Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng

Tóm tắt Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng: ...sử dụng. Trong điều kiện chưa thể mua sắm được cùng một lúc do khó khăn về vốn nhưng cần phải có thiết bị để đáp ứng yêu cầu của công trình, doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp như: Hợp tác liên doanh với doanh nghiệp xây dựng khác nhằm tăng năng lực thiết bị thi công. Với mộ... vị sản xuất nhằm khuyến khích sự năng động sáng tạo của người lao động, có chế độ thưởng phạt rõ ràng, xây dựng một hệ thống thang bảng lương phù hợp với hệ thống phân công lao động của doanh nghiệp. Mặt khác, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật xuống các đơn vị sản xuất để th...công trình trúng thầu đỡ bị giảm một cách không cần thiết. 2.2. Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích giá cạnh tranh Trong quá trình tham gia đấu thầu, giá bỏ thầu là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả năng thắng thầu. Khi tham gia đấu thầu giá bỏ thầu quá “cao” hoặc quá...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 33 
T¹p chÝ KTKT Má - §Þa chÊt, sè 38/4-2012, tr.33-37 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 
TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 
PHAN THỊ THÁI, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 
Tóm tắt: Bài báo đưa ra một số biện pháp chủ yếu để tăng cường thực lực của doanh 
nghiệp, tăng chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu nhằm nâng cao khả năng cạnh 
tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam gắn với điều kiện 
kinh tế hiện nay. 
Đặt vấn đề 
Đấu thầu trong xây dựng để tìm kiếm công 
trình, việc làm nhằm duy trì và phát triển doanh 
nghiệp, nâng cao vị thế kinh doanh là việc làm 
diễn ra thường xuyên của các doanh nghiệp xây 
dựng trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện 
nay. Muốn thành công trong đấu thầu thì các 
doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao khả năng 
cạnh tranh của mình bằng nhiều cách, trong đó 
cần quan tâm đến một số biện pháp chủ yếu 
sau: 
1. Các biện pháp nhằm tăng cường thực lực 
của doanh nghiệp 
1.1. Tăng năng lực thiết bị và công nghệ thi 
công 
Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì tỷ lệ 
tài sản cố định trong tổng tài sản thường cao 
nên nhu cầu về đầu tư tăng năng lực thiết bị thi 
công trong các doanh nghiệp là hết sức cần 
thiết. Mặt khác, lĩnh vực xây lắp yêu cầu ngày 
càng cao về kỹ thuật, mỹ thuật và tính phức tạp 
của các công trình đòi hỏi phải có thiết bị thi 
công phù hợp thì dự án mới thực thi được. Tuy 
nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì việc 
đầu tư thiết bị và công nghệ thi công cần phải 
tính đến nhiều yếu tố và doanh nghiệp cần phải 
giải quyết các vấn đề sau: 
a, Cân đối giữa phương án đầu tư thiết bị với 
thuê mua nhằm tăng năng lực thiết bị 
Rủi ro lớn nhất làm ảnh hưởng đến trình độ 
tận dụng năng lực thiết bị của các công ty xây lắp 
là thiếu việc làm và sự thay đổi công nghệ thi công 
do tiến bộ vượt bậc của khoa học. Xét theo tổng 
thể không phải bất cứ lúc nào doanh nghiệp 
cũng có đầy đủ thiết bị phục vụ nhu cầu thi 
công các công trình, nhất là đối với các thiết bị 
thi công đặc chủng. Để cân đối vốn và tránh 
những vấn đề trên, doanh nghiệp cần phân tích 
lựa chọn một trong ba hình thức là: Tín dụng 
thuê mua; thuê thiết bị trực tiếp của các doanh 
nghiệp khác; mua thiết bị. Trong đó: 
* Đối với tín dụng thuê mua: Có hai hình 
thức giao dịch chủ yếu là: 
-Thuê vận hành: Hình thức này có thời hạn 
thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của 
thiết bị, điều kiện chấm dứt hợp đồng linh hoạt, 
chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn song 
người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành 
các thiết bị như chi phí bảo trì, bảo hiểm, 
thuế cùng rủi ro về sự giảm giá trị của máy 
móc, thiết bị. 
