Giáo trình Trồng cây và chăm sóc dưa chuột - Mã số MĐ 04: Trồng bầu, bí, dưa chuột

Tóm tắt Giáo trình Trồng cây và chăm sóc dưa chuột - Mã số MĐ 04: Trồng bầu, bí, dưa chuột: ...khi đóng lọ có màu xanh vàng sáng rất đẹp, hấp dẫn khách hàng hơn quả của các giống khác, tỷ lệ quả đạt tiêu chuẩn cao hơn; có thể khai thác được nhiều dạng nguyên liệu: bao tử, trung tử, dưa chuột đóng lọ 6 x 9cm v.v nên hiệu suất thu hồi nguyên liệu cao dẫn đến hiệu quả sản xuất càng... 5Đ để phòng trừ bệnh lở cổ rễ. b. Bệnh héo rũ. * Tác nhân gây bệnh: * Triệu chứng bệnh: Cây bị bệnh la cho bó mạnh thân biến màu trở thành vàng hoặc nâu. Nếu bị hại nặng toàn cây bị héo rũ, dần dần dẫn đến cây bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả. Hình...cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác. Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồ...

pdf60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây và chăm sóc dưa chuột - Mã số MĐ 04: Trồng bầu, bí, dưa chuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có bào tử nấm 
có thể nẩy mầm, vì thế không cần có mưa mà chỉ cần ẩm độ không khí cao hoặc 
sương mù là đủ điều kiện cho bệnh phát triển. 
* Biện pháp phòng trừ: 
 Dọn sạch cỏ trong vườn (đặc biệt là những cây hoang dại họ bầu bí) để vừa 
hạn chế nguồn bệnh để vừa bệnh thông thoáng ít nguồn bệnh 
 Dùng màng phủ đất 
 Phát hiện sớm phòng trừ bằng Anvil 5SC, Aliette, Topsin 
b. Bệnh giả sương mai dưa chuột 
 * Tác nhân gây bệnh: Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt 
 * Triệu chứng 
 Lá bị hại là chính. Bệnh phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá có những 
chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, dọc theo gân lá có những 
hình đa giác. Chỗ bị bệnh khô và dễ gãy, lá cuốn cong lên và rụng sớm chỉ còn lá 
mới ra. Đặc trưng vết bệnh là có lớp phấn màu tro xám đó là các bào tử phân sinh, 
bào tử nảy mầm ở nhiệt độ 15 –190C, ẩm độ cao. 
Hình số 4.3.3: Triệu chứng bệnh giả sương mai trên lá và quả dưa chuột 
* Điều kiện phát triển: 
 Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại. Trong điều kiện thuận lợi nấm 
bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh. 
 Bệnh thường gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên 
 Nấm bệnh xâm nhập và gây hại nặng trong mùa mưa và những ngày có 
sương mù buổi sáng. 
 45 
 Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng. Bệnh 
gây hại làm lá rụng, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng. 
 Nhiêt độ và độ ẩm không khí là những nhân tố vô cùng quan trọng cho sự 
phát triển và lây nhiễm của nấm bệnh trên cây trồng. Một giai đoạn ít nhất là 6 
tiếng với độ ẩm tương đối 100% trên bề mặt lá là cần thiết cho sự sinh sản các túi 
bào tử, nó có thể xuất hiện ở nhiệt độ từ 5-300C. Sự hình thành túi bào tử cao nhất 
ở nhiệt độ 15-200C. Khi không khí xung quanh khô, các túi bào tử được phân tán 
chủ yếu bằng luồng không khí.. 
*Biện pháp phòng trừ: 
- Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa trong mùa mưa. 
- Tỉa lá bệnh thiêu hủy, lưu ý cần thu hủy tàn dư vườn bệnh. 
- Luân canh, với những cây trồng khác họ. 
- Bón phân đầy đủ, cân đối, chú ý bón phân urê, trong mùa mưa nếu bón 
nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm 
nhập gây hại. 
- Dùng các loại thuốc hóa học như Daconil, Ridomil MZ, Score, Tilt 
super để phòng trị. 
c. Bệnh ghẻ dưa (Cladosporium Cucumerinum) 
* Tác nhân gây bệnh: Do nấm Cladosporium cucumerinum gây ra. 
