Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề trồng bầu, bí, dưa chuột

Tóm tắt Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề trồng bầu, bí, dưa chuột: ...ản phẩm sẽ giúp những khách hàng trong một khúc thị trường sẽ có sự đồng nhất (tương đối giống nhau) về nhu cầu hoặc ước muốn hoặc có những phản ứng giống nhau trước 20 những kích thích marketing. Việc phân khúc như vậy cũng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm bầu, bí, dưa c...t lớn từ các nhà sản xuất hay các nhà cung ứng và tiến hành bán, phân phối cho các nhà bán lẻ hay nhà xuất khẩu. - Nhà bán lẻ: là các nhà buôn nhỏ, mua các loại sản phẩm trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc người bán buôn và đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng. - Đại lý và môi giới: là những...hách hàng do dự: - Dò hỏi để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng do dự. - Sau khi bạn đã nắm được cụ thể rằng sự ngờ vực của khách hàng là do một đặc điểm của sản phẩm hay một lợi ích cho khách hàng. - Bạn tỏ cho khách hàng biết rằng bạn hiểu rõ sự ngờ vực của khách hàng là do đâu. - ...

pdf50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề trồng bầu, bí, dưa chuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng về những nhu cầu của khách hàng dẫn 
đến sự quan tâm về tính chất sản phẩm, lợi ích của sản phẩm (giải pháp). 
- Bạn tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng. 
- Bạn mô tả những tính chất, đặc điểm hay lợi ích nào của sản phẩm (giải 
pháp) của bạn sẽ đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng quan tâm. 
- Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã hết hiểu nhầm hay chưa. 
2.6.3. Vướng một điểm yếu của sản phẩm (giải pháp). 
- Dò hỏi để tìm hiểu điểm vướng của khách hàng đối với sản phẩm (giải 
pháp) 
- Bạn đã hiểu rõ khách hàng không hài lòng về một tính chất, đặc điểm 
của sản phẩm hay một lợi ích không đủ sức thuyết phục. 
- Bạn bày tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ sự không hài lòng nầy của 
khách hàng. 
- Bạn chuyển hướng sự chú ý của khách hàng sang những đặc điểm, tính 
chất quan trọng hơn của sản phẩm, những lợi ích lớn lao hơn bằng những 
chứng cứ cụ thể. 
- Chứng tỏ cho khách hàng thấy những điểm mạnh nầy của sản phẩm 
(giải pháp) có ý nghĩa, có giá trị lớn hơn nhiều điểm yếu mà khách hàng quan 
tâm. 
- Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã chấp nhận hay chưa 
 35 
3. Kỹ năng bán hàng. 
Marketing là phương thức kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của các doanh 
nghiệp thông qua việc cung ứng vượt mức về các yêu cầu của khách hàng và 
thực hiện tốt việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hơn là chạy theo các 
phương thức cạnh tranh. 
Chức năng của marketing trong kinh doanh bầu, bí, dưa chuột: 
- Cung cấp, hấp dẫn, thu hút và thỏa mãn tốt mọi nhu cầu của khách hàng 
tiêu dùng bầu, bí, dưa chuột ở mọi thị trường trong và ngoài nước. 
- Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng cuối cùng về các loại sản phẩm 
Theo chức năng trên thì các dòng chảy trên kênh phân phối gồm có các 
dòng chủ yếu sau: dòng vận động sản phẩm và dịch vụ, dòng chuyển quyền sở 
hữu, dòng thanh toán, dòng thông tin và dòng xúc tiến. 
Các bước trong marketing sản phẩm bầu, bí, dưa chuột: 
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Các mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh 
bầu, bí, dưa chuột phải cụ thể, có thể đo lường được và phải thống nhất theo 
định hướng chiến lược. Mục tiêu trong sản xuất kinh doanh bầu, bí, dưa chuột 
có thể là: 
+ Tồn tại lâu dài 
+ Tối đa các loại sản phẩm lợi nhuận 
+ Thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường mục tiêu 
+ Dẫn dắt về chất lượng sản phẩm 
+ Thu hồi vốn nhanh 
- Đưa ra được chiến lược thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu 
Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần làm rõ các vấn đề: 
+ Loại sản phẩm nào sẽ được bán để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 
+ Phương thức thỏa mãn đó là gì 
+ Quy mô tiềm năng của thị trường 
+ Khả năng tiêu thụ và lợi nhuận 
+ Mức độ phù hợp giữa yêu cầu khách hàng và khả năng thỏa mãn nhu cầu 
đó. 