- Thuê tài chính: Hình thức này thường xảy 
ra khi thời hạn thuê mua chiếm phần lớn tuổi 
thọ hữu ích của thiết bị và hiện giá thuần của 
toàn bộ khoản tiền thuê phải bù đắp những chi 
phí mua thiết bị tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. 
Thực chất của hình thức này là một khoản tiền 
vay đầu tư trung hạn hoặc dài hạn trong điều 
kiện thiếu khả năng bảo lãnh để vay vốn. 
* Đối với thuê thiết bị trực tiếp của doanh 
nghiệp khác: Được áp dụng trong trường hợp 
ngắn hạn, đột xuất có tính thời điểm. Hình thức 
này phụ thuộc vào công suất thiết bị dư thừa 
của doanh nghiệp bạn cũng như các nguồn lực 
khác về tài chính, kinh tế, kỹ thuật. 
Căn cứ vào khả năng tài chính của mình, 
các yêu cầu của chủ đầu tư thực sự đòi hỏi về 
tiến độ thi công và nhu cầu thị trường mà doanh 
 34 
nghiệp có thể sử dụng phương pháp sau đây để 
lựa chọn quyết định mua hay thuê thiết bị. 
Gọi NPV1; NPV2 Lần lượt là giá trị hiện tại 
thuần của dòng tiền mua thiết bị và thuê thiết bị. 

 

1n
1t
t
t
1
)t1(
CF
NPV ; 
 

2n
1t
k
k
2
)t1(
CF
NPV 
trong đó: CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t của 
phương án mua thiết bị. CFk: Dòng tiền ròng 
năm thứ k của phương án thuê thiết bị; n1: 
Vòng đời của dự án mua thiết bị. n2: Vòng 
đời của dự án thuê thiết bị; i: Lãi suất chiết 
khấu. 
Dựa vào bảng dưới đây để đưa ra các quyết 
định phù hợp mua hoặc thuê thiết bị. 
Bảng 1. Phương án quyết định thuê, 
mua thiết bị 
Giá trị NPV1 
Các điều kiện đi 
kèm 
Quyết 
định 
NPV1 > 0 
Mua thiết bị 
mang lợi 
nhuận cho 
Công ty 
Nếu NPV2 > NPV1 
Thuê thiết 
bị 
Nếu NPV2 < NPV1 
Mua thiết 
bị 
NPV1 < 0 
Mua thiết bị 
không mang 
lợi nhuận cho 
công ty 
Nếu NPV2 > 0 
Thuê thiết 
bị 
Nếu NPV2 < 0 
Không 
thuê, 
không 
mua 
b, Đầu tư các thiết bị chuyên dụng hiện đại 
Thiết bị và công nghệ hiện đại là cơ sở của 
chất lượng công trình, tạo ra phong cách xây 
dựng cho doanh nghiệp, giúp doanh nhghiệp 
thực hiện những biện pháp thi công tiên tiến, rút 
ngắn tiến độ thi công và giảm giá thành công 
trình, hơn thế nữa còn tạo ra sự tin cậy từ phía 
chủ đầu tư và các khách hàng tiềm năng. Tuy 
nhiên, đầu tư mua sắm mới các thiết bị công nghệ 
hiện đại rất tốn kém nên các thiết bị mua sắm 
mới phải là các thiết bị có tính chất quan trọng, 
quyết định phần lớn giá trị công trình phù hợp 
với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Mặt 
khác, doanh nghiệp phải cân nhắc để xây dựng 
riêng cho mình bộ tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự 
thầu mua sắm thiết bị vì trong điều kiện cạnh 
tranh gay gắt thị trường thiết bị, thì chất lượng 
của tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ này là thước đo 
để lựa chọn chính xác thiết bị thi công, đảm bảo 
tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử 
dụng. 