* Triệu chứng: 
Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá non, cuống lá, thân và quả. Trên lá, 
đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi tròn, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau 
đó, đốm bệnh chuyển màu nâu và hoại đi. 
Trên thân, đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu hoặc nâu xám, sau đó đốm 
bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh màu đen. 
Trên quả, nấm bệnh gây hại từ lúc trái còn non, vết bệnh tròn, nhỏ, màu nâu 
sậm, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa ứa 
ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, 
kích thước vết bệnh khoảng 2-3 mm, màu trắng xám, đôi khi bị nứt và thối. 
Nấm bệnh lưu tồn trong xác bả thực vật. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ 
mát và có nhiều sương về đêm. 
 46 
Hình số 4.3.4: Bệnh ghẻ dưa chuột 
* Biện pháp phòng trị: 
- Chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng. 
- Tiêu hủy xác bả thực vật sau mỗi mùa vụ. 
- Nên phun ngừa trước khi có bệnh hoặc khi vết bệnh vừa chớm xuất hiện : 
+ Bavistin 50FL, Carbenda 50SC : 20-30 ml/bình 16 lít. 
+ Topsin M 70WP, Top 70WP : 15-20g/bình 16 lít 
+ Polyram 80DF : 60-80g/bình 16 lít 
+ Bemyl 50WP : 30-50g/bình 16 lít 
4.2. Sâu hại chính trên cây dưa chuột 
a. Bọ trĩ 
* Triệu chứng hại: 
 Sâu tập trung ở ven gân lá và hút nhựa – vết chích hút thường có dạng chấm 
nhỏ bằng đầu kim. Với mật độ cao chồi non ngừng phát triển lá bị chùm lại quăn 
queo, lá dưới sớm rụng, quả thành sẹo méo mó. Một số bọ trĩ cao thấy trên lá, thân 
và trái có lớp sáng bạc màu đỏ hung. 
 47 
 Hình số 4.3.5: Triệu chứng bọ trĩ gây hại lá và quả dưa chuột 
 * Đặc điểm hình thái: 
 Trưởng thành màu vàng nhỏ bằng 
đầu kim gút, khó nhìn bằng mắt thường 
 Sau vũ hóa từ đất hay lá cây, trưởng 
thành di chuyển lên đọt, hoa dùng máng 
đẻ trứng rạch một rãnh nông ở lá non rồi 
đẻ trứng vào 
Hình số 4.3.6: Bọ trĩ trưởng thành 
 Sâu non có 2 tuổi và tương ứng với 2 
giai đoạn “nhộng” . Sâu non mới nở màu 
trắng khi lớn chuyển màu vàng nhạt hay 
vàng sậm 
 Vòng đời của sâu rất ngắn khoảng 10 
-15 ngày tùy thuộc nhiệt độ sống 
 Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai 
đoạn phát triển của cây nhưng thường 
phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con 
từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều 
kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây 
hại nhẹ hơn. 
Hình số 4.3.7: Bọ trĩ non 
 * Biện pháp phòng trừ: 
 * Biện pháp canh tác: Che phủ bằng rơm rạ, ngăn ngừa cỏ dại tạo điều kiện 
thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ, che phủ bằng lá thuốc lá có thể tiêu diệt bọ 
trĩ. Tưới nước mạnh trên lá cũng có thể rửa trôi bọ trĩ. Ngoài ra chăm sóc cây 
 48 
sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt 
trong thời kỳ cây con. 
 * Biện pháp vật lý: sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể 
thu hút bọ trĩ trưởng thành. 
 * Biện pháp sinh học: Khuyến khích hoặc sử dụng các loài bọ rùa, ong ký 
sinh Ceranisus sp. 
