Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục - Đỗ Công Tuất
Tóm tắt Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục - Đỗ Công Tuất: ...g em. + Vai trò cố vấn của GVCN còn được thể hiện ngay trong quan hệ ứng xử, định hướng nghề nghiệp ... 4. GVCN lớp là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cấp học. Trong công tác giáo dục học sinh, hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều ...n tìm hiểu các điểm sau: + Trình độ văn hoá của cha mẹ học sinh + Đặc điểm tâm lí của họ + Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình + Điều kiện sinh sống, lao động, học tập cũng như thu nhập của gia đình Trong các nội dung mà GVCN tìm hiểu gia đình học sinh, vấn đề quan trọng nhất, c...ng song là: + Dùng dư luận xã hội (tập thể) để điều chỉnh hành vi từng cá nhân. + Phát huy tính tích cực hoạt động của từng thành viên trong tập thể. + Phát huy vai trò tự quản, khả năng tự điều chỉnh của chủ thể trong quá trình tự giáo dục thông qua hoạt động của tập thể. 2.3. Để phát huy...
nhưng không có nghĩa là giáo dục những học sinh cá biệt. Tính cá biệt ở đây được hiểu là những tác động tới học sinh một cách chuyên biệt để đảm bảo sao cho phù hợp với từng em về yêu cầu, cường độ, mức độ tác động, hình thức đa dạng. Ví dụ: Cùng với biểu hiện là ngủ gục trong giờ học nhưng đối với từng em cụ thể, giáo viên có cách xử lý riêng: hoặc đuổi ra khỏi lớp, hoặc yêu cầu đi rửa mặt và tiếp tục học bài, hoặc báo cáo với gia đình để cùng giáo dục... Có giáo viên để học sinh đó ngủ đến hết giờ vì biết rằng mỗi sáng sớm trước khi đến trường học, em đã dậy từ 4 giờ sáng mang hàng ra chợ cho mẹ. Phương pháp tác động trực tiếp sẽ giúp người giáo viên có được hiệu quả giáo dục tức thời. Chẳng hạn, học sinh đang ồn ào trong lớp học sẽ phải ngưng mất trật tự; học sinh vi phạm quy định thì phải ngừng ngay các hành động phạm lỗi... Tính hiệu quả giáo dục tức thời của phương pháp tác động trực tiếp có được là nhờ uy tín và vị thế của người GVCN. Đây là phương pháp giáo dục truyền thống, được nhiều nhà giáo dục nói chung, GVCN nói riêng sử dụng khi cần tác động đến đối tượng giáo dục. 1.2. Khi sử dụng phương pháp tác động trực tiếp, GVCN cần lưu ý mấy điểm sau: + Tác động kịp thời + Tác động phù hợp với mức độ, tính chất của các hành vi phạm lỗi do học sinh gây ra + Tác động phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý học sinh và nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm lỗi đó Phương pháp tác động gián tiếp 2.1. Người có công lớn trong việc tạo ra phương pháp tác động gián tiếp là A.X.Macarencô (1888 - 1939) - nhà giáo dục Xô viết nổi tiếng. Phương pháp tác động gián tiếp, được Macarencô đặt tên là phương pháp tác động song song hay còn được gọi là phương pháp giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Tác động song song được Macarencô giải thích như sau: chỉ tiếp xúc với tập thể, không tiếp xúc với cá nhân riêng lẻ, đó là cách biểu hiện chính thức, còn thực chất là hình thức tác động tới chính cá nhân đó. nhưng biểu hiện thì lại diễn ra song song với thực chất. Phương pháp tác động song song, về bản chất của nó được hiểu là: + Xây dựng tập thể học sinh thành môi trường giáo dục lành mạnh. + Xây dựng được các mối quan hệ trong tập thể thành những tác động, chi phối nhận thức, tình cảm, hành động của từng cá nhân trong tập thể đó. Nói một cách khác đi, mỗi cá nhân trong tập thể phải tự điều chỉnh hành vi của mình dựa vào tập thể mà mình là một thành viên. Như vậy, về thực chất, phương pháp tác động gián tiếp là