Giáo trình Trồng và chăm sóc tràm - Mã số MĐ 02: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn

Tóm tắt Giáo trình Trồng và chăm sóc tràm - Mã số MĐ 02: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn: ... Người đo:..................................... Người ghi:................................... Ngày đo:....................................... Điểm đo Tọa độ Khoảng cách (m) Ghi chú X Y 22 7. Làm đất Làm đất: Có 2 cách làm đất trồng tràm, lên líp hoặc không lên líp: 7.1 Lên líp...2.4.1: Trồng dặm 1.2 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 52 1.2.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh Trong năm đầu rừng tràm chủ yếu xuất hiện các loài cỏ dại như sau: cỏ Mồm ( Ischaemum), Đưng (sclerriaoryzoides), cỏ Năng (Eleocharis duleis), cỏ Ống (Panicum repens), Mua (Melastoma Po...ẻ trứng sau 3 -4 ngày. Trứng có màu nâu vàng, tâp trung trên lá và nở thành sâu non sau 7 – 8 ngày. Sâu non ban ngày nấp ở gốc cây, sâu tuổi lớn hơn ban ngày chui xuống đất sáng sớm và chiều tối lên ăn là cây non. Nếu mật độ cao sâu có thể gây hại cho cây tràm. Đến tuổi 6 lại chui vào trong đấ...

pdf92 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc tràm - Mã số MĐ 02: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u non tuổi 1 – 2 cắn lá tạo thành 
những lỗ nhỏ trên mặt lá. Từ tuổi 3 – 5 sâu ăn trụi phiến lá để trơ lại cuống. Sâu 
cũng có thể cắn ngang gốc cây con. 
+ Biện pháp phòng trừ: 
Biện pháp canh tác: khi sâu hóa nhộng cho nước vào líp ngập gốc cây để 
nhộng chết. 
Biện pháp hóa học: khi sâu ở giai đoạn tuổi 1 – 2 có thể sử dụng một số 
loại thuốc tiếp xúc như Visher 25ND, pha 0,5l/ 400 lít nước phun cho một ha. 
Khi sâu ở tuổi 3 – 4, có thể sử dụng thuốc vị độc: Dazinon 50% pha 1 lít/ 400 lít 
nước phun cho 1 ha. 
Hình 2.4.23: Sâu keo 
3.3.4 Sâu róm ăn lá 
Đặc điểm hình thái của sâu róm ăn lá: bướm đực nhỏ hơn bướm cái, 
bướm cái có màu giống nhộng, trên đối cánh trước có hai vòng tròn viền đen, ở 
75 
giữa trắng. Mỗi cánh có 9 chấm đen xếp thành hàng chéo về phía góc cánh. Sau 
khi vũ hóa được 1 – 2 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con đẻ 300 – 350 
trứng, trứng có màu nâu nhạt, xếp thành hàng 2 trên mặt lá, mỗi hàng có 5 - 6 
trứng. Sau 10 – 11 ngày sâu non nở ra và sống tập trung ở dưới mặt lá. Nhộng 
nằm trong kén tơ, kén có nhiều lông độc, dài 35 – 37mm, có màu nâu, vàng, 
trắng hoặc tím, đính trên thân và cành cây. Sâu non phá hoại suốt ngày đêm, khi 
trời nắng sâu trú ở mặt dưới của lá. 
Biện pháp phòng trừ: 
+ Biện pháp sinh học: nhộng thường bị ong và ruồi ký sinh ăn nên có biện 
pháp bảo vệ các loài ký sinh thiên địch này. 
+ Biện pháp hóa học: có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu tiếp xúc và 
vị độc sau: Viben C 50% pha 15 – 25ml/ bình 8 lít, phun 400 lít/ ha. 
Hình 2.4.24: Sâu róm 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi 
Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết các điều kiện để có thể thực hiện trồng dặm 
tràm? 
Câu 2: Anh/ chị hãy kể tên các loại sâu bệnh phá hoại rừng tràm? Và cho 
biết triệu chứng của các loài sâu bệnh đó. 
