Giáo trình Tổ chức sản xuất (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Tổ chức sản xuất (Phần 1): ...iện nay chúng ta có hai hình thức công ty: + Công ty trách nhiệm hữu hạn (L.t.d): là loại công ty mà vốn góp của các thành viên phải đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty, việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên được tự do nhưng nếu chuyển nhượng cho người ngoài thì phải được sự nhất...hương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt, lở ven sông trên địa bàn tỉnh; - Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thủy lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện ...ệu có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ gửi đến các phòng, ban đơn vị trực thuộc ngành. Ký thừa lệnh các văn bản hướng dẫn, nhắc nhở về chuyên môn hành chính, quản trị đối với các đơn vị trực thuộc; ký thông báo kết luật cuộc họp, làm viêc. + Văn phòng sở có 18 người: trong đó có 01 Chánh ...

pdf24 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tổ chức sản xuất (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết công việc của Sở. 
2.2. Phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của các Phó Giám đốc Sở 
Giúp việc cho Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở phân công phụ trách 
một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước phát luật về 
phần việc được phân công phụ trách. Được sử dụng quyền hạn của Giám đốc 
Sở để giải quyết tất cả các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. 
2.2.1. Phó Giám đốc Sở, phụ trách công tác nông nghiệp 
- Phụ trách quản lý lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức 
ăn, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ 
sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo điều hành Chương trình phát triển cây trồng, 
vật nuôi chủ lực; phát triển sản xuất rau an toàn, chế biến nông sản, chương 
trình ứng dụng công nghệ cao, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường trực Ban 
chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông, lâm 
và thủy sản theo quy định của tỉnh. 
- Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông 
thôn các huyện 
2.2.2. Phó Giám đốc phụ trách công tác thủy lợi 
- Phụ trách công tác thủy lợi, chương trình nước sạch và vệ sinh môi 
trường nông thôn, phòng chống lụt bão và hạn hán. Chỉ đạo điều hành các 
chương trình: xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi, kiên cố hóa 
kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thường trực Ban 
Chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai 
về bão, lũ, lụt, sạt, lở, hạn hán, úng ngập, chua phèn của Sở và tỉnh. 
- Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông 
thôn các huyện 
2.2.3. Phó Giám đốc phụ trách Thanh tra và phát triển nông thôn 
- Phụ trách công tác thanh tra, thủy sản, kinh tế hợp tác, kinh tế trang 
trại và phát triển nông thôn. Chỉ đạo điều hành các chương trình: phát triển 
nông thôn và các vùng đồng bào dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn, chương 
trình cơ giới hóa nông nghiệp, phiast triển thủy sản, phát triển chế biến đối 
với các ngành và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo 
quản sau thu hoạch; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, mô hình phát 
triển nông thôn. 
- Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông 
thôn các huyện 
2.2.4. Phó Giám đốc Sở phụ trách công tác lâm nghiệp 
- Phụ trách các chương trình về lâm nghiệp; bảo vệ và phát triển rừng, 
chế biến lâm sản; các chương trình khoa học – kỹ thuật về lâm nghiệp. Phụ 
trách các chương trình hợp tác của ngành với các đơn vị, tổ chức trong và 
ngoài nước. Tham gia là thanh viên thường trực Ban Chỉ đạo về các vấn đề 
cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của tỉnh. 
- Chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông 
thôn các huyện 
- Ngoài các nội dung được phân công theo dõi, các Phó Giám đốc còn 
tham gia các ban và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của 
Giám đốc Sở. Trường hợp cần thiết phải xử lý gấp công việc quan trọng, 
Giám đốc Sở có thể tham gia trực tiếp để chỉ đạo và điều hành giải quyết các 
phần việc đã phân công công cho Phó Giám đốc. 
- Phó giám đốc được giao phụ trách lĩnh vực đi vắng dài ngày thì Giám 
đốc sở phân công cho các các Phó Giám đốc phụ trách đảm nhiệm công việc 
hoặc Giám đốc trực tiếp xử lý, điều hành phần việc của Phó Giám đốc đi 
vắng. 
