Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 6: Cách bệnh về thận - Nguyễn Khắc Bảo

Tóm tắt Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 6: Cách bệnh về thận - Nguyễn Khắc Bảo: ... thạch, Bạch mao căn đều 15g, Bạc hà, sinh Cam thảo đều 6g. Sắc uống. GG : -Hầu họng sưng đau, thêm : Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử đều 10g. -Tiểu tiện ngắn ít, thêm : Phục linh bì, Trư linh đều 10g. -Đái ra máu, thêm : Đại kế, Tiểu kế đều 6g, Hạn liên thảo, Ngẫu tiết, Cam thảo đều 10g... có phù - Urê, creatinin tăng nhanh, rối loạn nước điện giải, tăng K+ máu - Toan chuyển hóa - Acid uric máu tăng - Các biểu hiện tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa...của hội chứng urê máu cao. Khi tốc độ tăng urê, creatinin máu càng nhanh thì tiên lượng càng nặng. Urê máu tăng phụ thu... 57 CHƯƠNG 6 VẤN ĐỀ 7 : ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP 1. Theo báo cáo của hội nghị thận nhân tạo 2009, Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người bị suy thận, trong đó vài trăm ngàn người bị nặng phải chạy thận nhân tạo. Quả là con số khủng khiếp. Sách của Hải Thượng có rất nhiều bài thuốc quý giá, c...

pdf87 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 6: Cách bệnh về thận - Nguyễn Khắc Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị thuốc trên đều được sao khô, trộn đều với nhau và sắc lấy nước uống hằng ngày. 
“Mỗi lần nấu dùng khoảng 150 gam lá thuốc tức một thang thuốc. Lần đầu sắc 3 chén nước 
thành một chén, lần hai sắc 3 chén lấy hơn nửa chén. Uống đều đặn nước thuốc sau mỗi bữa ăn. 
Mỗi ngày uống một thang, kiên trì uống ít nhất sau hai tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt”, lương y 
Hoạt khẳng định. 
Điều trị bằng bài thuốc nam gia truyền trên, người bệnh cần kiêng cữ tuyệt đối thức ăn có mỡ, 
thực phẩm chiên xào, thức ăn có vị cay, nồng như hạt tiêu, ớt. Ông Hoạt có lời khuyên, để mang 
lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên cố gắng ăn nhạt. “Ít nhất phải ăn nhạt trong vòng nửa năm. 
 78 
Khi bệnh tình thuyên giảm rồi vẫn phải giữ thói quen ăn nhạt, tránh tình trạng bệnh tái phát rất 
khó chữa”, ông nói. 
“Bí kíp” được tìm lại 
Được biết bài thuốc nam chữa trị bệnh thận nhiễm mỡ là “báu vật” của gia đình ông Hoạt đã 
được lưu truyền qua nhiều đời. “Năm 12 tuổi tôi bắt đầu theo học nghề thuốc từ các thầy lang 
khác nhau. Thời gian này nghe chú bác kể lại rằng ông tổ có bài thuốc chữa thận nổi tiếng nên 
quyết định tìm lại bằng được. Khó khăn nhất là tất cả tài liệu đều được viết bằng Hán văn nên 
phải mất đến vài năm tôi mới nhờ người ta dịch hoàn chỉnh. Phức tạp không kém nữa là công 
đoạn xác định chính xác từng cây thuốc, bởi tên gọi trên giấy tờ và trong thực tế của chúng rất 
khác nhau”, lương y Hoạt kể về hành trình tìm lại “bí kíp” gia truyền. 