Câu 3: Anh/ chị hãy nêu các loại thực bì thường xuất hiện trong rừng tràm 
và cho biết rừng non giai đoạn 1 – 3 tuổi thì phát dọn thực bì như thế nào? 
76 
Câu 4: Anh/ chị hãy cho biết liều lượng phân bón cho trong rừng tràm giai 
đoạn 1 – 3 tuổi như thế nào? 
Câu 5: Anh/ chị hãy điền vào ô trống các công việc chăm sóc rừng tràm 
giai đoạn rừng non (từ tuổi 1 – 3): 
Câu 5: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Khi nào thì thực hiện trồng dặm: 
a- Khi tỷ lệ cây sống trên 80% và cây chết cục bộ trên 30m2 
b- Khi tỷ lệ cây sống dưới 80% và cây chết cục bộ trên 30m2 
c- Khi tỷ lệ cây sống dưới 80% và cây chết cục bộ dưới 30m2 
d- Tất cả đều sai 
Câu 6: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Thời gian để tiến hành trồng 
dặm là ngày thứ mấy sau khi trồng cây: 
a- 10 – 20 ngày 
b- 20 – 30 ngày 
c- 30 – 40 ngày 
d- Tất cả đều sai 
Câu 7: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Đối với việc phát dọn thực bì 
trong rừng tràm thường được tiến hành bao nhiêu lần sau khi trồng: 
a- 1 lần 
b- 2 lần 
c- 3 lần 
d- Tất cả đều sai 
Câu 8: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Bón phân cho trong rừng tràm 
thường được tiến hành đến cây được bao nhiêu tuổi thì ngừng việc bón phân: 
a- 1 tuổi 
77 
b- 2 tuổi 
c- 3 tuổi 
d- Tất cả đều sai 
Câu 9: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Phòng trừ chuột bằng biện pháp 
cơ lý gồm các biện pháp nào sau đây: 
a- Hệ thống bẫy 
b- Bẫy cơ học 
c- Bắt chuột bằng tay 
d- Tất cả các câu a, b, c. 
2. Các bài tập thực hành 
2.1 Bài thực hành số 2.4.1: Trồng dặm 
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nhận biết tỷ lệ sống chết và kỹ năng điều tra 
rừng sau khi trồng. 
- Nguồn lực: 
+ Hiện trường rừng mới trồng 
+ Giấy 
+ Bút 
+ Máy tính tay 
+ Cây con đạt tiêu chuẩn 
+ Phương tiện vận chuyển cây 
+ Dụng cụ vận chuyển cây 
+ Dao lam 
+ Nọc cây 
+ Bay 
+ Cuốc xẻng 
+ Bảo hộ lao động 
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: 
+ Kiểm tra tỉ lệ cây sống chết 
+ Chọn cây con trong vườn 
+ Vận chuyển cây 
+ Tạo lỗ/ hố 
+ Tháo bầu (nếu là cây trong túi bầu) 
78 
+ Đặt cây 
+ Ép đất 
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm) 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Có được rừng tràm mới được trồng dặm đúng kỹ thuật 
2.2 Bài thực hành số 2.4.2: Phòng trừ bệnh khô đầu lá trên tràm 
- Mục tiêu: rèn luyện cho học viên kỹ năng nhận biết triệu chứng bệnh 
khô đầu lá và cách phòng trừ bệnh 
- Nguồn lực: 
+ Hiện trường tràm bệnh khô đầu lá 
+ Bảng hướng dẫn triệu chứng bệnh 
+ Thuốc BVTV 
+ Bình xịt 
+ Nước 
+ Bảo hộ lao động 
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: 
+ Quan sát đặc điểm của bệnh trên lá, cành 
+ Mô tả đúng triệu chứng bệnh 
+ Pha thuốc 
+ Phun xịt 
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (02 học viên/ nhóm) 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Cây được phun thuốc phòng trừ bệnh đảm bảo an toàn môi trường. 
