Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 4: Các bệnh về mật - Nguyễn Khắc Bảo
Tóm tắt Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 4: Các bệnh về mật - Nguyễn Khắc Bảo: ...g tương tự. Để chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào triệu chứng điển hình kinh điển đó là: đau, sốt và vàng da. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi tú...g “Hoàng kim linh thang” (Tứ Xuyên trung y 1986) tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch, trị sỏi mật, gồm Đại hoàng 5 – 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 – 20g, Uất kim 20 – 60g, Kim tiền thảo 20 – 40g, Kim ngân hoa 15 – 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy ...ng trừ được tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còntất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trịbệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, Nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết q...
o: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng. 15 Nếu có sốt, rét nhiều gia Liên kiều, Hồng đẳng, Tử hoa địa đinh, Hổ trượng căn. 4. Thể nhiệt độc nội thịnh: * Chứng trạng: Bụng sườn quặn đau chướng đầy không cho sờ, sốt cao rét run, hoàng đản, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, ra nhiều mồ hôi, nặng hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác ( gặp viêm đường mật hóa mủ, shock mật). * Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hóa ứ chỉ thống. * Bài thuốc: Nhân trần cao thang (Thương hàn luận) hợp Ngũ vị tiêu độc ẩm (Y tông kim giám) gia giảm: - Nhân trần 15g - Sơn chi 09g - Đại hoàng 06g - Kim ngân 09g - Liên kiều 12g - Bồ công anh 30g - Tử hoa địa đinh 30g - Đan bì 09g - Xích thược 09g * Ý nghĩa bài thuốc: Nhân trần: Thanh lợi thấp nhiệt. Hoàng đản, Sơn chi: Thông lợi tam tiêu, dẫn thấp nhiệt đi xuống. Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh: Thanh nhiệt giải đôc. Đan bì, Xích thược: Thanh nhiệt lương huyết. Đại hoàng: Tả nhiệt trục ứ thông đại tiện Nếu hôn mê nói sảng có thể dùng: An cung ngưu hoàng hoàn (Ôn bệnh điều biện) TRỊ SỎI MẬT 1. Sách “bệnh học và điều trị nội khoa” có trình bày về cách chửa bệnh này nay xin được trang trọng giới thiệu lại : 16 Sỏi mật có 2 thể : Thể khí trệ Thể thấp ứ Cách điều trị : 17 2. Phương thức trị liệu tùy thuộc vào thể bệnh mà có phương thuốc sao cho tương thích nhằm đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là những phương cụ thể để có thể chọn lựa. * Trị sỏi mật viêm túi mật thể khí uất dùng phương “Bài thạch thang ngũ hiệu” gồm Kim tiền thảo 30g, Chỉ xác 9g, Hoàng cầm 9g, Mộc hương 9g, Xuyên luyện tử 9g, Đại hoàng 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Sau khi sử dụng phương này có thể gây đau dữ dội hơn do sỏi ra. Phương này có thể sử dụng cho những người sau mổ lấy sỏi còn sót, cũng có tác dụng tống sỏi ra tiếp nên thường đau là do dấu hiệu bài sỏi của phương. * Trị sỏi to: Phép trị là “Nhuyễn kiên bài sỏi” kết hợp với phương “Tiêu dao tán”, cụ thể như sau: - Phép nhuyễn kiên bài sỏi: gồm Mang tiêu 12g – 16g, Phàn thạch (Lục phàn) 2 – 4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, chiêu với nước cháo Đại mạch. - Kết hợp Tiêu dao tán gồm Mang tiêu 10g, Hải kim sa 10g, Kim tiền thảo 30g, Hoạt thạch 12g, Trạch tả 10g, Sa tiền 15g, Ý dĩ 20g, Xuyên luyện 10g, Uất kim 10g, Hồ trượng 10g, Sài hồ 10g, Bạch thược 15g. 18 Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. * Đối với sỏi nhỏ (hơn 1li) và sỏi ở ống dẫn mật chính (choledoque): Dùng phép trị là Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống: Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 12g, Uất kim 12g, Chỉ xác 12g, Mộc hương 12g, sinh địa hoàng 12g, Trạch tả 40g. Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, thuốc sắc ngày uống 2 – 3 lần. Kết hợp châm cứu các huyệt Ủy trung, Thừa sơn, Thái xung, Tam âm giao, Huyền chung. * Trị sỏi mật: Dùng “Hoàng kim linh thang” (Tứ Xuyên trung y 1986) tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch, trị sỏi mật, gồm Đại hoàng 5 – 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 – 20g, Uất kim 20 – 60g, Kim tiền thảo 20 – 40g, Kim ngân hoa 15 – 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 – 60g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày. * Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn: Dùng “Lợi đởm bài thạch thang” (Tứ Xuyên Trung y 1986) gồm Sài hồ 15g, Hoàng cầm 10g, Liên kiều 10g, Hổ trương căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phần 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần vào lúc đói. * Trị viêm mãn: Triệu chứng đầy bụng, có cảm giác khó chịu ở bụng trên, đau kéo dài, hoặc đau lan lên bả vai, cảm giác nóng ruột, ợ hơi, mỏi mệt nhất là khi sau ăn cơm no hoặc ăn những thứ xào rán, mỡ nhiều. Phương gồm Bột uất kim 3g, Một dược 3g, Nhân trần 30g, Kim tiền thảo 30g, Trạch tả 40g. Kim tiền thảo cùng sắc nước uống với bột Uất kim và Một dược. Lưu ý cần xoa hai bên sườn vào sáng và tối. Kiêng rượu và các chế phẩm có rượu, gia vị cay nóng đậm đặc, mỡ động vật Ngoài các phương thuốc Đông y trị liệu kể trên có thể kết hợp ăn nấm hoặc uống nước hãm nấm Linh chi thường xuyên hoặc uống từng đợt bột nghệ cũng có công hiệu hỗ trợ tích cực trị chứng sỏi mật. 3. Bạch hoa xà là môt cây thuốc hay chữa được nhiều loại bệnh ung thư. Nay xin giới thiệu một tác dụng thành phần của cây thuốc này như sau : Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật 19 4. “Y học cổ truyền” xin trân trong giới thiệu bài viết của TS Lê Lương Đống Trong cách điều trị sỏi mật và viêm đường mật như sau Các bài thuốc y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp viêm túi mật và sỏi mật thông thường (khí trệ) hoặc có vàng da, sốt (thấp nhiệt). Đông y cũng có tác dụng ngăn ngừa tái phát sau khi phẫu thuật lấy sỏi. Sỏi mật, viêm đường dẫn mật là bệnh mạn tính, hay tái phát với các triệu chứng chủ yếu là: đau vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Trên lâm sàng, bệnh được chia làm 4 thể: - Thể khí trệ hay khí uất tương ứng với chứng viêm túi mật và sỏi mật đơn thuần. - Thể thấp nhiệt tương ứng với chứng viêm và sỏi mật có sốt cao, vàng da nhiều. - Thể thực hỏa tương ứng với chứng viêm túi mật hóa mủ, nhiễm trùng, nhiễm độc. - Thể chính hư tà hãm tương ứng với chứng nhiễm độc do viêm phúc mạc tràn mật. Phương pháp điều trị viêm đường mật và sỏi mật bằng Đông y khá phong phú; nhưng chúng hầu như và chỉ thích hợp với thể khí trệ và thấp nhiệt. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật điều trị sỏi đường mật, có thể dùng thuốc Đông y để phòng bệnh tái phát. Thể khí trệ Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức âm ỉ hay đau nhiều, có lúc không đau, miệng đắng, họng khô, không muốn ăn uống, không sốt cao, có hoặc không có vàng da, mạch nhanh trên 90 lần/phút. Bài thuốc: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 40 g, uất kim, chỉ xác mỗi thứ 8 g, sài hồ, xa tiền tử mỗi thứ 16 g, khổ luyện tử 6 g, chi tử 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc đun thay nước uống hằng ngày lâu dài. Nếu đại tiện phân lỏng, có thể giảm hoặc bỏ hẳn vị đại hoàng. Thể thấp nhiệt Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lợm giọng, buồn nôn, sốt sợ lạnh hay lúc sốt lúc rét, niêm mạc mắt vàng, da vàng, nước tiểu đỏ hay vàng, táo bón, lưỡi bẩn, rêu lưỡi vàng dày. 20 Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi tử mỗi thứ 12 g; sài hồ 16 g, cam thảo, đại hoàng mỗi thứ 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong giai đoạn bệnh cấp, có sốt 5 đến 10 thang. Giai đoạn ổn định có thể quay lại dùng bài trên. Cách gia giảm như sau: Nếu cảm giác bụng đầy, thêm mộc hương, hương phụ; uất kim mỗi thứ 8 g; sốt và vàng da nhiều, thêm hoàng liên, hoàng bá mỗi thứ 12 g; bồ công