giáo viên không tác động tới từng cá nhân mà thông qua tập thể, qua các thành viên khác để các thành viên này tác động, nhắc nhở bạn mình. A.X.Macarencô thường sử dụng phương pháp tác động gián tiếp trong ba trường hợp sau: Một là: Thông qua đội ngũ lãnh đạo tập thể. Ông lấy ví dụ sau để dẫn chứng: Petrencô đi làm không đúng giờ, Ông gặp đội trưởng đội 1 và nói: “Đội có một người đi làm chậm” để đội trưởng họp đội rút kinh nghiệm, nhắc Petrencô đi làm cho đúng giờ. Hai là: Tác động tới cả tập thể và cá nhân Hôm sau Petrencô lại đi làm trễ giờ lần thứ hai, Ông triệu tập cả đội 1, tuyên bố: “Ở đội các em có Petrencô đi làm muộn lần thứ hai”. Đội hứa sẽ không để xảy ra nữa. Sau đó đội đã họp bàn kế hoạch giúp đỡ Petrencô. Như vậy, Macarencô đã tác động tới cả đội - tập thể cơ sở. Khi tác động lần thứ hai, Ông đã kết hợp giữa tác động song song và tác động trực tiếp. Hiệu quả tác động vào toàn đội sẽ mạnh hơn hiệu quả tác động vào đội trưởng hay đội ngũ tự quản. Ba là, khi Petrencô đi làm trễ giờ, Macarencô mời cả đội lên phòng ông uống trà, Ông nói về một điều gì đó mà không ám chỉ một ai hoặc một đội nào cả, nhưng các em tự liên hệ và đoán ra Macarencô định nói gì và nói về ai. Trường hợp thứ ba xảy ra khi tập thể các em có đội ngũ tự quản vững vàng, có dư luận lành mạnh, các thành viên trong tập thể có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc chung. Vì vậy, vấn đề nhà giáo dục đưa ra không phải là yêu cầu trực tiếp với tập thể mà chỉ là một mong muốn, một nguyện vọng, một đề xuất đối với phong trào chung của tập thể. Mục đích của nhà giáo dục là tạo ra được một hệ thống dư luận ngẫu nhiên trong tập thể, từ đó mà mỗi cá nhân cũng như tập thể tự tìm ra các biện pháp tốt trong việc xây dựng tập thể và chính bản thân từng cá nhân để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 2.2. Cơ sở khoa học của phương pháp tác động song song là: + Dùng dư luận xã hội (tập thể) để điều chỉnh hành vi từng cá nhân. + Phát huy tính tích cực hoạt động của từng thành viên trong tập thể. + Phát huy vai trò tự quản, khả năng tự điều chỉnh của chủ thể trong quá trình tự giáo dục thông qua hoạt động của tập thể. 2.3. Để phát huy tác dụng của phương pháp này cần đảm bảo một số yêu cầu sau: + GVCN phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững đặc điểm tâm - sinh lý học sinh. + Tập thể học sinh phải là tập thể mạnh, đoàn kết, có dư luận đúng đắn. Đó là tập thể học sinh có các đặc điểm sau: + Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng: tập thể phải có mục tiêu phấn đấu cụ thể, đó là đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của từng thành viên trong tập thể. + Có hoạt động chung: Nhà giáo dục phải giúp tập thể tổ chức được các hoạt động chung, đa dạng. Từ đó tăng cường được các mối liên hệ giữa các thành viên với nhau, giữa tập thể này và tập thể khác, giữa các tổ chức trong nhà trường. + Xây dựng được đội ngũ tự quản có uy tín với các thành viên trong lớp, có trách nhiệm, có bản lĩnh, có năng lực , đủ sức lãnh đạo tập thể lớp tiến lên. + Tập thể học sinh phải xây dựng được một số nội quy, kỷ luật chặt chẽ. Những nội quy này phải được mọi người trong tập thể tôn trọng và tự giác chấp hành. + Xây dựng được dư luận tập thể lành mạnh và hướng dẫn được dư luận đó theo chiều hướng mong muốn của nhà giáo dục. Bởi vì chính dư luận tập thể phản ánh sức mạnh, bản lĩnh của tập thể và các thành viên của tập thể. Tóm lại, phương pháp tác động song song được hiểu là phương pháp giáo dục mà nhà giáo dục sử dụng sức mạnh của dư luận tập thể