2.3 Bài thực hành số 2.4.3: Phòng trừ sâu đục thân 
- Mục tiêu: rèn luyện cho học viên kỹ năng nhận biết triệu chứng gây hại 
của sâu đục thân và cách phòng trừ sâu hại 
- Nguồn lực: 
+ Hiện trường tràm sâu đục thân gây hại 
+ Bảng hướng dẫn triệu chứng gây hại của sâu đục thân 
+ Thuốc BVTV 
79 
+ Ống tiêm 
+ Nước 
+ Bảo hộ lao động 
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: 
+ Quan sát đặc điểm gây hại của sâu 
+ Mô tả đúng triệu chứng gây hại 
+ Pha thuốc 
+ Tiêm thuốc vào thân cây 
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (02 học viên/ nhóm) 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Cây được tiêm thuốc phòng trừ sâu đảm bảo an toàn môi trường. 
2.4 Bài tập thực hành số 2.4.4: Phát dọn thực bì rừng tràm từ 1 – 3 tuổi 
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nhận dạng thực bì và thực hiện phát dọn 
đúng 
- Nguồn lực: 
+ Hiện trường rừng tràm từ 1 – 3 tuổi chưa dọn thực bì 
+ Rựa 
+ Phảng 
+ Cù nèo 
+ Cuốc 
+ Cào 
+ Kéo cắt cành 
+ Bảo hộ lao động 
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: 
+ Nhận dạng các loại thực bì 
+ Chuẩn bị dụng cụ 
+ Phát cỏ, cây bụi, cây tràm tái sinh 
+ Tỉa cành nhánh 
+ Dọn thực bì 
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm) 
80 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Rừng tràm được dọn sạch thực bì 
2.5 Bài thực hành số 2.4.5: Làm hệ thống bẫy chuột 
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng làm hệ thống bẫy chuột trong rừng tràm 
- Nguồn lực: 
+ Hiện trường tràm úc mới trồng 
+ Bẩy chuột 
+ Bạt Nilon trắng 
+ Cọc cây 
+ Dây nilon 
+ Thước đo 
+ Kéo 
+ Búa 
+ Bảo hộ lao động 
- Nhiệm vụ: Thực hiện các bước công việc: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
+ Đo tính 
+ Đóng cọc 
+ Kéo nilon 
+ Đặt bẫy 
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/ nhóm) 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm 
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: 
+ Hệ thống bẫy chuột hoàn chỉnh đúng tiêu chuẩn kỹ. 
`C. Ghi nhớ 
- Điều kiện để thực hiện trồng dặm 
- Dọn thực bì, bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây 
- Nhận biết được các triệu chứng và cách phòng trừ sâu bệnh. 
- Kỹ thuật làm hệ thống bẫy chuột. 
81 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
Trồng và chăm sóc tràm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình 
dạy nghề trình độ sơ cấp Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn; 
được giảng dạy sau mô đun Nhân giống tràm và trước mô đun Bảo vệ và nuôi 
dưỡng rừng tràm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của 
người học. 
Mô đun này là chuyên môn nghề, thuộc mô đun bắt buộc của nghề nhân 
giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn, mô đun này hướng dẫn các kiến 
thức và kỹ năng liên quan đến làm đất, thiết kế, trồng và chăm sóc rừng tràm. 
Địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo hay ở thực địa, thời gian thích hợp để tiến 
hành giảng dạy theo mùa vụ trồng cây. 
II. Mục tiêu 
+ Trình bày được yêu cầu về đất thích hợp cho việc trồng tràm; 
+ Mô tả được quy trình chọn đất trồng tràm; 
+ Mô tả được quy trình làm đất và tiêu chuẩn cần đạt được khi làm đất 
trồng tràm; 
+ Liệt kê được trình tự kỹ thuật: Trồng mới, trồng dặm, chăm sóc 
tràm. 
