Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1 - Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm (Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên học ngành kiến trúc)

Tóm tắt Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1 - Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm (Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên học ngành kiến trúc): ...ng tối, lớn vẽ trước và nhìn tương quan chung để chỉnh lý, tăng độ đậm dần lên. - Khi độ đậm nhạt đã có độ chuyển thích hợp, hài hoà thì nhấn mạnh thêm cho phần trọng tâm, những vị trí gần và làm mờ đi những vị trí ở xa để tạo chiều sâu của không gian. Muốn hướng sự chú ý của người xem vào p...ụng và cơ răng cưa. + Mặt sau: Gồm các cơ chính: - Cơ lưng và cơ thang. - Hai cơ mông lớn. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật TRẦN VĂN TÂM 16 H31. Cơ mình mặt trước. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật TRẦN VĂN TÂM 17 H32. Cơ mình mặt sau. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật TRẦN VĂN TÂM 18 H33. Các cơ và phác hìn... ý thích. Tuy nhiên phải có một cái chung nhất là góc nhìn đó phải gây được cảm xúc mà được đa số chấp nhận. Cụ thể là phong cảnh đó, góc nhìn đó phong phú về mảng, về hình, có nhịp điệu, làm vui mắt nhưng không bị rối, không bị chung chung, đều đều về mảng khối và đường nét. Ngồi xuống, đ...

pdf46 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1 - Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm (Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên học ngành kiến trúc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA 
GIÁO TRÌNH VẼ MỸ THUẬT 1 
VẼ BÚT SẮT 
TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH 
KIẾN TRÚC 
BIÊN SOẠN: GV. HS. TRẦN VĂN TÂM 
ĐÀ NẴNG, 2007 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 2
CHƯƠNG 1 
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẼ MỸ THUẬT. 
1. PHÂN BIỆT VẼ KỸ THUẬT VỚI VẼ MỸ THUẬT. 
1.1 . Vẽ kỹ thuật: 
Vẽ kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nét vẽ phải đều, sắc sảo, rõ ràng, cụ 
thể về từng loại nét cũng như kích cỡ của nét, bởi mục đích của vẽ kỹ thuật là 
để khi đọc bản vẽ, có thể làm ra được sản phẩm giống hệt như trong bản vẽ. 
Vì vậy, vẽ kỹ thuật thường phải dùng đến các loại thước kẻ, các loại bút 
vẽ chuyên dụng có đầu ngòi to, nhỏ khác nhau. Ví dụ như vẽ thiết kế kiến 
trúc, vẽ thiết kế máy móc 
1.2. Vẽ mỹ thuật: 
Vẽ mỹ thuật phải linh hoạt, sáng tạo, nét vẽ sinh động, phóng khoáng 
theo cảm xúc của người vẽ, bởi mục đích của vẽ mỹ thuật ngoài thể hiện cái 
đẹp còn gởi gắm được tâm trạng của người vẽ. 
Vì vậy, vẽ mỹ thuật thường dùng các loại bút vẽ linh hoạt về nét, phù 
hợp với từng chất liệu màu vẽ và không dùng thước kẻ. Ví dụ như vẽ tĩnh vật, 
phong cảnh, vẽ sáng tác 
2. PHÂN BIỆT VẼ HÌNH HỌA VỚI VẼ TRANG TRÍ. 
2.1. Vẽ hình họa: 
Vẽ hình họa là môn học cơ bản của mỹ thuật, là vẽ nguyên cứu những 
mẫu cố định, vẽ trung thực với mẫu. 
Vì vẽ nguyên cứu nên cần vẽ lâu, vẽ kỹ, vì mục đích của hình họa là rèn 
luyện óc quan sát, nắm được cấu trúc mẫu và kỹ năng thể hiện bản vẽ. 
2.2. Vẽ trang trí: 
Vẽ trang trí là môn học cơ bản của mỹ thuật, là vẽ không hoàn toàn lệ 
thuộc vào mẫu mà chỉ dựa trên cơ sở thực tế của mẫu rồi cách điệu, hư cấu, 
sáng tạo theo ý đồ của người vẽ. 