Trong điều kiện chưa thể mua sắm được 
cùng một lúc do khó khăn về vốn nhưng cần 
phải có thiết bị để đáp ứng yêu cầu của công 
trình, doanh nghiệp có thể thực hiện các giải 
pháp như: Hợp tác liên doanh với doanh nghiệp 
xây dựng khác nhằm tăng năng lực thiết bị thi 
công. Với một số thiết bị có thể cải tiến được, 
doanh nghiệp cần mua các linh kiện về lắp ráp, 
thay thế nhằm kéo dài thời gian hoạt động, tăng 
công suất. 
1.2. Tăng năng lực tài chính 
Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp có 
thể thực hiện các biện pháp sau: 
* Huy động vốn của cán bộ công nhân viên 
trong doanh nghiệp: Do đặc điểm của sản xuất 
kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cũng như 
đặc tính của sản phẩm nên hầu hết các doanh 
nghiệp xây dựng đều cần một lượng vốn lớn. 
Với tình trạng chung như hiện nay, các công trình 
sau khi hoàn thành đều không được thanh toán 
dứt điểm, thường xuyên chậm trễ, bị giữ tỷ lệ bảo 
hành công trình, khiến cho doanh nghiệp gặp 
nhiều thiệt hại, nhất là thiệt hại về lãi vay ngân 
hàng mà chủ yếu là mức lãi vay vốn lưu động. Về 
phía người lao động, qua điều tra cho thấy 
lượng vốn cất trữ trong dân tương đối lớn. Nếu 
họ có nhu cầu gửi vào ngân hàng thì thường gửi 
theo kỳ hạn dưới một năm và mức lãi được 
hưởng thấp hơn mức lãi suất mà doanh nghiệp 
vay vốn lưu động ở các ngân hàng. Vì vậy, để 
huy động được nguồn vốn này, doanh nghiệp có 
thể lợi dụng sự linh hoạt về lãi suất nhằm thu 
hút người lao động gửi tiền vào doanh nghiệp 
mình. Cụ thể mức lãi suất trả cho người gửi vào 
doanh nghiệp là mức lãi được tính trong khoảng 
giữa lãi vay vốn lưu động của doanh nghiệp và 
lãi tiền gửi ngân hàng của người dân. Điều này sẽ 
mang lại lợi ích cho cả hai phía. 
* Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp 
khác nhằm tăng năng lực tài chính trong các 
đơn dự thầu với gói thầu quy mô lớn. 
* Nghiêm cấm các đơn vị bên ngoài gửi 
hợp đồng vào doanh nghiệp để thu tỷ lệ phần 
 35 
trăm, cấp vốn và bảo lãnh mọi mặt cho hợp 
đồng đó. Ngoài ra còn có hiện tượng, giữa các 
doanh nghiệp xây dựng bán công trình cho nhau 
để ăn chênh lệch theo thoả thuận riêng 
1.3. Thực hiện các biện pháp nâng cao trình 
độ và chất lượng công tác của cán bộ quản lý, 
công nhân kỹ thuật, nhất là đội ngũ cán bộ 
xây dựng hồ sơ dự thầu 
Trong các giải pháp đưa ra luôn có mặt con 
người, thậm chí còn luôn ở vị trí trung tâm của 
giải pháp. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ 
lao động là một trong những biện pháp quan 
trọng nhằm tăng năng lực dự thầu của doanh 
nghiệp xây dựng. Cụ thể: 
* Đối với Phòng Quản lý dự án: Trong quá 
trình tham gia dự thầu xây lắp, họ có trách 
nhiệm thu thập, đánh giá thông tin, lập hồ sơ dự 
thầu, kiểm tra các công trình khi trúng thầu. Để 
có thể làm tốt các công việc này thì yêu cầu cán 
bộ nhân viên của phòng phải có trình độ cao, có 
kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực xây 
dựng. Vì vậy, hàng năm doanh nghiệp phải tổ 
chức thi sát hạch để kiểm tra chất lượng nhân 
sự, có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ kế cận thay 
thế và với mỗi dự án trúng thầu, doanh nghiệp 
nên trích một tỷ lệ phần trăm để khen thưởng, 
nhằm động viên kích thích tinh thần năng động, 
sáng tạo làm việc của từng cá nhân. 