+ Thực hiện được việc chọn đất trồng tràm; 
+ Thực hiện được các thao tác trong việc vệ sinh đồng ruộng, cải tạo một 
số yếu tố bất lợi về đất cho mục đích trồng tràm; 
+ Thực hiện được các bước trồng tràm bằng cây có bầu, cây rễ trần đảm 
bảo tỷ lệ sống cao; 
+ Thực hiện được các công việc bón phân, trồng dặm phù hợp với thời kỳ 
sinh trưởng của tràm; 
+ Có thái độ bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường; 
+ Tuân thủ quy trình trong việc chọn đất, làm đất, bón phân trồng tràm; 
+ Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ đất, bảo vệ cây, an toàn cho 
bản thân và cho môi trường. 
82 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ02-
01 
Chuẩn bị đất 
trồng tràm Tích 
hợp 
Lớp học & 
rừng tràm 
trưởng 
thành 
40 08 30 02 
MĐ02-
02 
Trồng cây túi 
bầu Tích 
hợp 
Lớp học & 
rừng tràm 
trưởng 
thành 
34 08 24 02 
MĐ02-
03 
Trồng cây rễ 
trần 
Tích 
hợp 
Lớp học & 
vườn ươm 
30 06 22 02 
MĐ02-
04 
Chăm sóc cây 
tràm 
Tích 
hợp 
Lớp học 
& vườn 
ươm 
32 04 26 02 
Kiểm tra hết mô đun 04 04 
Cộng 140 26 102 12 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
1. Nguồn lực cần thiết 
- Quy trình hướng dẫn thực hành: 30 bộ 
- Vật tư và dụng cụ tính cho 30 học viên: 
Hạng mục Số lượng 
Phòng học lý thuyết 01 phòng 
Khu đất trồng tràm 0,1 ha 
Ghe xuồng 01 chiếc 
Thiết bị đo pH 03 chiếc 
83 
Thước dây 50m 03 cuộn 
Búa 03 chiếc 
Cuốc 09 chiếc 
Xẻng 09 chiếc 
Máy cày tay 01 máy 
Bay 09 chiếc 
Kéo cắt cành 09 chiếc 
Bình phun thuốc 8 lít 03 bình 
Ống tiêm 09 chiếc 
Dao phát 09 chiếc 
Cù nèo 09 chiếc 
Phảng 09 chiếc 
Rổ 09 chiếc 
Thước mét 1,5m 09 cuộn 
Dây nilon 02 kg 
Giấy A0 03 tờ 
Thước kẻ 0,5m 03 cây 
Phân bón NPK 30 kg 
Phân Kali 05 kg 
Tro trấu 30 kg 
Thuốc trừ sâu (100 ml) 03 chai 
Thuốc VibenC (100 gr) 03 gói 
Cây giống túi bầu 2.000 cây 
84 
Cây giống rễ trần 3.000 cây 
2. Cách tổ chức thực hiện 
Thực hành theo nhóm: 10 học viên/nhóm. 
3. Thời gian: 108 giờ 
4. Tiêu chuẩn sản phẩm 
- Rừng tràm trồng từ cây có bầu 
- Rừng tràm trồng từ cây rễ trần 
- Nhận dạng được các loại sâu bệnh hại cây con 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1 Bài thực hành 2.1.1: Đào phẩu diện 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ 
đào phẩu diện 
+ Chọn được vị trí đặc trưng cho đất 
phèn 
+ Đào được hố sâu 160cm 
+ Quan sát và mô tả được phẩu diện 
của từng dạng đất phèn 
- Kiểm tra dụng cụ và cách tổ 
chức thực hiện 
- Kiểm tra kết quả mô tả phẩu 
diện. 
- Kiểm tra thái độ học viên khi 
đào hố 
- Đối chiếu với tiêu bản mẫu và 
thực địa 
5.2 Bài thực hành 2.1.2: Dọn thực bì bằng phương pháp thủ công 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Xác định được các loại thực bì 
+ Chuẩn bị đúng các dụng cụ dọn thực 
bì và đảm bảo yêu cầu 
+ Phát được cỏ và cây bụi 
+ Dọn thực bì đúng nơi qui định 
+ Đốt thực bì đảm bảo an toàn 
- Kiểm tra kết quả mô tả thực bì 
- Đối chiếu với các danh mục 
cỏ 
- Quan sát thái độ thực hiện. 