- Đưa ra chiến lược về các loại sản phẩm bầu, bí, dưa chuột 
- Đưa ra chiến lược về giá cả các loại sản phẩm 
- Lựa chọn hình thức giao dịch: 
Bán lẻ: 
 36 
Sản xuất bầu, bí, dưa chuột ở quy mô nông hộ là sản xuất hàng hóa quy 
mô nhỏ, nếu sản lượng sản phẩm ít hoặc trang trại, doanh nghiệp có đủ các điều 
kiện và nguồn lực để phân phối trực tiếp tới tận người tiêu dùng để không phải 
tốn các chi phí qua các khâu trung gian và tăng thêm thu nhập thì nên tiến hành 
theo hình thức này. Tuy nhiên, chi phí cho vận chuyển hầu như rất ít nhưng chi 
phí cho bán hàng lại cao. Vì vậy trong việc bán lẻ cần phải cân nhắc kỹ về lợi 
nhuận do bán lẻ tăng lên có đủ bù đắp cho chi phí tự vận chuyển và bán hàng 
hay không. 
Kỹ năng bán hàng phù hợp với bán lẻ: 
+ Kỹ năng giao tiếp 
+ Thuyết phục bán các lợi ích của sản phẩm 
+ Hướng dẫn dùng sản phẩm 
+ Xử lý những lời phàn nàn của khách hàng 
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề. 
Bán buôn: 
Đối với các hộ sản xuất lớn, các trang trại,... sản lượng sản phẩm thu 
hoạch lớn, không đủ nguồn nhân lực để phân phối sản phẩm tới người tiêu 
dùng thì nên áp dụng hình thức bán buôn và ký hợp đồng, có thể là hợp đồng 
ngắn hạn hay dài hạn dưới nhiều hình thức như: hợp đồng bao tiêu sản phẩm 
không có sự ứng trước về vật tư sản xuất, hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản 
phẩm 
4. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng 
Các chương trình chăm sóc khách hàng: 
- Dịch vụ bảo hành, chăm sóc. 
- Dịch vụ kỹ thuật: cung cấp giống, phương pháp chăm sóc cây, phân 
bón, giá thể, chậu,. 
- Xử lý khiếu nại của khách hàng. 
- Đo lường thoả mãn của khách hàng. 
- Các dịch vụ tư vấn hướng dẫn chăm sóc và sử dụng sản phẩm. 
- Tổ chức hội nghị khách hàng. 
- Chương trình gởi quà, thiệp chúc mừng (duy trì quan hệ). 
- Tham gia vào các công tác từ thiện để tạo thiện cảm. 
Ý nghĩa của việc chăm sóc khách hàng: 
- Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đến khách hàng 
- Thể hiện trách nhiệm với sản phẩm đã cung cấp 
- Mong muốn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa. 
 37 
- Mong muốn thoả mãn khách hàng hơn nữa thông qua việc cải tiến chất 
lượng sản phẩm 
- Nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng 
- Tạo niềm tin nơi khách hàng 
- Giúp khách hàng chăm sóc và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả 
nhất 
- Duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại/tiềm năng. 
- Mong muốn có sự thừa nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 
Nguyên tắc của chăm sóc khách hàng: 
1. Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sản phẩm. 
2. Hướng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh vào khách hàng 
3. Thường xuyên đo lường sự thỏa mãn của khách hàng 
4. Cải tiến liên tục sản phẩm 
5. Xây dựng các chiến lược thỏa mãn khách hàng 
Các mong muốn và kỳ vọng của khách hàng: 
- Khách hàng muốn được báo mau lẹ 
- Khách hàng muốn tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết 
- Khách hàng muốn chắc chắn về sự lành nghề của nhân viên trong xử lý 
khiếu nại 
- Khiếu nại phải được xử lý một cách nhã nhặn 
- Nhân viên phải dễ gần và luôn sẵn sàng giúp đỡ 
- Khách hàng muốn biết về khoảng thời gian trung bình để giải quyết 
khiếu nại. 