* Đối với các phòng chức năng khác: Cần 
gắn trách nhiệm của mỗi người với từng công 
trình, từng dự án thông qua kế hoạch khoán chỉ 
tiêu, khen thưởng và thăng tiến nếu hoàn thành 
xuất xắc nhiệm vụ, ngược lại để tạo ra sự phối 
hợp đồng bộ trên cơ sở tuân theo quy định của 
pháp luật, quy chế của doanh nghiệp. 
* Đối với các đơn vị sản xuất: Thực hiện 
chế độ khoán sản phẩm, đầu việc cho các đơn vị 
sản xuất nhằm khuyến khích sự năng động sáng 
tạo của người lao động, có chế độ thưởng phạt 
rõ ràng, xây dựng một hệ thống thang bảng 
lương phù hợp với hệ thống phân công lao động 
của doanh nghiệp. Mặt khác, tăng cường đội 
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật xuống các đơn vị 
sản xuất để tham gia kiểm soát và tìm ra biện 
pháp để đẩy tiến độ thi công. 
2. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 
hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu 
2.1. Xây dựng các phương án lựa chọn mức 
giá dự thầu hợp lý 
Trong đấu thầu, giá dự thầu có tác dụng 
quyết định bởi nó thường chiếm 45% - 55% 
tổng số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ 
dự thầu. Việc lập giá dự toán công trình đều 
phải tuân thủ theo quy định tại các văn bản 
hướng dẫn của cơ quan quản lý, nhưng giá đó 
chưa phải là giá đấu thầu. Thực tế, sau khi tính 
được đơn giá của các hạng mục công việc, giá 
dự thầu của nhà thầu chính thức hoàn thành và 
được niêm phong nộp cho chủ đầu tư. Nhưng 
trong quá trình chờ đến ngày mở thầu, các nhà 
thầu có thể thay đổi mức giá. Trong nhiều dự 
án, quyết định giảm giá qua thư giảm giá là 
nhân tố chính để nhà thầu thắng thầu. 
Việc đi đến quyết định giá dự thầu có thể 
dựa trên 4 mục tiêu đấu thầu là: I: Giành lợi 
nhuận mức cao; II: Giành lợi nhuận mức vừa; 
III: Tạo công ăn việc làm, có ít lợi nhuận; IV: 
Có việc làm, thâm nhập vào thị trường mới 
nhằm tạo điều kiện cho những dự án sau (có thể 
lỗ). Tương ứng với từng mục tiêu là mức giá bỏ 
thầu và phần trăm lợi nhuận được dự kiến quan 
hệ với nhau theo phương trình sau: 
Gọi A: Mức giá trần không bao gồm VAT; 
B: Chi phí không bao gồm VAT. 
X: Tỷ lệ % giá bỏ thầu so với giá trần; 
Y: Tỷ lệ % lợi nhuận đạt được. 
Vậy: giá bỏ thầu là A * X và phương trình 
quan hệ X, Y như sau: 
100*
)Y100(*A
B
X

 
100*
)X*A
B)X*A(
Y

 
Thống kê các dự án đấu thầu của một số 
doanh nghiệp xây dựng trong thời gian qua, ta có 
bảng số liệu quan hệ X, Y và các nhận xét sau:
Bảng 2. Các phương án lựa chọn mức giá vào thầu 
Mục tiêu Mục tiêu I Mục tiêu II Mục tiêu III Mục tiêu IV 
X % 85 ÷ 95 70 ÷ 80 55 ÷ 60 < 50 
Y % 8 ÷ 10 5,5 ÷ 7,5 1,5 ÷ 3,5 ≤ 0 
 36 
- Với mục tiêu I: Mức lợi nhuận đạt cao 
nhất, chỉ xảy ra đối với các công trình được chỉ 
định thầu, sự cạnh tranh hầu như không đáng kể. 
Vấn đề hiệu quả phụ thuộc vào sự điều hành 
quản lý dự án và biện pháp tổ chức thi công của 
doanh nghiệp. 
- Với mục tiêu II: Lợi nhuận vừa phải, 
nhưng mức độ cạnh tranh cao nhất. 