3. Quy chế Văn phòng Sở 
Chức năng, nhiệm vụ: 
- Tham mưu cho Lãnh đạo sở theo dõi tổng hợp thực hiện nhiệm vụ 
công tác của các phòng, ban, đơn vị để phục vụ cho lãnh đạo sở chỉ đạo, điều 
hành hoạt động theo tuần. tháng, quý, năm. 
- Tham mưu cho Lãnh đạo sở về công tác quản trị, hành chính văn 
phòng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, dữ liệu theo đúng quy định về công tác văn thư, 
chế độ bảo mật; thực hiện các chương trình cải cách hành chính trong các 
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước sau khi được UBND tỉnh phê 
duyệt. 
- Tham mưu cho Lãnh đạo sở trong công tác xây dựng, kiểm tra các 
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngành; theo dõi về các 
chương trình hợp tác quốc tế. 
- Theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng, ban phục 
vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo sở; xây dựng chương trình, 
lịch công tác tuần, tháng cho Lãnh đạo Sở. 
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban xây dựng, đề xuất các chương 
trình hợp tác Quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vị của Sở theo phân cấp 
của UBND tỉnh và quy định của pháp luật. 
- Về hành chính: chủ trì, đề xuất, kiểm tra việc thực hiện hệ thống 
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008; thực hiện cơ chế một 
cửa tiếp nhận các công việc và hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đến làm việc 
và của các cán bộ, công chức trong cơ quan; tiếp nhận công văn, tài liệu 
chuyển đến trực tiếp hoặc chuyển qua mạng, Fax có liên quan để công việc 
của Sở xem xét và xử lý, chuyến đúng tuyến, phân bố để các phòng, ban liên 
quan thực hiện giải quyết. 
- Kiểm tra về thể thức văn bản trước khi chuyển cho Lãnh đạo Sở ký 
duyệt ban hành; lưu trữ hồ sơ tài liệu, phát hành công văn đi, quản lý công 
văn đến; quản lý con dấu và in ấn, phát hành tài liệu theo đúng chế độ quy 
định hành chính, văn thư, thực hiện chế độ bảo mật (đối với các thuộc danh 
mục bảo vệ bí mật Nhà nước). 
- Tham mưu xây dựng và quản trị mạng vi tính (LAN), kết nối thông 
tin với các đơn vị trong nội bộ Sở. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan 
thiết lập các Mdul chuyên ngành trên Website tỉnh. Xây dựng hệ thống thông 
tin, lưu trữ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy và phát triển nông thôn. 
- Về quản trị: Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan Sở theo quy định 
của phát luật; thực hiện quản lý trật tự an toàn trong nội bộ cơ quan; quản lý 
tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho cơ quan gồm trang thiết bị kỹ thuật,thông 
tin liên lạc; tổ chức tiếp đón khác đến làm việc, hội họp; thực hiện việc quản 
lý các nguồn kinh phí được cấp, đảm bảo chi đúng, chỉ đủ theo chế đọ hiện 
hành, phục vụ cho các hoạt động của văn phòng Sở; quản lý điều động xe và 
các phương tiện phục vụ công tác cơ quan. 
- Tham mưu lãnh đạo Sở đề xuất xử lý các hồ sơ, công việc có liên 
quan để các tổ chức chính trị - xã hội của các cơ quan, đơn vị gửi đến. 
- Tham mưu xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, cơ quan xanh, 
sạch đẹp; 
- Được thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh Giám đốc Sở Sao y và ký sao y 
các tài liệu có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ gửi đến các phòng, ban 
đơn vị trực thuộc ngành. Ký thừa lệnh các văn bản hướng dẫn, nhắc nhở về 
chuyên môn hành chính, quản trị đối với các đơn vị trực thuộc; ký thông báo 
kết luật cuộc họp, làm viêc. 
+ Văn phòng sở có 18 người: trong đó có 01 Chánh văn phòng và 02 
Phó Chánh văn phòng. 
