình trọng lượng xác định DD có dạng: 
DD = GH + GS + GEQ + GE + GRE + GB 
trong đó: GH - trọng lượng vỏ thép, 
GS - trọng lượng các hệ thống tàu, khoảng 5% GH 
GEQ – trọng lượng trang thiết bị, chiếm chừng7 – 9% GH 
GE - trọng lượng thiết bị năng lượng, chiếm chứng 10 – 15% GH 
GRE - dự trữ 
GB - trọng lượng ballast 
 Hình 6.11 Tư thế tàu trong đốc 
 132
 Hình 6.12 Đốc nổi sản xuất tại Việt Nam 
Tính nổi đốc 
Cấu hình đốc đã chỉ rõ, phần dưới của đốc luôn mang dạng ponton, diện tích mặt đường 
nước xấp xỉ LxB. Trên ponton sẽ là tháp đốc. Chiều dài tháp thường không khác so với chiều dài 
ponton song chiều rộng tháp nhỏ hơn nhiều lần nếu so với chiều rộng đốc. Từ mặt boong công tác 
trở lên thân đốc trở thành phần của tàu hai thân. Cấu hình này quyết định các đặc tính thủy tĩnh 
của đốc. Các đường tính nổi này trong khoảng chiều cao từ từ đáy đốc đến mặt boong công tác 
không khác hệ đường cong dùng cho tàu một thân dạng ponton. Tại đây các đường cong có điểm 
gãy để rồi tiếp tục phát triển lên cao cho đặc tính tàu hai thân. 
Các đường cong miêu tả thể tích phần chìm của đốc nổi được trình bày tại hình 7 dưới đây. 
Trên đồ thị đường 1 chỉ toàn bộ thể tích phần chìm của đốc, đường 2 – thể tích các két trong tháp 
(mạn kép), 3 – thể tích các két giữa, 4 - chiều cao tâm nổi, tính trên mặt cơ bản, momen quán tính 
ngang mặt đường nước , 6 – momen quán tính dọc mặt đường nước. 
Từ đồ thi tiến hành xác định dung tích các két ballast trong mạn đôi, trong đáy ponton. Khi 
thiết kế đốc nổi, dung tích các két vừa nêu tính theo công thức: 
V = μVLT 
Trong đó VLT - thể tích lý thuyết biểu diễn trên đồ thị, μ - hệ số chứa ballast. Hệ số này 
được chuẩn bị nhằm dự phòng các trường hợp trong các két có các túi khí không thoát khi xả khí, 
những tổn thất dung tích do các tấm tôn boong, tôn đáy bị lõm. Hệ số này nên nhận 0,97 trong thiết 
kế. 
 133
Dươí boong an toàn cần dự trù gối khí đủ chiều cao, khoảng 100 mm, để tránh va đập thủy 
lực khi nước gần đến boong này. 
 Hình 6.13 
Hình 6.14 Đồ thị đánh chìm đốc 
Từ các đường tính nổi tiến hành xây dựng đồ thị đánh chìm đốc, hình 8. Trên đồ thị dạng 
này sẽ sử dụng các đường 1, 2 vừa có để lập hệ đồ thị đánh chìm đốc không chứa tàu. Đường 
cong thể tích phần chìm tàu nằm trong đốc được tính riêng trước khi đưa vào đồ thị của hệ thống 
đốc-tàu, đường 3. Đường số 4 trên đồ thị là lượng ballast của đốc cần thiết khi nâng hạ đốc cùng 
tàu. 
 134
Trên cùng đồ thị cần xây dựng các đường mức cho các mớn nước đặc trưng. Đường 8 – mép 
trên pon ton, 5 – chiều chìm giới hạn của đốc. Đường 7 – boong an toàn, 9 – vị trí cao nhất của vát 
hông. 
Vùng gạch chéo trên đồ thị hình 8 tỷ lệ với công của các bơm khi bơm nước ra. Khi nâng 
đốc cùng tàu kê trong đó, công các bơm tính bằng tấn-met dùng trong việc đẩy ballast ra khỏi đốc 
sẽ là: 
Q = γ.V.h 
trong đó γ - trọng lượng riêng của ballast, T/m3, 
V - lượng nước, tính bằng m3, của khối nước phải bơm ra, 
H – chiều cao cột áp, m cn. 
Công suất động cơ điện cần cho các bơm: 
t
QP
BEηη.75
10. 3= , (HP) 
trong đó: ηE - hiệu suất động cơ điện, ηB - hiệu suất bơm, t – thời gian bơm, tính bằng giây. 
Kết cấu thân đốc 
Hệ thống kết cấu 
Đốc nổi như các phương tiện nổi khác có kết cấu theo một trong ba hệ thống: ệ thống ngang, 
hệ thống dọc và hệ thống ngang kết hợp dọc. Trong hệ thống ngang, khoảng sườn được chọn không 
quá 1000mm. 
Kết cấu trong lòng tháp và cả trong lòng pon ton thường thuộc dạng khung thép, người Anh 
gọi là truss frame. Hình 9 giới thiệu mặt cắt ngang đốc kết cấu hàn , sức nâng 2100 T. 
Chọn hệ thống kết cấu đốc có thể trên các cơ sở sau: 
(a) Các tháp cùng các boong trên đó kết cấu theo hệ thống dọc luôn luôn có lý. 
(b) Nếu xác định được chế độ làm việc chiếm ưu thế của độc thuộc dạng boong trên luôn chịu 
nén, đáy ponton luôn chịu kéo, nên chọn hệ thống kết cấu ngang cho đốc. 
(c) Trường hợp ngược lại với (b), có nghĩa đáy luôn bị nén, topdeck bị kéo, ponton nên kết cấu 
theo hệ thống dọc. Nói cách khác đốc cần được thiết kế theo hệ thống dọc. 