- Với mục tiêu III: Lợi nhuận thấp, mức độ 
cạnh tranh diễn ra không gay gắt. Do vậy trước 
khi đi đến quyết định giá bỏ thầu, doanh nghiệp 
cần phải thu thập, phân tích, phán đoán nhanh 
các kênh thông tin từ các phía đối thủ cạnh tranh, 
đặc biệt là thông tin nơi mở thầu để có cơ sở lựa 
chọn tỷ lệ giảm giá hợp lý nhất. 
- Với mục tiêu IV: Doanh nghiệp đã bỏ 
phần lợi nhuận, thậm chí bỏ cả chi phí quản lý 
doanh nghiệp. Khi áp dụng chiến lược này, 
doanh nghiệp cần phải cân nhắc hết sức thận 
trọng và chỉ nên áp dụng trong các trường hợp: 
Các công trình xây dựng từ thiện; Xây dựng 
cho loại khách hàng đặc biệt quan trọng và có 
ảnh hưởng tới doanh nghiệp; Áp dụng trong một 
thời gian ngắn có tính chất quyết định khi cần loại 
bỏ đối thủ cạnh tranh trực tiếp; Thâm nhập thị 
trường mới để tạo công ăn việc làm cho đội ngũ 
công nhân quan trọng của mình. 
Việc xác định các mục tiêu cũng như 
phương án định giá vào thầu, cho phép doanh 
nghiệp lựa chọn “thủ pháp” để chủ động trong 
việc định giá bỏ thầu, giảm tối thiểu sự chênh 
lệch về giá so với các đối thủ cạnh tranh, khiến 
cho lợi nhuận của các công trình trúng thầu đỡ 
bị giảm một cách không cần thiết. 
2.2. Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích 
giá cạnh tranh 
Trong quá trình tham gia đấu thầu, giá bỏ 
thầu là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định 
đến khả năng thắng thầu. Khi tham gia đấu thầu 
giá bỏ thầu quá “cao” hoặc quá “thấp” đều dẫn 
đến sự thất bại mà điều đó lại phụ thuộc vào kỹ 
năng trong việc xây dựng giá. Vì vậy, việc xác 
định giá đúng, đủ và hợp lý là điều kiện quyết 
định tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. 
Cấu thành đơn giá dự thầu bao gồm các thành 
phần được mô tả như sau: 
 Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu 
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp xây 
dựng khi tính giá dự thầu thường bị cứng nhắc, 
không xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến đơn 
giá dự thầu. Nếu chỉ tính đúng, đủ thì chưa 
được mà phải hợp lý mang tính cạnh tranh cao. 
Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu 
thị trường ở từng thời điểm thi công để có chiến 
lược đúng; cần mở rộng quan hệ với doanh 
nghiệp khác nhằm tìm kiếm nguồn nguyên vật 
liệu, thiết bị để hạ thấp chi phí Các doanh 
nghiệp nên tập trung giảm chi phí trực tiếp và 
chi phí chung với tỷ lệ giảm tùy thuộc lợi thế 
của mình. 
*Giảm chi phí trực tiếp: Việc này đòi hỏi 
các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng vì sẽ 
dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng công trình và 
tính hiệu quả sau khi hoàn thành. Để giảm chi 
phí này một cách hợp lý thì cần phải căn cứ vào 
sự biến động do ảnh hưởng của các yếu tố bên 
ngoài, phân chi phí trực tiếp thành hai nhóm. 
Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công 
Chi phí chung Chi phí trực tiếp Lợi nhuận dự kiến Thuế VAT 
Trượt giá 
(nếu có) 
Các chi phí trong 
đơn giá dự thầu 
Yếu tố rủi ro 
(nếu có) 
Đơn giá dự thầu 
 37 
Nhóm 1: Chi phí thường xuyên biến động - 
Chi phí vật liệu, chiếm từ 55-65% giá trị công 
trình. Những năm gần đây giá cả của vật liệu 
(sắt, thép, xi măng, cát, đá ) chịu ảnh hưởng 
bởi các yếu tố như tình hình kinh tế chính trị 
của thế giới, các điều kiện thời tiết, khí hậu nên 
thường xuyên biến động, gây ra sự chênh lệch 
so với dự toán được lập ban đầu. Đặc điểm trên 
sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp lập giá cạnh 
tranh về vật liệu theo các hướng: Hình thành 
các xí nghiệp tự sản xuất và cung ứng vật liệu 
xây dựng (đá, gạch, cát), xí nghiệp cung ứng sắt 
thép, xi măng; Lập phương án vận chuyển chi 
tiết nhằm bảo đảm khai thác tối đa các phương 
tiện vận chuyển không để gián đoạn sản xuất 
nhằm rút ngắn thời gian thi công; Quan hệ tốt 
với các nhà cung cấp, thu nhận, đánh giá thông 
tin về biến động giá cả của vật liệu để quyết 
định khối lượng và thời điểm mua thích hợp 
nhằm hạn chế sự rủi ro trượt giá. 