+ Chánh Văn phòng đề xuất phân công nhiệm vụ công việc đối với 
từng cán bộ, công chức trong văn phòng, báo cáo Ban Giám đốc Sở xem xét 
quyết định. 
4. Quy chế Phòng thanh tra 
Chức năng, nhiệm vụ: 
- Tham mưu việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, 
chống tham nhũng, tiêu cựu và xử lý các vi phạm phát luật về nông, lâm 
nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo 
quy định của phát luật; 
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính; phối hợp các 
đơn vị liên quan thống nhất kế hoạch thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và 
phát triển nông thôn, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện 
các chương trình, kế hoạch đó; 
- Theo dõi, kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định sau 
thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh 
tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc 
phạm vị của sở; 
- Nhiệm vụ trong công tác thanh tra hành chính: 
+ Thanh tra việc thực hiện chính xác, phát luật, nhiệm vụ được giao 
của các đơn vị, các nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; thực hiện kết 
luận, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền 
quyết định xử lý; 
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện 
nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo quy định của phát luật bà 
theo hướng đẫn của Thanh tra tỉnh; 
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định của 
phát luật về công tác thanh tra; phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ 
đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt đọng của thanh tra nội bộ, thanh tra nhân 
dân ở các cơ quan, đơn vị đó. 
- Nhiệm vụ công tác thanh tra chuyên ngành: 
+ Thanh tra việc chấp hành các quy định, quy phạm tiêu chuẩn lỹ 
thuật, điều kiện sản xuật kinh doanh của các đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực 
nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý 
của Sở; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp 
và phát triển nông thôn; 
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hành vi 
vi phạm phát luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xã định hành vị vi 
phạm phát luật gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp 
của công dân hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản phát luật của Nhà 
nước được phát hiện qua thanh tra; 
- Về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: 
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng của ngành, 
hướng dẫn xây dựng kế hoạch các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện; 
tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh 
phòng, chống tham nhũng của ngành; 
+ Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu 
nại, tố cáo theo quy định của phát luật; 
+ Phối hợp thực hiện thanh tra công vị đối với các đơn vị trực thuộc; 
thanh tra các vụ việc khác do Giám đốc sở giao theo quy định của pháp luật. 
- Thanh tra Sở có 06 người: Trong đó 01 Chánh Thanh tra và 02 Phó 
Chánh Thanh tra. 
- Chánh Thanh tra đề xuất phân công công việc cụ thể cho cán bộ, 
công chức trong phòng, báo cáo Ban Giám đốc Sở quyết định. 
5. Quy chế Phòng kế hoạch - tài chính 
Chức năng, nhiệm vụ: 
- Tham mưu cho Giám đốc Sở về xây dựng và tổ chức thực hiện quy 
hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, 
thủy sản, công tác xây dựng cơ bản và phát triển nông thôn. 
- Tham mưu trong việc chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp 
luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, các định 
mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực ngành đã được phê duyệt; hướng dẫn, 
các đơn vị trực thuộc, phòng kinh tế, phòng Nông nghiệp và PTNT các địa 
phương xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ngành được UBND tỉnh 
và Bộ Nông nghiệp và PTNT giao; 
- Tham mưu Giám đốc Sở, trình UBND tỉnh để thực hiện công tác 
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư 
nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các Hội, tổ chức phi Chính phủ 
thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn 
theo quy định của phát luật; 
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, 
xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông sản, lâm sản và thủy sản 
thuộc phạm vi quản lý của Sở; 
- Tham mưu cho Giám đốc Sở chỉ đạo theo dõi Chi cục Phát triển 
nông thôn về các lĩnh vực. 
- Theo dõi quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp chế biến nông 
lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. 
- Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách 
phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng 
thuộc phạm vi quản lý của Sở; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, 
ngành nghề gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm 
quyền phê duyệt. 
- Kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến đối với các ngành 
hàng và lĩnh vực cơ điện, ngành nghề, làng nghề nông thôn, bảo quản sau thu 
hoạch thuộc phạm vị quản lý của Sở; 
- Kiểm tra việc hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh 
tế hợp tác xã, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. 
- Tham mưu việc tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất giành cho 
nông nghiệp sau khi được phê duyệt. 
- Hướng dẫn và kiểm tra quyết toán việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự 
chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị trực thuộc và đơn vị sự nghiệp 
công lập hoạt đọng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy 
lợi và phát triển nông thôn theo quy định của phát luật; hướng dẫn việc quản 
lý tài chính, tài sản của các đơn vị thuộc ngành theo phân cấp và theo quy 
định định pháp luật; 
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban thực hiện góp ý, thẩm định dự 
án đầu tư xây dựng, các dự án chuyên môn liên quan đến lĩnh vực ngành theo 
quy định; thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở, hồ sơ mời thần và đánh giá hồ 
sơ dự thầu, thẩm định kết quả đấu thầu theo phân cấp của UBND tỉnh; 
- Hướng dẫn và kiểm tra về quy định phân công, phân cấp thẩm định 
các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông thôn; kế 
hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; 
- Theo dõi, kiểm tra thực hiện công tác định canh, định cư trong 
nông nghiệp, chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, chương trình xây 
dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân cấp 
của UBND tỉnh. 
- Tham mưu cho lãnh đạo sở tổng hợp, trình UBND tỉnh về cơ chế, 
chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn, phát triển kinh tế 
hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn 
với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn cấp xã; theo dõi, tổng hợp 
báo cáo UBND tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn; 
- Tham gia, phối hợp khảo sát địa điểm của các dự án đầu tư có liên 
quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; 
- Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra về tài chính, kế toán, thống kê của 
các đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực hiện đúng chế đọ theo quy định hiện 
hành của nhà nước; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây 
dựng kế hoạch tài chính hành năm; 
- Tham mưu, trình UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước 
đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, 
kiểm tra hoạt động của các Hội nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ thuộc 
các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông 
thôn theo quy định của phát luật; 
- Thực hiện tiếp nhận, tổng hợp việc xây dựng và đánh giá kết quả 
thực hiện chương trình công tác của các phòng, ban đơn vị trực thuộc sở: 
tổng hợp nội dung báo cáo giao ban sở và thông báo kết luận giao ban của 
lãnh đạo sở; 
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị tổng hợp và trả lời ý 
kiến chất vấn của cử tri liên quan đến lĩnh vực ngành; thực hiện công tác 
thông tin báo cáo định kỳ ( tháng, quý, năm) và đột xuất về tình hình thực 
hiện nhiệm vụ của của ngành theo yêu cầu của UBND tỉnh và Bộ Nông 
nghiệp và PTNT. 
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính theo dõi trực tiếp về hoạt động chuyên 
môn của Chi cục HTX&PTNT. 
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính có 10 người: trong đó có 01 Trưởng 
phòng, 02 Phó phòng. 
+ Trưởng phòng kế hoạch – Tài Chính đề xuất phân công việc cụ thể 
cho cán bộ, công chức trong phòng, báo cáo Ban Giám đốc Sở quyết định. 
6. Quy chế Phòng Nông nghiệp 
Chức năng, nhiệm vụ: 
- Tham mưu quản lý Nhà nước về khoa học kỹ thuật nông nghiệp: lĩnh 
vực trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản, bảo vệ thực vật, đất đai nông 
nghiệp trên địa bàn tỉnh; quản lý giám sát chất lượng giống cây trồng, giống 
vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; 
thực hiện nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp (trồng 
trọt, chăn nuôi, thủy sản). 