3. CÁC CHẤT LIỆU VẼ MỸ THUẬT. 
Chất liệu vẽ mỹ thuật rất phong phú. Tất cả các loại chất liệu, vật liệu gì có 
thể tạo ra vết tích thì đều có thể được dùng để vẽ. Tuy nhiên, các chất liệu mà 
thường sử dụng là màu bột, màu nước, sơn dầu, chì, bút sắt, mực nho, than, phấn 
màu, sáp màu, sơn mài Mỗi chất liệu đều có vẻ đẹp riêng, đều có sức hấp dẫn 
riêng. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 3
 H1. Vẽ kỹ thuật: Chi tiết máy. 
 H2. Vẽ kỹ thuật: Bàn trang điểm. 
 H3. Vẽ mỹ thuật: Từ Bi Hồng, H4. Vẽ mỹ thuật: R.Hanna, phong cảnh, 
 ngựa phi, mực nho. màu nước. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 4
 H6. Vẽ trang trí: Bài vẽ SV, Trang trí 
 hình tròn, màu bột. 
H5. Vẽ hình họa: Lê Văn Cường, 04KT-ĐHBK 
 Đà Nẵng, Tượng toàn thân, bút sắt, A4. 
 H7. Chất liệu sơn mài: Bình phong. 
 H8. Chất liệu sơn dầu: Tiepolo, Thánh Filippo 
 và Đức Mẹ với Chúa hài đồng, 1739-1740. 
 H9. Chất liệu màu bột: Trần Văn Tâm, 
 Phố cổ Hội An, 40x55cm, 2001. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 5
 H10. Hai hình trên: C. Moor, bên trái: bút chì. Bên phải: bút dạ đen. 
 Hình dưới bên trái: D. Sneary, chì màu. Hình dưới bên phải: P. Marovich, phấn màu. 
H11. Hình trên bên trái: S. Gordon, marker và bút dạ. Hình trên bên phải: R. Hanna, màu nước. 
 Hình dưới bên trái: G. Mellenbruch, tempera. Hình dưới bên phải: C. Caple, phun màu. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 6
CHƯƠNG 2 
VẼ ĐẦU CỘT KIẾN TRÚC CỔ 
1. CHẤT LIỆU BÚT SẮT VÀ CÁCH VẼ. 
1.1. Định nghĩa: 
 Vẽ với công cụ là bút vẽ có đầu ngòi bằng kim loại, dùng với mực đen. 
 H13. N. DaNa, ký họa nét. 
H12. Bài vẽ SV, cổng phụ chùa Đường Lâm, Hà Tây. 
1.2. Mục đích của việc học vẽ bút sắt: 
Giúp sinh viên kiến trúc nắm được những 
kỹ thuật cơ bản về chất liệu bút sắt để phục vụ 
cho việc vẽ ký họa hay phác thảo ý đồ sáng 
tác kiến trúc sau này. 
1.3. Các loại bút và mực vẽ: 
1.3.1. Ngòi bút vẽ: 
- Bút máy: Loại bút này rẻ, tiện lợi, 
có thể mô tả kiến trúc tốt, nét đều. 
- Bút máy ký họa: Đầu ngòi bút 
được cắt chéo, cũng có loại đầu ngòi bút 
cấu tạo hạt tròn, có thể biểu hiện được 
nhiều cách vẽ khác nhau. H14. Bút sắt. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 7
- Bút kim: Có thể thay đầu bút có các số khác nhau, thích hợp với việc gia 
công hoặc chỉnh lý các bản vẽ ký hoạ, tuy nhiên dễ bị hỏng. 
1.3.2. Mực vẽ: 
Mực màu đen, ở dạng lỏng và được chứa trong các lọ, bình. 
Loại mực này có bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên người vẽ nên chọn 
loại không có đóng cặn để tránh trường hợp tắt hay nhanh khô mực thường rất 
hay gặp phải. 
 H16. Nghiên mực H17. Lọ mực nho. 
 H15. Thỏi mực nho. 