- Quan sát kỹ thuật phát dọn 
thực bì 
5.3 Bài thực hành 2.1.3: Lên luống/liếp trồng tràm 
85 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Kéo được cữ và định hình, 
luống đúng theo qui định chiều dài, 
chiều rộng, cao, rãnh luống 
+ Cuốc đất tạo được hình 
luống. 
+ Đào mương đúng kích 
thước 
+ Đập má luống 
+ San mặt luống cho phẳng 
- Quan sát, kiểm tra đối chiếu tiêu 
chuẩn luống trồng tràm 
- Quan sát kỹ năng tạo luống 
- Quan sát thái độ làm việc nhóm 
5.4 Bài thực hành 2.2.1: Trồng cây trong túi bầu trên 500m2 đất mềm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chọn được cây túi bầu đạt 
tiêu chuẩn 
+ Vận chuyển được cây đến 
nơi trồng không bị dập nát, héo rũ, 
đứt rễ. 
+ Tạo được lỗ đúng kích 
thước 
+ Tháo được vỏ bầu không 
cho vỡ bầu 
+ Đặt được cây đúng vị trí 
giữa hố và thẳng 
+ Lấp đất đúng kỹ thuật 
- Quan sát kỹ năng chọn cây tiêu 
chuẩn so sánh bảng tiêu chuẩn 
cây túi bầu xuất vườn 
- Kiểm tra cây sau khi vận chuyển 
đến nơi trồng 
- Kiểm tra kích thước lỗ trồng 
bằng cách đo 
- Quan sát thao tác tháo vỏ bầu 
- Quan sát thao tác đặt cây, lấp đất 
- Quan sát thái độ thực hiện công 
việc 
5.5 Bài thực hành 2.2.2: Trồng cây trong túi bầu trên 500m2 đất cứng 
(luống) 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chọn được cây túi bầu đạt 
tiêu chuẩn 
+ Vận chuyển được cây đến 
- Quan sát kỹ năng chọn cây tiêu 
chuẩn so sánh bảng tiêu chuẩn 
cây túi bầu xuất vườn 
86 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
nơi trồng không bị dập nát, héo rũ, 
đứt rễ. 
+ Tạo được lỗ đúng kích 
thước 
+ Tháo được vỏ bầu không 
cho vỡ bầu 
+ Đặt được cây đúng vị trí 
giữa hố và thẳng 
+ Lấp đất đúng kỹ thuật 
- Kiểm tra cây sau khi vận chuyển 
đến nơi trồng 
- Kiểm tra kích thước lỗ trồng 
bằng cách đo 
- Quan sát thao tác tháo vỏ bầu 
- Quan sát thao tác đặt cây, lấp đất 
- Quan sát thái độ thực hiện công 
việc 
5.6 Bài tập thực hành số 2.3.1: Bứng 1000 cây rấm cho ra rễ trắng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chọn được cây rễ trần đạt 
tiêu chuẩn 
+ Vận chuyển được cây đến 
nơi tập kết không bị dập nát, héo rũ, 
đứt rễ. 
+ Đặt cây vào đúng dòng 
chảy 
 + Phân biệt được rễ trắng 
 - Quan sát kỹ năng chọn cây tiêu 
chuẩn so sánh bảng tiêu chuẩn cây rễ trần 
- Kiểm tra cây sau khi vận chuyển 
đến nơi tập kết 
- Quan sát kỹ năng đặt cây rấm 
- Quan sát kỹ năng xác định rễ 
trắng 
 - Theo dõi thái độ thực hiện nhóm 
5.7 Bài tập thực hành số 2.3.2: Trồng cây trong rễ trần trên 500m2 
đất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chọn được cây rễ trần đã 
có rễ trắng 
+ Vận chuyển được cây đến 
nơi trồng không bị dập nát, héo rũ, 
đứt rễ. 