nhằm điều chỉnh những suy nghĩ, những hành động của cá nhân, một nhóm theo yêu cầu của nhà giáo dục . Như vậy, cùng một tác động giáo dục, cả tập thể và cá nhân học sinh đều chịu ảnh hưởng. Phương pháp “bùng nổ sư phạm” 3.1. Nếu phương pháp tác động trực tiếp là phương pháp giáo dục có tính chất truyền thống, nó nảy sinh cùng với sự nảy sinh của hiện tượng giáo dục, thì phương pháp tác động song song và “bùng nổ sư phạm” xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX. Người xây dựng và áp dụng thành công trong công tác giáo dục trẻ em là A.X.Macarencô (1888 - 1939) - nhà giáo dục Xô viết nổi tiếng. Để hiểu rõ về phương pháp “bùng nổ sư phạm” của ông, chúng ta hãy nghe chính ông giải thích: “Tôi nói “bùng nổ’ không có nghĩa là đặt một gói bộc phá dưới chân một người nào đó, châm ngòi rồi bỏ chạy, để cho người đó nổ tung ra. Tôi muốn nói tới một tác động bất thần làm đảo lộn hoàn toàn mọi ước muốn của con người, mọi nguyện vọng của họ.” Theo kinh nghiệm giáo dục của Macarencô, chúng ta có thể hiểu “bùng nổ sư phạm” là phương pháp mà giáo viên dùng những tác động mạnh đặc biệt, bất thần tới đối tượng giáo dục, nhằm tạo ra ở họ những chuyển biến về mặt tâm lí , suy nghĩ, nhằm điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế để phá vỡ những suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm, những hành vi mới theo yêu cầu giáo dục. 3.2. Trong quá trình giáo dục, Macarencô đã nhiều lần sử dụng thành công. Sau đây là một vài ví dụ: - Ví dụ 1: Trong trại giáo huấn của ông có một cô gái mắc tính hay cắp vặt. Ngay ngày đầu tiên vào trại, ông đã thấy tận mắt thấy cô gái lấy chiếc đồng hồ của bạn. Mọi người trong trại ai cũng nghi ngờ cô ta là thủ phạm nhưng chẳng ai nắm được bằng chứng cụ thể. Trong cuộc họp kiểm điểm, cô ta ấp a ấp úng tưởng chừng như không thể nào chối cãi được trước những câu chất vấn dồn dập. Macarencô bước vào. Những người điều khiển cuộc họp báo cáo tình hình với vẻ khinh bỉ cô gái, còn cô gái thì run sợ ngồi co rúm ở góc phòng. Macarencô nhìn khắp lượt rồi nghiêm khắc nói: “Tại sao các anh, các chị lại lên án cô ấy. Tôi chắc chắn là cô ấy không lấy đồng hồ của bạn. Nào, ai có bằng chứng gì cụ thể thì nói ra ngay đi”. Không ai nêu ra được bằng chứng nào nhưng tất cả đều lên tiếng phản đối ông. Ông vẫn lên tiếng bênh vực cô gái. Thoạt đầu cô ta vô cùng cảm động vì chỉ có ông ấy là người duy nhất bảo cô không ăn cắp và cuối cùng mọi người đã phải chấp nhận ý kiến của ông. Nhưng rồi cô ta nghiêm nghị nhìn ông với đôi mắt buồn bã. Rõ ràng cô ta không phải là đứa ngốc. Trong nỗi buồn của cô ta có chút nghi ngờ. Liệu ông ta có tin mình thật hay không hay chỉ là thủ đoạn, cô tự hỏi mình. Sau cuộc họp, Macarencô đã giao cho cô gái cả những công việc có liên quan tới tiền bạc với một lòng tin thực sự. Ông đã hành động liên tiếp nhiều tuần. Cô gái đã không chịu đựng được nữa, tìm đến Ông khóc lóc thảm thiết và nói: -Con xin cảm ơn thầy ví thầy là người duy nhất độ lượng và vẫn tin yêu con. Macarencô liền đáp và khẳng định một cách tự nhiên: -Chính con đã ăn cắp. Ta biết rõ. Chính con là thủ phạm. Nhưng từ đây ta tin là con không ăn cắp nữa. Ta hiểu như vậy nên không nói với ai và vẫn coi con như không hề phạm lỗi. Quả thật, sau đó cô gái không tái phạm một lần nào nữa. - Ví dụ 2: Trong việc tiếp nhận trại viên mới của trại Goócki, Macarencô cùng nhà trường tổ chức đón nhận rất long trọng, tổ chức đốt hết quần áo cũ của các em ... - Ví dụ 3: Ông đã trao cho Karabanốp, một kẻ có tiền án, tiền sự, một trại viên của trại đi lãnh