1.4. Phương pháp vẽ: 
Cách vẽ bút sắt rất linh hoạt, mỗi người có một cách riêng để thể hiện, song 
thông thường khi thể hiện các độ đậm nhạt người ta hay dùng nét đan để tránh bị 
bết như: đan ô vuông, đan quả trám, đan mắt cáo... giống như phương pháp vẽ 
bút chì đã học. Nhưng vì tính chất đường nét của bút sắt là rõ ràng, đều và đậm 
nên dễ tạo sợ tương phản mãnh liệt giữa màu đen của mực và trắng của giấy vẽ. 
Tuy cách diễn đạt bằng bút sắt là rất phong phú nhưng cũng cần nên tuân thủ 
theo những bước cơ bản sau: 
- Chọn cảnh, chọn góc độ vẽ, chọn bố cục mà ta cho là đẹp nhất rồi phân 
tích, nhận xét, so sánh đối tượng vẽ từ các góc khác nhau, mục đích để thức tỉnh 
trong mình linh cảm thể hiện, tìm tòi ngôn từ sáng tạo, từ đó phương pháp vẽ sẽ 
được nảy sinh và sau đó mới theo cách nghĩ của người vẽ để bắt đầu vẽ. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 8
- Phác sơ bộ tổng thể hình, vẽ tổng quát những nét chính của hình, vì vậy khi 
phác cần vẽ nhẹ tay để dễ sửa hình nếu sai. Trong khi phác hình cần kết hợp giữa 
đo và ước lượng, so sánh. 
- Nếu là đặc tả, vẽ sâu thì cần kiểm tra và chỉnh hình sau khi dựng. 
- Đi sâu khắc họa, tìm ra một cách thể hiện thích hợp cho mình về ánh sáng, 
bóng đổ, sáng tối. Cụ thể là tìm những mảng tối, lớn vẽ trước và nhìn tương quan 
chung để chỉnh lý, tăng độ đậm dần lên. 
- Khi độ đậm nhạt đã có độ chuyển thích hợp, hài hoà thì nhấn mạnh thêm 
cho phần trọng tâm, những vị trí gần và làm mờ đi những vị trí ở xa để tạo chiều 
sâu của không gian. Muốn hướng sự chú ý của người xem vào phần trọng tâm thì 
cần xử lý đen trắng tương phản mãnh liệt. 
Đối với người vẽ mới tiếp xúc với chất liệu bút sắt hoặc phần dựng hình 
chưa được vững vàng, thì nên dựng hình khái quát bằng chì trước rồi sau đó mới 
dùng đến bút sắt để tô bóng. 
2. VẼ ĐẦU CỘT KIẾN TRÚC CỔ. 
H18. Vĩnh Xuân Quang, 01KT-ĐHBK ĐN, 2001 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 9
H19. Hồ Văn Phúc, 2007. 
H20. Phạm Huy, 05KT-ĐHBK ĐN, 2005. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 10
H21, Phạm Ngọc Vinh Dương, 2007. 
H22.Hồ Tuyên, 2006. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 11
CHƯƠNG 3 
VẼ TƯỢNG THẠCH CAO TOÀN THÂN. 
1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU CƠ THỂ NGƯỜI: 
1.1. Cấu tạo xương: 
1.1.1. Cấu trúc xương sọ: 
+ Toàn bộ xương đầu có 22 xương gồm 8 ở sọ và 14 ở mặt. Riêng xương 
quai hàm dưới cử động được. 
+ Xương sọ người mặt trước có hình bầu dục, trên to dưới nhỏ. 
+ Cấu trúc xương sọ ở các lứa tuổi đều có sự khác nhau. Trẻ em càng nhỏ 
thì phần hộp sọ càng lớn so với tỉ lệ đầu và cho đến khi trưởng thành thì 
ổn định và hoàn chỉnh, cân đối. 
 H23. Xương đầu của ba lứa tuổi: Trẻ con, trưởng thành, người già. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 12
1.1.2. Xương mình và tay chân: 
+ Xương cột sống: Gồm 
24 đốt chính, ngắn, 
chồng khớp lên nhau. 
