Giáo trình Trồng mận - Mã số MĐ 05: Nghề trồng đào, lê, mận
Tóm tắt Giáo trình Trồng mận - Mã số MĐ 05: Nghề trồng đào, lê, mận: ...ung Quốc hiện nay thường áp dụng phương pháp trồng dày để thu hiệu quả cao ngay từ năm đầu: trên đất tốt trồng với khoảng cách 3-4m x 4-6m và trên đất xấu trồng với khoảng cách 2-3m x 4-5m. Giải pháp chính để nâng cao mật độ trồng là : Chọn và tạo các giống thấp cây, tán nhỏ và chọn các gốc ... cỏ dại như bón phân hoai mục, trồng xen,...còn có một biện pháp cũng được áp dụng để nhằm mục đích này, đó là biện pháp xới xáo đất. - Ngoài các tác dụng trên, xới xáo khi trên vườn xuất hiện những “mảng rễ” còn có tác dụng cắt dứt các rễ già, kích thích các rễ mới phát triển, từ đó giúp câ...ích hợp. d) Nông dân trở thành chuyên gia: Chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực nào đó. Huấn luyện nông dân trở thành chuyên gia tức là nông dân đã am tường về canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại. Họ có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều...
, xây xát vì thịt quả nhiều dinh dưỡng, hàm lượng đường cao rất thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhập gây thối. Khi thu hái ta có thể chèo lên cây hoặc bắc thang để thu hái quả. Không vít cành hái quả tránh gẫy cành cây.. Hiện nay ở các nước phát triển người ta thu hái mận bằng máy. Bằng cách lái máy cho rung cây để quả rụng xuống 1 tấm bạt đã được đặt ở ngay dưới tán cây. 91 Hình 5.4.1. Chèo cây hái quả mận Hình 5.4.2. Bắc thang hái quả mận Sau khi thu hái thì cho quả vào gùi, sọt có lót các vật liệu mềm và khô để quả không bị dập nát. Chú ý bảo vệ lớp phấn của vỏ quả. Hình 5.4.3. Cho mận vào sọt Hình 5.4.4. Thu hái mận bằng máy 2. Bảo quản 2.1. Mục đích - Góp phần nâng cao giá trị thương mại và giá trị kinh tế cho người sản xuất. - Cải thiện chất lượng dinh dưỡng, cảm quan, chất lượng vệ sinh nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao. - Kéo dài tuổi thọ bảo quản, tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu quả tươi. 2.2. Phân loại Phân loại quả thành các loại khác nhau: 92 + Loại quả to, mầu mã đẹp, không sâu bệnh, không dập xước, còn lớp phấn trên quả. + Loại quả trung bình, mầu mã đảm bảo, không sâu bệnh, dập xước, còn lớp phấn trên quả. + Loại quả nhỏ, mầu mã đảm bảo, không sâu bệnh, dập xước. + Loại quả không đảm bảo tiêu chuẩn : sâu bệnh, dập xước, mầu mã xấu cần để riêng. 2.3. Sơ chế a) Rửa tẩy trùng Mận được rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bặm, đất cát, các tạp chất hữu cơ và các vi sinh vật bám trên bề mặt quả. Quá trình rửa phải hết sức nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh, không dùng nước có áp suất mạnh để rửa mận. b) Xử lý bảo quản - Các chất dùng để xử lý trong bảo quản là những chất đựơc phép dùng ở Việt nam (tiêu chủân Việt nam TCVN 5642 -199; CAC/Vo4 XIV Ed2 Part IV) - Công dụng của các chất này là diệt và ức chế sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn, nấm mốc, giảm tỉ lệ hư hỏng và hao hụt nhằm kéo dài thời gian bảo quản. - Mận sau khi rửa để ráo nước rồi ngâm 5 phút trong dung dịch chất xử lý, sau đó vớt ra để ráo và hong khô trên sàn nhà có rải lớp giấy báo ở dưới. Để cho mận chóng khô, có thể dùng quạt gió (nhưng không đựơc hong khô bằng khí nóng hay phơi nắng) Ngoài phương pháp dùng hoá chất để diệt nấm, vi sinh