 * Biện pháp hóa học: Có nhiều loại thuốc có hiệu quả như Confidor, 
Hopsan, Cyperin, Pyrinex phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao. Có thể dùng 
dầu khoáng 
b. Sâu sọc dưa 
* Triệu chứng: 
Sâu phát sinh nhiều 
ở giai đoạn dưa leo ra hoa 
kết trái (35- 45 ngày sau 
trồng). Sâu cắn rách á lỗ 
trỗ hoặc ăn trái non làm 
trái hư và rụng 
Hình số 4.3.8: Triệu chứng sâu sọc gây hại trên lá 
* Đặc điểm hình thái: 
 Trưởng thành: cánh dài 
25mm, màu trắng vàng với 
vệt nâu bao quanh bờ cánh 
 Trứng: hình bầu dục 
(dài 0,8 – 0,9 mm, rộng 0,4 
– 0,5 mm) trằng hơi mềm 
Hình số 4.3.9: Trưởng thành sâu sọc dưa 
 49 
 Sâu non: 5 tuổi mới 
nở trong suốt tập ở gân 
chính, sâu lớn phân tán; sâu 
đẫy sức cỡ 18 -25 mm 
 Nhộng: 12- 15mm, 
sâu hóa nhộng trên lá 
Hình 4.3.10: Sâu non sâu sọc dưa 
* Tập tính sinh hoạt: 
 Trứng được đẻ ban đêm từng quả hay thành ổ mặt dưới lá dưa. Số trứng đẻ 
của bướm cái tùy thuộc ký chủ và thời gian trong năm. Sâu đẻ trứng nhiều trên dưa 
leo ở tháng 8 – 9 
 Vòng đời sâu từ 20 – 40 ngày tùy ký chủ và nhiệt độ trong năm. Vòng đời 
sâu khoảng 30 ngày 
 Sâu nhiều ở mùa mưa với mật độ cao gây thiệt hại đáng kể nếu không phòng 
trừ kịp thời 
* Biện pháp phòng trừ: 
* Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát : Olong 55WP hoặc Biocin 16WP, 
8000SC +Secsaigon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC. Thời gian cách ly 7-10 ngày 
c. Giòi đục lá - Liriomyza sp 
* Triệu chứng: 
 Dòi đục lá còn được gọi 
là sâu vẽ bùa, đây là loài dịch 
hại gây hại nặng trên cây cà 
chua, dưa, bầu bí, đậu đỗẤu 
trùng dòi đục lá đục vào trong lá 
ăn mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra 
những đường ngoằn ngoèo trên 
lá. 
Hình số 4.3.11: Triệu chứng dòi đục lá dưa chuột 
 50 
* Đặc điểm hình thái: 
 Trưởng thành là loài 
ruồi đen nhỏ, có điểm vàng 
trên lưng ngực, bay kém nên 
di chuyển trên ruộng theo 
hướng gió. 
Hình số 4.3.12: Trưởng thành dòi đục lá 
 Sâu non là loại dòi có 
màu vàng nhạt hoặc trắng 
kem, nằm trong mô mặt trên 
của lá trong đường đục, ấu 
trùng dài khoảng 3 mm. Khi 
dòi đẫy sức chui ra ngoài 
hóa nhộng. 
 Nhộng màu vàng, nâu 
bóng dính trên lá hoặc rơi 
xuống mặt đất. 
Hình số 4.3.13: Sâu non dòi đục lá 
 * Đặc điểm sinh học và sinh thái: 
- Vòng đời: - Trứng: 2 - 4 ngày 
- Sâu non: 10 -13 ngày 
- Nhộng: 5 - 7 ngày 
- Trưởng thành: 1-3 ngày 
 Trưởng thành cái đẻ trứng trên mặt lá, một con cái có thể đẻ 250 trứng. 
Trứng nở sau khoảng 3 - 4 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ. 
 * Biện pháp quản lý: 
- Che phủ cây con bằng lưới nylon để ngừa sâu trường thành đẻ trứng. 
 - Ở những nơi thường bị hại nhiều cần dùng thuốc trừ sâu phun sớm khi 
trồng 7 – 10 ngày. Sâu đã phát sinh trong đọt rất khó diệt trừ và thường đã để lại 
tác hại cho cây 
 51 
 * Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp các loài cỏ lá rộng (ký 
chủ phụ) một tháng trước khi trồng, gieo cấy đồng loạt. 
 * Biện pháp sinh học: Nhóm ong ký sinh: Encarsia formosa, Dacnusa 
sibirica, Opium pallipes, và Diglyphus isaea. 
 * Biện pháp hóa học: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5 - 
10 con trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack, .... 
d. Ruồi đục quả 
* Triệu chứng: 
 Ruồi đục quả gây 
hại trên dưa leo, bầu bí, 
mướp, khổ qua, Ấu 
trùng là dòi đục vào trong 
quả, chổ vết đục bên 
ngoài lúc đầu là 1 chấm 
đen, sau lớn dần có màu 
vàng rồi chuyển qua nâu. 