Phần đốt trên cùng gắn 
với xương sọ, phần dưới 
cùng có 5 đốt gắn thành 
một khối liền tam giác 
gọi là đốt sống cùng, gắn 
với xương chậu. Nhìn 
nghiêng ta thấy hình chữ 
S. 
 H24. Xương sọ nhìn mặt trước và sau. 
+ Xương sườn: Gồm nhiều đoạn xương có hình cong, một đầu bám vào 
xương ức, đầu kia gắn với xương cột sống tạo thành một hình lồng. Có 2 
xương không gắn vào xương ức mà chỉ gắn vào cột sống, gọi là xương cụt. 
H25. Xương phần thân nhìn mặt trước. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 13
+ Xương đòn (xương 
đòn gánh): Nằm trên 
phần vai phía trước. 
Một đầu xương đòn 
gắn vào đầu trên của 
xương ức, đầu kia gối 
lên xương bả vai. 
H26. Xương đòn gánh bên phải nhìn mặt trước và trên. 
+ Xương bả vai: Nằm phía sau vai giữa hai bên cột sống. 
H27. Xương phần thân nhìn mặt sau. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 14
+ Xương chậu: Có hình như con bướm, nằm ở phần cuối của xương cột 
sống. Xương chậu của nam hẹp phần trên và cao, nữ thì rộng phần trên và 
thấp. 
+ Xương tay: Gồm xương cánh tay mỗi bên một lóng gắn khớp với xương 
bả vai. Xương cẳng tay có 2 xương, xương lớn là xương trụ và xương nhỏ 
là xương quay. Xương cổ tay có 8 xương con kết thành hai hàng. Xương 
bàn tay gồm có nhiều đốt nhỏ khớp với nhau tạo nên bàn tay với các ngón 
tay. Phần trên gồm 5 xương dài khớp với xương cổ tay. 
 H28. Xương tay. H 29. Xương chân. 
+ Xương chân: Gồm mỗi bên một xương đùi khớp với xương chậu; 
xương cẳng chân gồm 2 xương là xương chày dài và to, xương mú nhỏ và 
mảnh. Xương cổ chân có 7 xương xếp thành hai hàng và to nhất là xương 
gót chân. Xương bàn chân gồm nhiều đốt to nhỏ khác nhau, kế tiếp nhau 
tạo thành xương bàn chân có 5 ngón. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 15
1.2. Cấu tạo cơ: 
1.2.1. Các cơ chính trên mặt và cổ: 
+ Mặt trước: Gồm các cơ chính: 
 - Cơ trán. 
 - Cơ vòng mắt. 
 - Cơ vòng mồm và 
cơ cằm. 
+ Mặt bên: Gồm các 
cơ chính: 
 - Cơ thái dương. 
 - Cơ quai hàm. 
 - Cơ cổ: Có 2 cơ 
chính kéo từ sau tai 
xuống đến chỗ lõm 
giữa cổ. Ngoài ra 
còn có phần sụn 
trước cổ gọi là 
"hầu". 
 H30. Cơ mặt. 
1.2.2. Cơ mình: 
+ Mặt trước: Gồm các cơ chính: 
 - Cơ ngực 
 - Cơ bụng và cơ răng cưa. 
+ Mặt sau: Gồm các cơ chính: 
 - Cơ lưng và cơ thang. 
 - Hai cơ mông lớn. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 16
H31. Cơ mình mặt trước. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 17
H32. Cơ mình mặt sau. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 18
H33. Các cơ và phác hình khối bán thân. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 19
 1.2.3. Cơ tay: Gồm có 
các cơ chính: Cơ bả vai, 
cơ cánh tay, cơ cổ tay 
và cơ bàn tay. 
 H34. Cơ tay nhìn mặt trước. 
H37. Cơ tay nhìn mặt sau. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 20
1.2.4. Cơ chân: Gồm có các cơ chính: Cơ đùi, cơ bắp chân và cơ mu 
bàn chân. 
H35. Cơ chân và vẽ nguyên cứu. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 21
1.3. Tỉ lệ người lớn: 
Từ 16 tuổi đến 60 tuổi thì mắt ở giữa mặt. Nhưng quá 60 tuổi thì mắt lại bắt 
đầu thấp xuống do xương quai 
hàm thấp xuống và các cơ bị 
nhão nên mũi dài ra, mà tỉ lệ 
từ mũi đến cằm lại ngắn đi. 