+ Đặt được cây đúng vị trí 
giữa hố và thẳng 
+ Lấp đất đúng kỹ thuật 
- Quan sát kỹ năng chọn cây tiêu 
chuẩn so sánh bảng tiêu chuẩn 
cây rễ trần 
- Kiểm tra cây sau khi vận chuyển 
đến nơi trồng 
- Quan sát thao tác đặt cây, lấp đất 
- Quan sát thái độ thực hiện công 
việc 
87 
5.8 Bài tập thực hành số 2.4.1: Trồng dặm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Kiểm tra được tỉ lệ cây 
sống chết 
+ Tính toán được lượng 
giống cần trồng dặm 
+ Chọn được cây con trong 
vườn để trồng dặm 
+ Vận chuyển được cây đến 
nơi trồng không bị dập nát, héo rũ, 
đứt rễ. 
+ Tạo được lỗ đúng kích 
thước 
+ Tháo được vỏ bầu không 
cho vỡ bầu 
+ Đặt được cây đúng vị trí 
giữa hố và thẳng 
+ Lấp đất đúng kỹ thuật 
- Quan sát cách khảo sát và tính 
toán cây sống/chết 
- Quan sát kỹ năng chọn cây tiêu 
chuẩn so sánh bảng tiêu chuẩn 
cây túi bầu/ rễ trần xuất vườn 
- Kiểm tra cây sau khi vận chuyển 
đến nơi trồng 
- Kiểm tra kích thước lỗ trồng 
bằng cách đo 
- Quan sát thao tác tháo vỏ bầu 
- Quan sát thao tác đặt cây, lấp đất 
 - Quan sát thái độ thực hiện công 
việc 
5.9 Bài tập thực hành số 2.4.2: Phòng trừ bệnh khô đầu lá trên tràm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chọn được đúng cây mắc 
bệnh 
+ Mô tả được đặc điểm của 
bệnh trên lá, cành 
+ Mô tả đúng triệu chứng 
bệnh 
+ Chọn được đúng thuốc trừ 
bệnh hiệu quả 
+ Pha được thuốc đúng liều 
lượng 
+ Phun xịt thuốc đảm bảo an toàn 
- Quan sát học viên tìm đúng cây bệnh, 
mô tả đúng triệu chứng 
- Kiểm tra đối chiếu với bảng hướng 
dẫn bệnh cây 
- Kiểm tra thuốc BVTV mà học viên sử 
dụng 
- Quan sát thao tác pha và phun thuốc 
BVTV 
- Quan sát thái độ học viên khi thực 
hiện công việc. 
5.10 Bài tập thực hành số 2.4.3: Phòng trừ sâu đục thân 
88 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chọn được đúng cây bị sâu 
gây hại 
+ Mô tả được đặc điểm của 
gây hại của sâu 
+ Chọn được đúng thuốc trừ 
sâu hiệu quả 
+ Pha được thuốc đúng liều 
lượng 
 + Tiêm thuốc đảm bảo an 
toàn 
- Quan sát học viên tìm đúng cây bị sâu 
hại, mô tả đúng triệu chứng 
- Kiểm tra đối chiếu với bảng hướng 
dẫn sâu hại cây tràm 
- Kiểm tra thuốc BVTV mà học viên sử 
dụng 
- Quan sát thao tác pha và tiêm thuốc 
BVTV 
- Quan sát thái độ học viên khi thực 
hiện công việc. 
5.11 Bài thực hành số 2.4.4: Phát dọn thực bì rừng tràm từ 1 – 3 tuổi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Xác định được các loại 
thực bì 
+ Chuẩn bị đúng các dụng cụ 
dọn thực bì và đảm bảo yêu cầu 
+ Phát được cỏ và cây bụi 
+ Tỉa được cành nhành sâu 
bệnh, cong queo 
+ Dọn thực bì đúng nơi qui 
định 
+ Đốt thực bì đảm bảo an 
toàn 
- Kiểm tra kỹ năng quan sát, mô tả 
- Đối chiếu với các danh mục cỏ 
- Quan sát thái độ thực hiện. 
