Giáo trình Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất - Mã số MĐ 01: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
Tóm tắt Giáo trình Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất - Mã số MĐ 01: Nuôi cá chim vây vàng trong ao: ...an nuôi Thời điểm thu hoạch đối các tỉnh phía Bắc vì có rét đậm nên tập trung thu vào tháng 11 và kết thúc vào 30/12 dương lịch hàng năm (thu trước thời điểm rét đậm). Thu hoạch cá chim vây vàng biển có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch tát cạn vét bùn khử trùng ao nuô...uốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 0,5- 1,0m. Thông thường đối với thu mẫu Hình 1.4.2. Lấy mẫu đất ngoài thực địa 45 đất phục vụ chọn nơi xây dựng ao nuôi thủy sản thì dùng dụng cụ thô sơ lấy mẫu như cuốc, xẻng Cho mẫu đất từng địa điểm vào từng dụng cụ thu mẫu khác...chung các bờ nên thiết kế có bề mặt >3m. - Với những trại nuôi có diện tích lớn, nhiều ao nuôi, bờ ao gồm 3 loại với bề rộng khác nhau. 83 Bảng 5: Bề rộng mặt bờ ao Loại bờ ao Là đường giao thông chính (m) Không phải là đường giao thông chính (m) Bờ liên ao 5-6 3-4 Bờ a...
ường nghiêng về phía cống thoát để quá trình thoát nước qua cống được hiệu quả hơn. Việc san đáy được tiến hành giám sát liên tục để đáy ao đảm bảo theo yêu cần thiết kế. Hình 6.5. Đáy ao sau khi san xong 7. Kiểm tra đánh giá chất lượng ao nuôi 7.1. Kiểm tra diện tích, độ sâu ao - Ao sau khi xây dựng xong được phơi ao trong một thời gian nhất định đảm bảo đáy khô, bờ chắc chắn. - Trước khi đưa vào nuôi cá cần kiểm tra lại tổng thể ao: + Đo lại diện tích ao để từ đó tính toán số lượng cá thả được hợp lý với diện tích xây dựng ao + Đo kiểm tra lại độ sâu của ao để có kế hoạch cấp nước vào ao theo tiêu chuẩn nuôi cá chim vây vàng. 7.2. Kiểm tra chất lượng bờ, cống, đáy ao - Sau khi xây dựng ao, bờ cần kiểm tra lại kích thước bờ và đặc biệt là độ chắc chắn, khả năng rò rỉ để có kế hoạch xử lý kịp thời. - Kiểm tra lại cống để cấp nước vào ao. - Kiểm tra lại pH đáy ao để có kế hoạch xử lý pH khi chưa đạt yêu cầu. 102 B. Câu hỏi và bài tập kiểm tra Câu hỏi 1: Dụng cụ chuẩn bị kiểm tra bao gồm những dụng cụ nào Câu hỏi 2: Đánh giá kết quả giám sát so với sơ đồ ao nuôi C. Ghi nhớ - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ giám sát - Giám sát trong suốt toàn bộ thời gian thi công 103 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1. Vị trí Mô đun Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất là Mô đun mở đầu trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng; - Trình bày được phương pháp lập kế hoạch sản xuất cho một vụ nuôi, yêu cầu của hệ thống nuôi, phương pháp giám sát thi công hệ thống nuôi. 2. Kỹ năng - Nhận biết được hình thái cá chim vây vàng; - Lập được kế hoạch vụ nuôi; - Chọn được vị trí, lên được sơ đồ hệ thống nuôi; - Giám sát thi công hệ thống nuôi. 3. Thái độ - Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra (*) MĐ 01- 01 Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng Tích hợp Lớp học 10 2 8 104 MĐ 01- 02 Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng Tích hợp Lớp học 6 2 4 MĐ 01- 03 Lập kế hoạch sản xuất Tích hợp Lớp học 10 2 8 MĐ 01- 04 Chọn vị trí xây dựng hệ thống ao nuôi Tích hợp Lớp học , Ao cá 10 2 6 2 MĐ 01- 05 Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi Tích hợp Lớp học 24 6 16 2 MĐ 01- 06 Giám sát thi công hệ thống nuôi Tích hợp Lớp học, Ao cá 24 6 18 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 88 20 60 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1. Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng Thực hành: Phân loại được các loại thức ăn của cá chim vây vàng từ dạ dày cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Cá chim vây vàng giống: 0,5 kg + Cá chim vây vàng thương phẩm: 03 kg + Bộ giải phẫu cá: 03 bộ + Khay giải phẫu: 03 chiếc + Bát thủy tinh: 06 chiếc + Găng tay y tế: 5 – 7 cái/nhóm + Kính hiển vi: 1 chiếc + Kính lúp: 1 chiếc 105 + Vở, bút: 1 bộ/1 nhóm 5 – 7 người - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 8 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Phân loại được các loại thức ăn trong dạ dày cá chim vây vàng giai đoạn cá giống và thương phẩm Bài 2. Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng Câu hỏi: Phân tích thông tin thu thập như thế nào - Nguồn lực: + Tạp chí thủy sản + Tài liệu tập huấn + Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn + Sổ tay nuôi cá chim vây vàng + Trung tâm sản xuất giống Trường Cao đẳng Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I + Internet + Vở, bút: 01 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Phân lọc được thông tin về thị trường giống, thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm của cá chim vây vàng. Bài 3. Lập kế hoạch sản xuất Câu hỏi 1: Lập kế hoạch cho một vụ nuôi - Nguồn lực: + Ao nuôi diện tích 2000m2: 01 ao + Cá giống kích thước 8 – 10 cm + Mật độ nuôi: 2 – 3 con/m2 + Mùa vụ nuôi : Tháng 4 – tháng 10 hàng năm + Nhân công: 01 người + Máy tính tay + Vở, bút: 1 bộ/nhóm 106 - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Lập được kế hoạch sử dụng thức ăn cho cả vụ nuôi Câu hỏi 2: Xác định mùa vụ thả giống - Nguồn lực: + Thời gian có giống ở miền Bắc và miền Nam + Kích thước giống thả + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mùa vụ thả giống Thực hành 1: Xác định chi phí sản xuất - Nguồn lực: + Máy tính tay: 05 cái + Sổ sách ghi chép chi phí phục vụ sản xuất + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được chi phí sản xuất Thực hành 2: Cách xác định lợi nhuận - Nguồn lực: + Máy tính tay: 05 cái + Chi phí sản xuất + Số lượng cá thương phẩm + Giá thành sản phẩm + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được lợi nhuận cuối cùng Bài 4. Chọn vị trí xây dựng hệ thống ao nuôi 107 Câu hỏi 1: Xác định điều kiện ao nuôi cá chim vây vàng - Nguồn lực: + Ao nuôi diện tích 2000m2: 01 ao + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được điều kiện ao nuôi trước khi thả giống Câu hỏi 2: Phương pháp bảo quản các dụng cụ đo yếu tố môi trường - Nguồn lực: + Dụng cụ đo yếu tố môi trường: nhiệt kế, khúc xạ kế + Nước ngọt: 05 lít + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Phương pháp bảo quản dụng cụ đo yếu tố môi trường đúng kỹ thuật Bài tập 1: Xác định pH bằng bộ thử nhanh - Nguồn lực: + Ao nuôi diện tích 2000m2: 01 ao + Cốc thủy tinh: 05 cái + Bộ test pH: 05 bộ + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được pH nước trong ao nuôi cá chim vây vàng. Bài tập 2: Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế - Nguồn lực: + Ao nuôi diện tích 2000m2: 01 ao + Cốc thủy tinh: 05 cái + Nhiệt kế: 05 cái 108 + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được nhiệt độ nước trong ao nuôi cá chim vây vàng. Bài tập 3: Xác định độ mặn bằng khúc xạ kế - Nguồn lực: + Ao nuôi diện tích 2000m2: 01 ao + Cốc thủy tinh: 01 cái + Khúc xạ kế: 01 cái + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được độ mặn nước trong ao nuôi cá chim vây vàng. Bài 5. Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi Câu hỏi l: Trình bày phương pháp lên sơ đồ ao - Nguồn lực: + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Trình bày được phương pháp lên sơ đồ ao nuôi. Câu hỏi 2: Ao nuôi gồm các bộ phận gì - Nguồn lực: + Sơ đồ ao nuôi: 01 bản + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được các bộ phận cấu thành ao nuôi. Thực hành 1: Vẽ sơ đồ cống ao - Nguồn lực: 109 + Bản vẽ kỹ thuật: 01 bản + Giấy A0: 05 tờ + Bút chì: 05 cái + Thước kẻ (cm): 05 cái + Compa: 05 cái + Eke: 05 cái + Máy tính tay: 05 cái + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 8 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Vẽ được sơ đồ cống ao nuôi cá chim vây vàng Thực hành 2: Vẽ sơ đồ bờ ao - Nguồn lực: + Bản vẽ kỹ thuật: 01 bản + Giấy A0: 05 tờ + Bút chì: 05 cái + Thước kẻ (cm): 05 cái + Compa: 05 cái + Eke: 05 cái + Máy tính tay: 05 cái + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Vẽ được sơ đồ bờ ao nuôi cá chim vây vàng. Bài 6. Giám sát thi công hệ thống nuôi Câu hỏi 1: Dụng cụ chuẩn bị kiểm tra bao gồm những dụng cụ nào - Nguồn lực: + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. 110 Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ kiểm tra ao nuôi cá chim vây vàng. Câu hỏi 2: Đánh giá kết quả giám sát so với sơ đồ ao nuôi - Nguồn lực: + Bản vẽ kỹ thuật: 01 bản + Thước dây 5m: 01 cái + Thước gỗ 2m: 01 cái + Vở, bút: 1 bộ/nhóm - Cách thực hiện: Chia lớp thành 5 – 7 nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 14 giờ. Tiêu chuẩn sản phẩm: Đánh giá được chất lượng ao nuôi cá chim vây vàng. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1 Phân loại được các loại thức ăn của cá chim vây vàng từ dạ dày cá chim vây vàng - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng. - Đếm được đủ số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư đạt chất lượng Tiêu chí 2: Mổ cá lấy dạ dày - Kiểm tra kỹ thuật mổ Tiêu chí 3: Phân loại được các loại thức ăn trong dạ dày - Phân loại các loại thức ăn - Đánh giá thức ăn nào là chủ yếu 4.2. Đánh giá bài thực hành 1.2.1 Xác định chi phí sản xuất - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành . 111 - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng. - Đếm được đủ số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư đạt chất lượng Tiêu chí 2: Liệt kê các chi phí - Chi phí con giống - Chi phí nhân công - Chi phí nguyên vật liệu sản xuất - Chi phí thức ăn - Chi phí khác 4.3. Đánh giá bài thực hành 1.2.2 Cách xác định lợi nhuận - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng. - Đếm được đủ số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư đạt chất lượng 112 Tiêu chí 2: Liệt kê các chi phí - Chi phí con giống - Chi phí nhân công - Chi phí nguyên vật liệu sản xuất - Chi phí thức ăn - Chi phí khác Tiêu chí 3: Tổng thu - Xác định năng suất thu hoạch - Giá thành thời điểm thu hoạch Tiêu chi 4: Mức lợi nhuận Tổng thu – Tổng chi 4.4. Đánh giá bài thực hành 1.4.1: Xác định pH bằng bộ thử nhanh - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng - Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư Tiêu chí 2: Thu được mẫu nước - Kiểm tra lấy mẫu nước đúng vị trí. - Kiểm tra lấy mẫu nước vào lọ thử đúng kỹ thuật. Tiêu chí 3: Thực hiện được thao tác đo pH bằng bộ thử - Kiểm tra trình tự thao tác đo - Kiểm tra kết quả đo pH giữa các vị trí lấy mẫu 4.5. Đánh giá bài thực hành 1.4.1: Xác định nhiệt độ nước bằng khúc xạ kế - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 113 - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng - Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư Tiêu chí 2: Thu được mẫu nước - Kiểm tra lấy mẫu nước đúng vị trí. - Kiểm tra lấy mẫu nước vào lọ thử đúng kỹ thuật. Tiêu chí 3: Thực hiện được thao tác đo nhiệt độ nước bằng que đo - Kiểm tra trình tự thao tác đo - Kiểm tra kết quả đo nhiệt độ nước giữa các vị trí lấy mẫu 4.6. Đánh giá bài thực hành 1.4.1: Xác định độ mặn nước bằng khúc xạ kế - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng - Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư Tiêu chí 2: Thu được mẫu nước - Kiểm tra lấy mẫu nước đúng vị 114 trí. - Kiểm tra lấy mẫu nước vào lọ thử đúng kỹ thuật. Tiêu chí 3: Thực hiện được thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế - Kiểm tra trình tự thao tác đo - Kiểm tra kết quả đo độ mặn giữa các vị trí lấy mẫu 4.7. Đánh giá bài thực hành 1.5.1: Vẽ sơ đồ cống ao - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng - Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư Tiêu chí 2: Xác định loại cống phù hợp - Kiểm tra vị trí đặt có phù hợp với loại cống Tiêu chí 3: Vẽ cống ao - Kiểm tra kích thước cống so với kích thước ao - Kiểm tra kết cấu cống ao 4.8. Đánh giá bài thực hành 1.5.2: Vẽ sơ đồ bờ ao - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành - Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. - Mời một nhóm thực hiện kỹ năng của bài thực hành. - Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 115 - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ đầy đủ và đạt chất lượng - Đếm số lượng và kiểm tra chất lượng dụng cụ và vật tư Tiêu chí 2: Xác định hình dạng bờ - Hình dạng bờ phù hợp với chất đất Tiêu chí 3: Vẽ bờ ao - Kiểm tra kích thước bờ so với kích thước ao - Kiểm tra hệ số mài bờ VI. Tài liệu tham khảo [1] Thái Thanh Bình và Lê Ngọc Quân, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội năm 2010. [2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012. [3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng, năm 2011 (Phim khuyến nông). [4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, NXB Nông nghiệp, 2007. [5] Lê Xuân Sinh, Giáo trình kinh tế thủy sản, Đại học Cần Thơ, 2005. [6] Bùi Văn Lương, Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam. [7] Nguyễn Thị Thuyết, Giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007. [8] Võ Ngọc Thám, Giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. 116 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 1. Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Thư ký: Nguyễn Hữu Loan, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản 4. Các ủy viên: - Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản - Nguyễn Văn Quyền, Phó trại trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản - Nguyễn Thị Tím, Giảng viên, Trường Trung học thủy sản - Hà Thanh Tùng, Trưởng phòng, Trung tâm Khảo nghiệm khiểm nghiệm kiểm định nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO (Theo Quyết định số 1378 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 1. Chủ tịch: Lê Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng, Trường trung học thủy sản 2. Thư ký: Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Các ủy viên: - Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường trung học thủy sản - Chu Chí Thiết, Phân viện trưởng, Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ -Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I - Vương Văn Oanh, Chi cục phó, Chi cục nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh.
File đính kèm:
- giao_trinh_xay_dung_he_thong_nuoi_va_lap_ke_hoach_san_xuat_m.pdf