tiền cho trại với những bùng nổ liên tiếp: + Trao giấy giới thiệu + Trao ngân phiếu + Trao ngựa + Trao súng Khi nhận tiền của em trao lại, ông không đếm và lại còn tuyên bố: -Từ nay, em là người đi lãnh tiền ở ngân hàng cho trại Goócki (Gorki) Nhờ những tác động liên tục, bất thần, cường độ mạnh đó đã làm mất đi ở em cái mặc cảm ở trại giam không ai tin em vì thấy em hay quậy phá. Sau những “pha” bùng nổ liên tiếp của Macarencô thể hiện lòng tin của ông đối với các em đã làm cho các em suy nghĩ và hành động để không làm phụ lòng tin của ông và niềm tin của tập thể đối với các em. Khi sử dụng phương pháp “bùng nổ sư phạm”, vấn đề cần đặc biệt chú ý là: - Chọn thời cơ chính xác, đúng lúc. Phải biết chớp thời cơ và phải biết tạo ra thời cơ tác động đến học sinh. - Phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách có hệ thống, liên tiếp, cường Phương pháp giáo dục bằng "viễn cảnh” Theo Macarencô, phương pháp giáo dục bằng “viễn cảnh” là dựa trên yêu cầu của quá trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu của tập thể và cá nhân, xuất phát từ đặc điểm tập thể và của đối tượng giáo dục mà nhà giáo dục (trong công tác chủ nhiệm là GVCN) giúp cho tập thể xây dựng một hệ thống mục tiêu, một chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục. tổ chức thực hiện để đạt tới các dự định đã đặt ra. Hệ thống viễn cảnh bao gồm: viễn cảnh gần, viễn cảnh trung bình và viễn cảnh xa. 4.1. Viễn cảnh gần: Đó là những mục tiêu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, thoả mãn nhu cầu cá nhân, thậm chí đó là những nhu cầu vật chất như “một bữa ăn ngon hoặc một buổi xem xiếc, nhưng phải luôn luôn gợi ra và mở rộng từng bước những triển vọng của cả tập thể” và giới hạn những tham vọng vật chất và quyền lợi cá nhân. Vấn đề quan trọng là nhà sư phạm phải làm sao để giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa viễn cảnh cá nhân và viễn cảnh tập thể, phải loại trừ dần những khát khao vật chất, những thói quen tầm thường, sự vui thích vì cá nhân. Khi nói về điều này, Macarencô đã khẳng định: “Chỉ xây dựng những viễn cảnh gần trên nguyên tắc thích thú thì sẽ là một sai lầm nặng, dù ở đây có những yếu tố ích lợi. Theo cách đó chúng ta sẽ tập cho trẻ em quen với chủ nghĩa hưởng lạc, hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Khi một tập thể đã trở thành một gia đình hoà thuận thì mọi hình thức hoạt động tập thể đều được thừa nhận như một viễn cảnh gần vui thích. Một trong những nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải tổ chức được những viễn cảnh như vậy, nghĩa là luôn luôn mơ ước đến ngày mai tràn đầy cố gắng và thắng lợi của tập thể. Với ý nghĩa đó, cuộc sống của tập thể sẽ chan chứa niềm vui - một niềm vui không phải của sự giải trí, của sự thoả mãn chốc lát của từng cá nhân, mà là niềm vui của sự cố gắng lao động căng thẳng và tin tưởng vào thắng lợi , thành công của tập thể và bản thân trong tương lai. Hệ thống viễn cảnh phải đạt các yêu cầu sau: + Đa dạng + Có nhiều hình thức thực hiện + Thực hiện phải có hiệu quả. Bản thân những thành công trong việc thực hiện những viễn cảnh đó sẽ là nguồn kích thích mạnh mẽ con người trong cuộc sống và hoạt động. 4.2. Viễn cảnh trung bình: Đó là những dự án, những kế hoạch của tập thể mà thời gian hoàn thành nó so với thời gian hoàn thành các viễn cảnh gần thì nó dài hơn một chút, đòi hỏi sự cố gắng chung nhiều hơn. Ví du: + Kỷ niệm một ngày lễ lớn + Ngày truyền thống của trường hàng năm ... Khi tiến hành xây dựng hệ thống mục tiêu, kế hoạch cho viễn cảnh trung bình, cần dựa vào: + Quyền lợi chung của tập thể + Lấy các kích thích về mặt tinh thần là chủ yếu, như danh hiệu, cuộc sống văn hoá... + Giảm dần những kích thích về vật chất ngay cả đối với học sinh lứa tuổi nhỏ + Nên quan tâm đến các mục tiêu xã hội, danh dự của lớp, của ngành ... 