Được cho là đặc trị như vậy nhưng thật bất ngờ khi lương y Hoạt cho biết giá bán mỗi thang 
thuốc chỉ 25 ngàn đồng, tức giá chỉ bằng một cốc cà phê và không đủ để mua một tô phở ở Hà 
Nội hay Sài Thành. Với những trường hợp người bệnh thuộc diện hoàn cảnh khó khăn, thầy 
Hoạt miễn phí luôn tiền công lẫn thuốc thang. Ông trải lòng bài thuốc được cha ông để lại, nay 
dùng thuốc đó để cứu người là việc phải đạo nên làm. “Hành nghề thuốc điều quan trọng nhất là 
chữ đức. Nếu ai đó vì tham lam, vụ lợi mà chọn nghề thuốc thì không khi nào theo nghề được”, 
ông chia sẻ quan điểm. 
Ông Hoạt còn có một tâm nguyện đến nay chưa làm được như lời chia sẻ: “Tôi dự định thời gian 
tới sau khi đã thảnh thơi hơn, sẽ đi chữa bệnh từ thiện nơi đây nơi đó, vài tháng về thăm nhà một 
lần rồi đi tiếp”. 
Được biết thêm lương y Nguyễn Hữu Hoạt cũng là người đã đứng ra cùng với trụ trì chùa Kim 
Quang (Huế) vận động thành lập Hội từ thiện khám chữa bệnh miễn phí tại ngôi chùa này. Càng 
cảm phục hơn bởi trong khi nhiều thầy lang có thuốc quý lại giấu kín làm của riêng thì thầy 
Hoạt hễ tìm được cây thuốc lạ, bào chế được bài thuốc mới lại chỉ dạy cho tất cả mọi người. 
“Nếu ai cũng chỉ biết nghĩ cho riêng mình thì không chỉ vô tình gây tội ác mà còn làm thất lạc 
nhiều cây thuốc quý. Cây thuốc nam xung quanh ta rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng đều 
biết và sử dụng. Tôi mong muốn tất cả mọi người đều có thể phần nào đó tự chữa bệnh cho 
chính mình bằng cây thuốc nam tự trồng, vừa ít tốn kém nhưng hiệu quả vẫn cao không kém 
Tây y”, ông Hoạt trải lòng khi tiễn khách. 
Hội chứng thận hư hay còn gọi thận nhiễm mỡ là tình trạng 
thận để mất đạm qua nước tiểu khiến cơ thể bị phù. Đây là 
hội chứng thường gặp ở trẻ em và là căn bệnh mãn tính đòi 
hỏi điều trị lâu dài, khoảng 80% bệnh nhân mắc hội chứng 
này sẽ tái phát. Bệnh thường dẫn đến các biến chứng nguy 
hiểm như: Nhiễm khuẩn, rối loạn nước, tắc mạch máu. Đây 
là căn bệnh ít gặp nhưng dễ dẫn đến tử vong. Cho đến nay y 
học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh mặc dù 
có rất nhiều suy luận xung quanh vấn đề này. 
Quảng Thiên 
 79 
CHƯƠNG 6 
VẤN ĐỀ 14 : BÀI THUỐC NAM KỲ LẠ CHỮA BỆNH VỀ 
THẬN 
 Tường 
Thành 
 Bài thuốc dân gian đơn giản gồm 4 loại cây thuốc: cây mực, cây nổ, cây muối và cây 
quýt gai đã giúp chị Đoàn Thị Dung ở xóm 4, thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, 
tỉnh Bình Định cứu được nhiều người “thoát khỏi lưỡi hái tử thần” bởi những căn bệnh về 
thận. 
 Chuyện 13 năm trước 
 Hơn 13 năm về trước, khi bé Trần Thị Thanh Tuyền con của chị 4 tuổi, tự nhiên nó mắc 
chứng bệnh kì lạ. Toàn thân cứ sưng phù nứt chỉ lên ngày một nặng, dẫn đến tình trạng cháu 
nằm một chỗ, không làm sao đi lại được. Vợ chồng chị đau xót ruột gan, hễ ai nói bệnh gì, dùng 
thuốc điều trị nào cũng đều không từ bỏ. Vậy mà bệnh không thuyên giảm chút nào. Vào Bệnh 
viện đa khoa tỉnh Bình Định thì biết cháu bị hưthận do thận ứ nước, bệnh viện trả về, con bé chỉ 
chờ chết. 