Cơ thể phát triển hoàn 
thiện và cân đối. Tỉ lệ cân đối 
nếu cho là đẹp là 7 đầu 
2
1 , tuy 
nhiên giữa nam và nữ cũng có 
chút ít khác nhau ở phần hông 
và vai. 
1.4. Tỉ lệ người Châu Á, 
Châu Âu: 
Do vị trí địa lý, sinh 
hoạt, khí hậu và dòng giống... 
nên tỉ lệ của con người trên 
thế giới: cao, thấp, béo, gầy 
cũng khác nhau. Nhìn chung 
thì chiều cao trung bình của 
người Châu Á là từ 6 đến 7 
đầu, còn người Châu Âu là 7 
đến 8 đầu. H36. Tỉ lệ cơ thể so với chiều cao của đầu. 
H37. Già Trưởng thành Thiếu niên Nhi đồng Còn bé 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 22
2. PHƯƠNG PHÁP DỰNG HÌNH TƯỢNG TOÀN THÂN: 
- Cũng giống như khi ta vẽ tượng chân dung, trước khi vẽ cần quan sát kỹ 
đặc điểm chung của mẫu như: tư thế, hình dáng và những đặc điểm khác.. 
- Dự kiến ý đồ bố cục rồi tìm điểm tột cùng trên và dưới của tượng. Tìm 
đường trục dọc đi qua hõm ức. Lấy chiều cao đầu của chính bức tượng đó làm 
chuẩn rồi dùng que đo để tìm số đầu tượng theo chiều cao, chiều rộng của 
tượng. 
- Dùng dây dọi kết hợp với que đo để tìm khung của đầu, tìm các điểm đặc 
biệt khác như hai đầu vú, hai vai, khuỷu tay. Các điểm ở mông, đầu gối, bàn 
tay, bàn chân... 
- Dựa vào những điểm trên, kết hợp tìm các đường hướng ngang, dọc, 
chéo theo tư thế của mẫu để phác những đường thẳng để tạo được tỉ lệ khái quát 
chung cho toàn thân. Cùng lúc hoặc sau đó, dùng que đo và dọi để kiểm tra thế 
dáng và tỉ lệ của tượng. Đặc biệt, nếu tượng ở tư thế nghỉ thì đường dọi từ ức 
phải rơi đúng gót chân trụ. 
- Phác đường cong của hình, vẽ chi tiết cụ thể. 
- Khi làm xong phần trên, có thể bước sang giai đoạn nâng cao có tính 
nghệ thuật, tức là diễn tả nét đậm nhạt và bóng, nhằm để tả khối và tả chất. 
 H38. Tìm khung bé. H39. Tìm trục đứng và tỉ lệ đầu. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 23
 H40. Tìm khung đầu và các điểm đặc biệt. H41. Nối các điểm bằng đường thẳng. 
 H42. Phác hình chi tiết bằng đường cong. H43. Vẽ bóng để diễn tả đậm, nhạt, sáng. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 24
3. BÀI VẼ CỦA SINH VIÊN NGÀNH KIẾN TRÚC: 
3.1. Tượng toàn thân. 
H44. Lê Văn Cường, 04KT-ĐHBK ĐN, 2004. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 25
H45. Lê Ngô Nhật Phương, 01KT- ĐHBK ĐN, 2001. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 26
H46. Nguyễn Khánh Linh, 05KT- ĐHBK ĐN, 2005. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 27
H47. Trần Vũ Tiến, 05KT- ĐHBK ĐN, 2005. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 28
H48. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 29
3.2. Tượng bán thân tham khảo. 
H49. Ngô Thế Thắng, 2007. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 30
H50. Lưu Công Tiến, 2007. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 31
CHƯƠNG 4 
VẼ PHONG CẢNH 
1. PHƯƠNG PHÁP CHỌN CẢNH: 
Tuỳ theo tình huống mà chọn cảnh theo yêu cầu hoặc theo ý thích. Tuy 
nhiên phải có một cái chung nhất là góc nhìn đó phải gây được cảm xúc mà được 
đa số chấp nhận. Cụ thể là phong cảnh đó, góc nhìn đó phong phú về mảng, về 
hình, có nhịp điệu, làm vui mắt nhưng không bị rối, không bị chung chung, đều 
đều về mảng khối và đường nét. 