vật, còn có thể dùng phương pháp xử lý nhiệt. Duy trì mận ở nhiệt độ 380 C trong 2 ngày hay ngâm trong nước nóng 470 C trong 5 phút cũng có chiều hướng tốt để bảo quản. c) Bao gói - Mận sau khi để khô ráo được đưa vào trong túi PE để bảo quản. Tác dụng của việc bao gói là giảm hao hụt, ức chế cường độ hô hấp, ức chế sự tạo thành etylen, kìm hãm sự chín của quả và kéo dài thời gian bảo quản. - Chọn mỗi loại túi PE thích hợp (về độ dày, độ thoáng khí, chất liệu) có tác dụng quyết định hiệu quả của quá trình bảo quản mận. - Mỗi túi chỉ đóng khoảng 2 - 4 kg mận (2 kg mận cho bảo quản nhiệt thường, 4 kg cho bảo quản lạnh). Đó là trọng lượng thích hợp để mang, vác an toàn trong quá trình bốc dỡ, kiểm tra. 93 - Không nên để chiều cao của mận trong túi dầy quá 20 cm, để tránh bầm, giập, ảnh hưởng đến chất lượng mận. Mỗi túi có đặt gói hấp thụ Etylen. Tuỳ theo trọng lượng mận mà đặt lượng chất hấp thụ cho thích hợp. 2.4. Bảo quản Có thể bảo quản mận ở nhiệt độ thường hoặc bảo quản mận ở nhiệt độ lạnh. Bảo quản quả mận ở nơi khô, mát, thoáng ở nhiệt độ thấp 12,8 – 15,6 oC, ẩm độ 85 – 90 %. Bảo quản lạnh hạn chế sự phát triển của nấm gây thối quả, nhưng lại gây tổn thương, quả bị nhũn khi chuyển ra khỏi điều kiện lạnh. Sản phẩm bảo quản lạnh có thể đảm bảo chất lượng trong thời gian được 2 tuần. Tại huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai đã tổ chức nghiên cứu bảo quản mận Tam Hoa tươi theo ba phương pháp: xông hơi SO2, bảo quản lạnh và xông hơi SO2 và kết hợp bảo quản lạnh đã kết luận rằng: Bảo quản mận tươi tốt nhất là xông hơi SO2 bảo quản lạnh sau khi hái, phân loại quả và sau đó xếp vào sọt tre, để xung quanh một lò than nhỏ, cho lưu huỳnh vào lò để khí SO2 bốc lên, phủ bạt kín để xông hơi SO2 cho quả. Cứ một tạ quả mận tươi cần 62g lưu huỳnh xông hơi trong thời gian 20 phút; Sau đó quạt và bảo quản trong điều kiện lạnh, cho phép giữ được quả tươi từ 5 - 6 ngày quả vẫn có hình thức, màu sắc và chất lượng đạt yêu cầu thương mại. Quả mận được xử lý hoá chất này bảo quản ở 120C thì có thể giữ được tươi khoảng 3 tuần B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1. Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong những câu sau: - Mận đem bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, quả không bị.................... Giữ được .................trên bề mặt quả khi thu hái vận chuyển và xử lý thì chất lượng bảo quản càng tốt. - Căn cứ để xác định thời gian chin của quả:................................ - Trường hợp tiêu thụ sản phẩm quả chín hoặc để chế biến rượu thì cần để quả .................mới thu hái. - Nếu để tiêu thụ xa, cần vận chuyển thì thu hái quả còn ương, độ già quả ..................% tức là trước khi quả chín ....................ngày. - Độ chín khi thu hái có ảnh hưởng đến chất lượng mận bảo quản. Độ chín ..............là thích hợp nhất cho bảo quản ở nhiệt độ thường, còn bảo quản ở nhiệt độ lạnh thì độ chín ...................20 - 30% là tốt nhất vì ở độ chín này chất lượng cảm quan của mận đẹp hơn cả. Mận sau khi bảo quản 4 ngày vẫn bóng đẹp, quả rắn và tươi. 94 - Thu hái từ....................thao tác nhẹ nhàng, không làm quả dập nát, xây xát vì thịt quả nhiều dinh dưỡng, hàm lượng đường cao rất thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhập gây thối. - Bảo quản quả mận ở nơi khô, mát, thoáng ở nhiệt độ thấp ............... oC, ẩm độ ........................