 Chị Dung kể: “Bữa nọ bé Tuyền đang trong tình trạng hấp hối, tôi hoảng quá nên mò mẫm 
trong bóng đèn dầu tìm trong cái lẫm đựng lúa những vật dụng cần thiết để chuẩn bị hậu sự cho 
con nhỏ. Ai dè bóc trúng cuốn sách mục bị mối ăn, tên là “Chữa bệnh cho con khi xa thầy 
thuốc”, tôi rũ cuốn sách thì thấy mối, đất đổ ra. Thật ra cuốn sách này là của ông nội mình (Trần 
Đình Liệu) để lại, khi xưa ông là thầy thuốc bắc kiêm thuốc nam có tiếng ở Mỹ Hòa – Phù Mỹ 
mà! Tiếc là cuốn sách bị rách hơn một nửa. Tôi lật ra thấy trong sách có bài thuốc chữa bệnh 
thận, trong đó có thận ứ nước, thận sỏi Sách bày lấy cây nổ, cây mực, cây quýt gai, cây muối 
đem bằm, sao chung lại với nhau cho bệnh nhân uống sẽ giảm bệnh. Mừng quá, vậy là con mình 
có cơ hội sống rồi! Tôi hỏi mẹ ruột, mẹ nói biết mấy cây thuốc này có mọc ở rừng núi gần chùa 
Hang – xã Mỹ Hòa. Mừng quýnh quáng, hai mẹ con quyết dịnh cầm đèn pin lên rừng hái thuốc 
cứu gấp con gái tôi trong đêm, hi vọng nó sẽ sống, còn không thì cũng hết tình ý rồi. Đi về 3 
tiếng đồng hồ, hái được một ít về uống, chứ tối quá không mò hái được nhiều. 
 Lá thuốc mang về tôi rửa sạch rồi bẻ cả cành và lá mỗi cây mỗi thứ một ít, đem sao, sấy khô 
tất cả. Sau đó cho vào ấm đất, sắc 6 chén nước còn một chén cho cháu uống từng giọt. Trong 
một đêm tới sáng mới hết chén thuốc. 8 giờ sáng hôm sau, nó đi tiểu tiện, đại tiện được (cầu 
lỏng), khóc ra tiếng được. Nó đi đại tiện, tiểu tiện tại chỗ ra 4 – 5 hột sạn nho nhỏ như trong cái 
 80 
đầu con cá. Lúc đó mình đâu có biết sỏi thận, đâu có văn minh như bây giờ. Lúc đó người nó bắt 
đầu xẹp xuống lần, khóc nhiều hơn, biết đói, đòi búSau đó mình cho nó ăn cháo gạo rang”. 
 Chị Dung nhớ lại, lúc uống xong lần đầu, một ngày sau thấy cháu cựa mình được, nhắm mở 
mắt bình thường, mừng quá, tôi cho cháu uống liên tục trong vòng nửa tháng. Về sau, ngày nào 
cũng nấu thuốc thành nước cho cháu uống trong vòng 3 tháng, cháu khỏe hẳn cho tới bây giờ. 
Khoảng 6 tháng sau khi cháu đỡ bệnh, tôi có đưa cháu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để 
khám lại cho chắc ăn. Bác sĩ khám lại và cho biết cháu Tuyền đã khỏi bệnh. “Mình mừng quá, 
vậy là con gái mình khỏi bệnh nhờ bài thuốc nam ấy rồi. Do con mình bệnh nặng nên cả làng cứ 
tới thăm thường xuyên, nên khi nó hết bệnh, thông tin mới lan truyền thật nhanh. Từ đó, mình 
làm phước cứu người nhờ bài thuốc này luôn”, chị Dung nói. 