4.3. Viễn cảnh xa: Viễn cảnh xa là tương lai, là tiền đề cho sự phát triển của tập thể lớn, nói rộng ra là tương lai của trường, ngành, dân tộc mà tương lai của cá nhân nằm trong đó. Viễn cảnh xa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có nhiều cố gắng hơn, phải có ý thức trách nhiệm cao hơn để góp phần xây dựng đất nước, biến những dự kiến thành hiện thực. Để giáo dục học sinh bằng những viễn cảnh xa, nhà giáo dục cần phải: + Tác động vào mặt nhận thức của từng cá nhân + Giúp học sinh có tinh thần tích cực, chủ động trong việc xây dựng cho mình những phương hướng trong cuộc sống, học tập, lao động ... Tất cả những mặt trên phải được xây dựng dựa trên các yêu cầu của xã hội. Tóm lại, phương pháp giáo dục học sinh bằng hệ thống viễn cảnh là giúp cho tập thể, mỗi cá nhân xây dựng cho mình một hệ thống mục tiêu (gần, trung bình, xa) và đặc biệt là chủ động thực hiện các dự án với tư cách là người chủ tích cực của quá trình giáo dục. Cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh dựa trên đặc điểm của con người là luôn luôn muốn vươn lên và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, dù cho đó là những con người “tồi tàn” nhất, nhưng nếu biết khơi dậy trong lòng họ vẫn còn những mong muốn có một ngày mai tốt đẹp hơn những ngày đã qua. Trên đây là một số phương pháp giáo dục mà người GVCN có thể sử dụng trong công tác giáo dục học sinh. Khi sử dụng các phương pháp giáo dục này, cần lưu ý một số điểm sau: + Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng, không có nhà giáo dục đủ tài để đào tạo thành công những con người theo yêu cầu của chính mình và xã hội. Điều đó cần phải có sự phối hợp, vận dụng tổng hợp tất cả các phương pháp giáo dục. + Về mục đích, việc giáo dục học sinh nhằm cung cấp cho đất nước những con người mới xã hội chủ nghĩa, có đủ phẩm chất và năng lực tham gia cải tạo và xây dựng đất nước trong tương lai ; nhưng về cách thức tiến hành nên thông qua tập thể lớp, tập thể trường, xã hội ... - Đối với việc sử dụng bất cứ phương pháp giáo dục nào, vai trò của nhà giáo dục là vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi nhà giáo dục : + Phải có nhân cách mẫu mực. + Có uy tín trong tập thể sư phạm và tập thể học sinh, đặc biệt đối với tập thể lớp mà mình là chủ nhiệm. + Phải có bản lĩnh vững vàng. + Nắm vững lý luận và giàu kinh nghiệm. + Phải có nhạy cảm sư phạm, linh hoạt, lạc quan, nhân đạo ... Những yêu cầu đối với người GVCN lớp. Điều 61, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998, đã khẳng định: nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải có đủ các tiêu chuẩn sau: + Phẩm chất, đạo đức , tư tưởng tốt. + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. + Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp. + Lý lịch bản thân rõ ràng. 1. Những phẩm chất chủ yếu của người GVCN lớp Là một nhà giáo dục, người GVCN lớp phải có các tiêu chuẩn như đối với nhà giáo đã nêu ở trên. Cụ thể là: 1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức của người GVCN Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với người GVCN. Chính nó tạo nên sự thành công trong công tác giáo dục thế hệ trẻ của người GVCN lớp. Đảng ta đã khẳng định giáo dục là công cụ của chuyên chính vô sản, người giáo