%. Câu 2: Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong những câu sau: - Chế biến mứt mận: Rửa sạch mận sau đó chần quả bằng nước nóng ........... oC trong 5 phút. Để ráo nước sau đó dùng dao khía dọc xung quanh quả mận, tách hạt. Dùng ................kg đường cho mỗi kg quả, Nấu thành xiro 4 – 5 giờ, sau đó nấu lửa nhỏ ở .............. oC, để nước bay hơi và đường ngấm vào quả, khô dần và tạo thành mứt. - Làm mận phơi khô: Chọn quả: Cần hái quả lúc ............để quả có hàm lượng đường cao nhất, vỏ mỏng, hạt nhỏ và ít xơ. Ngâm Kiềm: Ngâm quả vào dung dịch .................% trong thời gian ................giây. Không được ngâm quả lâu sẽ làm hỏng vỏ quả. Rửa quả: Dùng nước sạch rửa hết kiềm bám ở vỏ quả. Dùng dao sắc bổ quả tách làm đôi bỏ hạt. Làm khô: Có 2 cách làm khô quả. Sấy khô: Đưa vào lò sấy nhiệt độ..........., ở giai đoạn cuối nâng lên 70 – 75oC, ẩm độ lúc cuối là 20%. Thời gian làm khô ..................giờ, có đảo 1 -2 lần. Phơi quả dưới trời nắng ............ngày, quả không dính tay là được. Đóng gói: Bảo quản trong thùng có giấy hút ẩm để sản phẩm mềm trở lại. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.4.1: Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản sản phẩm quả mận C. Ghi nhớ - Tùy mục đích sử dụng mà tiêu chuẩn sản phẩm khác nhau. - Sản phẩm quả thu hái to, không bị dập nát, xây sát, sâu bệnh, có mầu quả đẹp đúng đặc trưng của giống. Ví dụ như mận tam hoa chín khi thì có vỏ quả mầu tím xanh, mận hậu vỏ quả có mầu xanh vàng, mận máu vỏ quả khi chín có mầu máu - Mận đem bảo quản phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, quả không bị xây sát, giập nát, sâu hoặc có triệu trứng nhiễm vi sinh vật và côn trùng. Giữ được lớp phấn trên bề mặt quả khi thu hái vận chuyển và xử lý thì chất lượng bảo quản càng tốt. - Có thể bảo quản mận ở nhiệt độ thường hoặc bảo quản mận ở nhiệt độ lạnh. - Bảo quản quả mận ở nơi khô, mát, thoáng ở nhiệt độ thấp 12,8 – 15,6 oC, ẩm độ 85 – 90 %. Bảo quản lạnh hạn chế sự phát triển của nấm gây thối quả, nhưng lại gây tổn thương, quả bị nhũn khi chuyển ra khỏi điều kiện lạnh. Sản phẩm bảo quản lạnh có thể đảm bảo chất lượng trong thời gian được 2 tuần. 95 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. V tr , t nh chất c mô đun 1. Vị trí: Mô đun “Trồng cây mận” là mô đun được bố trí giảng dạy sau các mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và “Nhân giống mận” trong chương trình dạy nghề “Trồng đào, lê, mận” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề nông lâm nghiệp. 2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về bố trí cây trồng trong vườn, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với cây mận để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây giống. II. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhắc lại được yêu cầu ngoại cảnh của cây mận trồng, chăm sóc mận ở các thời kỳ. - Trình bày được nội dung các bước thu hái, sơ chế và bảo quản sản phẩm mận quả; đặc điểm và phương pháp phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây mận. 2. Kỹ năng Thực hiện được các công việc: Chọn cây giống đủ tiêu chuẩn, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây và quả; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường. III. Nội dung ch