 Và bây giờ 
 Bé Tuyền giờ đã thành cô thiếu nữ 17 tuổi, trông rất khỏe mạnh và luôn quấn quýt bên mẹ 
để phụ làm thuốc cứu người. Giờ đây, những người mắc bệnh thận không riêng gì ở trong tỉnh 
Bình Định mà các tỉnh khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Gia Lai, Đăk Lăk, Cần Thơ, Tây 
Ninh cũng tìm đến chị Dung để kê toa, bốc thuốc chữa bệnh cho người thân. Chị Dung nói: 
“Bài thuốc nam này cũng lạ lắm! Với những căn bệnh về thận mà bệnh viện trả về, nhất là 
ungthưthận, nó chữa rất nhanh, trong vòng 4 tháng thì bệnh nhân hết bệnh luôn, không trở đi trở 
lại gì cả. Còn thận khô, thận nhiễm mỡ thì chữa lâu hơn một chút, trong vòng 5 – 6 tháng là hết 
bệnh”. 
 Hôm chúng tôi ghé nhà, cũng đúng lúc chị Trần Thị Hạnh (33 tuổi) ở thôn Đông Mai, xã 
Liên Hồng, huyện Đan Phượng – Hà Nội cũng đang ở đó. Chị Hạnh không giấu niềm vui thoát 
khỏi “lưỡi hái tử thần” của mình. Chị kể: “Mình làm nghề mộc. Năm 2009, tay chân mình cứ 
sưng phù hẳn lên. Ra Bệnh viện Bạch Mai khám, họ bảo mình mắc hội chứng thận hư, viêm cầu 
thận. Điều trị ở đó một năm rưỡi mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Tình cờ đọc báo, thấy bài 
thuốc nam của chị Dung, thế là liên lạc lấy thuốc chữa bệnh. Mình theo thuốc của chị, giờ khỏe 
mạnh nên vào Bình Định thăm, cảm ơn người đã cứu mạng mình”. 
 Chúng tôi liên lạc với ông Lê Văn Hai, ở số nhà T21 tổ 7 ấp Tân Phước, xã Phước Tĩnh, 
huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng là một bệnh nhân từng bị hư thân. Ồng Hai cho biết: 
“Tôi bị hư thận từ 3 năm nay, bác sĩ đã cho chạy thận. Tôi từng nghĩ, chết thì chết chứ không 
chạy thận nổi nữa vì sức yếu. Có lần xem báo thấy thông tin chị Dung sở hữu bài thuốc nam 
chữa bệnh thận rất hay, tôi tìm đến và mua thuốc về sắc uống liên tục trong 4 tháng, thấy bệnh 
đã đỡ tôi gọi điện chị ấy gởi thuốc thêm. Giờ bệnh hết hẳn, tôi không đi biển thì ở nhà phơi mực 
khỏe re à!”. 
 Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư kí Hội Dược liệu TP.HCM khẳng định: “4 loại cây 
thuốc nam gồm: cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực kết hợp lại chữa bệnh thận rất hiệu 
quả. Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành không cao. Tuy nhiên 
không nên dùng quá liều, muốn đạt hiệu quả chữa bệnh cao thì người bệnh cần được lương y tư 
vấn”. 
 (Đoàn Thị Dung – Xóm 4 - thôn Hội Khánh – xã Mỹ Hòa – huyện Phù Mỹ - Bình Định 
(Điện thoại 0976467461 – 056 – 3776447)) 
 81 
CHƯƠNG 6 
VẤN ĐỀ 15 : BÀI THUỐC NAM CHỮA BỆNH SUY 
THẬN,THẬN HƯ NHIỄM MỠ 
Bài thuốc nam nầy đã cứu mạng được nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài 
thuốc bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định "giải mã" với tâm niệm cứu 
người là trên hết. 
Nếu người bệnh đã đến giai đoạn chạy thận nhân tạo theo tôi cũng nên dùng bài thuốc 
nầy, Uống thuốc có thể làm cho quả thận của người bệnh hoạt động trở lại . 