viên là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Điều này đòi hỏi GVCN phải là người của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể phải có các phẩm chất đạo đức sau: + Có niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. + Tin tưởng vào sự đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. + Những niềm tin của người GVCN phải có cơ sở vững chắc, phải dựa trên sự hiểu biết những quy luật của tự nhiên và xã hội. + Trong đạo đức của người GVCN, phải có sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm, hành vi; những phẩm chất đạo đức mà người GVCN có được phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội hiện đại, có sự kế thừa, phát huy những truyền thống đạo đức của dân tộc. Đó là các phẩm chất đạo đức sau: + Lòng yêu thương con người, đặc biệt yêu thương trẻ em - đối tượng trực tiếp của mình. + Hăng say với công việc dạy học và giáo dục. + Quan tâm tới công việc của nhà trường và đồng nghiệp. + Có trách nhiệm đối với công việc được giao (giáo dục, giảng dạy, chủ nhiệm lớp...) + Làm chủ được bản thân trong công việc và cuộc sống. + Mẫu mực trong gia đình, trong quan hệ với người khác... + Biết giữ đúng lời hứa với mọi người, đặc biệt là đối với học sinh 2. Người GVCN lớp đồng thời là người giáo viên đứng lớp nên phải đảm bảo được trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ: + Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; + Tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Nếu giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được nhà trường tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn. Giáo viên có trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan giáo dục tạo điều kiện phát huy tác dụng của mình trong giáo dục và giảng dạy. 3. GVCN là người có hiểu biết rộng và có năng lực sư phạm: - Có hiểu biết chung, sâu, rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực sau: + Khoa học kỹ thuật - công nghệ + Chính trị, xã hội + Văn học nghệ thuật + Thể dục thể thao + Những tiến bộ, thông tin mới trong nước và quốc tế. - Không ngừng học tập lý luận và tìm ra cách thức ứng dụng vào thực tiễn, đặc biệt là ứng dụng lý luận sư phạm vào công tác giảng dạy và giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. - Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, biến nó trở thành của chính mình. - Có những hiểu biết sâu sắc, vững chắc, hiện đại về bộ môn được phân công giảng dạy. - Biết trình bày bài giảng rõ ràng, hấp dẫn cho học sinh tiếp thu. - GVCN phải có một số kỹ năng sau: + Có khả năng tiếp cận các đối tượng (học sinh, phụ huynh học sinh và các đối tượng giao tiếp khác...) và có phương pháp đối xử cá biệt. + Có khả năng phán đoán về đối tượng, về công việc và hiệu quả của công việc mà mình đang tiến hành. + Biết xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong công tác giảng dạy và giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. + Có khả năng cảm hoá, thuyết phục học sinh + Có uy tín đối với các em + Biết bộc lộ, hoặc kiềm chế tình cảm, thái độ của mình trong những hoàn cảnh khác nhau. - GVCN cần có một số năng lực sư phạm sau: + Năng lực tổ chức hoạt động dạy học + Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục + Năng lực ngôn ngữ Năng lực sáng tạo trong công tác sư phạm + Năng lực tự học, tự nghiên cứu 4. Người GVCN cần phải có lý lịch rõ ràng, chính xác. 5. Người GVCN phải có sức khoẻ đáp ứng được những yêu cầu của nghề nghiệp.
File đính kèm:
- giao_trinh_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_do_cong_tuat.pdf