- Khách hàng muốn được quan tâm, được lắng nghe. 
Các lý do cần phải đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: 
- Để biết về sự tiếp nhận của khách hàng 
- Để xác định nhu cầu, mong muốn, yêu cầu và mong đợi của khách 
hàng 
- Để khắc phục sự khác biệt 
- Để biết được tổ chức mong chờ điều gì khi nâng cao chất lượng dịch vụ 
và sự thoả mãn của khách hàng 
- Để biết công việc diễn ra như thế nào và sẽ đi theo hướng nào 
- Để nắm bắt cơ hội trên thị trường kinh doanh, nhanh chóng tập hợp 
công nghệ tốt nhất để đưa ra được giải pháp thực tiễn 
 38 
- Bởi vì nâng cao hiệu quả công việc sẽ tăng lợi nhuận 
Những lợi ích khi đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: 
- Tạo cảm giác lập thành tích và hoàn thành công việc, do đó sẽ phục vụ 
tốt hơn 
- Đưa ra tiêu chuẩn thực hiện cơ bản và tiêu chuẩn hoàn hảo để mọi 
người phải phấn đấu 
- Phản hồi ngay lại cho người thực hiện 
- Chỉ ra việc cần làm để nâng cao chất lượng và sự thoả mãn của khách 
hàng cũng như cách thức phải thực hiện 
- Huy động mọi người thực hiện 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
Bài tập 1: Đóng kịch bán sản phẩm bầu, bí, dưa chuột 
- Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các 
nhóm lên diễn kịch bản 
 39 
Bài 5: HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ 
Mã bài: M05 - 05 
Mục tiêu : 
 - Xác định được các khoản thu chi phí cho sản phẩm bầu, bí, dưa chuột; 
 - Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất; 
 - Tính toán được chi phí và phân tích được hiệu quả của hoạt động sản 
xuất kinh doanh; 
A. Nội dung 
1. Nhận dạng doanh thu và chi phí 
1.1. Chi phí 
 Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm bầu, bí, dưa chuột phục vụ 
cho thị trường yếu tố trước tiên mà người dân trồng bầu, bí, dưa chuột cần phải 
có đó là các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia 
chi phí thành các dạng như sau: 
 - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô 
sản xuất như các chi phí về: 
 + Vật liệu : giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 
 + Công lao động 
 + Tài sản 
 Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại sản phẩm được 
sản xuất ra. 
 - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản 
xuất hay doanh thu như: 
 + Chi phí quản lý, 
 + Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, khấu hao máy móc, nhà lưới, nhà che 
phủ.... 
 - Tổng chi phí : Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một 
mức sản xuất một loại sản phẩm cụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức: 
 Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 
1.2. Doanh thu 
 Trong trường hợp vườn sản xuất đa dạng các mặt hàng để phục vụ nhu 
cầu thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại sản 
phẩm. 
 40 
 Doanh thu dự kiến = Sản lượng dự kiến x giá bán dự kiến 
 Việc ước đoán sản lượng và giá cả của các loại sản phẩm phải căn cứ vào 
rất nhiều thông tin từ: 
+ Thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường, 
+ Nhu cầu của người tiêu dùng.... 
+ Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán năng suất và sản lượng của các 
loại rau cho năm tới dựa trên số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá 
khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. 
 - Đó là các cơ sở để ước đoán sản lượng rau của mùa vụ tới sẽ hợp lý 
hơn. 
- Còn đối với giá cả thì chúng ta không thể căn cứ hoàn toàn vào yếu tố 
bên ngoài được, nếu làm như vậy chúng ta rất bị động trong sản xuất kinh 
doanh. Do vậy, khi xác định giá cả cho các loại rau chúng ta nên căn cứ vào: 
+ Các loại chi phí đầu vào 
+ Và một số mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để xác định 
cho phù hợp. 
2. Lợi nhuận. 
 - Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bầu, bí, 
dưa chuột mang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. 
- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua 
lỗ, 
- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có 
hiệu quả và đã bắt đầu có lời. 
Lợi nhuận được tính theo công thức 
 Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí 
 + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát 
triển của hầu hết các doanh nghiệp. 