Nhóm 2: Chi phí ít biến động - Chi phí máy 
và nhân công. Chúng ít chịu ảnh hưởng bởi các 
yếu tố bên ngoài và trong giai đoạn thiết kế kỹ 
thuật về tổ chức thi công, được tính toán rất cụ 
thể theo đúng quy trình công nghệ với từng loại 
dự án. Vì vậy, sự chênh lệch so với dự toán lập 
ban đầu là rất thấp nên chủ đầu tư thường yêu 
cầu các nhà thầu thuyết trình tỉ mỉ về việc giảm 
chi phí này. Để giảm chi phí này doanh nghiệp 
chỉ có thể: Tăng năng suất lao động, phát huy 
tính sáng tạo của từng cá nhân, tập thể trong 
quá trình thi công; Sử dụng lao động thuê ngoài 
ở địa phương đối với những việc mà họ có thể 
đảm nhận được. Sử dụng đan xen thợ bậc thấp 
để làm giảm chi phí tiền lương, tạo cơ hội cho 
thợ bậc thấp nâng cao tay nghề và giảm chi phí 
đào tạo; Nâng cao trình độ cơ giới hoá trong thi 
công, nâng cao hiệu suất sử dụng máy; Tìm 
biện pháp tổ chức thi công hợp lý, đặc biệt là 
các biểu đồ về sử dụng nhân lực. Sử dụng thiết 
bị thi công đảm bảo tính chủ động theo từng dự 
án và tính linh hoạt cho nhiều dự án cùng thi 
công. 
* Giảm chi phí chung: Theo thông tư 
04/2010/TT-BXD thì chi phí chung tính bằng tỷ 
lệ phần trăm so với chi phí nhân công (hoặc 
máy) tuỳ từng công trình. Việc áp đặt định mức 
chi phí chung bằng con số cụ thể là không phù 
hợp với thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp phải căn 
cứ vào cơ cấu tổ chức của mình, có thể giảm chi 
phí chung ở cấp công ty khi thực hiện cùng một 
lúc nhiều công trình mà chỉ tính chi phí quản lý 
công trình nhằm đảm bảo sự cạnh tranh về giá. 
Ngoài ra điều này còn góp phần giảm thuế VAT 
đầu vào cho doanh nghiệp. 
Tóm lại, căn cứ vào điều kiện thực tế của 
doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể vận dụng 
linh hoạt một số biện pháp trên nhằm góp phần 
nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu 
theo Luật đấu thầu hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lê Thị Thanh Huyền, 2010. Nghiên cứu 
giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong 
đấu thầu xây dựng - Áp dụng cho Công ty cổ 
phần đầu tư xây dựng Thành Thắng, luận văn 
cao học, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 
[2]. Phan Thị Thái, 2008. Giáo trình Quản trị dự 
án đầu tư, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. 
[3]. Bộ xây dựng, 2010. Thông tư hướng dẫn và 
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 
(Thông tư số 04/TT-BXD ngày 26/05/2010).
SUMMARY 
Researching some essential solutions to improve competitive ability for contracting 
in building business 
Phan Thi Thai, University of Mining and Geology 
This article emphasizes some essential solutions to enhance professional ability of 
enterprises, quality of constructional document and construction technique to improve competitive 
ability for contracting in building business in the Vietnamese economy. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_chu_yeu_de_nang_cao_kha_nang_canh_tranh_tro.pdf