- Quan sát kỹ thuật phát dọn thực bì 
5.12 Bài thực hành số 2.4.5: Làm hệ thống bẫy chuột 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
89 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
+ Chuẩn bị được đủ đúng 
dụng cụ, vật tư làm bẫy chuột 
+ Đo tính được diện tích làm 
bẫy 
+ Đóng được cọc vào vị trí 
đã đo đạc 
+ Kéo được nilon bao phủ 
toàn khu vực trồng 
+ Đặt được bẫy đúng vị trí 
- Kiểm tra dụng cụ 
- Quan sát các thao tác của học viên. 
- Đối chiếu bảng tiêu chuẩn kỹ thuật tạo 
bẫy cơ học 
- Quan sát thái độ học viên khi làm việc 
nhóm 
VI. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
6.1- Các câu hỏi bài 1 (MĐ 02-01) 
Thứ 
tự câu 
T
rả lời 
Câu 
7 
a 
Câu 
8 
d 
Câu 
9 
a 
6.2- Các câu hỏi bài 2 (MĐ 02-02) 
Thứ 
tự câu 
T
rả lời 
5 a 
6 b 
7 b 
8 c 
9 e 
90 
6.3- Các câu hỏi bài 3 (MĐ 02-03) 
Thứ tự câu Trả lời 
5 c 
6 b 
7 c 
8 a 
9 b 
6.4- Các câu hỏi bài 4 (MĐ 02-04) 
Thứ tự câu Trả lời 
5 b 
6 a 
7 a 
8 c 
9 d 
VII. Tài liệu tham khảo 
- Phân viện Nghiên cứu Khoa học lâm nghiệp Nam bộ, 2006. “Phát triển 
rừng tràm (Melaleuca) ở ĐBSCL”. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. 
- Nguyễn Văn Thêm, 2005. “Trồng rừng và nuôi rừng Tràm nhằm cung 
cấp nguyên liệu gỗ củi, cừ và gỗ xẻ”. Tham luận tại Hội thảo về rừng Tràm ở Cà 
Mau, tháng 02/2005. 
- Phạm Thế Dũng và Phạm Ngọc Cơ, 2003. “Xây dựng mô hình khoa học 
công nghệ và kinh tế xã hội để phát triển rừng Tràm bền vững, có hiệu quả cáo 
trên đất phèn ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam, Hà Nội. 
- Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đọan 1996-2000-Viện khoa 
học lâm nghiệp Việt Nam (Nhà xuất bản Nông Nghiệp). 
- Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam - chủ biên Đỗ 
Đình Sâm – Nguyễn Ngọc Bình (Nhà xuất bản thống kê). 
- Kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn ở ĐBSCL (JICA-FSSIV). 
91 
- Các trang web: www.agriviet.com.vn, www.ebook.edu.vn, .... 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 874 /BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh – Chuyên viên chính Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: - Ông Nguyễn Xuân Thanh - Trưởng phòng Trường Cao đẳng 
Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 
4. Các ủy viên: 
- Ông Trần Đức Thưởng, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng 
Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 
- Bà Nguyễn Thái Hiền, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông 
Lâm Nam Bộ 
- Bà Bùi Thị Tú Quyên, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Ông Lê Quang Thanh, Nghiên cứu viên Viện khoa học Lâm nghiệp Miền 
Nam. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Ngọc Thụy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
Nông Lâm Đông Bắc 
2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Vụ Tổ 
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
92 
- Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường CĐN Cơ điện - Xây 
dựng và Nông lâm Trung Bộ 
- Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Ông Phan Văn Trung, Phó trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ 
Cần Giờ./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_tram_ma_so_md_02_nghe_nhan_gion.pdf