Hãy cứu lấy những quả thận của mình. 
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm : 
1- Rễ cây Chuối tiêu ( miền trung gọi là cây chuối hờn, chuối già hương) 
2- Rễ cây Dừa (Tên khoa học Cocus nicifera L- họ Cau dừa Palmae ) 
3- Rễ cây Cau (tên khoa học Areca catechu L. họ Cau dừa Palmae ) 
4- Rễ cây Lá Gai (Tên khoa học Boehmeria nivea L. họ Gai Urticaceae ) 
5- Rễ cây Dứa (tên khoa học Ananas sativa L. họ Dứa Bromelliaceae ) 
6- Rễ cây Dâu tằm (Tên khoa học Morus alba L. họ Dâu tằm Moraceae ) 
7- Vỏ rễ cây Sung (Tên khoa học Ficus glomerata Roxb.var.chittagonga họ Dâu tằm Moraceae 
) 
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái (Tên khoa học Ficus hispida L. f., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae ) 
9- Cây Tầm gửi cây dâu (Tên khoa học Ramulus loranthi họ Tầm gửi Loranthaceae ) (nếu 
không tìm được tầm gửi cây dâu-Tang ký sinh-thì có thể dùng tầm gửi trên cây bưởi hoặc trên 
cây mít ) 
10-Cây Bìm bìm khu chén 
11-Cây Nàng nàng (tên khoa học Callicarpa cana L. họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae ) 
12-Cây Sả (tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Graminaceae ) 
13-Cây Thạch xương bồ (tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Ráy Araceae ) 
14-Cây Rau răm (tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Rau răm Polygonaceae ) 
15-Cây Mã đề (tên khoa học Plantago asiatia L. họ Mã đề Plantaginaceae ) 
16- Râu bắp (ngô) (tên khoa học Stigmata maydis- Cây Ngô Zea may L. họ Lúa Gramineae) 
(Trong trường hợp không đúng vụ bắp-có thể thiếu vị nầy 
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì 
lấy phần phía tây. 
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . Mỗi thứ 15-20 
gram tươi (tùy loại) (nếu là khô thì dùng ít, hoặc cây già thì dùng ít, cây hơi non thì dùng nhiều hơn,...Điều 
nầy phụ thuộc vào kinh nghiệm của người hái thuốc!) làm thành một thang sắc uống hàng ngày. Sau ba 
ngày sẽ thấy hiệu quả ! Việc chữa trị bệnh còn tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ, bệnh nặng phải 
kiên trì uống vài chục thang mới hết bệnh hoàn toàn. 
Cần kiêng ăn thịt mỡ, giảm dùng lượng muối (NaCl) . Có thể dùng Đông Tây y kết hợp . 
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại dùng bài thuốc nầy cũng hiệu nghiệm lắm. 
 82 
CÁC LOẠI THẢO DƯỢC ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG BÀI THUỐC ĐỀU LÀ CÁC 
CÂY CÓ THỂ TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP DÙNG LÀM THỨC ĂN, THỨC UỐNG CHO 
CON NGƯỜI NÊN AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG! 
Tôi hy vọng rằng không có ai dùng bài thuốc nầy để kinh doanh hay chế biến thành sản phẩm để 
kinh doanh. 