Bên trong quả dòi đục 
thành đường hầm vòng 
vèo làm quả bị thối mềm, 
dễ rụng 
Hình số 4.3.14: Triệu chứng ruồi đục quả 
trên quả dưa chuột 
* Đặc điểm hình thái: 
 Thành trùng là loài ruồi 
giống ruồi nhà, dài 6-8 mm, 
màu vàng có vạcg đen trên 
ngực và bụng. Cuối bụng ruồi 
cái có vòi dài, nhọn dùng để 
chích vào quả đẻ trứng. 
Trứng rất nhỏ, màu 
trắng ngà, nằm phía trong 
vỏ quả. 
Sâu non là loại dòi có 
màu vàng nhạt hoặc trắng 
ngà, miệng có một móc 
cứng đen, đẫy sức dài 
khoảng 6-8 mm. Khi dòi 
Hình số 4.3.15: Sâu non ruồi đục quả 
 52 
đẫy sức chui ra ngoài hóa 
nhộng. 
 Nhộng màu nâu vàng, 
hình trứng dài. 
Hình số 4.3.16: Trưởng thành ruồi đục quả 
* Đặc điểm sinh học và sinh thái: 
* Vòng đời: 22 - 28 ngày. 
- Trứng: 2-3 ngày 
- Dòi : 8-10 ngày 
- Nhộng: 7-12 ngày 
 Trưởng thành đẻ trứng 5 - 7 ngày và có thể sống hàng tháng. Ruồi trưởng 
thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát, sức bay yếu. 
Ruồi cái đẻ trứng trong vỏ quả, một con cái có thể đẻ 150-200 trứng, một 
quả có thể có nhiều trứng. Dòi nở ra đục vào trong quả gây hại. Trong quả bị 
hại thường có nhiều con dòi, đẫy sức dòi chui ra ngoài rơi xuống đất hoá nhộng 
hoặc hoá nhộng trong quả bị rụng. 
Ruồi thường đẻ trứng và gây hại từ khi quả già đến chín. 
* Biện pháp phòng trừ: 
- Cày phơi đất để diệt sâu non và nhộng. 
- Thường xuyên thu gom tiêu huỷ các quả bị rụng có dòi hại. 
- Khi ruồi trưởng thành phát sinh nhiều dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol 
(Vidubon) hoặc tự làm bằng dấm pha đường và ít thuốc trừ sâu, đặt rãi rác 
cách 5-10 m một bẫy. 
 - Nếu có điều kiện thì bao quả lại sau khi quả đậu 3 - 4 ngày, không cần 
phun thuốc. 
 - Có thể dùng thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp để phòng trừ 
 53 
e. Bọ rầy dưa (Aulacophora similis) 
* Đặc điểm nhận biết: 
 Sâu trưởng thành có cánh 
cứng màu vàng cam. Sâu non dạng 
con sùng, màu trắng ngà, đầu màu 
nâu, chân ngực phát triển. 
Vòng đời trung bình 35 – 40 
ngày, bọ trưởng thành có thể sống 
và phá hại tới 10 – 15 ngày. 
Hình số 4.3.17: Trưởng thành bọ rầy dưa 
* Điều kiện phát sinh, gây hại: 
 - Bọ dưa phát triển gây hại nhiều 
vào mùa khô, trên các loại cây dưa hấu, 
dưa leo, bầu, bí. 
 - Bọ trưởng thành hoạt động phá 
hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày 
trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. 
Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc 
dưa. Sâu non sống và hoá nhộng trong 
đất. 
 - Bọ trưởng thành hại mạnh khi 
cây dưa còn nhỏ có 4 – 5 lá (dưới 20 
ngày tuổi), mật độ bọ cao có thể làm cây 
dưa trụi hết lá và đọt non, phát triển 
kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, lá có 
nhiều lông, bọ dưa không phá hoại nữa. 
 - Bọ non sống trong đất ăn rễ và 
cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm 
cây sinh trưởng kém có thể héo chết. 
Hình số 4.3.18: Cây dưa chuột bị bọ rầy 
dưa phá hại 
* Biện pháp phòng trừ: 
Dùng tay hoặc vợt xua đuổi để bắt bọ trưởng thành. 
Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang 
vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn 
dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc. 
 54 
Rải thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G, Vibasu 10H, Gà nòi 4G, Vicarp 
4H, Sumi-alpha, Baythroit 5SL, Admire 50 EC 1-2 %o. xuống đất khi trồng 
hoặc rải quanh gốc dưa trước khi cây ra hoa để diệt sâu non. 
Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều 
tối, dùng các loại thuốc như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban, 
f. Bọ phấn trắng (Bemisia Tabaci) 
* Triệu chứng: 
Bọ phấn trắng gây hại trên cà chua, ớt, bông vải, rau, cây họ bầu bí... Bọ 
phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém 
phát triển. 
* Đặc điểm hình thái: 
Bọ phấn trưởng thành rất nhỏ, 
có 4 cánh và được phủ lớp phấn sáp 
màu trắng, hoặc trắng hơi vàng, dài 
khoảng 1mm. 
Trứng có màu trắng sau 
chuyển màu nâu. 
Ấu trùng có màu trắng hơi 
xanh hình oval, dài 0,3 – 0,6 mm 
Hình số 4.3.19: Trưởng thành bọ phấn 
trắng 
* Đặc điểm sinh học và sinh thái: 
* Vòng đời: 
- Trứng: 5 - 9 ngày. 
- Ấu trùng: 14 ngày. 
- Trưởng thành: có thể sống đến 30 ngày. 
Trưởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể đẻ 
100 – 150 quả trứng, trứng được đẻ ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc từng 
nhóm chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng keó dài 2 - 4 tuần 
tùy thuộc vào nhiệt độ. 
 55 
Bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới lá cà 
chua, chích hút dịch cây. Khi mật độ bọ phấn cao làm cây suy yếu, có thể bị 
héo, vàng lá, chết. 
Chất bài tiết của bọ phấn có đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát 
triển hại cây. 
Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn lá cà chua. 
Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng có phân tán trên phạm vi 
rộng nhờ gió. 
* Biện pháp phòng trừ: 
- Biện pháp canh tác: Phủ rơm quanh cây cà chua đang mọc mầm, ở vườn 
ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con. 
- Biện pháp cơ giới vật lý: Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng 
thành. 
- Biện pháp sinh học: Bọ phấn có nhiều loài thiên địch như ong ký 
sinh Encarsia formos. 
- Biện pháp hóa học: Hạn chế phun thuốc hóa học vì thuốc có thể giết chết 
các loài thiên địch có ích trên xuống và bọ phấn dễ bị kháng thuốc. 
- Có thể dùng các loại thuốc như Actara, Pyrinex, Hopsan, 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Yêu cầu cho nguồn nước tưới cho vườn trồng dưa chuột? 
A. Lấy nước ở đâu tưới cũng được 
B. Nguồn nước tưới không bị nhiễm khuẩn 
C. Nguồn nước tưới xa khu công nghiệp 
D. Cả B và C đều đúng 
Câu 2: Tưới nước cho cây dưa chuột vào lúc nào trong ngày là tốt nhất 
A. Tưới khi trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối 
B. Tưới bất cứ khi nào nếu cây cần nước 
C. Tưới khoảng từ 9 – 10 giờ sáng 
Câu 3: Khi cây dưa chuột bị thiếu nước, quả dưa sẽ xảy bị? 
A. Quả dưa phát triển bình thường 
B. Quả dưa nhỏ lại 
 56 
C. Quả dưa nhỏ, teo, bị đắng 
Câu 4: Bệnh phấn trắng trên dưa chuột thường gây hại ở bộ phận nào? 
A. Trên thân 
B. Trên quả 
C. Trên lá 
2. Các bài thực hành: 
Bài thực hành số 4.3.1: Phòng trừ sâu, bệnh hại dưa chuột giai đoạn ra hoa tạo 
quả 
- Mục tiêu: Nêu được các loại sâu bệnh gây hại trên cây dưa chuột giai 
đoạn ra hoa tạo quả; 
 Biết cách phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chính 
- Nguồn lực: Vườn trồng dưa chuột, khay điều tra sâu, bệnh, thuốc bảo vệ 
thực vật, dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (số lượng 05 học viên/ 
nhóm) mỗi nhóm hoặc cá nhân phải hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các 
bước/nhóm bước công việc. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Điều tra sâu bệnh hai, 
xác định đối tượng gây hại chính, đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. 