+ Để cung ứng các loại sản phẩm bầu, bí, dưa chuột cho thị trường, các 
nhà sản xuất kinh doanh phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong 
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp 
nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. 
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi 
nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu 
tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. 
+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi 
nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. 
 41 
3. Tính doanh thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất 
3.1. Tính chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh 
 a. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định: 
 + Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm 
khác nhau nhưng liên quan đến nhau 
 - Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất 
kinh doanh để tạo ra thu nhập cho người trồng bầu, bí, dưa chuột. 
 - Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suất thời 
gian sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản 
trong năm mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều 
năm mà phải lấy giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian 
sử dụng đó gọi là khấu hao 
 * Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: 
 Tính theo công thức: 
Khấu hao hàng năm = 
 Chi phí - Giá trị thu hồi 
Thời gian sử dụng 
 Ví dụ: Giá trị của một máy cày là 10.000 000 đ, giá trị thu hồi ấn định 
là 2.000000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm? 
 Khấu hao hàng năm = ( 10000000 – 2000000)/10 = 800.000 đồng 
Bảng 4.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định 
TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành 
tiền 
Thời 
gian sử 
dụng 
Khấu 
hao 
/năm 
1 Máy bơm 
2 Máy cày 
3 Máy phay 
4  
 b. Chí phí cho nguyên vật liệu: 
 Đó là các vật tư giống, phân bón, phân chuồng để sử dụng trồng bầu, bí, 
dưa chuột. 
Bảng 4.2: Chi phí cho nguyên vật liệu 
TT Tên vật tư Số lượng 
(kg) 
Đơn giá (đồng) Thành tiền 
(đồng) 
 42 
1 Giống 
2 Phân chuồng 
3 Đạm 
4 Lân 
5 Kali 
6 NPK 
7 Thuốc BVTV 
8 Khác 
 c. Chi phí nhân công 
 Chi phí công lao động cho 1 diện tích trồng bầu, bí, dưa chuột nhất định
Bảng 4.3. Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ 
Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền 
Làm đất 
Nhổ cỏ 
Phun thuốc 
. 
 d. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm 
Bảng: 4.4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh 
Các công việc phục 
vụ tiêu thụ sản 
phẩm 
Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung 
- Vận chuyển 
- Bốc xếp 
Quản bán sản phẩm 
. 
 e. Chi phí tiền vay 
 Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng bầu, bí, dưa chuột 
Bảng 4.5. Thanh toán tiền vay/1chu kỳ kinh doanh 
Ngày/tháng/năm Tổng tiền Tiền lãi phải Tiền gốc Tổng số tiền 
 43 
vay trả phải trả phải trả 
- Vay ngắn hạn 
- Vay trung hạn 
- Vay dài han 
.. 
Bảng 4.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 Chi phí cho nguyên vật liệu 
2 Chi phí về nhân công 
3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 
4 Thanh toán tiền vay 
5 Khấu hao tài sản 
 Tổng 
3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ sản xuất 
 Khi doanh thu được nhận dạng tiền mặt cho một loại sản phẩm được 
trồng và bán trong cùng một thời điểm thì việc xác định sẽ dễ dàng và chính 
xác 
 * Công thức tính doanh thu cho một loại sản phẩm được tính theo công 
thức: 
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá 
 Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại sản phẩm phải căn cứ 
vào rất nhiều thông tin 
 + Thời tiết 
 + Dịch bệnh 
 + Giá cả thị trường 
 + Nhu cầu người tiêu dùng 
 + Thời điểm tiêu thụ. 
 Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại sản phẩm 
cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ 
nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể 
 Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất cho 3 loại sản phẩm: bầu, 
bí, dưa chuột trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 
 44 
- Công việc của nhóm: Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định, 
nguyên vật liệu, nhân công, tiêu thụ, tiền vay và lập dự toán tổng chi phí 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định 
+ Chi phí nguyên vật liệu 
+ Chi phí nhân công 
+ Chi phí tiền vay 
+ Lập dự toán tổng chi phí 
 Bài tập 2: Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất bầu, bí, dưa chuột 
trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh 
- Công việc của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Lập dự toán tổng chi phí 
+ Tổng doanh thu 
+ Tổng lợi nhuận 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô 
đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề 
trồng bầu, bí, dưa chuột được giảng dạy cuối cùng và trước mô đun chuẩn bị 
đất trồng, trồng và chăm sóc bầu, bí, dưa chuột, Mô đun thu hoạch, bảo quản và 
tiêu thụ sản phẩm cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 
 - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng 
bầu, bí, dưa chuột được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất và địa điểm bán sản 
phẩm bầu, bí, dưa chuột. 