nh c mô đun Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Đ điểm Tổng số Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm Tra * MĐ 05 - 01 Đặc điểm sinh học cây mận Lý thuyết, thực hành Lớp học 04 02 02 - 96 MĐ 05 - 02 Trồng cây mận Lý thuyết, thực hành Vườn trồng 26 04 20 02 MĐ 05 - 03 Chăm sóc cây mận Lý thuyết, thực hành Vườn trồng 48 08 36 04 MĐ 05 - 04 Thu hoạch, bảo quản sản phẩm Lý thuyết, thực hành Kho bảo quản 10 02 08 - Ôn và kiểm tra kết thúc mô đun 04 04 Tổng cộng 92 16 66 10 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (10 giờ) bao gồm: 06 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài thực hành số 5.1.1. Thực hiện nhận biết một số giống mận qua đặc điểm hình thái quả mận. - Nguồn lực cần thiết + Mẫu ảnh các giống mận cần nhận biết, ít nhất 5 giống. + Quả mận tươi các giống cần nhận biết ( nếu có), ít nhất 5 giống + Cân điện tử + Thước kẻ + Giấy, bút; máy tính, phông chiếu ( nếu có). - Tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm - Thời gian: 1 giờ - Số lượng: 5 giống - Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng mận hoặc tại phòng học. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Bản báo cáo thực hành nhận biết 5 giống mận qua đặc điểm quả mận. 4.2. Bài thực hành số 5.2.1. Thực hiện công việc cuốc hố trồng cây mận - Nguồn lực cần thiết: + Thực bì đã phát dọn trước + Cuốc, xẻng + Bảo hộ lao động 97 - Tổ chức thực hiện: Thực hành theo cá nhân - Thời gian: 3 giờ - Số lượng: 4 hố - Địa điểm: tại hiện trường trồng cây mận - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Hố vuông vắn, đất mặt kéo sang 1 bên + Kích thước hố 60 x 60 x 60 cm + Khoảng cách các hố: 5 x 5m 4.3. Bài thực hành số 5.2.2. Thực hiện công việc trồng cây mận - Nguồn lực cần thiết + Thực bì đã phát dọn trước, đất đã được chuẩn bị để trồng cây + Cây mận giống ( ghép) + Cuốc, xẻng + Bảo hộ lao động - Tổ chức thực hiện: + Thực hiện theo cá nhân + Giáo viên quan sát, đánh giá - Thời gian: 1giờ (không kể thời gian xếp và vận chuyển cây giống) - Số lượng: 10 cây + Địa điểm: tại hiện trường trồng cây mận - Tiêu chuẩn sản phẩm + Khoảng cách 5m x 5m + Cây trồng thẳng, giữa hố. + Độ sâu lấp đất cao hơn cổ rễ 1- 2cm. + Tưới nước: Quanh gốc cây đất nún đều, không bị xoáy. 4.4. Bài thực hành số 5.3.1. Thực hiện công việc làm cỏ, xới đất, bón phân, cho vườn trồng cây mận trồng năm thứ hai - Nguồn lực cần thiết: + Dụng cụ: dao phát 01 con/người; cuốc 01 chiếc/người, 3 xô/ người, xẻng 1 chiếc/ người, cân. + Vật tư : 20 kg phân chuồng, 0,3 kg ure, 0,5 kg đạm, 0,2 kg kali/gốc cây 98 + Vườn cây mận đang thời kỳ kiến thiết - Tổ chức thực hiện: + Thực hiện theo cá nhân + Giáo viên quan sát, kiểm tra, đánh giá. - Số lượng: 3 cây - Thời gian thực hiện: 120 phút - Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng mận năm thứ hai - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Trong hình chiếu tán cây sạch cỏ + Đất trong hình chiếu tán được xới 5 – 7 cm + Cây được bón phân quanh hình chiếu tán, đảm bảo độ sâu lấp phân 4.5. Bài thực hành số 5.3.2. Thực hiện công việc đốn trẻ lại cho vườn trồng cây mận - Nguồn lực cần thiết: + Dụng cụ: Dao sắc 01 con/người; cưa tay 01 chiếc/người, 1 chậu hoặc 1 xô/ người, + Vật tư : vôi tôi + Vườn cây mận đã già cỗi cần đốn trẻ lại + Bảo hộ lao động - Tổ chức thực hiện: + Thực hiện theo cá nhân + Giáo viên quan sát, kiểm tra, đánh giá. - Số lượng: 3 cây - Thời gian thực hiện: 90 phút - Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng mận - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cắt hết thân cành chỉ để lại thân chính cao 50 – 60 cm + Vết cắt nhẵn + Quét vôi lên vết cắt + Vệ sinh quanh khu vực thực hành sạch sẽ 99 4.6. Bài thực hành số 5.4.1. Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản sản phẩm quả mận - Nguồn lực cần thiết: + Dụng cụ: Chậu to 1 chiếc/người, rổ nhựa 2 chiếc/ người, nhiệt kế, cân. + Vật tư : Quả mận, giấy báo, nước, nước nóng, túi nilon, kho lạnh hoặc tủ bảo quản. + Bảo hộ lao động - Tổ chức thực hiện + Thực hiện theo cá nhân + Giáo viên quan sát, kiểm tra, đánh giá. - Số lượng: 6 kg/người - Thời gian thực hiện: 30 phút - Địa điểm: tại nơi bảo quản mận - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Mận được làm sạch, không dập nát + Mận được xử lý nước nóng 47oC + Bao gói mận vào túi polietylen 2-4kg/ túi + Được xếp vào kho lạnh đảm bảo nhiệt độ V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá bài thực hành số 5.1.1. Thực hiện nhận biết một số giống mận qua đặc điểm hình thái quả mận. Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Mầu sắc quả đúng với đặc trưng của giống Kiểm tra Tiêu chí 2: Khối lượng trung bình quả đúng với đặc điểm của giống Kiểm tra Tiêu chí 3: Vị quả đúng với đặc trưng của giống Kiểm tra Tiêu chí 4: Đặc điểm khác: Độ dóc hạt khi chín, độ cứng của quả khi chín... Kiểm tra 100 Tiêu chí 5:Thời gian kiểm tra Tiêu chí 6: Ý thức nghiêm túc, cẩn thận Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra 5.2. Đánh giá bài thực hành 5.2.1. Thực hiện công việc cuốc hố trồng cây mận Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Thao tác cuốc hố thành thạo Quan sát và theo dõi thực hiện Tiêu chí 2: Kích thước hố 60x60x60 cm Theo dõi thực hiện và kiểm tra Tiêu chí 3: Đảm bảo thời gian Kiểm tra Tiêu chí 3: Bảo hộ lao động, an toàn lao động Quan sát Tiêu chí 4: Số hố cuốc được trên tổng số hố yêu cầu Kiểm tra 5.3. Đánh giá bài thực hành 5.2.2. Thực hiện công việc trồng cây mận Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tạo hố sâu hơn chiều cao của bầu 2 - 4cm Quan sát, kiểm tra hố Tiêu chí 2: Rạch vỏ bầu không làm vỡ bầu Quan sát Tiêu chí 3: Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố 2 – 3cm Quan sát Tiêu chí 4: Lấp đất bổ sung phủ kín mặt bầu trên cổ rễ từ 1 – 2cm Quan sát và theo dõi thực hiện Tiêu chí 5: Đúng trình tự các bước Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra Tiêu chí 6: Thái độ, bảo hộ lao động, an toàn lao động Quan sát 101 Tiêu chí 7: Số cây, thời gian thực hiện Kiểm tra 5.4. Đánh giá bài thực hành 5.3.1. Thực hiện công việc làm cỏ, xới đất, bón phân, cho vườn trồng cây mận trồng năm thứ hai Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Làm cỏ sạch quanh gốc cây mận rộng hơn hình chiếu tán 10 cm, phát cỏ, dây leo xung quanh khu vực cây Quan sát, theo dõi thực hiện Tiêu chí 2: Xới đất sâu 5 – 7 cm trong hình chiếu tán cây Quan sát, theo dõi thực hiện Tiêu chí 3: Đào rãnh theo hình chiếu tán cây (1/2 phía trong tán, 1/2 phía ngoài tán), rộng 20-40, sâu 30-40cm, thả phân rồi lấp kín đất. Theo dõi thực hiện, kiểm tra Tiêu chí 4: Cào sạch lớp phủ trên mặt, rải đều phân trên mặt đất quanh khu vực tán cây, cào lớp phủ lên sau đó tưới nước Quan sát, theo dõi thực hiện Tiêu chí 5: Thao tác thực hiện thành thạo, đảm bảo thời gian Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra Tiêu chí 6: Ý thức, an toàn lao động, bảo hộ lao động Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra 5.5. Đánh giá bài thực hành 5.3.2. Thực hiện công việc đốn trẻ lại cho vườn trồng cây mận Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Cắt hết phần thân cành, chỉ để lại đoạn thân chính cao khoảng 50 - 60cm. Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra Tiêu chí 2: Gọt nhẵn vết cắt Quan sát, theo dõi thực hiện Tiêu chí 3: Quét vôi hoặc dung dịch thuốc chống nấm lên vết cắt Quan sát, theo dõi thực hiện 102 Tiêu chí 4: Thao tác thực hiện thành thạo, đảm bảo thời gian, số lượng cây Quan sát, theo dõi thực hiện Tiêu chí 5: Ý thức, an toàn lao động, bảo hộ lao động Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra 5.6. Đánh giá bài thực hành số 5.4.1. Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản sản phẩm quả mận Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Rửa tẩy trùng bằng nước sạch, làm sạch quả, không làm xây sát quả. Quan sát, theo dõi thực hiện, kiểm tra Tiêu chí 2: Xử lý bảo quản bằng cách ngâm nước ấm 47oC, trong 5 phút Quan sát, kiểm tra Tiêu chí 3: Bao gói 2-4 kg mận/túi nilon Kiểm tra Tiêu chí 4. Bảo quản vào nơi có nhiệt độ 12,8 – 15,6 oC, ẩm độ 85 – 90 % Kiểm tra Tiêu chí 5: Thời gian thực hiện Kiểm tra Tiêu chí 6. An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp Quan sát, kiểm tra VI. Tài liệu th m khảo [1]. Đào Xuân Thanh, 2008. Giáo trình cây ăn quả. NXB Nông nghiệp. [2]. Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình và cộng sự, 2008. Giáo trình cây ăn quả. NXB Nông Nghiệp. [3]. Cục khuyến nông và khuyến lâm, 2005. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở vùng cao. NXB Nông nghiệp. [4]. GS.TS. Trần Thế Tục và Cộng sự, 1998. Giáo trình cây ăn quả. NXB Nông nghiệp. [5]. Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai, 2013. Hướng dẫn kỹ thuật trồng mận Tam Hoa. 103 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN (Kèm theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ch nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Phó ch nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 4. Các y viên: - Ông Nguyễn Khắc Quang, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Nguyễn Thị Hưng, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến, Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang - Bà Đỗ Thị Tĩnh, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hữu Lũng, Lạng Sơn - Ông Nguyễn Anh Dũng, Chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn./. 104 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN (Kèm theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ch t ch: Ông Nghiêm Xuân Hội, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng - Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các y viên: - Bà Phan Thị Thu Trang, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Bắc Bộ - Ông Nguyễn Viết Thông, Trưởng phòng - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Hoàng Ngọc Long, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Chi Lăng - Trung tâm KN Lạng Sơn./.
File đính kèm:
- giao_trinh_trong_man_ma_so_md_05_nghe_trong_dao_le_man.pdf