anh 40 g; nếu đau nhiều thêm diên hồ sách 12 g và mộc hương 4 g; nếu nôn mửa, lợm giọng, thêm trần bì, bán hạ mỗi thứ 8 g; táo bón thêm mang tiêu 20 g. Lưu ý: Không dùng phương pháp y học cổ truyền đơn thuần trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Người bệnh cần được thầy thuốc theo dõi để kịp thời can thiệp bằng y học hiện đại như: phẫu thuật, chống nhiễm trùng, nhiễm độc... TS Lê Lương Đống 5. “Y học cổ truyền” xin trân trong giới thiệu bài thuốc “Đại sài hồ sang” trên trang www.thuocnamviet.com trong cách điều trị sỏi mật như sau Đại sài hồ thang- Thuốc chữa sỏi mật Đại sài hồ thang Sài hồ 32 Hoàng cầm 12 Bạch thược 12 Đại hoàng 8 Bán hạ 20 Sinh khương 20 Táo 12q Chỉ thực 10 Cách dùng: Sắc nước uống. Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết. Ứng dụng lâm sàng: Chữa hợp bệnh dương minh và thiếu dương , hàn nhiệt vãng lai, ngực khó chịu buồn nôn, dưới tâm bĩ rắn hạ lợi không dễ chịu, mạch huyền vô lực. Thường dùng chữa viêm mật, sỏi mật viêm tuỵ cấp , viêm dạ dầy mãn thuộc thực nhiệt chứng. Trường hợp táo bón có sẵn nhiệt thịnh phiền táo, mồm khát, lưỡi khô mặt đỏ, mạch đỏ , mạch “ mạch hồng” “ thực” gia thêm Mang tiêu, để tả nhiệt thông tiện. Trường hợp đau bụng trên đau đầy gia Qua lâu bì để thanh nhiệt hành khí. Trường hợp Sốt cao nói sảng gia hoàng liên, Sơn chi để thanh tả tâm vị nhiệt. Trường hợp hoàng đản (da vàng) gia nhân trần cao, Hoàng bá để thanh trừ thấp nhiệt. Trường hợp nôn mửa gia tả kim hoàn, trúc nhự để thanh nhiệt chỉ ẩu . Bài thuốc không được dùng nếu không có hội chứng lý thực nhiệt tích trệ. Giải thích bài thuốc: Bài này là bài tiểu sài hồ thang bỏ sâm, cam thảo gia Chỉ thực, Bạch thược trong bài thuốc vị Sài hồ, đại hoàng có tác dụng hoà giải thiếu dương, thanh nhiệt dương minh đều là chủ dược, Hoàng cầm giúp Sài hồ hoà giải thiếu dương, Chỉ thực cùng đại hoàng thanh tán kết nhiệt dương minh , bán hạ , Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu, hợp với đại hoàng, Chỉ thực tăng thêm tác dụng giáng nghịch khí chỉ ẩu. Bạch thược hợp với đại hoàng Chỉ thực hoà trung trị phúc thống, đại tiện táo điều hoà các vị thuốc. 21 CHƯƠNG 4 : MẬT VẤN ĐỀ 3 : TAN SẠN THẬN SẠN MẬT 1. Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9- 10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còntất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trịbệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, Nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.Ông Lưu V.H. gần 80 tuổi và bà Nguyễn V. Th. ngoài 70 tuổi cùng ở Cali, cả 2 người sau khi chụp X-quang đều được bác sĩ quyết định sẽ giải phẫu vào tuần tới, nhưng sợ chết, nên cả 2 người cùng xin đình hoãn và gọi về Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, cin khấn cho gặp thầy, gặp thuốc khỏi phải mổ. Chắc hẳn vì lòng tin tưởng nơi Đức Mẹ nên đã gặp được bài thuốc tiên như sau: CÁCH LÀM: Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần. Sau khi ăn một trời gian cả 2 người đi chụp hình lại thì thấy sạn đã tiêu mất rồi. Một số người khác cũng gọi điện thoại hỏi về chứng bệnh sạn, sau khi dùng như trên cũng đều thấy khỏi cả. 2. Diệp Hạ Châu Chữa sỏi thận Diệp Hạ Châu có tác dụng Canxi oxalat làm giảm kích thước những viên sỏi hình thành , có thể làm bể những tinh thể Canxi oxalat và giảm đau kéo dài, hổ trợ tốt việc chửa sỏi thận. 22 CHƯƠNG 4 : MẬT VẤN ĐỀ 4 : VIÊM TÚI MẬT-ĐƯỜNG DẪN MẬT, SỎI TÚI MẬT-ĐƯỜNG DẪN MẬT 23 24 CHƯƠNG 4 : MẬT VẤN ĐỀ 5 : TRỊ SỎI MẬT THẦN HIỆU VỚI TRÁI SUNG Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật Rất Công Hiệu (Lương y Phan Văn Sang) Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác ...Đói lòng ăn nửa trái sung. Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng... Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện... Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh. Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L. Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch. Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú. Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh SỎI MẬT Nghe qua khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy. Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm. Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi. Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ. Với bài thuốc đơn giản như sau nhưng đã trị thần hiệu bệnh sỏi mật Trị sỏi mật : Hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi rồi uống 25 Bà già trầu cất tiếng hỏi: - Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ? - Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết ! Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ. Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm : - Wééé...étChết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh. - Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót. Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung. Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà còn nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày ! Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi. - Dậy uống thuốc nè con - Ôi ! Con mệt quá - Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết! Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc. Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay. .. -Má ơi con đói bụng quá ! Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy; - Hã? Con nói gì ? - Con đói bụng quá, có gì ăn không ? 26 Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy. - Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được . - Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi. Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn. Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng sẽ chết luôn( dân quê hay quan miệm vậy mà ! ) Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy rổ nữa về làm cho nó uống Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi. Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà. -Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ? Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”. Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay ( tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất. Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy bảo: -Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi 27 - Sao lại phải châm chỗ này ? - Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi. Bà còn nói –“bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”. Tôi hỏi : -Vậy ai lo cho bà ? - Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc. Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật: - Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ? Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng. Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng màthầy chữa hết không ? - Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa. Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc. Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi : - Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ? - Khỏe ! - Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ? Bà đáp : - À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa. Tôi hỏi : 28 - Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ? Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ? - Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn. Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa. “Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười. Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “ Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ. Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt. . Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm ( miễn phí ) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_4_cac_benh_ve_mat_nguyen_k.pdf