Vui lòng thông tin kết quả sử dụng, hay cần hỏi thêm chi tiết hãy gọi cho tôi qua số điện thoại 
0905237247, hoặc gửi e-mail : traquangdoan@gmail.com, traquangdoan@hotmail.com 
Cập nhật ( 26/4/2012): Trong các bài thuốc nam,người sử dụng cần chú ý câu nói của tiền nhân : 
NAM BẤT THIỂU TRẦN BÌ, NỮ BẤT LY HƯƠNG PHỤ. Các bài thuốc nam nếu dùng cho 
đàn ông con trai thì nên thêm vỏ quít ( Trần bì ) nếu là đàn bà con gái thì thêm vị Hương Phụ 
(Cỏ cú ) 
Với bài thuốc chữa bệnh thận hư nầy,cần thêm Vỏ quít hoặc là vỏ quả bưởi cũng được, chú ý 
những quả quít hay bưởi lấy vỏ phải xem xét coi chừng người ta dùng chất bảo quản là 
không được dùng, ngoài ra có thể thêm vỏ cây vải thiều ( tên khoa học Litchi sinensis Radlk họ 
Bồ hòn Sapindaceae ) 
 83 
CHƯƠNG 6 
VẤN ĐỀ 16 : PHƯƠNG PHÁP LẤY SẠN THẬN 
MÀ KHÔNG CẦN MỔ 
Thứ sáu - 21/06/2013 08:24 
Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng 
nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy 
ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly. 
Thân gửi các bạn, 
Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có gía trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ 
điển ở VN thường dùng cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn thường áp dụng cho những bệnh nhân như 
sau : 
- Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng 
nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy 
ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly. 
Trái thơm (dứa) 
Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non. 
 84 
Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, 
rồi đi tiểu. 
Để ý nước tiểu đục như nước vo gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai. Triệu chứng của 
sạn thận là có cơn đau thắt từ bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang bụng, mệt mỏi, 
nói không ra hơi, đi lại mạnh thì đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau lưng, có lúc 
nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không đi cầuSau khi uống nước dứa phèn chua một ngày, 
những triệu chứng kể trên biến mất, không còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người 
hết bệnh 
Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người bạn ở 
VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón tay 
cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn bên thận kia 1-
2 tháng sau chờ anh hồi phục sức khỏe mới mổ tiếp. 
Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu 
chứng trên lại tái phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão thành chỉ cho bài thuốc 
dân gian này, anh không tin mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý định làm nước dứa 
phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm vào đó xem kết qủa ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm 
cục sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm 
qua. Anh hỏi tôi : 
- Dung dịch này uống vào có sao không ? 
Tôi trả lời : Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dung những cục phèn chua để khuấy lọc 
nước sơng dùng làm nước ăn uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có thấy hại gì đâu. 
Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ hai. Kết qủa là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng 
đau và mệt mỏi kể trên. Cho nên đến ngày hẹn mổ với bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa 
phèn chua, và kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận không thấy còn cục sạn, bác sĩ 
xin chai nước dứa phèn chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử nghiệm. Mấy 
hôm sau, bác sĩ cho hay, qủa thật các cục sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông côngnhận 
dung dịch này có kết qủa làm tan vỡ sạn thận. 
 85 
Sang đến Canada, bà nhạc của tôi cũng có những triệu chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, 
bác sĩ thấy có sạn to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi lại được, uống thuốc 
giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc đến 
ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng. 
Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần trái dứa VN, cho nên tôi làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào 
buổi tối, sang hôm sau uống 1 ly, khi đi tiểu, để ý thấy nước tiểu đục nhiều, sau đó cụ đi lại 
không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa 
nữa, cụ uống tiếp, khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn đục. Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ 
bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị với bác sĩ 
cho khám lại trước khi mổ vì nói rằng mình đã khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho 
về, hẹn sẽ thông báo kết qủa sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần không thấy bác sĩ cho biết kết qủa, 
nên đã phone hỏi bác sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ. 
Con trai tôi đi làm, có những bạn Canadien bị sạn thận, muốn giới thiệu họ dùng nước dứa phèn 
chua nhưng sợ có chuyện gì xảy ra mình mang họa, nên chỉ cho họ ra tiệm thuốc bắc mua loại 
thuốc thuốc bào chế sẵn của đông y cổ truyền có tên là Thạch Lâm Thông ( thạch là đá, lâm là đi 
tiểu, thông là cho thoát ra ngoài), một hộp 40 viên, thành phần chính của thuốc là 100% Kim 
tiền thảo (cỏ đồng tiền). Tối uống 5 viên, sáng uống 5 viên, nước tiểu buổi sang bị vẩn đục. 