- Thời gian hoàn thành: 04 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nêu được 
tên loại sâu, bệnh hại chính, đưa ra biện pháp phòng trừ, tiến hành phòng trừ an 
toàn và hiệu quả cho quả dưa. 
C. Ghi nhớ: 
 - Thời điểm tưới nước cho dưa chuột. 
 - Tỉa nhánh cho dưa chuột 
 57 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
 - Vị trí: Là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học 
xong chương trình các môn đun 01. Mô đun này trang bị cho học viên những kiến 
thức chủ yếu về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột. 
 - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên nghề. Yêu cầu học 
viên cần phải học đủ số giờ lý thuyết và thực hành. 
II. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: 
+ Trình bày được các bước lựa chọn hạt giống và xử lý cây giống; 
+ Hiểu được yêu cầu của cây dưa chuột đối với điều kiện ngoại cảnh; 
+ Nêu được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây dưa chuột. 
 - Kỹ năng: 
 + Thực hiện thành thạo các thao tác trong chuẩn bị giống đảm bảo hiệu quả; 
+ Lựa chọn cây giống để trồng đảm bảo năng suất cao và phẩm chất tốt; 
+ Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây dưa 
chuột. 
- Thái độ: 
 - Đảm bảo tiết kiệm vật tư, tuân thủ an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 04 - 
01 
Chuẩn bị giống 
dưa chuột 
Tích 
hợp 
Lớp 
+ vườn 20 5 14 1 
MĐ 04 - 
02 
Trồng và chăm 
sóc cây dưa chuột 
giai đoạn cây con 
Tích 
hợp 
Lớp 
 + 
vườn 
44 10 33 1 
MĐ 04 – 
03 
Chăm sóc dưa 
chuột giai đoạn ra 
hoa tạo quả 
Tích 
hợp 
Lớp 
+ vườn 50 10 38 2 
 Kiểm tra hết mô đun 6 6 
 Cộng 120 25 85 10 
 58 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý 
thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). 
 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 
5.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.1.1: Ngâm, gieo hạt giống dưa chuột vào 
bầu nylon 
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 - 
2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) 
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả 
lớp học. 
 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, 
nguyên vật liệu 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật 
liêu: hạt giống, xô chậu, vải ẩm, nước 
ấm... 
Tiêu chí 2: Ngâm ủ - Ngâm ủ đúng quy trình kỹ thuật. 
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng 
phối hợp giữa các thành viên 
- Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 
5.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.2.1: Cắm giàn leo cho cây dưa chuột 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, 
nguyên vật liệu 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật 
liêu: cây căm giàn, dây buộc, dao, kéo, xà 
beng... 
Tiêu chí 2:Cắm giàn leo - Cắm giàn theo kiểu chữ X 
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng 
phối hợp giữa các thành viên 
- Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 
5.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 4.3.1: Phòng trừ sâu, bệnh hại dưa chuột giai 
đoạn ra hoa tạo quả 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Xác định được sâu, bệnh 
hại chính 
Xác định đúng sâu, bệnh hại chính 
Tiêu chí 2:Chọn được thuốc bảo vệ 
thực vật 
Nêu tên các loại thuốc bảo vệ thực vật 
chính xác 
Tiêu chí 3: Đưa ra biện pháp phòng Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu 
 59 
trừ an toàn và hiệu quả quả 
Tiêu chí đánh giá chung: An toàn và 
hiệu quả 
Không vứt vỏ thuốc bảo vệ bừa bãi 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Thái Hà, Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây họ bầu bí. 
Nhà xuất bản Hồng Đức. 
[2]. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2005. Kỹ thuật trồng rau sạch. Nhà xuất bản 
nông nghiệp. 
 60 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 
2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 
3. Bà: Kiều Thị Thuyên Thư ký 
4. Ông: Trần Ngọc Hưng Ủy viên 
5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên 
6. Ông: Hoàng Văn Niên Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông: Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch 
2. Bà: Đào Hương Lan Thư ký 
3. Ông: Nguyễn Tiến Huyền Ủy viên 
4. Bà: Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 
5. Bà: Nguyễn Thị Huyền Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_va_cham_soc_dua_chuot_ma_so_md_04_trong.pdf