(d) Nếu chiều cao ponton không lớn, boong công tác chịu nén phần lớn thời gian, nhất thiết phải 
đặt hệ thống nẹp dọc boong công tác còn hệ thống ngang của pon ton phải được giữ nguyên, đảm 
bảo độ bền cục bộ. 
Hình 6.10 trình bày mặt cắt ngang đốc nổi kết cấu theo hệ thống ngang. 
 135
Hình 6.15 
Hinh 6.16 
 136
Hình 6.17 
Hình 6.17 trình bày mặt cắt ngang đốc nổi kết cấu theo hệ thống dọc. 
Kết cấu tháp và pontoon 
Trong hầu hết các đốc, kết cấu trong lòng tháp mang dạng khung có thanh giằng. Những ví 
dụ tại các hình từ 6.9 đến 6.12 đã trình bày ý vừa nêu. 
Trong rất nhiều trường hợp thành trong của tháp được đặt chân nghiêng với góc nhất định. 
Điều cần lưu ý, độ giãn của chân vách không chiếm khoảng lớn không gian trên boong công tác. 
Chân nghiêng có tác dụng rất lớn trong việc giảm tập trung ứng suất tại vị trí khó tránh này. 
Thay vì khung với những thanh giằng, trong thực tế người ta có thể chế tạo các đà hở thay 
vào hệ thống khung tại mỗi sườn. Trong những đốc cỡ nhỏ, tại mỗi sườn pon ton – đáy tàu người 
ta bố trí đà ngang thay cho kết cấu khung. 
Mối nối giữa tháp với ponton được tiến hành như cách nối thượng tầng tàu với boong chính. 
Kết cấu cầu dẫn 
Cầu dẫn được nối với ponton qua mối nối cứng nhằm tạo “ngàm” cho tấm con-son. Thông 
lệ cầu dẫn được thiết kế như khung dầm thép, mặt cắt dọc hình nêm. Khu vực tiếp giáp ponton 
chiều cao của dầm cầu đủ lớn, càng ra xa chiều cao thu hẹp dần. Tấm lát cầu dẫn có thể làm từ gỗ 
hoặc kim loại. 
Tải trọng tính toán áp đặt lên mặt kết cấu này được nhận 0,5 m cột nước. 
 137
Trong trường hợp cần di chuyển đốc bằng đường biển, người ta cắt rời hai cầu dẫn và đặt 
trên boong công tác. Điều này chỉ ra rằng, kết cấu cầu dẫn là kết cấu vững bền, trên danh nghĩa cố 
định song khi cần kết cấu đó vẫn có thể chuyển sang kết cấu “di động” tạm thời. 
Hình 6.13 trang saqu giới thiệu kết cấu cầu dẫn hai đầu đốc nổi với tấm lát bằng gỗ. Trên 
hình 6.14 các tấm lát được thay từ gỗ sang thép tấm. 
Tấm ngăn sóng 
Tấm chắn sóng, gọi đúng tên là thiết bị làm vỡ sóng (wave breaker) cần thiết cho việc ngăn 
trở tác hại sóng gây ra trên đốc. Các tấm chắn sóng được bố trí trên boong công tác, cách mép đầu 
và cuối chừng 5 – 7m. Chiều cao các tấm 1,1 – 1,2 m. Các lỗ khóet trên các tấm này cho phép hệ 
thống dây buộc tàu, dây xích neo vv đi qua để không làm trở ngại mọi thao tác thường lệ. Các 
tấm này phục vụ việc ngăn sóng khi di chuyển đốc bằng đường biển. 
Hình 6.15 giới thiệu kết cấu wave breaker đặt trên đốc trong thời gian di chuyển bằng đường 
biển. 
Hình 6.18 
 138
Hình 6.19 
Đường ray cần cẩu 
Bố trí đường ray cho cẩu di động gần như điều khó tránh. Trong trường hợp bắt buộc này 
cần bố trí theo đúng qui định giành cho các thiết bị nâng hạ. 
Hình 6.16 giới thiệu các phương án lắp ray trên topdeck. Hình 6.17 trình bày cơ cấu chặn 
bánh xe lăn chân cẩu. 
Hình 6.16 
 139
Hình 6.17 
Lối đi trên tháp đốc 
Kết cấu đặc biệt này giành cho các đốc nổi cỡ trung trở lên. Với các tháp cao 5 – 7m cần 
có một hành lang đi lại tại mỗi mạn. Tháp cao hơn, cụ thể 7 – 12 m có hai hành lang. Kết cấu đặc 
trưng lối đi này được giới thiệu tại hình 6.18. 
Kết cấu này trong thực tế được chế tạo theo hai kiểu khác nhau. Kết cấu cố định gắn chặt 
với tháp đốc, kết cấu lắp ghép cho phép tháo “hành lang” khi di dời. Dạng thứ hai có thể bố trí ra 
ngoài mạn như một “xích đông” , thông qua khớp bản lề, hình 19. 
Chiều rộng lối đi 600 – 900 mm. Tấm lát có thể bằng gỗ hoặc tấm kim loại. 
Tải trọng tính toán áp đặt lên kết cấu dạng này 0,5 m cột nước. 
Hình 6.18 
 140
Chống va 
Kết cấu chống va dùng trên đốc nổi về cơ bả không khác các thiết bị chống va chúng ta đã 
dùng trên tàu thủy. Chống va (con lươn, con chạch) có thể làm bằng kim loại hoặc gỗ. Kích thước 
dễ chấp nhận con chạch 200x220 (mm). 
Hình ảnh minh họa kết cấu chống va trên đốc nổi được trình bày tại hình 6.20. 
Hình 6.19. 
 141
Hình 6.20 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_tau_cong_trinh.pdf