Ngồi xuống, đứng lên hoặc thay đổi vị trí nhìn để tìm ra một cảnh, một bố 
cục đẹp nhất, gây cảm xúc nhất. 
2. PHƯƠNG PHÁP CẮT CẢNH: 
Giống như trong bộ phận ngắm hình của máy ảnh có khung hình chữ nhật 
(có đường dọc ngang hình chữ thập ở giữa), đó chính là "cắt" được cảnh. 
Phương tiện cắt cảnh của chúng ta là một miếng bìa cứng cỡ chiếc bì thư trổ 
hình chữ nhật ở giữa cỡ 8cm x 5cm. Có thể căng thêm chỉ đen giữa, dọc, ngang 
và lấy giấy dán lên đầu dây để giữ cho dây không xê dịch. Đưa tấm bìa lên ngang 
tầm mắt và nhìn qua lỗ thủng đó để cắt cảnh. 
Nhờ có đường dây chỉ hình chữ thập nên tránh được một số trường hợp đặc 
biệt theo nguyên tắc bố cục sau: 
H51. Cắt cảnh bằng miếng bìa. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 32
+ Không được chia đôi theo chiều ngang cũng như chiều dọc. 
+ Không đặt hình trọng tâm (chủ điểm) vào đúng đường dọc giữa của 
đường dây chữ thập. 
+ Bốn góc của bức tranh là các điểm "chết", nên không bố trí con đường từ 
đây ra hoặc một gốc cây hay một hòn đá... 
+ Không cắt dọc thân cây ở vị trí mép tranh, hoặc một cây trụ điện hay 
mép tường nhà... 
Ngoài ra, để đơn giản có thể dùng hai bàn tay để cắt cảnh. 
3. PHƯƠNG PHÁP VẼ CÂY, NHÀ, NƯỚC: 
3.1. Vẽ cây: 
Người xưa nói 4 cái khó nhất khi vẽ thiên nhiên là: nhất mộc (cây), nhì nhân 
(người), tam vân (mây), tứ điểu (chim). Vì vậy: 
+ Cần nguyên cứu, quan sát kỹ các dáng cây, các tán lá và những đặc điểm 
riêng của từng loại cây để vẽ sao cho đơn giản mà vẫn nhận ra được đó là 
loại cây gì. 
Ví dụ: 
 - Cây nhãn vòm lá có hình tròn. 
 - Cây thông vòm lá có hình chóp. 
 - Cây bàng vòm lá có hình tán. 
H52. Cấu tạo các cành cây, các vòm lá. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 33
+ Khi vẽ cây không nên tỉa kỹ từng lá mà quy vào mảng và khối lớn, trừ 
trường hợp cần đặc tả một số lá ở gần. Cầu lưu ý các khoảng trống trên vòm 
lá, nếu không sẽ dễ bị bí, rối như đống rơm... 
 H53. Vẽ tán cây có: xa-gần, sáng-tối. H54. Vẽ cây có những khoảng trống trong vòm lá. 
+ Trong quá trình vẽ nên lược giảm bớt những gì mà chúng ta cảm thấy thừa 
mà đưa vào tranh không đẹp. Đồng thời cũng có thể nâng độ cao, thấp hay xê 
dịch cây chút ít. 
+ Mỗi loại cây khác nhau thì chiều hướng bút pháp vẽ cũng nên thay đổi để 
tạo sự phong phú và vui mắt. 
H55. Bút pháp khác nhau khi diên họa các loại cây khác nhau. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 34
3.2. Vẽ nhà: 
+ Chọn góc nhìn đẹp. 
+ Đối với nhà kiểu hiện đại, chú ý đến việc tả chất của bê tông, gạch, ngói, 
tôn, đá... 