Uống 2 ngày nếu nước tiểu còn vẩn đục mới cần uống hết 1 lọ. Nhiều người uống cũng có kết 
qủa. 
Những người bị sạn mật uống 4 ngày hết một lọ, uống 1-2 lọ, đi khám lại cũng thấy mất sạn 
không cần phải cắt túi mật. Người bình thường như chúng ta, cứ mỗi năm uống một lần, làm 
sạch sạn trong thận, bàng quang, sạn mật, và nhất là chữa được bệnh viêm tuyến tiền liệt 
(prostate) cũng có kết qủa. 
Kèm theo đây là email rất qúy về tiêu trừ Sạn do chị Phung từ Germany gửi tới. Chị Phung 
nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm (Manager) cho công ty Dược Pham Hochst Germany, nên tin tức 
về Y Khoa của chị rất đáng tin tưởng. 
 86 
CHƯƠNG 6 
VẤN ĐỀ 17 : THUỐC BỔ CHO NGƯỜI THẬN HƯ 
Cốt Thống Dược tửu - Bài thuốc ngâm rượu hay 
Bài thuốc bổ cho người thận hư 
Thành phần 
Thục địa 40g 
Đẳng sâm 40g 
Kỷ tử 40g 
Đỗ trọng 40g 
Hoàng tinh 40g 
Nhục thung dung 40g 
Hoàng kỳ 20g 
Tục đoạn 20g 
Đương quy 20g 
Dâm hương hoắc 20g 
Long nhãn 20g 
Đại táo 30g 
Cách ngâm: Đổ vào 3 lít rượu ngon, sau 7 đêm cho thêm 80g đường phèn hoà tan, đến ngày 
thứ 10 là dùng được, uống mỗi lần một ly nhỏ, ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối). 
Công dụng: Chủ yếu bổ cho tạng thận, chữa những bệnh do thận hư như đau lưng, nhức mỏi 
gân cốt, hay mệt, hay quên, ăn uống kém 
Giải thích: 
Thục địa, Hoàng tinh, Kỷ tử, Long nhãn, Đương quy có tác dụng tư âm dưỡng huyết. ở đây, 
Thục địa, Hoàng tinh, Kỷ tử có tác dụng bổ chân âm của tiên thiên (bổ tinh ích tuỷ). Đương quy, 
Kỷ tử, Long nhãn có tác dụng bổ âm huyết của hậu thiên. Đương quy vừa có tác dụng bổ huyết, 
vừa hoạt huyết, giảm đau nhức. 
 87 
Đỗ trọng, Nhục thung dung, Dâm hương hoắc, Tục đoạn có tác dụng bổ thận, tráng dương, 
mạnh gân cốt, ích tinh huyết, khu phong thấp. 
Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đại táo có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân. Đồng thời làm tăng cường 
tác dụng bổ huyết của âm dược. Ngoài ra, Đại táo có tác dụng điều hoà các vị thuốc. 
Đường phèn làm dịu sức nóng của rượu. 
Gia giảm: 
- Nếu có biểu hiện âm huyết hư nhiều, người gầy đen, nước tiểu vàng, ít, táo bón, lưỡi khô, có 
cảm giác nóng trong người thì tăng lượng Thục địa, Kỷ tử, Hoàng tinh, Đương quy. 
- Nếu dương hư nhiều, sợ lạnh, chân tay lạnh, uể oải, mệt mỏi, nước tiểu trong, nhiều thì tăng 
lượng Đỗ trọng, Dâm hương hoắc, Tục đoạn, gia thêm 30g Phá cố chỉ sao. 
- Đau lưng, nhức mỏi nhiều thì tăng lượng Đương quy, gia thêm Cẩu tích 40g, Cốt toái bổ 40g. 
Caythuocquy.info.vn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_6_cach_benh_ve_than_nguyen.pdf