- Tham mưu trong việc tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa 
học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 
trên địa bàn tỉnh; 
- Chủ trì phối hợp đề xuất các biện pháp chống thoái hóa đất nông 
nghiệp trên địa bàn theo quy định; 
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý Nhà nước 
về: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo 
vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp 
theo quy định của phát luật; 
- Đề xuất việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch và bải quản sau 
thu hoạch, thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng; 
tham mưu trong việc quyết định và chịu trách nhiệm việc áp dụng các biện 
pháp canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; 
- Tổng hợp, đề xuất về công tác bảo vệ thực vật, thú ý (bao gồm cả thú 
y thủy sản), các biện pháp phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, sâu 
bệnh, dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp; 
- Đề xuất việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, cây con 
chủ lực trên địa bàn tỉnh; 
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định nuôi trồng, khai 
thác, đánh bắt thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các quy 
định khu vực cấm khai thác và khu vực khai thác có thời hạn cho phù hợp 
với hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản của tỉnh; 
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định của UBND tỉnh 
về quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự 
nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; tổ chức đánh giá nguồn lợi thủy 
sản trên địa bàn tỉnh; 
- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng 
thủy sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy 
sản của cấp huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thủy 
sản tập trung; 
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi 
mặt nước thuộc địa phương quản lý để nuôi trồng thủy sản theo quy định; 
- Đề xuất việc tổ chức kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống thủy sản 
ở các cơ sở sản xuất giống thủy sản; đề xuất các biện pháp thực hiện phòng 
trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định; 
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quản lý nhà nước về thủy sản, quyết 
định và chịu trách nhiệm về áp dụng giống mới, chỉ đạo, kiểm tra việc sử 
dụng thuốc thú y và các chế phẩm phục vụ nuôi thủy sản; 
- Theo dõi việc tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, ứng dụng tiến 
bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản; 
 - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát 
triển về nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu 
trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao; 
- Tham mưu cho Giám đốc sở chỉ đạo, theo dõi Chi cục Quản lý chất 
lượng nông lâm sản và thủy sản trong việc xây dựng và chỉ đạo các biện 
pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và 
các hoạt đọng phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. 
- Chủ trì, phối hợp trong việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối 
với phòng Nong nghiệp và PTNT, kiểm tra thực hiện quy chế quản lý, phối 
hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát 
triển nông thôn cấp tỉnh đặt trên địa bàn huyện với UBND huyện, các nhân 
viên kỹ thuật trên địa bàn với UBND xã; 
+ Phòng Nông nghiệp theo dõi, tổng hợp về công tác chuyên môn đối 
với các đơn vị: Trung tâm khuyến nông, Chi cục Thú y, BVTV, Chi cục 
Thủy sản. 
+ Phòng Nông nghiệp có 07 người: Trong đó có 01 Trưởng phòng và 
02 Phó phòng; 
+ Trưởng phòng Nông nghiệp đề xuất phân công công việc cụ thể cho 
các cán bộ, công chức trong phòng, báo cáo Ban Giám đốc Sở quyết định. 
II. . Hình thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về QLKT CTTL cấp tỉnh 
Bảng 1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về QLKT CTTL 
cấp tỉnh 
TT Vùng Tổng 
Chi cục Phòng 
Thuỷ lợi 
QL 
nước & 
CTTL 
Thuỷ lợi 
& PCBL 
Thuỷ lợi 
Thuỷ sản 
Phòng 
Thuỷ lợi 
Phòng 
Thuỷ nông 
1 Miền núi phía bắc 15 8 1 2 0 4 0 
2 ĐB sông hồng 11 5 3 0 0 2 1 
3 Bắc trung bộ 6 3 0 0 0 3 0 
4 DH Miền trung 6 1 0 2 0 3 0 
5 Tây nguyên 5 4 0 0 1 
6 Đông nam bộ 8 6 0 1 0 1 0 
7 Đồng bằng SCL 13 10 2 0 0 1 0 
 Tổng cộng 64 37 6 5 1 14 1 
(Số liệu điều khảo sát của đề tài NCKH cấp Bộ do Trung tâm NC kinh 
tế-Viện KHTL thực hiện năm 2006). 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_san_xuat_phan_1.pdf
Ebook liên quan