+ Đối với nhà cổ xưa, bằng tre lá thì cũng chú ý đến việc tả chất đó. 
+ Tìm những mảng tối, sáng, bóng đổ để chỉnh lý đậm - nhạt hợp lý. Lưu ý 
đến phép phối cảnh. 
a 
 b 
H56. (a). Dick Breary; (b). Michael: Diễn tả phối cảnh,ánh sáng, bóng đổ, chất liệubằng hai bút 
pháp khác nhau. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 35
3.3. Phương pháp vẽ sóng, nước: 
Nghiên cứu và nhận xét từng trạng thái của sóng, nước trước khi vẽ, bởi vì 
chính nó thể hiện thời tiết, vạn vật xung quanh. 
Bóng ở dưới nước thì không bao giờ đậm hay sáng bằng hình vật trên bờ 
chiếu xuống. Do đó mà hình các bóng dưới nước vẽ mờ và không vẽ đường viền 
chu vi. 
Mặt nước tĩnh thì bóng dưới nước tương đối rõ ràng, nhưng khi có gió, sóng 
gợn lăn tăn thì bóng đổ sẽ bị đứt đoạn, méo mó và sẽ lấp lánh mặt trời nếu có 
nắng. 
Đường nét vẽ cũng rất quan trọng trong khi tả chất sóng, nước. Dùng nét thẳng 
từ trên xuống dễ tạo cảm giác sâu. Dùng nét ngang dễ tạo cảm giác trải rộng 
mênh mông và dùng nét cong, xoắn dễ gợi ra sóng. 
 H57. Kant, Đám cháy: Nét cong gợi nên lửa khói cuồn cuộn cháy, tương phản với nét ngang gợi sự 
yên tĩnh, mênh mông của mặt hồ. 
 H58. Nét cong gợi sóng nhấp nhô. 
 H59. Savatri, trích “chuyện kể 10 ngày”: 
 Nét cong gợi khối. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 36
4. BÀI VẼ PHONG CẢNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH KIẾN TRÚC. 
H640 Nguyễn Nhật Huy, 01KT- ĐHBK ĐN, Cổng Chùa, 2001. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 37
H61. Lê Trương Di Hạ, 05KT- ĐHBK ĐN, Một góc khu A, 2005. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 38
H62. Trần Hạ Lễ, 05KT- ĐHBK ĐN, Ký họa một góc vườn, 2005. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 39
H63. Trần Đăng Khoa, 02KT- ĐHBK ĐN, Chùa, 2002. 
H64. Ký họa của SV ĐH Phương Đông, Chùa Mía, Đường Lâm, Hà Tây, 2006. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 40
H65. Bài vẽ SV, Cổng một ngôi nhà cổ ở làng Mông Phụ, Đường Lâm, Hà Tây. 2006. 
H66. Bài vẽ SV, Ký họa một góc làng Mông Phụ, Hà Tây. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 41
5. MỘT SỐ TRANH PHONG CẢNH THAM KHẢO VÀ CÁCH DIỄN 
ĐẠT KHÁC. 
H67. Diễn họa phối cảnh kiến trúc. 
H68. Kerry, bút sắt. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 42
H69. Những con nai, vẽ bằng nét chấm. 
H70. Chân dung Lep Tolstoy, ký họa nét. H71. Senraifanin,Chân dung C. Browson, vẽ chấm,1974. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 43
H72. Rod Henmi, bút sắt và nước. 
H73. Robert Hanna, bút sắt đệm màu nước. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 44
6. ỨNG DỤNG BÚT SẮT TRONG DIỄN HỌA KIẾN TRÚC. 
H74. Cấu tạo các tán cây và lá. 
H75. Phối cảnh nội thất, bút sắt đệm bút dạ màu. 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 45
 H76. Chad Moor, vẽ phối cảnh kiến trúc. H77. Rod Henmi, Ký họa kiến trúc. 
H90. Diễn họa người . 
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 
TRẦN VĂN TÂM 46
H91. Russell Stutle, bút sắt và màu nước. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_my_thuat_1_ve_but_sat_tran_van_tam_tai_lieu_th.pdf
Ebook liên quan