 II. Mục tiêu: 
 - Xác định được các thời điểm thu hoạch các loại sản phẩm đáp ứng 
được nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng; 
 - Xác định được phương pháp bảo quản các loại sản phẩm phù hợp 
 - Trình bày được nội dung quảng bá sản phẩm, cách bày sắp xếp sản 
phẩm bầu, bí, dưa chuột; 
 - Thực hiện việc thu hoạch, bảo quản, đóng gói sản phẩm bầu, bí, dưa 
chuột; 
 - Thực hiện bán được các loại sản phẩm; 
 - Phân tích được hiệu quả kinh tế của các loại sản phẩm bầu, bí, dưa 
chuột. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiể
m 
tra* 
1 Thu hoạch, bảo quản 
sản phẩm 
Tích 
hợp 
Vườn 
trồng, kho 
bảo quản 
20 3 16 1 
2 Quảng bá giới thiệu 
sản phẩm 
Tích 
hợp 
Lớp học + 
Chợ 
20 3 16 1 
3 Chuẩn bị địa điểm 
bán hàng 
Tích 
hợp 
Lớp học + 
Chợ 
20 3 16 1 
4 Thực hiện bán hàng Tích 
hợp 
Lớp học + 
Chợ 
17 3 13 1 
 Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiể
m 
tra* 
5 Hạch toán hiệu quả 
kinh tế 
Tích 
hợp 
Lớp học 
10 3 6 1 
 Kiểm tra hết mô đun 5 5 
 Cộng 90 15 67 8 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Nguồn lực cần thiết: 
+ Dụng cụ, nguyên vật liệu quản bá, sắp xếp, tính toán sản phẩm rau an toàn 
 + Giấy A4 , bút 
- Cách chức tổ chức thực hiệ 
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
Tiêu thụ sản phẩm rau 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Bài 1: Quản bá giới thiệu sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Thiết kế mẫu tờ rơi quản cáo cho 
sản phẩm rau an toàn 
- Quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá 
- Tổ chức thực hiện quản bá sản 
phẩm rau 
- Quan sát thực hiện của học viên, các 
nhóm tự đánh giá 
 5.2. Bài 2: Chuẩn bị địa điểm bán hàng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trưng bày sản phẩm rau - Giám sát, tổ chức cho các nhóm lên 
trình bày ý tưởng trưng bày sản phẩm 
 5.3. Bài 3: Bán hàng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Đóng kịch bán sản phẩm rau an 
toàn 
- Quan sát thực hiện của học viên, tổ 
chức các nhóm lên diễn kịch bản 
5.4. Bài 4: Hạch toán hiệu quả kinh tế 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Lên bảng dự toán chi phí sản 
xuất cho 3 loại rau bắp cải, cà 
chua, dưa chuột trong một chu kỳ 
sản xuất kinh doanh 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình 
bày báo cáo 
- Lập bảng lợi nhuận của một 
vườn sản xuất rau trong một chu 
kỳ sản xuất kinh doanh ( vườn sản 
xuất rau có 3 loại cây) 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình 
bày báo cáo 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà xuất bàn 
Lao động xã hội. 
[2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. 
Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
[3]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo khách 
hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB. Tổng hợp TP HCM 
2010 
[4]. Lê Minh Cẩn . Huấn luyện kỹ năng bán hàng . NXB Thanh niên 
 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 
2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 
3. Bà: Kiều Thị Thuyên Thư ký 
4. Ông : Trần Ngọc Hưng Ủy viên 
5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên 
6. Ông: Hoàng Văn Niên Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông: Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch 
2. Bà: Đào Thị Hương Lan Thư ký 
3. Ông: Nguyễn Tiến Huyền Ủy viên 
4. Bà: Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 
5. Bà: Nguyễn Thị Huyền Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thu_hoach_bao_quan_va_tieu_thu_san_pham_ma_so_md.pdf
Ebook liên quan